Giáo sư Viện Trưởng Lê Thanh Minh Châu.

 

Sáng nay bạn Vĩnh Chánh có gọi và yêu cầu tôi viết một bài về Giáo Sư Viện Trưởng v́ cho rằng tôi đă tiếp xúc và làm việc nhiều với Thầy trong những sinh hoạt của sinh viên Viện đại học Huế.

Tôi đă nhận lời, nhưng khi ngồi xuống viết th́ không biết ḿnh sẽ bắt đầu lúc nào v́ cuộc đời sinh viên trong khoảng 1967-1973 có nhiều biến động, từ chuyện học y khoa bất đắc dĩ của ḿnh cho đến khi ở lại làm giảng viên là một thời gian khá dài. Tôi c̣n nhớ năm thi Tú tài 2, đang thi nữa chừng th́ trống đánh liên hồi, tiếng ồn vang khắp các pḥng thi, học sinh băi khóa, kỳ thi bị huỷ bỏ. Đến khi bộ giáo dục tổ chức cho thi lại th́ đă quá trễ cho giấc mơ Phú Thọ hay Kiến Trúc … cuối cùng chỉ có việc ở lại Huế, tôi cố gắng thi vào lớp dự bị Y khoa.

 

Mọi chuyện êm chèo, lướt mái như thế được vài tháng th́ biến cố Mậu Thân. Chiến tranh lan vào thành phố đă để lại nhiều đau thương, khi gia đ́nh tạm ổn định, tôi có nhiệm vụ đến bệnh viện để t́m người anh họ Coco đă đi trực trong dịp Tết.

Tại đây tôi gặp anh Nguyễn văn Chữ, người đàn anh đang làm việc với hai bác sĩ Hoa Kỳ, trong đó khoa ngoại là bác sĩ Thomas Herod. Bệnh viện lúc này trống trơn, rất ít nhân viên và ngay cả y công cũng không có mà bệnh nhân lại nhiều v́ vết thương chiến tranh. Anh Chữ, sau này có anh Bảo Chủ, rủ chúng tôi ở lại giúp việc, vừa học vừa làm. Chánh, Tiến, Ngạc vừa làm y công, y tá, học cách săn sóc vết thương, học cột cắt, phụ mỗ, như vậy chúng tôi đă “thực tập” khoa Ngoại ngay mấy tháng đầu của năm thứ nhất. Trong quăng thời gian này, tôi đă theo anh Chữ và t́m được niềm đam mê về Ngoại khoa và Cơ thể học.

Bác sĩ Chữ năng động, giỏi chuyên môn, nên sau khi tốt nghiệp đă được tuyển dụng làm giảng nghiệm viên về Ngoại khoa và Cơ thể học, đồng thời viện đại học mời làm trưởng khu Sinh viên vụ Viện đại học Huế. Khi tôi học năm thứ 5 th́ BS Chữ đề nghị tôi làm trưởng ban Sinh hoạt ngoại học tŕnh và thầy Lê Xuân Công chọn tôi làm giảng tập viên Cơ thể học (Aid Anatomy).

Trước đó tôi có vài lần gặp giáo sư viện trưởng, như trong lần ông đến đặt bia đá tưởng niệm các cố giáo sư người Đức bỏ ḿnh trong vụ Mậu Thân. Tôi thấy nhân dáng ông đẹp, phẩm chất ân cần, thanh lịch, ông không có nụ cười nở rộng, nhưng vẻ nhân ái, nét đạo đức làm người khác không thấy xa cách. Khi tôi được giới thiệu đề cử vào chức vụ mới. Thầy nở nụ cười hiền hoà và sau khi tôi tŕnh bày về quá tŕnh sinh hoạt của tôi ở bên Hướng đạo và hội Hồng thập tự, Thầy nói ngay rằng, tôi  thích hợp với công việc này, nên khởi sự bắt tay vào việc ngay và viện khỏi lo t́m kiếm ai khác.

Phụ trách sinh hoạt ngoại học tŕnh cứ tưởng là giúp đỡ các ban đại diện của các phân khoa có phương tiện để tổ chức các đêm văn nghệ hay ngày đại học Huế, cung cấp các dụng cụ thể thao để các khoa thi đấu bóng tṛn, bóng chuyền, bóng bàn, bóng rổ hay bơi lội, hay thành lập phái đoàn để tham dự các trại liên viện. Nhưng vấn đề không đơn giản, khi vào việc mới thấy sinh viên Huế vô cùng phức tạp, không thuần nhất và chịu nhiều ảnh hưởng chính trị, v́ vậy khối Sinh viên vụ phải làm việc rất mật thiết với hội đồng Viện, hầu như mọi chuyện quan trọng đều được tham khảo và từ đó, chúng tôi đă học hỏi rất nhiều từ các giáo sư khoa trưởng trong hội đồng, đặc biệt là giáo sư phó Viện trưởng và Viện trưởng. Tôi nhận thấy một điều, tất cả đều khâm phục và quư mến tư cách của Thầy.

