Viết Cho Người Bạn Vừa Ra Đi.

 


   Sáng Chủ Nhật ngày 21 Tháng 10, tôi mở e-mail ra và thấy Vĩnh Chánh báo tin không kiểm chứng là Phạm Kỳ Nam đă qua đời. Tôi gọi điện thoại Chánh, xong gọi anh Tôn Thất Hứa ở Đức để kiểm chứng tin tức, sau đó gọi em gái tôi ở Paris nhờ liên lạc với Phương em gái Nam để biết thêm chi tiết về sự ra đi đột ngột của Nam, và đồng thời nhờ mua ṿng hoa phúng điếu. Vợ chồng em tôi nói sẽ đại diện tôi mang ṿng hoa đến nhà quàn để tiễn biệt Nam lần cuối sáng ngày 23 tháng 10. Sau khi sắp đặt mọi chuyện, tôi ngồi lặng đi rất lâu để đầu óc nhớ về PKNam với những kỷ niệm ngày c̣n đi học.

 

    Tôi biết PKNam từ lúc vào Dự Bị Y Khoa năm 1963 tại Đại Học Khoa Học Huế. Lớp có trên 150 người cho nên mặc dù ngồi cùng giảng đường nhưng chẳng bao giờ tiếp xúc. Rồi vào Y Khoa 1, lớp c̣n lại 52 người, cũng ngồi chung lớp nhưng ít nói chuyện v́ chúng tôi khác nhóm. Biến cố Mậu Thân làm thiệt hại trường ốc nặng nề, tinh thần sinh viên dao động, giáo sư Y Khoa chưa trở lại để lên lớp. Thành phố Huế đắm ch́m trong tang tóc thê lương, trường Y Khoa mất đi 3 vị giáo sư cơ hữu nồng cốt người Đức, GS Krainick và vợ, GS Disher và GS Alterkoster. Cả 3 vị bị bọn côn đồ Việt Cọng sát hại. Tinh thần dân Huế nói chung và sinh viên Y Khoa nói riêng xuống thấp. Cá nhân tôi lúc đó đă có lúc băn khoăn lo lắng cho tương lai nếu trường đóng cửa vĩnh viễn. Nhưng không, Y Khoa Huế có người đủ khả năng để giữ trường tiếp tục mở cửa, nhưng trường phải tạm thời dời vào Sài G̣n để không mất niên học.

 

   Sự di chuyển của Đại Học Y Khoa Huế vào Sài G̣n sau biến cố Mậu Thân '68 là một kỳ công mà tôi nghĩ chỉ có GS Khoa Trưởng Bùi Duy Tâm làm được. Ông một ḿnh tả xung hữu đột, nhờ tài ăn nói ngoại giao giỏi và nhờ quen biết người có chức vụ ở đúng chỗ; ông đă đưa toàn bộ Y Khoa Huế vào Sài G̣n.

 

    Các lớp học được tổ chức tại nhiều nơi như Trường Quân Y, Đại Học Vạn Hạnh, Tổng Y Viện Cộng Ḥa, Bệnh Viện Grall, Viện Paster và Đại Học Y Khoa Sài G̣n. Ông BD Tâm không những chỉ dàn xếp cho các lớp học đâu vào đó, mà c̣n t́m nơi tạm trú để đi học cho sinh viên nào không có bà con gia đ́nh ở Sài G̣n. Khi mọi việc ổn định, để nâng cao tinh thần sinh viên, ông tổ chức một cuộc du ngoạn đảo Phú Quư đi bằng đường biển mà ông nhờ tàu Hải Quân VN chuyên chở. (Thế mới biết cái tài ngoại giao của ông giỏi chừng nào, v́ ở thời chiến như bấy giờ, ông vận động như thế nào để đưa được cả đám sinh viên dân sự lên một chiếc tàu hải quân để đi du ngoạn?). Đây là một loại tàu đổ bộ, không có giường nệm hay phương tiện như mấy chiếc tàu đi cruise của Mỹ bây giờ. Rất nhiều sinh viên tham dự trong đó có PK Nam và tôi. Đây là chuyến đi mà sau đó tụi tôi trở thành thân thiết.

