Vấn
đề nối lại bang giao giữa 2 nước
cựu thù VN CS và Hoa Kỳ vào tháng 8, 1995, không thể nào
đơn giản - nhất là trong những năm gần
sau đó.
Xin mời quư Anh Chị Em đọc bài "Chuyện
Đời Thường Của Một Sĩ Quan Hàng
Hải Thương Thuyền Hoa Kỳ Gốc Huệ - From
Washington to Cam Ranh, để hiểu rơ thêm tính cách vô cùng quan
trọng của sự việc mà một đồng môn
chúng ta đă chứng kiến và thực hiện tốt công
việc được giao phó.
Xin nhắc lại cùng quư ACE, bạn Hồ Ngọc Ánh, YKH #
17, và là tác giả của bài viết nói trên, vốn là
đồng môn rất nhiệt t́nh, đầy tâm huyết,
nằm trong nhóm "ăn cơm nhà vác ngà voi", từng
sinh hoạt và chung sức giúp BBT Hội thành lập
mạng lưới YKHHN, ngay cả tự xuất tiền
riêng của ḿnh trả chi phí thuê mạng lưới trong 2
năm liền trước khi vợ chồng anh rời Hoa
Kỳ sang Singapore làm việc cho chính phủ Liên Bang Hoa
Kỳ.
Hội YKHHN nói chung và BBT nói riêng rất vui mừng có
lại anh chị Hồ Ngọc Ánh & Bích Ngọc từ
Singapore trở về lại nước Mỹ sau 15 năm
tạm vắng mặt vắng tiếng trên diễn đàn
cũng như trên mạng. Anh chị đă rất hào phóng
"ra mắt" với trên 40 anh chị em trong một
tiệc chiêu đăi vô cùng ấm cúng và thân ái trong ngày 14 tháng
9 vừa qua.
Để chia sẻ công việc bạn Ánh từng thực
hiện cho Hội, BBT mời quư vị đọc
lại bài "10 Năm Lên Đồi Xuống Núi Với YK
Huế Hải Ngoại Dot Com" trong Link kế tiếp và
đồng thời xem những tấm h́nh tiệc trong ngày
14 tháng 9 năm 2024.
BBT mong bạn Hồ Ngọc Ánh tiếp tục "tâm
sự" trong Mục 99 Độ.
Câu chuyện cuối tuần:
Từ vịnh Everett, đến g̣ Ô Môi và cảng Cam Ranh.
Cả tuần nay tôi làm việc ở căn cứ Hải quân Hoa Kỳ nằm ở thành phố Everett, tiểu bang Washington. Thành phố nhỏ, hiền ḥa, cây xanh và cao nhiều, nằm cạnh biển với nhiều ḥn đảo nhỏ, xa xa hơn chút là núi với tuyết c̣n phủ trắng xóa hơn một nữa núi. Thành phố và căn cứ hải quân ở đây cho ḿnh một cảm giác an b́nh, nhẹ nhàng, khác với cái cảm giác lúc ḿnh đang ở những thành phố lớn khác vốn đông đúc, chật chội, kẹt xe.... Tôi tự nghĩ, nếu ngày xưa đến Mỹ, v́ một cơ duyên nào đó mà tôi đến tiểu bang Washington và định cư ở đây trước, th́ có lẽ tôi không nghĩ đến chuyện đi đâu nữa, v́ Washington có núi, có rừng, có cây cao bóng mát, có biển, đảo, sông, hồ... Quá đẹp và yên b́nh cái tiểu bang mệnh danh “Ever Green” - Xanh Muôn Đời - này. Có người than phiền tiểu bang này mưa nhiều, nhưng đó lại là cái chuyện khác.
Căn cứ Hải quân Hoa Kỳ ở thành phố Everett, tiểu bang Washington.
Chiếc tàu tôi đang chịu trách nhiệm sửa chữa là chiếc USNS GRASP (T-ARS 51), đây là tàu thuộc ḍng Diving and Salvage Ship. Tàu nhỏ, nhưng rất mạnh, dùng để kéo những chiến hạm khác; ví dụ, tàu thường kéo những chiến hạm cũ, nay đă không c̣n sử dụng nữa (de-commissioned) ra ngoài khơi, chỗ hải quân Hoa Kỳ và đồng minh tập trận để làm mục tiêu cho các chiến hạm khác bắn (1), hoặc tàu đi trục những máy bay đă bị rớt trên biển trong đệ nhất và đệ nhị thế chiến, hoặc trong những lần bị tai nạn máy bay quân sự rớt xuống biển trong thời gian gần đây. Cũng thuộc ḍng tàu Salvage Ship này, là chiếc USNS SAFEGUARD (T-ARS 50). Hai chiếc này được đóng ở cùng một công xưởng đóng tàu ở Wisconsin, giống nhau như đúc v́ được đóng dựa theo một thiết kế. V́ sao từ chiếc USNS GRASP, tôi lại nói đến chiếc USNS SAFEGUARD này hôm nay?
