TƯỞNG NHỚ THẦY NGUYỄN MỘNG GIÁC

Cao Thanh Tâm

 

 

Thưa thầy,

 

Đă gần năm mươi năm trôi qua em không hề có dịp gặp thầy kể từ ngày rời trường Đồng Khánh để từ giă những tháng ngày yên vui của một thời học sinh. Nghe tin thầy mất sau nhiều năm chống chỏi với cơn bịnh hiểm nghèo em cảm thấy thời gian chợt dừng lại v́ xúc động và h́nh ảnh thầy hiện về rơ nét như ngày đầu thầy bước vào lớp đệ tam C của tụi em.

 

Hồi đó thầy mới ra trường. Em nghe các bạn nói thầy đỗ thủ khoa nên đuợc  về ngay trường Đồng Khánh. Tụi em thật may mắn được học Việt văn hai năm đệ tam và đệ nhị với thầy. Với tuổi mười sáu mười bảy hồi đó em đă chọn vào ban C v́ yêu mến môn Việt văn và nhất là để trốn môn toán mà em rất dốt.

H́nh ảnh thầy cao, hơi gầy với chiếc áo sơ mi trắng dài tay và chiếc kính cận khá dày là h́nh dáng mô phạm của một nhà giáo. Dáng nghiêm trang mà không lạnh lùng ở thầy làm cho em có ư nghĩ rằng thầy c̣n quá trẻ để vào một ngôi trường nữ như trường Đồng Khánh khiến tất cả mọi động tác của thầy đều điềm đạm, chừng mực. Dưới cặp kính cận là đôi mắt rực sáng, thông minh và trầm tư của một nghệ sĩ.

 

Qua những năm học ở đệ nhất cấp tụi em được các cô giáo dạy Việt văn, nên bây giờ, khi  thầy bước chân vào lớp, là một luồng gió mới thổi vào tâm hồn mới lớn của tụi em. Riêng em th́ những giờ Việt văn là những thời gian tuyệt vời trong đời đi học. Vốn đă yêu thích môn Việt văn, được học với thầy với những bài học hay, em càng cảm thấy con đường đi vào văn học rộng thênh thang. Có lúc em mơ mộng nghĩ đến một ngày mai em có thể cầm bút để xông xáo vào mọi trận địa văn chương như những lời giảng phóng khoáng của thầy đưa đường chỉ lối. Một lần, quá cao hứng em đă phóng bút trong một bài luận, để khi trả bài thầy đă gạch đỏ câu văn đó và phê thẳng tay: Sáo quá! Lần đầu em như bị một vết dao lên ḷng tự ái; xưa nay em toàn được khen hơn là chê về môn này. Em cứ ngồi nh́n lời phê của thầy nhiều giờ, và sau cùng hiểu rằng ḿnh phải học và viết như thế nào. Con đường đi vào văn chương không phải bằng phẳng đầy bướm và hoa.

 

Những giờ học sau, em như lănh hội đuợc những lời giảng của thầy và lối viết của em khác hơn và chính thầy cũng nhận ra điều đó. Một lần, trong khi giảng, nhân khi nói về một nhà văn tiền chiến đă học tập và sáng tác trong điều kiện khó khăn mà vẫn t́m được một lối đi cho ḿnh, thầy nói: “Có nhiều khi nhờ một nhát dao đau đớn mà chúng ta trở nên mạnh mẽ, và khi b́nh phục rồi th́ tâm hồn ta sẽ có kinh nghiệm sống hơn, trưởng thành hơn...”

 

Thưa thầy, em cứ nghĩ rằng lời khuyên đó dành cho em và em thầm cám ơn thầy. Gần hai năm học tiếp theo th́ con ngựa non háu đá trong em đă thuần. Những bài luận của em cũng như những bài thuyết tŕnh thường được thầy đọc cho cả lớp nghe. Em c̣n nhớ có những khi thầy dừng lại mĩm cười và như nói một ḿnh: “Phần này chưa chuẩn lắm nhưng sẽ là tiềm năng phát triển sau này...”

 

 

Miên man nhớ về những kỷ niệm năm học đệ tam C2, em c̣n nhớ vào đầu năm 1964 Thầy làm trưởng ban văn nghệ của trường. Lúc đó em được chọn múa vũ khúc Blue Haiwaii và trong ban đại hợp xướng Đêm trong rừng của thầy Văn Giảng. Tụi em một đám ồn ào phá phách ở pḥng tập của trường th́ thầy ở pḥng bên cạnh bước sang. Nh́n thầy không vui nhưng vẫn điềm đạm rầy la sự mất trật tự đó. Có lẽ thầy không la riêng một ai nhưng vừa thấy mặt em là thầy điểm chỉ ngay: CTT, đệ tam C2! Đó là một sự khiển trách nhưng em vẫn vui mừng v́ thầy nhớ tên ḿnh!

 

Cuối năm  học đó, giờ cuối, trước khi nghỉ hè thầy cho tự do hỏi thầy về những thắc mắc về giờ Việt văn trong năm học vừa qua. Một giờ học cuối rất vui đầy kỷ niệm với vị thầy Việt văn quí mến. Trước khi ra khỏi lớp thầy vui vẻ nh́n em và nói rằng: “Rất tiếc năm nay trường không cho phần thưởng từng môn. Nếu có th́ người được phần thưởng là CTT.” Em cảm động đến khóc trong khi các bạn vỗ tay vang trời. Đó là phần thưởng lớn nhất mà thầy dành cho em, và đó cũng là mùa hè rực rỡ trong thời đi học của em.