 

     Điểm tập trung để xuống tàu là bến Bạch Đằng. Tàu rời bến lúc xế trưa. Từ từ chạy ra khỏi sông Sài G̣n. Mọi người vui vẻ và hớn hở. Một vài người bắt đầu tính chuyện tổ chức văn nghệ trên tàu tối hôm đó. Tôi c̣n nhớ Bùi Cao Đệ nói - "Ê Thái, phải chuẩn bị để tối nay có chương tŕnh văn nghệ đó nghe!". Lúc tàu ra khỏi sông và bắt đầu vào biển Đông, càng xa bờ sóng càng lớn gió càng mạnh, tàu càng lắc nhiều hơn. Nhiều người bắt đầu say sóng, rồi bắt đầu ói mửa. Khi màn đêm phủ xuống th́ mọi người đă thấm mệt. C̣n rất ít người đi lại trên sàn tàu. Lác đác đây đó c̣n vài người nói chuyện. Tôi thấy PK Nam đang tiến về phía tôi và hỏi - " Thái ơi, mày có bị say sóng không?" Tôi trả lời - "Không". Nam kéo tay tôi đi và nói -"Đi kiếm thằng Đệ coi nó có c̣n tổ chức văn nghệ văn gừng ǵ không!". Đệ đang ngồi trong một góc tàu, tụi tôi hỏi - "Sao Đệ, chừng nào bắt đầu chương tŕnh văn nghệ đây?". Đệ trả lời - "Văn nghệ ǵ nữa, anh em say sóng bỏ mẹ rồi c̣n ai mà ca với hát !".  

 

      Sáng hôm sau tàu cập bến đảo Phú Quư. Mọi người vui vẻ lên bờ và bắt đầu ḥa đồng vào sinh hoạt với dân địa phương. Những ngày vui chơi ở đảo Nam và tôi càng thân nhau hơn. H́nh như sau thử thách của cuộc hải hành "vượt sóng", 2 thằng t́m thấy giá trị của nhau.

Phạm Kỳ Nam & Phan Tiên Thái

     Trở lại Sài G̣n chúng tôi bắt đầu gặp mặt thường xuyên hơn. Hồi đó ông chú bà con của tôi mới mua một căn nhà ở đường Sư Vạn Hạnh phía chéo trước mặt chùa Vạn Hạnh; ông hỏi tôi nếu muốn cứ dọn vô ở. Căn nhà 2 tầng để trống. Tôi xin phép ông cho vài người bạn dọn vô ở chung. Thế là PK Nam, Phan Bá Em và tôi, 3 đưà, h́ hục chùi nhà, đánh bóng sàn rồi dọn vào. PB Em ở dưới c̣n Nam và tôi ở trên lầu.
 
   Nam là người hào hoa phong nhă, đẹp trai, ăn nói hay và rất dễ tánh. Tuy là con trai trưởng của một gia đ́nh nề nếp; ông Cụ của Nam là Chánh Nhất Ṭa Thượng Thẩm Miền Trung và Cao Nguyên Trung Phần (tôi nghĩ chức vụ này cũng như Chánh Án Tối Cao Pháp Viện của Mỹ). VNCH lúc đó chỉ có 2 ông Chánh Nhật Thế nhưng Nam rất b́nh dân và ḥa đồng. Nam người thông minh, học rất giỏi nhưng rất ít khi chịu ngồi học lâu ở bàn học. Khoảng hơn tiếng đồng hồ là Nam đă đứng dậy kéo tôi đi. Hai đứa chở xe Honda chạy ṿng ṿng, hoặc đi ăn ḿ, uống nước mía...rồi trở về ngồi vào bàn học lại.  

   

   Có thể nói, thời gian ở nhà buổi tối, tụi tôi tiếp bạn, nhất là bạn gái, nhiều hơn là học. Trước nhà có lề đường khá cao, rất bất tiện cho việc dắt xe Honda lên xuống. Khi có bạn gái đến thăm, PB Em ở dưới lầu thường ra giúp các cô nhấc xe lên để đẩy vào nhà; c̣n khi các cô ra về thường Nam hoặc tôi dắt xe ra và để xuống đường cho các cô. Hàng xóm đa số người nam, không biết tên tụi tôi, họ đặt cho cái tên là ông "dắt xe dô" và ông "dắt xe da".

 

   Từ nhà đi học, tụi tôi thay phiên nhau chở xe đến lớp. Một hôm nọ, trên đường về, gần đến ngă tư rẽ vào đường Sư Vạn Hạnh, cảnh sát chận xét giấy tờ, PB Em có mang theo đầy đủ được cho đi, c̣n Nam và tôi không ai có giấy tờ ǵ trên người, nhất là thẻ sinh viên và giấy hoăn dịch, cả 2 đứa bị đưa về bót cảnh sát Quận 5 tạm giam. Chúng tôi bị nhốt vô một căn pḥng khoảng 12 x 12 m. Trong pḥng có một cái toilet, không có bồn rửa tay. Lúc tụi tôi bị tống vào là khoảng 6 giờ chiều, trong pḥng chỉ có mấy người, nhưng con số này tăng nhanh vùn vụt khi đêm càng về khuya. Đến khoảng 2 giờ sáng th́ pḥng đầy nhóc người. Trời mùa hè nóng nực, pḥng nhỏ chứa nhiều người, không có quạt máy, không khí rất tù túng, cọng với mùi hơi người và mùi toilet nồng nặc rất khó thở, Nam và tôi phải lách ra đứng ngay ở cửa và đưa mặt tựa sát vào song sắt để thở được một chút không khí ngoài pḥng. Đến 8 giờ sáng ngày hôm sau mới được người Cậu của Nam, một Trung Tá ở Tổng Tham Mưu, lănh ra. 
 