Mấy ngày nay, lúc rảnh rỗi, tôi ra boong tàu ngồi nh́n mây nước. Ḷng thấy có cái ǵ thân quen quanh ḿnh. Lúc đầu, cứ ngỡ là tại cái thành phố biển dễ thương này làm ḿnh thấy an b́nh, giống cảng Sriracha, Thái Lan, hay vịnh Subic ở Philippines? Nhưng không, cái cảm giác sao sao ấy. Cho đến sáng hôm nay, khi ngồi trên cái tời (capstan) nhâm nhi ly café, nh́n công nhân làm việc, tôi mới nhớ. Nhớ, cũng trên cái tời tương tự như thế này, tôi ngồi trên chiếc USNS SAFEGUARD, cũng ly café trong tay, ngồi nh́n lục b́nh trôi trên sông Sài G̣n, nh́n bóng cây cầu Phú Mỹ đang cắt ngang bầu trời xanh trên đầu, khi trong ḷng ngổn ngang những cảm giác, suy tư như một đống bùi nhùi, không đâu ra đâu... Đó là lúc tôi đưa chiếc USNS SAFEGUARD về sửa ở Saigon Shipmarin, nằm gần g̣ Ô Môi, quận 7, Sài G̣n vào tháng Chín năm 2009.
USNS SAFEGUARD là chiếc tàu Hải quân Hoa Kỳ đầu tiên về sửa ở Việt Nam kể từ khi quân đội Hoa Kỳ rút ra khỏi Việt Nam năm ngày 29 tháng 3 năm 1973.
Đó cũng là lần duy nhất tàu của Hải quân Hoa Kỳ về sửa ở Saigon Shipmarin, v́ để đưa tàu vào đây, tàu phải đi vào từ cửa sông Sài G̣n, độ sâu của sông Sài G̣n chỉ khoảng bốn đến năm mét, nên chiếc SAFEGUARD tuy thuộc loại nhỏ, cũng phải chờ cho giờ thủy triều lên mới vào được cho an toàn. Những lần sửa sau đó, đều xảy ra ở Cam Ranh, v́ độ sâu của vịnh lên tới mười ba mét, đủ cho các tàu dầu (T-AO) và tàu tiếp vận (T-AKE) vào được.
Tời (capstan) nơi có người ngồi bên ni mà nhớ bên tê...
Chiếc thứ nh́ về sửa ở Việt Nam, là chiếc tàu tiếp vận USNS RICHARD E. BYRD (T-AKE 4), gây rất nhiều sóng gió và nhức đầu cho tôi. Thoạt đầu, Bộ Quốc pḥng Việt Nam cho phép tàu về sửa trong vịnh Cam Ranh, v́ cơ sở của Cam Ranh Shipyard nằm ở đây. Nhưng hai tuần trước khi tàu về, Cam Ranh Shipyard gởi e-mail cho chúng tôi hay là Bộ Quốc Pḥng Việt Nam đổi ư, không cho phép tàu vào đây, với lư do là Bộ Tư lệnh Hải quân Vùng 4 của Việt Nam cũng nằm trong vịnh này, tức căn cứ cũ của Hải quân Hoa Kỳ thời c̣n chiến tranh. Thay vào đó, tàu được phép vào vịnh Vân Phong để sửa chữa ở đó. Cam Ranh Shipyard nói riêng cho tôi hay, đó là lệnh của Tướng Nguyễn Chí Vịnh, lúc đó đương là Thứ trưởng Bộ Quốc pḥng.
Một buổi sáng đầu tháng Tám, 2011, sếp của tôi - LCDR Michael Little – cho hay: “Tôi sắp đi họp với bà phó Đề đốc đây (RDML Nora Tyson (2), cuộc họp này bao gồm mấy Đô đốc ở Bộ Tư lệnh Hạm đội 7 ở Yukoshuka, Nhật Bản và cũng như ở Bộ Tư lệnh Liên quân Thái B́nh Dương ở Hawai nữa. Ánh có điều ǵ muốn nói để tôi đệ tŕnh lên trên?”
