VÀI KỶ NIỆM VỚI QUÂN Y NHẢY DÙ
Tôn-thất Sơn

 

  

 

1.Sơ lược về cái Tôi.

Tôi là dân Huế, sinh năm 1939, tốt nghiệp Y khoa Huế năm 1968. Gia nhập khóa 11 Trưng Tập năm 1969, được Cục Quân Y (CQY) gửi vào Trung Tâm Huấn Luyện Tân Binh Quang Trung, chung với các BS Y khoa Sài G̣n và dược sĩ vừa tốt nghiệp. Một đêm trại lính chúng tôi cư ngụ bị VC đặt ḿn nội hóa gây tử thương cho BS Long và làm một số đồng nghiệp tốt nghiệp Y khoa Sài G̣n bị thương, phải giải ngũ. Ngày măn khóa Hành Chánh QY, h́nh như sau hè 1969. Trước khi khóa sinh chọn đơn vị, đă có một số lệnh bổ nhiệm từ Bộ TTM cử YS Tr/u A  đáo nhiệm Không Quân, YS Tr/U B đáo nhiệm Hải Quân v.v… Thứ hạng của tôi cho tôi cơ hội chọn đơn vị ngoài mặt trận.  Và tôi là người của Y khoa Huế đầu tiên chọn binh chủng Nhảy Dù.

2.H́nh ảnh Người Lính Nhảy Dù trong Tôi.

Có hai trường hợp Người Lính ND đă để lại ấn tượng sâu đậm trong kư ức: Thứ nhất là trong thời kỳ học sinh, tôi được xem nhảy dù điều khiển xuống sông Hương, rất đẹp, rất hào hùng. Thứ hai, là vào thời kỳ sinh viên. Hôm đó, một buổi sáng h́nh như đầu hè, tôi đưa người bạn xuống phi trường Phú Bài/Huế đi Sài G̣n. Cùng lúc lính ND cũng đến Phú Bài chờ bốc đi hành quân đâu đó. Một số sĩ quan ngồi lên một số ghế dành cho hành khách. Áo hoa và súng ngắn, dày trận làm tôn lên vẻ oai hùng của Người Lính Chiến. Họ ngồi im lặng với khuôn mặt thoải mái, hễ thấy hành khách nào không có chỗ ngồi, lập tức các vị đó đứng dậy nhường  chỗ. Tôi từng đọc từng nghe danh binh chủng ND bách chiến bách thắng, tưởng họ “ngầu” lắm. Trong trí tôi, cứ tưởng lính ND sẽ ồn ào, không xem ai vào đâu, nhưng không ngờ cử chỉ rất khiêm nhường dễ mến của họ khiến tôi ngưỡng mộ và kính trọng. Đặc biệt tôi để ư một vị đại úy gầy dong dỏng cao h́nh như nơi áo có mang h́nh con rắn, có cung cách một thư sinh, mà tôi đoán là một bác sĩ quân y.

3.Binh nghiệp của Tôi trong ND.

Tôi phải viết hai chữ binh nghiệp trong ngoặc kép, v́ thời gian tôi ở trong ND chỉ đáng là thời gian nghỉ hè của một số Vị Niên Trưởng.Vào thời gian đầu, chờ ra đơn vị tác chiến, được Y sĩ Tr/tá Hoàng Cơ Lân, TĐT/TĐQY/ND đưa về Đại Đội I/QYND với Y sĩ Đ/u Đoàn văn Bá. Rồi 2-3 tuần sau đó lại được điều sang Đại Đội III/ QYND với Y sĩ Đ/u Trần Đoàn. Được sếp dẫn tŕnh diện Lữ Đoàn Trưởng Lữ Đoàn III Đ/tá Nguyễn Khoa Nam, bản doanh đặt tại trại Hoàng Hoa Thám. Theo ĐĐ III/QYND xuống Tây Ninh. Về TĐ5ND trong 2 tuần. Sau Tết năm 1969, đáo nhiệm TĐ2ND thay thế Y sĩ Tr/u Bùi văn Đạt hết nhiệm kỳ 1 năm ở tiểu đoàn tác chiến. Sau Tết năm 1970, Y sĩ Tr/u Lê Minh Tâm tức Tâm Cao thay thế tại mặt trận Hạ Lào, nghe tin Anh đă qua đời tại Việt Nam.

4.Tham dự những cuộc Hành Quân .