 

Tôi c̣n nhớ lần dẫn sinh viên đi trại liên viện Đà Lạt, đại học Huế  đă đoạt giải xuất sắc trong việc triển lăm và văn nghệ, thầy Viện trưởng  rất vui và khen ngợi chúng tôi đă làm sáng danh tên của viện Đại học ḿnh.

Sau này khi tổ chức những lần cứu trợ nạn lụt hay dựng nhà giúp dân chúng trở về sau biến cố hè đỏ lửa, Thầy luôn sốt sắng chuẩn chi phương tiện, vật thực và tài chánh để hoàn tất công việc.

Cuối năm 1973, sau khi đệ tŕnh luận án tốt nghiệp, tôi được văn pḥng Viện gọi lên gặp, tại đây giáo sư khoa trưởng đại học Khoa học kiêm viện phó đề cử tôi lên chức vụ chủ tịch Sinh viên vụ thay thế BS Bùi An B́nh. Tôi thật t́nh không dám nhận v́ không có thời gian, số là, sau khi qua đời do một tai nạn máy bay, chỗ trống để lại của BS. Chữ về bộ môn cơ thể học khá lớn, do đó, không những phụ trách pḥng thực tập giải phẫu xác tại trường y khoa, tôi phải lên lớp môn cơ thể học cho dự bị. Thầy Kiên khoa trưởng đại học Sư phạm yêu cầu tôi phụ trách lớp năm thứ 4 Vạn vật. Thầy Vĩnh nói tôi thay thế BS Chữ bên trường Nữ hộ sinh quốc gia, Thầy Giàu kéo tôi về trường Cán sự y tế, tôi lại c̣n phải coi bệnh, mổ xẻ và trực gác tại bệnh viện, vô cùng bận rộn, nhưng cuối cùng tôi cũng phải nhận thêm công việc này v́ không muốn phụ ḷng tin tưởng của các thầy đặt nhiều nơi tôi.

Công việc chính ở khối sinh viên vụ là lo pḥng ăn cho sinh viên, tổ chức cư xá Nam Giao, ủng hộ cư xá Huỳnh Thúc Kháng, điều hành pḥng khám y tế, giúp đỡ các ban đại diện phân khoa khi họ cần đến. Chỉ thêm chừng đó việc, tôi đă gặp không biết bao nhiêu áp lực từ nhiều phía, rất may tôi đang là một thành viên của khối, bạn bè từ các phân khoa vẫn c̣n đó và nhất là c̣n có những chỉ dẫn tường tận của chính của Thầy viện trưởng, nếu không th́ chắc tôi đă đầu hàng rồi. Khi nào gặp, Thầy cũng ân cần, lắng nghe, ghi các chi tiết, rồi đôi khi thầy gọi điện thoại tham khảo thêm và cuối cùng Thầy gợi ư cho chúng tôi giải quyết vấn đề. Nhờ thế mọi chuyện êm đẹp trong một bối cảnh nhiều biến động của một thành phố Huế tưởng là hiền hoà như mạch nước sông Hương. 

Tôi không thể nào quên và mong học được cá tính “Anglais Saxon” của thầy, tư cách chững chạc, lối ăn nói điềm đạm và xem mọi chuyện như không có ǵ khó khăn đă xảy ra.

 

Sau tháng 4-75 gia đ́nh tôi bị kẹt lại, tôi vẫn tiếp tục làm việc ở trường và bệnh viện. Trong bối cảnh sáng tối của một xă hội đổi thay, tôi chỉ biết cố gắng làm việc và mong một ngày vượt thoát, tôi thật cảm động khi sau này được biết, qua các lá thư, các Thầy đă lo lắng cho những người cộng sự cũ đang ở trong thế cá chậu, chim lồng. 

Khi tôi tới được trại tị nạn, trong những lá thư đầu tiên nhận được là thư của Thầy, Thầy rất mừng khi tôi đến được bến bờ tự do, Thầy cho biết đă viết thư giới thiệu trường hợp của tôi với toà đại sứ Mỹ sở tại để mong sớm được định cư, Thầy cũng đă chuẩn bị giấy tờ với A.M.A để tôi có thể thi lại văn bằng tương đương. Nh́n chữ viết quen thuộc năm nào và những lời khuyên nhủ, ḷng tôi tràn đầy một nỗi yên lành, sẵn sàng chuẩn bị đối phó với những thử thách trong tương lai. Những lá thư của Thầy đă đi cùng tôi, từ trại tị nạn Thái Lan, Phi Luật Tân, khu ghetto nhiều dân da màu Long Beach cho đến khu downtown nhếch nhác San Jose, mỗi khi gặp hoàn cảnh khó khăn, tôi lấy ra đọc để t́m niềm tin cho ngày mai. 

