VÔ THƯỜNG

 

Những biến động đàn áp Phật Giáo khởi đầu vào năm 63. Lúc ấy tôi cũng vừa tṛn 13 tuổi. Cái tuổi của thắt nơ tóc bím đầy thơ mộng. Cũng chính vào những năm tháng thơ mộng nhất của đời tôi, tôi lại trực nhận rơ rằng cuộc đời quả là khổ, quả là vô thường!

 

  Hue 1957

 

Lần trở về quá khứ của 33 năm về trước…

Một buổi sớm mai, trời chưa sáng hẳn, khoảng chừng bốn giờ sáng, đang ngủ ngon giấc, tôi choàng thức dậy v́ tiếng ồn ào xôn xao trong nhà. Đèn bật sáng. Các anh chị em tôi ai cũng lần lượt nhảy ra khỏi giường, nhốn nháo, ngơ ngác… Chuyện ǵ thế ? Cha mẹ tôi với khuôn mặt lo âu, nhỏ to điều ǵ tôi không nghe rơ. Tiếng đập cửa dồn dập. Người quản gia già hốt hoảng chạy t́m cha tôi: «Thưa ông, có mấy ông công an cảnh sát đ̣i vào nhà!» Cha tôi nói vài câu ǵ rồi th́ người quản gia vội vàng đi mở cửa, mời các ông… kẹ kia vào nhà.

 

Tôi c̣n nhớ rơ, lúc ấy cha tôi đang c̣n mặc bộ quần áo ngủ. Sau khi tiếp chuyện khoảng năm mười phút với họ, cha tôi lên pḥng thay quần áo chỉnh tề, nhắn nhủ đôi lời với mẹ, không nói năng ǵ với chúng tôi, chỉ ngước mắt nh́n chúng tôi rất nhanh rồi đi theo mấy ông công an cảnh sát kia.

 

Anh chị em chúng tôi chỉ đứng lấp ló đằng sau để quan sát. Mẹ tôi th́ theo chân cha tôi cho đến tận cửa. Cha tôi quay lại, tháo đồng hồ đeo tay đưa cho mẹ, lẳng lặng bước ra khỏi nhà, hai ông công an kèm hai bên. Chúng tôi nhao nháo chạy ù ra nơi cửa sổ, ngoái nh́n cha tôi leo lên chiếc xe được che kín hết các cửa sổ, chúng tôi gọi những chiếc xe mà công an dùng để đi bắt người là xe «bít bùng». Chúng tôi dơi mắt nh́n theo cho đến khi chiếc xe khuất dần. Mặt trời cũng bắt đầu ló dạng. Và tim tôi cũng đập từng hồi. Lần đầu tiên trong đời tôi biết thế nào là lo và sợ.

 

Khuôn mặt lạnh lùng của mấy ông công an. Nỗi lo âu trên khuôn mặt của cha, của mẹ. Tất cả mọi h́nh ảnh hằn lên trong trí nhớ. Trước sự việc vừa xảy ra, anh chị em chúng tôi ngơ ngác như nai lạc đàn. Mẹ tôi cố gắng b́nh tĩnh, không nói ǵ nhiều, chỉ khuyên chúng tôi trở về giường ngủ, sáng c̣n phải dậy lo đi học. Chúng tôi ngoan ngoăn nghe lời mẹ, không dám hỏi han ǵ nhiều. Nhưng chắc chắn làm sao mà chúng tôi có thể chớp mắt, tiếp tục ngủ lại được.

 

Sáng hôm đó chúng tôi vẫn đi học b́nh thường như chẳng có chuyện ǵ xảy ra, trong khi đó th́ một biến cố quan trọng vừa xảy đến với chúng tôi, cha chúng tôi vừa mới bị công an bắt đi trên chiếc xe bít bùng! Chúng tôi đến trường với tâm tư nặng trĩu, những câu hỏi dồn dập trong trí óc: cha sẽ bị nhốt ở đâu, có bị tra tấn hành hạ không, sẽ c̣n sống sót hay bị thủ tiêu, có được thả về không, rồi mẹ, mẹ làm sao sống với bầy con mười một đứa?

 

Thế rồi nhiều tháng trời đă trôi qua. Không một tin tức ǵ về cha tôi. Không một ai biết ǵ. Mẹ tôi hoàn toàn không một lần được gặp cha. Không biết ở đâu mà t́m. Đi hỏi chỗ này họ chuyền chỗ kia. Đi chỗ kia họ chuyền chỗ nọ. Cứ thế măi. Đồ ăn, đồ dùng, quần áo, mẹ tôi vẫn gói xách theo nhưng có biết tới tay cha?