Y sĩ Trưởng TĐ5ND trong 2 tuần: thay thế Y sĩ Tr/ú Trần văn Tính đi phép vợ sinh. H́nh như đơn vị đang hành quân vùng mật khu thuộc tỉnh lỵ Phước Long (?). TĐT Th/tá Lê Chí Hiếu, TĐP Th/ tá Nguyễn Ngọc Đỉnh, và SQB3 Đ/u Lê văn Mễ. BCH đóng tại căn cứ hỏa lực, thỉnh thoảng bị VC pháo kích. Một hôm Tướng Tư Lệnh SĐND Dư Quốc Đống đáp CNC xuống căn cứ, khiển trách đại khái: “Đơn vị làm ăn ra sao mà cứ bị ăn pháo hoài?”. Sau khi Tư Lệnh bay đi, TĐT Hiếu tức bực lẩm bẩm “VC lén lút pháo, xong dấu súng dọt mất, biết đâu mà t́m”. Trong suốt thời gian đó binh sĩ TĐ b́nh an không ai bị thương.

Y sĩ trưởng TĐ2ND sau Tết 1970 - sau Tết 1971.
BCH/TĐ gồm Tr/tá Trần Kim Thạch TĐT, Th/tá Lê văn Mạnh TĐP, Đ/u Trần Công Hạnh SQ/B3, Đ/u Hiền ĐĐ công vụ. Tôi chia các cuộc hành quân làm 2 phần: phần thụ động và phần chủ động lùng địch.
-Phần thụ động theo định nghĩa của tôi là BCH đóng cùng với ĐĐ Công Vụ trong căn cứ hỏa lực (CCHL), được công binh dùng xe ủi đất thiết kế hầm BCH, hầm cứu thương, đơn vị súng cối 61 ly v.v…Tiểu đoàn tung 4 ĐĐ ra bên ngoài lục soát VC, dưới tầm đạn yểm trợ bởi đại pháo 105 ly của cơ hữu ND, hoặc 155 ly của Bộ Binh. Ở CCHL, tôi sợ nhất là hầm bị VC thẩy lỗ bằng hỏa tiễn 122 ly. Lư do là hỏa tiễn cắm sâu xuống hầm mới nổ đưa đến tử vong cao. Vào thời điểm đó VC chưa có đại bác 130 ly tầm đạn 30 cây số.
-Phần chủ động theo định nghĩa của tôi là đơn vị chia làm hai cánh quân lội bộ song song lùng VC do Campuchea dung túng, cho phép đóng quân và chuyển quân vượt biên giới sang tấn công Miền Nam khi thuận lợi. Khi thua trận, VC lại đưa quân trở lại đó dưỡng quân, nhận
tiếp tế và bổ sung quân số, lấy lại sức rồi sang Miền Nam đánh phá tiếp. Trong thời gian tôi có mặt, TĐ2ND tham dự các cuộc hành quân tại vùng Lưỡi Câu, Mơ Vẹt giữa biên giới Nam Việt Nam với Campuchea, tại Minot và Kampong Cham/Campuchea, và Mặt Trận Hạ Lào Lam Sơn 719. Tôi được Y sĩ Tr/ú Lê Minh Tâm tức Tâm Cao thay thế tại đồi 30, cùng một ngày với lúc Đại tá Lữ Đoàn Trưởng Lữ Đoàn III, Nguyễn văn Thọ bị VC tràn ngập đồi 31 bắt cả BCH.
Trong suốt thời gian ở với TĐ2ND, việc làm y sĩ của tôi ít vất vả, ít có cơ hội khâu vá vết thương. Lư do là binh sĩ ở các ĐĐ tác chiến khi bị thương, đă có y tá săn sóc rồi chuyển lên trực thăng tản thương thẳng về bệnh xá Đỗ Vinh hoặc TYV Cộng Ḥa. Công việc chính là lo đôn đốc/kiểm soát việc uống thuốc pḥng ngừa sốt rét, đi theo BCH với nhiệm vụ là tạo một sự “an tâm ảo” cho binh sĩ. Trong hệ thống QLVNCH, chỉ các đại đơn vị ND và TQLC là có bác sĩ hiện diện ở cấp tiểu đoàn. Thỉnh thoảng có vài cuộc căi vả chút đỉnh với Tr/tá TĐT khi di tản thương binh. Thường được TĐT cho ăn ké món ngon vào những buổi TĐ nhận tiếp tế từ hậu cứ, bốn ngày một lần bằng trực thăng.

5.Một vài suy nghĩ về hành quân của ND vào thời điểm tôi tham dự.