Thời gian như nước chảy qua cầu, định cư, học hành, thi cử. Hằng năm đến dịp Giáng Sinh, tôi nhận được tấm thiệp của thầy thăm hỏi, thầy rất vui và khen các anh chị em y khoa Huế đậu qua các kỳ thi với tỷ lệ cao hơn các trường bạn. Khi Thầy viết cho tôi một lá thư giới thiệu với khuôn dấu đại học Notre Dame Graduate School, tôi hết sức hănh diện và cảm động, Thầy c̣n nói, những ǵ ḿnh làm được trong quá khứ, khả năng đó vẫn tồn tại cho những việc trong tương lai, tôi thấy ḿnh thật xấu hổ, trong những ngày làm việc với Thầy, tôi đă tính bỏ cuộc v́ không chịu nổi áp lực.

 

Cho đến những ḍng chữ này, trong tâm tưởng tôi, một kỷ niệm cũ, một bầu trời trong xanh, nắng Huế sáng lấp lánh, một ngôi nhà kiểu tây màu trắng, đẹp nằm phía trước công viên có  nhiều cây đoác cao thẳng tắp, đó là ngôi nhà của các viện trưởng, tôi tới đây để tŕnh bày một vấn đề khó khăn của sinh viên. Xuất hiện trên bậc thềm cao là một người đàn ông với đôi kính dày, khuôn mặt nghiêm nghị nhưng hiền hoà đón tôi, nhưng không phải vào nhà mà cùng đi bách bộ bên công viên. Trong không khí trong lành, yên tỉnh, thầy tṛ bàn bạc về vấn đề, nhưng chen vào đó là chuyện của những cây đoác, của các công viên đẹp thời Thầy c̣n là một thanh niên đang du học bên Anh quốc, tôi say sưa nghe mà quên mất ḿnh đến đây v́ chuyện ǵ, măi lâu bên chiếc ghế đá, giọng nói không to nhưng ấm áp chỉ cho tôi các phương thức để giải quyết công việc.

 

Cá nhân tôi, chỉ biết được hai vị Viện trưởng, đó là Cha Cao văn Luận và Thầy Lê thanh minh Châu, cả hai, một mực khi c̣n là sinh viên, tôi chỉ biết kính nhi viễn chi, vậy mà đường đời có lắm bất ngờ. Năm 1981, khi đang tạm trú tại Canoga Park, tôi lại gặp Cha ở đây, biết tôi mới qua, Cha hỏi nhiều về chuyện đại học Huế, tôi lại có dịp đưa Cha trên chiếc xe Dodge Colt cà tàng mới mua đấu giá đi nhà thờ Burbank để Cha dự thánh lễ. Mấy năm sau, lúc đang ở Stockton, có một người quen gốc Hà tĩnh cho tôi biết Cha đă qua đời tại Petaluma, cách chừng hơn một tiếng rưỡi lái xe, đám tang Cha trong một ngôi Thánh đường khiêm tốn, chỉ có người trong gia đ́nh và một vài linh mục. Tôi bước lên, tiễn Cha lần cuối, nh́n khuôn mặt khoan hoà, khó mà có thể nhận ra đây là tác giả cuốn Bên Ḍng Lịch Sử, một nhân vật vô cùng quan trọng trong việc đặt những viên gạch đầu tiên cho đại học Huế và cũng là chứng nhân của không biết bao nhiêu chuyện thế sự thăng trầm của đất nước Việt.

 

Tháng 10 đă đến, mùa Thu trở về nơi thung lũng này, những hàng cây chạy dọc ven đường, lá đă thay màu, lá vàng rơi lả tả theo cơn gió heo may. Kiếp nhân sinh hết sanh rồi đến tử, ai ai cũng phải chịu nỗi tuần hoàn của tạo hoá, nhưng khi nghe tin Thầy viện trưởng đă mất, ḷng buồn man mác. Tiếc cho một hiền tài đă ra đi, mến thương cho người đă tận t́nh giúp đỡ sinh viên của ḿnh, Thầy đă tận tâm, tận lực, cố gắng xây dựng một đại học Huế vững mạnh trong một xă hội chiến tranh, đầy biến động.  Tôi thiết nghĩ Thầy đă làm xong nhiệm vụ của ḿnh, cho nên chuyện trở về Trời là một điều hợp lư, nhưng chỉ buồn cho Cô, từ nay thiếu bạn đồng hành. Các cựu sinh viên chúng tôi mất đi một người Thầy quư mến.

 

Trần Tiễn Ngạc