 

Mẹ ốm o, gầy g̣ và già hẳn ra. Anh chị em chúng tôi cũng lo ra, lơ là việc học. Ôi cái năm 63 quả là cái năm của hoạn nạn sóng gió! Phật Giáo Việt Nam chịu bao điều khổ hạnh, tang tóc. Những cuộc tự thiêu nối tiếp. Lửa, máu và nước mắt. Những trái tim Bồ Tát vẫn không đủ để xoa dịu nỗi khổ đau của người phật tử thời đó. Mẹ tôi bôn ba chạy ngược chạy xuôi vẫn không một lần gặp được cha. Một ngày trôi đi là một ngày sống trong lo âu, hồi hộp và sợ hăi.

 

Biến động bên trong, biến động bên ngoài càng ngày càng dữ dội. Để trấn an tinh thần, chị thứ ba của chúng tôi, tụ họp chúng tôi mỗi tối để tụng kinh cầu nguyện đức Quán Thế Âm Bồ Tát. Lần đầu tiên trong đời tôi được biết danh hiệu của vị Bồ Tát này và từ đó Ngài không bao giờ rời tôi, hay nói cho đúng phần cung kính th́ tôi chẳng bao giờ rời Ngài. Bởi suốt cả cuộc đời ba ch́m bảy nổi của tôi, nếu không có bàn tay cứu độ của Ngài, chắc tánh mạng tôi cũng tiêu vong từ lâu. Vị Bồ Tát này quả đúng như lời Phật dạy trong kinh điển : «Ngài có nhân duyên rất lớn đối với chúng sinh.»

 

Tôi không c̣n nhớ rơ cha tôi bị cầm tù bao lâu nữa nhưng tôi nhớ rơ h́nh ảnh mẹ tôi lúc bấy giờ. Dù khó khăn, lo âu như thế nào, mẹ vẫn can đảm, b́nh tĩnh để quán xuyến mọi việc. Anh chị em chúng tôi vẫn sống b́nh thường không hề thiếu thốn, việc học không bị gián đoạn, trừ những ngày có biểu t́nh lớn, những vụ xuống đường, tự thiêu, những ngày không có an ninh.

 

Có lẽ lúc bấy giờ, dù c̣n bé, không hiểu nhiều, nhưng nhịp tim của chúng tôi cũng đập theo phong trào tranh đấu Phật Giáo và cũng hiểu được lư do của sự bắt bớ cha tôi, nên tinh thần của mẹ và của anh chị em chúng tôi đều vững vàng. Bởi cùng hướng về một mục đích lớn lao và cao cả, chúng tôi đều cảm tưởng như có một sức mạnh vô h́nh nào đó đă nâng chúng tôi lên và sẽ che chở chúng tôi để vượt qua mọi khó khăn, đau khổ.

 

Thế rồi mọi khó khăn đau khổ cũng được đền bù. Gia đ́nh họ Ngô bị ám sát. Chế độ nhà Ngô bị lật đổ. Chỉ ít ngày sau đó th́ cha tôi cũng được ra tù.

 

Khi cha tôi vừa bước chân về tới nhà th́ người ở đâu mà ùn ùn xông đến đầy nghẹt cả sân. Nào bà con, hàng xóm, láng giềng, nào cả bệnh nhân, thân chủ của cha tôi, nào cả những bác đạp xích lô, chị bán bánh bèo, mụ bán chè, o bán bún! Những bàn tay nắm chặt, những nụ cười, những giọt nước mắt chan ḥa t́nh nghĩa. Tôi không ngờ cha tôi được mọi người thương quí đến mức đó. Tôi cũng thấy mắt ḿnh mờ đi v́ lệ, nửa sung sướng, nửa hănh diện làm sao!

 

Sau khi đă trải qua những khổ riêng cũng như Pháp nạn chung, lúc bấy giờ gia đ́nh chúng tôi lại sum họp. Những ngày u tối, vợ không chồng, cha không con đă chấm dứt. Ánh sánh hạnh phúc đă trở lại soi sáng căn nhà ấm cúng. Bầy con đông đúc bao quanh hai bậc cha mẹ thật khả kính. Chẳng trách về sau, tôi lập gia đ́nh cũng chỉ mơ tưởng lập lại h́nh ảnh một gia đ́nh đông con vui nhộn, cha mẹ yêu thương, hiền ḥa, gương mẫu!