+Đơn vị ND với Căn Cứ Hỏa Lực:
Tôi không ở lâu trong ND, sự hiểu biết có giới hạn. Những điều tôi viết ra đây có ǵ sai quấy xin quư Niên Trưởng bổ túc. Tôi biết rằng truyền thống ND là tốc chiến tốc thắng, đánh mau đánh mạnh rồi rút ra khỏi trận địa sau khi thanh toán xong chiến trường. Thế mà anh đồng minh HK bắt ND phải đóng CCHL như BB, khiến cho đơn vị mất hết “khí thế” hào hùng theo truyền thống từ ngày ND được đào tạo từ quân đội Pháp. Sau này ở hải ngoại tôi đọc một bài viết, chính LĐ Trưởng LĐII Trần Quốc Lịch từng lưu tâm TL/QĐ2 về việc bắt ND “đóng chốt” tại CCHL vào Mùa Hè Đỏ Lửa năm 1972, nhưng không được Tư lệnh QĐ II đáp ứng. Một bằng chứng TĐ11ND đóng trong CCHL bung các ĐĐ ra ḍm ngó VC chuyển quân từ Kampuchea sang, làm VC quyết định bằng mọi giá dứt điểm. Tr/tá TĐT NguyễnĐ́nh Bảo phải nhận lănh hậu quả, chết tức tưởi bởi đại pháo VC tưới nát đồi Charlie, và sau đó là biển người hậu xung với quân số gấp 10. YS Tr/u Tô Phạm Liệu phải dùng XM16 thay v́ ống nghe/dao mổ, vừa chống trả vừa chạy làng theo TĐP Lê văn Mễ. 

+Lùng địch.
TĐ2ND vào thời điểm tôi có mặt, trong một thời gian 2-3 tháng, nhận lệnh lội ruộng truy lùng VC trên đất Kampuchea. Không có đụng độ nào quan trọng.  Một lần, đơn vị nhận nhiệm vụ bao vây một làng Miên với nhiệm vụ giải cứu một số tù binh Hoa Kỳ. Khi bao vây truy lùng chẳng thấy da trắng da đen đâu. Trong lúc lục soát, môt cán binh VC bị bắn sau khi y nổ súng trước. Vừa lúc đó CNC của Tướng TL Chiến trường Đỗ Cao Trí đáp xuống xem xét
t́nh h́nh. Tr/tá TĐT Trần Kim Thạch vội vă tŕnh cây súng K-54 vừa tịch thu. Tr/tướng Trí mặt mày có vẻ bất măn, không nói một lời, vứt mạnh súng xuống đất. Tôi loay hoay chuyền nước biển cho tù binh v́ bị mất máu cấp tính, ngay dưới chân vị Tư Lệnh. Tr/tướng xoay sang hỏi tôi “Sao không chuyền máu bác sĩ ?”. Tôi hoảng, sợ cơn giận lan sang, đáp một như cái máy: “Ngoài mặt trận không thể có máu thưa Trung tá!”. Trong cơn hoảng sợ, tôi hạ cấp bậc Tr/tướng thành Tr/tá.