Nhận thấy chuyển địa điểm tàu từ Cam Ranh về vịnh Vân Phong quá xa, không tiện cho việc sửa chữa tàu, vốn phụ thuộc vào vật liệu, cơ sở, máy móc, dụng cụ. Bên cạnh đó, thời gian sửa chữa này đi qua thời gian tết, mà ai cũng biết, Việt Nam đóng cửa hết trong thời gian mười ngày đó, nên sẽ rất khó khăn. Có công nhân nào muốn đi làm việc trong mấy ngày tết? Lại phải ở đó qua đêm v́ Vân Phong rất xa Nha Trang, Cam Ranh, không thể sáng đi chiều về được.
Tôi nói, như hai lư do nêu trên – “sửa chữa tàu không hiệu quả khi tàu ở xa công xưởng như thế này, và thứ hai là sửa tàu trong thời gian tết, nên tôi xin việc sửa tàu lần này hoăn lại cho đến lúc ḿnh đạt được thỏa thuận với Việt Nam để sửa tàu ngay trong vịnh Cam Ranh và tránh thời gian tết”. Đến trưa, Michael trở về sau buổi họp, mặt dài như mặt ngựa: “Tôi đă tŕnh bày điều Ánh nói, các sếp đều hiểu, nhưng đây là lời của Đô đốc Tư lệnh Hạm đội 7, như sau: “Chúng tôi biết được sự khó khăn cho Port Engineer và những ai liên quan đến chuyện sửa chữa lần này, nhưng nếu tŕ hoăn lần này, chúng ta có khả năng đánh mất đi một cơ hội (3), và ḿnh không muốn mất cái cơ hội này.” Michael có chuyển cho tôi cái e-mail với nội dung đó qua tin nhắn, nhưng v́ đổi phone nhiều lần nên mất. Uổng. V́ cái e-mail đó đánh dấu một cái mốc lịch sử trong mối quan hệ giữa hai nước trong thời gian này.
USNS GRASP (T-ARS 51) at Naval Station Everett, Washington và cánh chim biển hiền lành...
Và như thế, như đă nói trên, chiếc tàu thứ hai về sửa ở Việt Nam là chiếc USNS RICHARD E. BYRD ở vịnh Vân Phong (4). Khó khăn lắm cho tất cả mọi người. Lần đầu tiên Cam Ranh Shipyard thấy một chiếc tàu của Hải quân Mỹ, nên khâu chuẩn bị gặp nhiều trở ngại, khó khăn, lại trở ngại ngôn ngữ, hoặc tàu cập bến làm đúng thủ tục rồi mà Công An Nha Trang không cấp giấy phép cho thủy thủ đoàn xuống bến, Công An Biên Pḥng làm khó dễ thủy thủ đoàn ở cảng ... trăm dâu đổ đầu tằm, tôi mệt vô cùng tận. Ở vịnh Vân Phong lần này, ông sếp VINASHIN Phạm Thanh B́nh có vào. Cam Ranh Shipyard mời ông B́nh, thuyền trưởng John Omestead và tôi đi ăn trưa ở một tiệm ăn ngay bờ biển, có chụp tấm h́nh chung cả nhóm làm kỷ niệm. Trong lần ăn trưa đó, tôi có nghe ông Sỹ, Giám đốc Xưởng Đóng và Sửa chữa tàu Cam Ranh nói như sau: “Anh ơi (tức ông B́nh), nếu Bộ Quốc pḥng không cho phép tàu vào sửa ở vịnh Cam Ranh, th́ căng đấy, v́ vịnh Vân Phong này quá xa cơ sở sửa chữa ở Cam Ranh”. Ông B́nh trả lời như thế này: “Mấy cậu cứ chọn một chỗ nào không nằm trong vịnh Cam Ranh nhưng gần đó để lập công xưởng, chọn xong rồi cho tôi biết, tôi sẽ xin ông Dũng (đương kim Thủ tướng) cho.” Đó, đất đai của đất nước, của toàn dân mà mấy “ổng” nói như đất đai của riêng mấy “ổng”, muốn làm ǵ th́ làm. Rất tiếc, tôi không thâu được câu nói đó, v́ đó cũng là câu nói lịch sử của một ông quan Cộng sản cao cấp! (5)
Lần sửa tàu ở vịnh Vân Phong đó là một thử nghiệm cho cả hai bên. Phía Việt Nam được tiếp cận với tàu và biết cụ thể những ǵ tàu cần cho những lần sau. Phía Mỹ th́ cũng biết thêm khả năng của Cam Ranh Shipyard, biết để “mớm” những ǵ họ có thể làm được mà thôi. V́ thực tế, khả năng sửa chữa của hai shipyards (Saigon Shipmarin và Cam Ranh Shipyard) rất yếu kém.