 

Cũng từ biến cố Phật Giáo này mà sẽ tiếp diễn những đổi thay lớn trong đời cha tôi và của cả chúng tôi.

 

Khi tướng Dương Văn Minh lên nắm chính quyền th́ cha tôi được mời ra tham chính. Là đấng trượng phu quân tử, luôn thao thức với con người và đất nước, làm sao mà cha tôi có thể từ chối trách nhiệm phải gánh vác vận nước khi cần. Nhưng vận nước thời bấy giờ th́ lao đao và bấp bênh như thuyền không người lái giữa đại dương bát ngát!

 

Cha tôi ra tham gia chính trường được một năm th́ tướng Nguyễn Cao Kỳ lên nắm chính quyền. Ông Kỳ chắc lo ngại ảnh hưởng của cha tôi, không lợi cho ông ta hay v́ những xuyên tạc không đúng sự thực về cha tôi nên đă bắt cha tôi cầm tù. Thế là chúng tôi lại một lần nữa lo âu khổ sở, nhưng lần này th́ nhanh hơn lần bị cầm tù thời Đàn áp Phật giáo. Cha tôi được thả tự do ở Sài g̣n. Mất hết tất cả chức vị. Sự nghiệp hầu như tiêu tan. Cũng chỉ v́ lao theo vận nước.

 

Sau vụ bắt bớ này th́ cha tôi định cư ở Sài g̣n, không trở về Huế nữa, nơi mà cha tôi đă tạo dựng sự nghiệp và tên tuổi, từ Giám đốc Bệnh Viện Trung Ương Huế cho đến Giám đốc Trường Cán Sự Điều Dưỡng, đào tạo các cán sự y tế, Khoa trưởng Đại Học Y Khoa Huế-vị khoa trưởng đầu tiên. Pḥng mạch của cha tôi lúc nào cũng đông nghẹt bệnh nhân, mỗi ngày cha tôi chỉ có biết làm việc, từ sáng sớm đến chiều tối. Cha tôi tính t́nh lúc nào cũng vui vẻ, giản dị nên được mọi người yêu quí. Cha tôi lại cũng rất thích đá banh nên đă lập ra đội cầu thủ «Ngôi Sao Y Tế», nhờ đó hồi nhỏ anh chị em chúng tôi cũng thường được xem đá banh. Ngoài ra cha tôi c̣n là chủ nhiệm tờ báo «Lành Mạnh» v́ ông vốn cũng rất thích văn chương thơ phú, ngoài những bài vở liên quan đến y học, thường vẫn có nhưng trang thơ, văn của nhiều thi sĩ thời đó mà tôi c̣n nhớ tên như Quách Tấn, Trụ Vũ…Tôi luôn là độc giả tí hon, trung thành với báo Lành Mạnh, mục ǵ tôi cũng «ngấu nghiến, nghiền ngẫm » không bỏ sót dù chẳng hiểu hết. Tuy làm việc rất nhiều nhưng cha tôi cũng thích chơi đùa với con cái, ông thường hay đặt một đề tài ǵ đó và biểu anh chị em chúng tôi hoặc làm thơ, hoặc viết văn và ông sung sướng đọc rồi cười thích thú. Vào dịp sinh nhật của một thành viên nào trong gia đ́nh th́ anh chị em chúng tôi thường làm một buổi văn nghệ, có sân khấu hẳn ḥi trong nhà, đứa hát, đứa múa, đứa đóng kịch, đứa làm hề, đứa đàn piano… và cha mẹ tôi luôn luôn tham dự một cách trịnh trọng.

 

Mẹ tôi có phẩm chất của một phu nhân mà tôi nghĩ người đàn ông nào muốn có sự nghiệp đều ao ước, đầy đủ công dung ngôn hạnh, đảm đang quán xuyến gia đ́nh, lại xinh đẹp và có tài, biết chơi đàn, cốt cách thanh lịch, thông minh, nói được cả tiếng Pháp và tiếng Anh. Không những thế mẹ tôi lại c̣n sát cánh với cha tôi. Khi cha tôi soạn thảo cuốn Danh Từ Y Học th́ mẹ tôi cũng bên cạnh, dù chỉ là sắp xếp giấy tờ, tài liệu cho đâu vào đó, gọn gàng, dễ t́m dễ thấy, điều đó cũng lợi cho cha nhiều lắm, không mất th́ giờ vào những chuyện lặt vặt.

 

Nhưng làm ǵ có một hạnh phúc hoàn hảo và thường c̣n trên cơi đời này nhỉ!