+Chiến dịch Lam Sơn 719 tại Hạ Lào năm 1971:
Theo sự hiểu biết của tôi, đồng minh HK đă dụ khị Tổng thống Nguyễn văn Thiệu đưa tất cả các đại đơn vị thiện chiến QLVNCH vào Hạ Lào để cho VC làm thịt cốt làm suy yếu VNCH trước khi kư cái-gọi-là Hiệp định Ḥa B́nh Paris 27.01.1973. Các đơn vị như SĐND, SĐTQLC, LĐBĐQ, SĐ1BB, Thiết Giáp được thẩy vào Hạ Lào với mục tiêu là phá hủy các kho tiếp liệu VC cất dấu dọc theo cái gọi là Đường Ṃn Hồ Chí Minh. Nhưng sau khi đổ quân xong là trở thành mục tiêu tấn công tới tấp bằng đại pháo, xe tang và biển người. Đồng thời đồng minh HK không giữ lời hứa không yểm như đă cam kết. Tôi ghi nhận một số sự kiện:
-TĐ2ND được đổ xuống 2 cao điểm. Khi cánh TĐP vừa được trực thăng vận, đặt chân xuống
địa điểm hoạch định, đại pháo VC rót ngay chóc vào chỗ đóng quân, y tá Trưởng Nguyễn văn Thành tử thương tại chỗ.
-Trước khi vào Hạ Lào, chúng tôi được thông báo rằng không quân HK sẽ giúp tản thương ở
cấp trung đội, nhưng trên thực tế, cấp TĐ kêu cứu, không quân đồng minh vẫn im re.
-Ngày đầu tiên, TĐ8ND bị tiêu tùng 2 đại đội khi HK không yểm. Vào khoảng 2-3 tuần sau chính Phó Tổng Thống Trần văn Hương lên đài phát thanh khóc kêu
gọi HK giữ lời hứa không yểm, từ đó HK mới bắt đầu “nhúc nhích.”
-Tôi đọc quyển hồi kư của một Th/tá ND tên Lê văn Châu bị VC bắt chung trong BCH của Đ/táNguyễn văn Thọ, LĐT Lữ Đoàn III/ND. Khi bị dẫn ra đến Miền Bắc, một SQ/VC vứt tấm bản đồ hành quân LS 719 trước mặt họ, chỉ cho thấy VC đă trước biết kế hoạch HQ của QLVNCH. Ai thông báo kế hoạch HQ cho VC ???
-Sau này đọc quyển sách “Cơn Uất Hạ Lào” của Tr/tá PBND Bùi Đức Lạc, ông ta không tả oán HK, nhưng đă dùng chữ “Cơn Uất”, nói lên nỗi uất ức về HQ/LS 719.
-Trong trận Hạ Lào này, tôi được 3 ngày phép về Huế tŕnh luận án. Khi trở lại Đông Hà chờ
trực thăng bốc vào CCHL đồi 30, thấy từng chuyến từng chuyến CHINOOK chở tử sĩ hạ cánh xuống hậu phương Đông Hà. Trong những lần trước xông pha ra mặt trận tôi b́nh thản không chút lo âu, v́ tôi cả tin vào kinh nghiệm chiến trận và ḷng can đảm của binh chủng Nhảy Dù, nhưng lần này tôi lạnh cẳng thật t́nh, v́ thấy quá nhiều tử sĩ VNCH, ngoài sức tưởng tượng.
Trong khi đó, tại HK, giới truyền thông  chúng ta thường gọi là “thiên tả”, mà chủ nhân
ông đều là dân Do Thái, ra sức tố cáo hành vi khiếp nhược của QL/VNCH với h́nh ảnh binh
sĩ BĐQ ôm càng trực thăng trốn chạy. Lư do là QLVNCH chịu không nổi địa ngục tại Hạ Lào:
QLVNCH phái 1 chống 5-6 với VC bằng đại pháo, bằng chiến thuật biển người v.v…

6.Vài kỷ niệm nhỏ của Tôi với QYND –trước tháng 04.1975.