 

Năm sau, lên đệ nhị C2, được tiếp tục học với thầy, em càng chăm chỉ và lo âu v́ mùa thi sắp đến với bao nhiêu là bài vở thúc bách, nhưng em vẫn không quên đọc những tác phẩm mà thầy khuyên, những tác phẩm luận đề sẽ là những đề thi. Thầy nói: “Muốn làm ǵ đi nữa th́ cũng phải gắng cho qua hai cái bằng tú tài rồi hay!”

 

Cũng trong năm học này tụi em lại xôn xao với nhau như ngày thầy mới về trường về một tin nóng bỏng khác: Thầy đă đính hôn với Nguyễn Khoa DC, cô bạn của em học đệ nhị C1. Các bạn em lại một phen bàn vô tán ra vô cùng sôi nổi, đó là một chuyện hiếm có xảy ra cho thầy và tṛ. Riêng em th́ vui mừng. Em vốn thân DC v́ dáng mảnh mai và lối nói chuyện rất có duyên và hài hước của DC. Thỉnh thoảng DC và em vẫn chạy qua chạy lại giữa C1 và C2, gặp nhau tán dóc về bài vở, bạn bè, thi cử. Em nhớ h́nh như sau lễ đính hôn của thầy và DC th́ ba DC mất. Từ đó em thấy giữa thầy và DC có một sự liên lạc gần gũi hơn, qua miếng vải đen thầy đính lên chiếc áo sơ mi trắng và trên chiếc áo dài lụa của DC. Nếu không có dấu hiệu để tang đó th́ không ai biết bạn em là vợ sắp cưới của thầy, v́ trong sân trường, trên bục giảng thầy đối với tất cả tụi em như nhau!

 

Trôi theo ḍng đời, tụi em phân tán đi muôn phương; thỉnh thoảng có dịp liên lạc với nhau th́ bao giờ cũng là chuyện trường lớp, thầy cô, và lúc nào em cũng nhớ đến thầy với ḷng kính mến và DC- người bạn dễ thương của một thời mười bảy mộng mơ. Chỉ có một đ́ều làm em ân hận không nguôi về việc không hề liên lạc thăm thầy và DC. H́nh như đó cũng là cái nghiệp của em, em theo Phật suốt một đời nhưng lại ngại đi chùa dù trong tâm em bao giờ cũng có Phật. Và thầy, vị giáo sư khả kính mà em quí mến đă có tên tuổi trong làng văn học hải ngoại từ mấy mươi năm qua.

 

Em đă t́m đọc Mùa biển động, Sông Côn Mùa Lũ là những tác phẩm nổi tiếng của thầy đề càng kính yêu thầy như ngày nào, lúc mười sáu tuổi ở lớp đệ tam C2.  Em đă t́m thấy h́nh ảnh DC bạn em trong h́nh dáng cô An, nhân vật chính của Sông Côn Mùa Lũ. Tính cách của nhân vật này làm em tưởng nhớ đến cô nữ sinh mảnh mai ngày xưa, với nụ cười tươi và chiếc răng khểnh duyên dáng. Em đă miệt mài theo Sông Côn Mùa Lũ suốt hai tuần lễ và rất nhiều lần định liên lạc với thầy và DC để hỏi thăm sức khỏe, rồi lại ngần ngại và thời gian trôi theo cuộc sống. Có lúc em tưởng như ḿnh về nam Cali thăm thầy và DC để t́m lại nụ cười láu lỉnh của DC và đôi mắt sáng ngời sau chiếc kính cận và như nghe thầy nói: “CTT tam C2 đó phải không? Em chưa viết lách ǵ được đâu! Em có nhớ tôi phê ǵ trong bài luận ngày xưa của em không?” Nước mắt em ràn rụa ướt cả giấc mơ và em đă cố nén khóc để trả lời thầy:

-Thưa thầy, em vẫn là CTT của lớp tam C2 ngày xưa!

 

Cuộc đời đă cuốn em đi quá xa sân trường, lớp học, nên em bắt buộc phải viết để giải tỏa bớt những uẩn ức ưu tư có quá nhiều trong cuộc sống đời người. Suốt đời em vẫn chưa đủ tư cách và khả năng để viết lách như những lời phê của thầy ngày xưa, nhưng xin thầy cho em cơ hội, dù là đă quá muộn màng để lần vào con đường văn chương dù em vẫn tin rằng những nhận định ngày xưa của thầy về em là không quá đáng.

 

Để xứng đáng là một đứa học tṛ nhỏ của thầy thật là quá khó.

 

Dù đă quá trễ, em vẫn xin cùng các bạn khóc thầy với DC

 

Học tṛ cũ của thầy ở đệ tam C2 và đệ nhị C2 Đồng Khánh Huế.

(1963- 1964 và 1964- 1965)

 

CAO THANH TÂM

 

 

Trở về:   Trang trước    Trang chủ