 

Thế là vào năm 65, gia đ́nh tôi định cư ở Sài g̣n. Mất hết tất cả sự nghiệp đă gầy dựng hơn bốn mươi năm ở Huế, cha tôi mở pḥng mạch, làm lại cuộc đời từ số không, như một bác sĩ mới hành nghề. Nhưng rồi cha tôi cũng trở lại địa vị xứng đáng với tài năng và đức độ của ḿnh. Cha tôi đảm nhận điều hành bệnh viện Sùng Chính ở Sàig̣n, cuộc sống được b́nh thường hóa thêm mười năm th́ một biến cố khác của đất nước lại xảy đến, thêm một lần nữa cuộc đời cha tôi cũng chao đảo theo.

 

Biến cố năm 75 dồn dập đến thật bất ngờ, không ai chờ đợi, không ai mong muốn cả. Đúng là biển dâu. Mọi sự xoay chiều đổi hướng, xă hội đảo lộn, vật đổi sao dời, giàu thành nghèo, nghèo bỗng hóa giàu, tự dưng đâu mà có nhà có cửa có đất có đai, bỗng chốc đâu mà mất hết của cải và cả người thân, người mất mát, người được hết, người được làm, người không được làm ǵ hết, người được quyền, người bị tước quyền, người được học, người không được cho học, người dốt th́ dạy lại người giỏi… Bao nhiêu điều trớ trêu ngang trái, nói không kể xiết.

 

Tôi không là nạn nhân của cuộc biển dâu, cũng chẳng chứng kiến ǵ v́ tôi đă ở một phương trời khác xa xôi, tôi chỉ được nghe, thuật lại từ người thân quen chung quanh tôi nhưng cũng đau ḷng lắm thay!

 

Năm 78 cha tôi vĩnh viễn ra đi, lúc chỉ mới 63 tuổi. Có lẽ người cũng quá mỏi mệt với những biến cố dồn dập của đời ḿnh. Chỉ trong ṿng vài năm ngắn ngủi mà một màu tang tóc phủ xuống gia đ́nh tôi, bà nội, ông ngoại, bà ngoại tôi cũng lần lượt ra đi.

Tôi không thể ngờ được lần từ giă ông bà cha mẹ để lên đường du học lại là lần đă nói lời vĩnh biệt, lần cuối cùng c̣n thấy nhau. Tôi chẳng bao giờ c̣n dịp gặp lại được những người thân quí nhất đời tôi.

 

Ôi vô thường là vô thường!

 

  SaiGon 1967

 

Riêng tôi, năm 65, khi gia đ́nh đă dọn vào Sài g̣n, tôi c̣n nấn ná xin ở lại Huế học cho hết trung học, ở nội trú bà xơ Jeanne D’Arc, sau khi đậu brevet th́ phải nhảy qua học chương tŕnh Việt, v́ ở bà xơ không có lớp cao hơn theo chương tŕnh Pháp. Vậy là tôi nhảy qua học liền tú tài phần một, đậu xong là vào Sài g̣n, cha mẹ tôi không muốn tôi nấn ná thêm, quả đúng, tôi đă rời Huế kịp thời tránh được Mậu Thân thảm khốc. Biến cố này đă gây một vết thương quá ư nặng nề cho Huế, một vết thương mà vết sẹo không bao giờ lành. Nhưng thử hỏi có vết sẹo nào mà có thể lành lặn?

 

Huế của tôi hiền ḥa mà Huế của tôi cũng quá ư dữ dội!

 

Thôi th́ hăy nói những ǵ hiền ḥa trước. Nhắc đến Huế cũng là nhắc đến quăng đời thơ mộng nhất của tôi, tuy rằng Paris với tôi cũng thơ mộng không kém. Nếu phải có sự lựa chọn giữa Huế và Paris th́ có lẽ trái tim tôi phải xẻ làm hai. Biết bao thi nhân, văn nghệ sĩ đă rung động v́ Huế, cũng như Paris. Nhưng thôi, hăy chỉ nói về Huế ở đây. Paris sẽ đề cập đến vào một dịp khác. Xin hứa với bạn đọc như thế nhé.