      Sau khi trường dọn trở lại Huế, Nam làm nội trú BV Trung Ương, c̣n tôi năm thứ 5 cũng đang thực tâp tại đó, một buổi tối nọ, Giám Đốc BV, BS TK Khoan, mở cửa pḥng trực, bắt quả tang Nam và tôi đem "ghế" về pḥng. Ông nói là sẽ làm báo cáo về trường và cấm tụi tôi trở lại BV. Sáng sớm hôm sau, hai thằng lết đến văn pḥng ông xin lỗi "ríu rít" và hứa sẽ "xin chừa". Mâư cô y tá cứ nh́n tụi tôi chúm chím cười. Thật mắc cỡ hết sức. Sau đó không thấy chuyện ǵ xảy ra. Không biết có phải nhờ tiếng tăm của ông Cụ của Nam hay không. Thật "hú hồn".

 

   Một thời gian Nam làm nội trú BV Toàn Khoa Đà Nẵng, tụi tôi ít gặp nhau hơn nhưng thỉnh thoảng Nam ra Huế chơi, tụi tôi rủ nhau với Đặng Ngọc Hồ, Nguyễn Đăng Tri và một vài người bạn khác đi "ngủ đ̣". Đêm nào cũng đánh bài và ăn nhậu đến 2, 3 giờ sáng. Cũng có khi tôi vào Đà Nẵng chơi với Nam. Tối nào cũng đánh bài, uống rượu tại nhà "bồ" của Nam. Cô này hát rất hay, đă ra Huế hát cho "Đêm Y Khoa" một lần. Anh rễ cô là Thiếu Tá Pilot trực thăng, thỉnh thoảng chở tôi ra lại Huế đáp xuống sân bay Tây Lộc trên đường anh đi làm.

 

   Sau khi ra trường, Nam về Quân Y Viện ở Cần Thơ. Tụi tôi ít gặp nhau cho đến năm 1974, tôi từ QYV Nguyễn Tri Phương ở Huế về Tổng Y Viện Cộng Ḥa học giải phẫu bàn tay, chúng tôi mới có dịp gặp lại nhưng lúc này tôi đă có vợ nên đi đâu cũng có bà đi "kềm".

 

    Sau ngày mất nước tôi chỉ gặp Nam một lần rồi "đường ai nấy đi". Năm 2000, vợ và con trai tôi về VN, trong buổi tiệc tại tiệm ăn của Họa Sỹ Tôn Thất Văn, vợ tôi thích bức họa mấy chiếc đ̣ ở Huế và nghĩ muốn mua về tặng tôi để nhớ những  ngày "ngủ đ̣" thời trẻ, nhưng TT Văn không chịu bán. PK Nam nhà ta gỡ bức tranh xuống khỏi tường và nói với TT Văn - " Mày không biết, bà này là vợ thằng bạn thân nhất đời của tao, bà muốn là phải được".

 

   Năm 2005, Nam qua Mỹ, có ghé lại nhà tôi chơi mấy ngày. Thấy bức họa TT Văn treo trên tường, có chụp tấm h́nh kỷ niệm bên bức họa này (xin xem h́nh đính kèm) để đem về cho TT Văn thấy là tranh của anh được trân quí như thế nào. Đó cũng là lần cuối cùng tôi gặp Nam.

 

   Những người bạn mà một thời tôi chia xẻ vui buồn cứ thưa dần đi. 3 đứa sống chung trong căn nhà ở đường Sư Vạn Hạnh thời c̣n học y khoa, PB Em mất năm 1999, tôi đă viết một bài tiễn biệt; bây giờ PK Nam ra đi, tôi viết lại đây những kỷ niệm mà nếu Nam viết, chắc cũng chẳng khác bao nhiêu v́ đây là những kỷ niệm làm t́nh bạn trở thành vĩnh cửu.

 

   Phan Tiên Thái
   Winston-Salem, NC
   Tháng 11 Năm 2012

 

 

 

<<trang trước            <<trang chủ