+Kỷ niệm với Y sĩ Trung tá Hoàng Cơ Lân. Vị SQND đầu tiên mà tôi thấy vào hôm khóa Trưng Tập 11 chọn đơn vị. Vào thời điểm này, YS Tr/tá HCL vừa là TĐT/QY/SĐND vừa là Phụ tá Lục Quân cho Cục Trưởng CQY, YS Chuẩn tướng Vũ Ngọc Hoàn.  Sau khi các tân YS Tr/u chọn đơn vị xong lần lượt ra về, YS Tr/tá HCL rề xe jeep theo mấy anh em chọn ND, mời lên xe, chẳng có ai dám.  Có 3 chọn QYND đó là Đường Thiện Đồng, Trần Trọng Nghị và Tôn-thất Sơn.
Trong thời gian c̣n ở ĐĐ I/QYND chưa HQ, vào cuối tuần, tôi thường nhờ tài xế đưa ra phi trường TSN xin máy bay quân sự dzọt về Đà Nẵng thăm vợ chưa cưới, để chiều chủ nhật anh rễ là DS Vĩnh Khiêm trưởng Kho Tiếp Vận Y Dược QKI xin máy bay Mỹ trở lại Sài G̣n.
Một chủ nhật, th́nh ĺnh tài xế QY lái xe ra nhà tôi cư ngụ đường Yên Đỗ truyền lệnh tôi vào
trại Hoàng Hoa Thám tŕnh diện gấp YS Tr/tá TĐT. Tôi đi xe Honda hai bánh vào BCH/QYND, gặp lúc Sếp bận rộn đăi tiệc các BS Mỹ có công lớn giải phẫu giữ lại cánh tay bị tổn thương nặng của YS Tr/u Trần Lâm Cao sau tai nạn xe jeep ở Sài G̣n. Một người nào đó đă báo cáo với Sếp về việc '' nhảy dù không có phép '' này. Hôm đó phải chờ rất lâu mới được tŕnh diện. Sếp phán “Tôi nghe anh nói cuối tuần anh hay bỏ đơn vị lén về Đà Nẵng phải không?” Tất nhiên là phải nói láo đại khái “Thưa Sếp, đàn em đâu dám, bằng chứng là đàn em tŕnh diện Sếp ngay khi được lệnh đây nè.”  Sếp nói “Lần sau muốn đi đâu, phải xin phép, nghe chưa!” Hú hồn, may là hôm đó vợ từ Đà Nẵng vào Sài G̣n thăm. Nếu không, sáng thứ hai sau cuối tuần đó, thế nào cũng bị xài xễ dám qua mặt Sếp, và lănh “củ”. Một kỷ niệm khác: sau gần hết hạn 1 năm ở đơn vị tác chiến, tôi lên CQY xin gặp YS Tr/tá HCL xin về Đà Nẵng phục vụ, tại v́ tôi nhớ lời nói của Vị Phụ Tá Lục Quân/CQY hôm chọn đơn vị “Các anh muốn xin phục vụ nơi nào hăy đến gặp thẳng tôi, khỏi phải chạy chọt đâu hết.” Phải đợi đến 2-3 giờ đồng hồ mới được gặp, được chấp thuận ngay. Vào đầu tháng 04.1975 sau khi Đà Nẵng thất thủ, tôi chạy vào Sài G̣n tŕnh diện CQY. Một hôm đánh bạo vào Trường QY xin gặp YS Đ/tá HCL, lúc này là CHT. Hỏi về t́nh h́nh Miền Nam trước t́nh trạng dầu sôi lửa bỏng, đại khái NT đáp: “Tôi hy vọng hồn thiêng sông núi sẽ không để Miền Nam vào t́nh trạng khốn đốn v.v…”
+Kỷ niệm với Y sĩ Th/tá Bùi Thiều. Trước khi ra đơn vị tác chiến, c̣n ở tại ĐĐ III/QYND, YS Th/tá BT làm TĐP/TĐQY/SĐND. YS Th/tá BT thường thân mật với anh em trong nhà ăn vào buổi trưa. Sau khi tôi ra TĐ2ND, th́ YS Tr/tá HCL rời ND và YS Th/tá BT lên thay chức vụ TĐT/ QY/SĐND. Trong một cuộc hành quân lùng VC tại Kompong Cham/Campuchea, TĐ2ND phải lội bộ vào khoảng 50 km. Tôi để quên bộ đồ khám bệnh sau khi nghỉ mệt trên đường. Khai mất sau cuộc hành quân. Tôi có dịp “thấy lại” YS Đ/tá Bùi Thiều tại TYVDT mùa-hè-đỏ-lửa 1972 khi NT tháp tùng Cục Trưởng/CQY vào thăm,  lúc này với chức vụ YS Trưởng QĐI.
+Kỷ niệm với một vài vị khác:
-Trong cuộc chuẩn bị lều cứu thương gần vùng hành quân, YS Đ/u Trần Đức Tường, ĐĐ Trưởng ĐĐII/QYND bị vỡ xương chậu v́ xe jeep bị lật trong chuyến đi Phước Long dựng lều cứu thương. Vào năm 1974, YS Th/tá Trần Đức Tường TĐT/QYND lái xe chở YS Th/tá Trần Đông A thăm YS Tr/tá Nguyễn văn Cơ, CHT, từng Y sĩ Trưởng TĐ5ND và YS Đ/u Tôn-thất Sơn CHP/BV Bài Lao Đà Nẵng.
-Một vài hàng về cựu YS Th/t Trần Đông A. Tôi về TĐQY ND ở trại Hoàng Hoa Thám, gặp YS Tr/u TĐA là y sĩ điều trị BV Đỗ Vinh. Gầy, môi mỏng và thâm. Than phiền chậm lên cấp bậc. Trước khi rời tiểu đoàn tác chiến về thẳng Tổng Y Viện Duy Tân, nghe nhắn rằng YS Đ/U TĐA, muốn tôi đến “tŕnh diện” anh ta. Tôi quả t́nh không hiểu anh ta muốn ǵ nơi tôi? Có lẽ từ ngày ông làm SQ Ban 3/TĐQY ND tôi chưa có dịp ra mắt nói vài lời tâng bốc, nên muốn ra oai với tôi chăng?
-Y sĩ trưởng BV là YS Đ/u Vũ Khắc Niệm. Nh́n NT VKN, tôi cứ liên tưởng đến vị BSND mà tôi từng “quan sát” năm nào tại phi trường Phú Bài/Huế. Về sau này được biết NT mang cấp bậc YS Tr/tá.

7.Vài kỷ niệm của Tôi với Cựu QYND sau 1975 .