 

Huế có vẻ đẹp thầm lặng mà khó t́m thấy ở các nơi khác. Sinh trưởng và lớn lên ở Huế suốt 17 năm trời, với những trận mưa dai dẳng, những trưa hè gay gắt, những đêm đông lạnh buốt, ḍng Hương trong xanh êm đềm hay gợn đục ngầu vàng của mùa băo lụt, tất cả những sương khí hồn thiêng của Huế như đă ngấm vào xương vào máu vào óc năo. Làm sao quên được con đường đi vào Thành Nội, cổng Tam Quan, trường Quốc Gia Âm Nhạc, nơi đă nuôi dưỡng tôi với ḍng nhạc ướt át t́nh cảm, ngôi trường Jeanne d’Arc ấm cúng như một mái gia đ́nh, những chiều nội trú lặng lẽ đă ấp ủ biết bao vần thơ muôn điệu, hồ Tịnh Tâm với những búp sen hiền lành gợi bóng từ bi, cầu Tràng Tiền biết bao lần nối nhịp cho bước chân tôi đi qua và lớn lên thành cô thiếu nữ đầy ấp mộng mơ, biết bao bóng dáng thân yêu đă đi đă về đă khuất bóng bên ḍng đời luân lưu, những cung điện, lăng tẩm c̣n hằn lên những ǵ bí ẩn, uẩn khuất nhất của lịch sử Việt Nam và cả cuộc đời, bao nhiêu triều đại vua chúa đă đi qua, những nỗi niềm trắc ẩn của cung phi mỹ nữ dường như vẫn c̣n nặng trĩu, những điệu Nam B́nh, Nam Ai nghe mà năo ḷng đứt ruột.

 

Biết bao là h́nh ảnh, là âm thanh gợi nhớ những tháng năm dữ dội đầy sóng gió. Những cuộc biểu t́nh, xuống đường, hô hào đấu tranh, tuyệt thực, tự thiêu, những chiếc bàn thờ trên đường phố, những vụ bắt bớ, đêm khuya hoảng hốt, sợ hăi, lo âu, những đợt pháo kích, người tan xác, nhà cửa tường xiêu vách đổ, khói lửa thiêu cháy, cái h́nh ảnh ghê rợn của một Ngô Đ́nh Cẩn bị xử bắn, những vết tích của bạo động, giết chóc, chiến tranh, khổ đau, nghèo đói đều hiện diện nơi Huế thâm trầm tĩnh lặng.

 

Ôi Huế mộng, Huế thơ và Huế tàn bạo! Những oan hồn Mậu Thân vẫn c̣n vất vưởng lang thang đâu đó. Huế cô hồn và Huế ma quái! Huế linh thiêng và Huế siêu việt với những ngôi chùa Thiên Mụ, Thuyền Tôn, Bảo Quốc, Quốc Ân, Từ Hiếu, Diệu Đế… hay những nhà thờ trang nghiêm, nhà thờ Ḍng Chúa Cứu Thế, nhà thờ Phanxicô, nhà thờ Phủ Cam, nhà thờ Kim Long…Tất cả đều cưu mang hồn của Huế, của người con Huế.

 

Khi tôi rời xa Huế là gần như măi măi rời xa Huế. Phải bốn mươi năm sau tôi mới trở lại. Tất cả chỉ là hoài niệm. Không thể t́m đâu ra Huế của một thời xa xưa. Tôi chợt hiểu chân lư: quê hương chỉ tồn tại trong tim ta. Thời gian và Vô thường đă cướp mất tất cả rồi. Đă cuốn theo muôn chiều gió, đă lùa ra tận biển cả, đă nhận ch́m vào đáy sâu.

 

Nếu không vẽ một mảnh đất quê hương trên bản đồ của con tim th́ cho dù có đi măi đi hoài cũng không thể nào t́m ra quê hương v́ quê hương là Vô Thường. Đất đai là thế. Nương dâu thành biển, biển thành nương dâu. Vận nước là thế, các triều đại nối tiếp, đổi thay lên xuống như nước thủy triều. Vua chúa, quan dân ǵ cũng thế, hôm nay c̣n thấy, ngày mai không c̣n. Gia đ́nh, người thân, bạn bè cũng thế, hôm nay sum họp, ngày mai ly tán…

 

Những ǵ giữ lại trong tim, trong Tâm th́ c̣n. Đừng đi t́m đâu nữa cả. Để rồi chỉ lại thấy bóng dáng của Vô thường luôn luôn chực sẵn. Một khi nó ló mặt ra th́ mọi sự hầu như đă trễ tràng. Chỉ c̣n biết nói lời ly biệt!

 

Ôi Vô Thường! Ta thật sự chán ghét mi!

 

 

                                                       

LêKhắcThanhHoài

Paris

 

 

 

Mục Lục 99Độ