-Qua sinh hoạt trong Hội Y sĩ Quốc tế Việt Nam Tự Do, h́nh như vào năm 2000, tôi gặp lại NT Hoàng Cơ Lân. Từ đó thỉnh thoảng có liên lạc cùng nhau. Cách đây 4 năm, tôi sang Paris, được NT HCL dẫn đến nghĩa trang quân nhân VN tử trận trong đệ II thế chiến. Cách đây 3 năm, tôi lại sang Paris, đi diễn hành chung với NT HCL, SQQY Đ/u Trần Hoàng Lộc, Th/tá Lâm văn Rớt cựu TĐT/TĐ7ND, cùng với một số cựu quân nhân ND Âu châu, nhân ngày kỷ niệm Thánh tổ ND Micae. Tôi cũng có dịp tham gia cùng NT HCL nhân ngày kỷ niệm Chiến Sĩ Trận Vong 2.11, nơi có để tượng đá với h́nh Tiếc Thương. V́ kính trọng NT Hoàng Cơ Lân, nên mạn phép “phong” NT làm Đại Ca trong t́nh huynh đệ Mũ Đỏ.
-Qua sinh hoạt trong Hội QTYSVN Tự Do, tôi có dịp làm việc chung với YS Th/tá Nguyễn
Đức Liên trong một thời gian khá dài. Tôi từng gặp NT NĐL lần đầu tiên khi tôi đến CQY xin gặp YS Tr/tá HCL, nhưng chưa có dịp hàn huyên.
-Tôi gặp NT Trần Đức Tường sớm, vào khoảng 1982-1983 liên quan đến Mặt Trận Hoàng
Cơ Minh. Sau một thời gian vài năm, tôi chấm dứt sinh hoạt với MT/Việt Tân. NT TĐT kể về Trần Đông A đại khái: trong thời gian trong tù cải tạo VC, TĐA đă có những lời nói “bưng bô” quá đáng, và NT TĐT có nói nhỏ với TĐA đại khái “Toa nên nhớ ở đời, cũng phải biết cứt là thối hay thơm.”  Nay mọi người đểu rơ TĐA là giáo sư y khoa, là đại biểu quốc hội VC. TĐA từng cùng với cựu YS Th/tá Trần Thành Trai chia cắt thành công cặp song sinh dính vào nhau.
-Với cựu YS Tr/u Vĩnh Chánh, một trong những QYMĐ cuối cùng của QYND. Xuất thân YK Huế. Anh em từng gặp chia ngọt xẻ bùi trong trại tù cải tạo VC tại Rừng Lá, hay gặp nhau tại Nam California mỗi khi tôi sang thăm mộ nhạc mẫu.
-Tôi có cơ duyên liên lạc rồi sau đó vài lần gặp YS Tr/tá Trần Tấn Phát mà tôi không biết YS
Trưởng TĐND nào, về sau là Cựu CHT/TYV Duy Tân, rồi cựu CHT/QYV Trần Ngọc Minh. V́ yêu mến sự cởi mở và dễ thương của NT, tôi “phong” NT là Đại Huynh. Mỗi lần tôi sang Nam Cali đều được hai NT Trần Tấn Phát và Nguyễn văn Cơ, cựu YS Trưởng  TĐ5ND, sau đó là Sếp của tôi tại BVBLĐN trước 1975, đón và cho đi ăn các món ăn đặc biệt Huế, trong t́nh anh em thắm thiết.
-Trong thời gian ở tù cải tạo VC, tôi từng một dạo ở cùng một đội lao cải với cựu QYND Tâm Lùn, xin lỗi tôi quên mất họ. Nghe tin Anh đă qua đời.
-Trong một buổi sinh hoạt Hội QTYSVNTD tại Florida, tôi gặp lại BS Bùi văn Đạt, và một thời gian không lâu sau đó nghe tin Anh qua đời ở lứa tuổi c̣n trẻ.
-DSMĐ Nguyễn Mậu Trinh th́ tôi gặp tại Washington DC nhân một cuộc tổ chức sinh hoạt chính trị chống VC của Cộng đồng NVTN, không nhớ năm nào.

8. Sự góp mặt của Y Khoa Huế vào Quân Y Nhảy Dù (QYND)

Trong Quân Y/VNCH nói chung, quư Niên Trưởng, một số ít thuộc Y Khoa Pháp, Y Khoa Hà Nội, c̣n ngoài ra thuộc Y Khoa Sài G̣n kể từ những năm 1954 trở về sau này.  Y sĩ tốt nghiệp Y Khoa Huế/YKH bắt đầu góp mặt cùng với các Vị NT kể từ năm 1967 khi khóa YKH1 tốt nghiệp. Theo sự “nghe ngóng” hear/say của tôi, các vị chỉ huy CQY, do thành kiến, “đánh giá thấp” YKH, nên khóa YKH1 thuộc khóa trưng tập 10 được CQY đưa về Tổng Y Viện Cộng Hoà với ư định “xem gị cẳng” cứng cựa như thế nào. Nhưng thực tế cho thấy các đàn anh khóa 1 thật là tài cao học rộng. Phía Ngoại Thương có quư anh Lê Quốc Bảo, Lê Đ́nh Thương, Nguyễn Văn Thuận… trả lời chi tiết theo đúng bài bản, tay nghề giải phẫu cao; cánh Nội Thương với quư anh Bùi An B́nh, Tôn Thất Viên, Đoàn Yến… trích dẫn trường hợp bệnh lư với đầy đủ chi tiết/ trang của textbook Harrisson… Nên CQY quyết định phân phối sớm các đàn anh khóa 1 đi đơn vị quân y như Tổng Y Viện và các Quân Y Viện. Duy chỉ có anh Nguyễn Văn Thuận, v́ t́nh nguyện, nên được đưa vào Tiểu Đoàn Quân Y Nhảy Dù. Nhưng ngay trước khi hoàn tất khóa ND, anh Thuận được biệt phái đưa trả về lại Thị Xă Đà Lạt v́ nhu cầu y tế địa phương. YKH2 thuộc khóa Trưng tập 11, năm 1969, “được” đối xử ngang hàng với YK Sài G̣n  v́ có người thắc mắc tại sao YKH1 không có ai ra đơn vị tác chiến! Cũng “nhờ vậy” mà kể từ YKH2 trở đi, anh em tùy thuộc vào thứ tự cao thấp trong sát hạch Hành Chánh Quân Y mà chọn đơn vị. Với đa số chọn các QuânY Viện, hay bệnh viện Tiểu Khu, hoặc Quân Y của binh chủng Không Quân hoặc Hải Quân, chứ ít người thích chọn Quân Y của các sư Đoàn tác chiến Bộ Binh hay trừ bị như Nhảy Dù, Thủy Quân Lục Chiến, hoặc Biệt Động Quân.  

*YKH với QYND.

+Tôn-thất Sơn YKH 2
Đầu vào YKH1 nhưng đầu ra YKH2. V́ biến cố Tết Mậu Thân 1968 YKH2 vào lính tháng 4.1969. Khả năng sát hạch Hành Chánh Quân Y/CQY cho phép chọn các đơn vị tác chiến. Chọn Nhảy Dù v́ vốn có cảm t́nh đặc biệt khắc sâu vào kư ức. Sau khóa học ND, được đưa về làm Y Sĩ Trưởng TĐ2ND. Rời TĐQY ND với cấp bậc Đại Úy. Vượt biên năm 1979, làm việc thiện nguyện trên tàu Lysekil, A Boat For Vietnam. Định cư tại Vương quốc Na Uy 1980. Trở lại hành nghề cũ. Hưu trí năm 2007. Chủ tịch BCH/Hội Quốc tế Y sĩ Việt Nam Tự Do 1997-2000. Điều Hợp Viên diễn đàn liên mạng hoàn cầu Nước Việt từ 2000.

+Nguyễn Văn Minh YKH 5:
Em chú bác ruột với YKH1 Nguyễn văn Thuận. Gia nhập TĐQY ND vào năm 1972. Nguyên Y sĩ Trưởng TĐ11ND. Bị VC bắt làm tù binh tại mặt trận Khánh Dương năm 1975. Vượt biên định cư tại Úc. Nay là chủ một quán phở nổi tiếng tại Bankstown/Úc.
+Huỳnh Mỹ YKH6:
 Gia Nhập TĐQY ND năm 1973. Nguyên Y Sĩ Trưởng TĐ9ND. Hiện ở Đà lạt- VN.

+Nguyễn Văn Liêu YKH6:
Gia Nhập TĐQY ND năm 1973. Nguyên Y Sĩ Trưởng TĐ1ND. Được nghe rằng Đồng Môn hiện cư ngụ tại Miền Tây- Việt Nam.

+Vĩnh Chánh YKH 7:
Được xếp hạng rất cao sau sát hạch Hành Chánh QY trong khóa Trưng Tập 16 gồm cả 160 vừa BS, Dược Sĩ và Nha Sĩ, nhưng không chọn về các đơn vị quân đội nhàn nhă b́nh yên, Đồng Môn Vĩnh Chánh chọn về QYND, Y sĩ Trưởng TĐ1ND, thay thế Nguyễn Văn Liêu. Đồng Môn Vĩnh Chánh bàn giao chức vụ cho Đồng Môn Bùi Cao Đẳng để đảm nhận chức vụ Y sĩ Trưởng TĐ15ND tân lập do đích thân Tân TĐT Nguyễn văn Phú yêu cầu, vốn là Đại Đội Trưởng ĐĐ 24 vào thời kỳ cá nhân người viết đáo nhậm TĐ2ND. Người viết từng ở cùng Trung đoàn Tù Cải tạo một khoảng thời gian với Đồng Môn Vĩnh Chánh tại Rừng Lá. Có một lần bà xă Vĩnh Chánh và bà xă Tôn thất Sơn được thăm nuôi ở lại cùng lần. Vượt biên định cư tại Hoa Kỳ. Trở lại nghề trong một thời gian, hiện hưu trí ở Nam California.

+Bùi Cao Đẳng YKH7:
Được xếp hạng cao hơn cả Vĩnh Chánh sau sát hạnh HCQY, và là người đầu tiên của cả khóa 16 Trưng tập chọn vào binh chủng ND. Ban đầu làm việc tại BV Đỗ Vinh và bệnh viện Dă Chiến ND, sau đó thay thế Vĩnh Chánh làm Y Sĩ Trưởng TĐ1ND trong khi Đồng Môn Vĩnh Chánh được điều sang TĐ15ND. Đồng Môn Bùi Cao Đẳng đi tù cải tạo VC. Vượt biên. Định cư Hoa Kỳ. Hành nghề BS ở Maryland. Rất nổi tiếng về giọng hát lời ca của Anh. Qua đời tháng 04.2012.

+Lê Quang Tiến YKH7:
Là người Thứ 3 trong Khóa 16 Quân Y Trưng Tập chọn gia nhập Nhảy Dù. Nguyên Y Sĩ Trưởng TĐ11ND. Bị VC bắt trong mặt trận tại Khánh Dương năm 1975. Vượt biên sang Canada. Định cư tại Montréal . Hành nghề bác sĩ. Nay là Chủ tịch Y sĩ VN tại Canada và Chủ tịch Gia Đ́nh Mũ Đỏ Hải Ngoại.

+Nguyễn Tấn Cương YKH7:

Là người thứ tư chọn vào QYND trong khóa 16 Trưng Tập. Nguyên Y sĩ Trưởng TĐ9ND. Rời nước tại Vũng Tàu với nguyên TDND vào ngày 29 tháng 4 năm 1975. Hoàn toàn mất liên lạc với YKH, mặc dù có người gặp Đồng Môn vào những năm 1975-1980.

Vài Đồng Môn YKH tác giả ghi nhận đặc biệt.

+Nguyễn văn Thuận YKH1:
Ngay sau khi tốt nghiệp, Đồng Môn Nguyễn văn Thuận được biệt phái về làm việc ở BV Đà Lạt. Được bầu cử làm dân biểu Hạ Viện trong chế độ VNCH II, cho đến khi VC cưỡng chiếm Miền Nam. Đồng Môn hành nghề giải phẫu. Hiện cư ngụ tại Houston- Texas.

+Lê Bá Dũng YKH1:
Chỉ Huy Phó Quân Y Viện Đoàn Mạnh Hoạch, Phan Thiết. Sau khi bị VC đưa đi tù cải tạo, trở về nhà, lại bị Công An địa phương bắt vào tù thêm mấy năm nữa, và khi thả ra lại ngăn cấm không cho hành nghề bác sĩ. Sang Hoa Kỳ qua chương tŕnh HO và hiện cư ngụ tại Houston, Texas.

+Đoàn Yến YKH1:

Được biết, Đồng Môn Đoàn Yến làm Y sĩ Trưởng Ngoại Khoa QYV Nha Trang. Tù cải tạo VC. Vượt biên sang Hoa Kỳ. Hành nghề bác sĩ giải phẫu. Rất tích cực trong các sinh hoạt
chống lại ác đảng VC.

+Bùi Hữu Út YKH2.
Theo sự hiểu biết của người viết, Đồng Môn Bùi Hữu Út là người YKH mang cấp bậc Y sĩ
Thiếu Tá đầu tiên khi Anh làm Tiểu Đoàn Trưởng TĐ1QY của Sư Đoàn 1 Bộ Binh. Sau khi đi cải tạo về gia đ́nh, không hành nghề. Nay cũng đ
ịnh cư tại Houston/Texas.

+Bùi Cao Đệ YKH4:
Đồng Môn Bùi Cao Đệ gia nhập Liên Đoàn Biệt Kích Dù 81. Rời nước ngày 30 tháng 4, 1975. Trở lại hành nghề bác sĩ tại Miền Nam California. Và nay cũng đă về hưu. Được biết Đồng Môn Bùi Cao Đệ thường xuyên đem giọng hát của ḿnh đến làm niềm vui cho những vị cao niên ở trong các trung tâm săn sóc người già.   

 

Bắc Âu, tháng 1.2015.
Mũ Đỏ Tôn-thất Sơn

 Mục Lục 99Độ