USNS RICHARD E. BYRD (T-AKE 4)
Về phương diện ngoại giao, đây là một bước tiến quan trọng, nó như một khâu trong cái dây xích ngoại giao, khâu này kéo khâu kia, móc này kéo móc nọ, kéo từ từ... Trong thời gian này, Bộ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ là bà Hillary Clinton, tôi được cho biết là Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ theo dơi rất chặt chẽ chuyện đưa tàu của Hải quân Hoa Kỳ về sửa ở Việt Nam, v́ nó cũng nằm trong chiến lược ngoại giao không những của Bộ Quốc pḥng mà c̣n là của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ nữa.
Về sau này, như mọi người biết, có chiến hạm của Mỹ ghé thăm Việt Nam với lính Thủy quân Lục chiến lên bờ đi chơi, hay Hàng không Mẫu hạm ghé vào Đà Nẵng... đó là những bước đi tiếp theo mà ngay từ thời đó, họ đă tính trước. Tùy viên Quân sự của Mỹ ở Hà Nội nói riêng cho tôi hay là một ông tướng TQLC Mỹ qua thăm lính bảo vệ Ṭa Đại sứ Hoa Kỳ ở Hà Nội nhân dịp ngày ngày thành lập binh chủng này, đă được thu xếp đi Hải Pḥng thăm ông tướng Tư lệnh Hải quân Việt Nam, qua cuộc gặp gỡ này, ông tướng Mỹ đánh tiếng về việc chiến hạm của Mỹ với lính TQLC có thể ghé Việt Nam trong tương lai... Có những cú bắt tay ngầm như thế, mà cả mấy năm sau, có khi cả chục năm sau mới thành hiện thực (6).
Chuyến sửa tàu lần thứ bảy ở Việt Nam cũng là chiếc USNS RICHARD E. BYRD này, ở vịnh Cam Ranh với Cam Ranh Shipyard. Đó là lần ông cựu Giám đốc CIA, đương kim Bộ trưởng Quốc pḥng Hoa Kỳ Leon Panetta từ Singapore bay qua Hà Nội để họp với ông Bộ trưởng Bộ Quốc pḥng Việt Nam, Đại tướng Phùng Quang Thanh (7), đă “luôn tiện” dừng lại Nha Trang để lên tàu thăm thủy đoàn ở vịnh Cam Ranh. Ông có cuộc họp báo ngay trên boong tàu với những lời tuyên bố về vấn đề biển Đông vốn rất nhạy cảm và thái độ cứng rắn của Hoa Kỳ. Trong dịp này ông có cho tôi một “Command Coin”, có bắt tay chụp h́nh và tỏ lời khen ngợi với nụ cười rất hiền.
Bộ trưởng Quốc pḥng Hoa Kỳ và Military Sealift Command’s Port Engineer trên chiếc tàu hải vận RICHARD E. BYRD ở cảng Cam Ranh
Về chuyến lên tàu thăm thủy thủ đoàn trên tàu BYRD của ông Leon Panetta, tôi có viết một bài kể lại những câu chuyện bên lề, thật và vui. Bài được đăng trong Tập san Y Khoa Huế Hải ngoại năm 2017, hiện vẫn nằm trên mạng YKHHN. Xin “cờ-lích” vào cái link này nếu muốn đọc.
http://www.ykhoahuehaingoai.com/DacSan2017/57.BoTruongLeonPanettaGheThamCamRanh_HNAnh.pdf
Định viết vài hàng kể lại chuyện ở bên ni mà nhớ bên tê, ngồi trên tời tàu GRASP ở căn cứ Hải quân Everett, Washingtoon mà lại nhớ đến chiếc SAFEGUARD ở g̣ Ô Môi, Sài G̣n năm xưa mà cuối cùng lại đâm sầm sầm về vịnh Cam Ranh.
Nguyên Hân HNA
Tháng Sáu 2024
Notes:
1. USNS GRASP (T-ARS 51) được dùng để kéo hai chiến hạm cũ Ex-USS TARAWA và Ex-USS DUBUQUE đến chỗ RIMPAC tập trận trong tháng Bảy năm 2024 này, sau khi được sửa chửa xong ở căn cứ Hải quân Everett, Washington như đă được đề cập trong bài viết. Hai chiến hạm cũ này được sử dụng như mục tiêu và bị bắn ch́m trong cuộc tập trận RIMPAC 2024. Xin coi thêm qua hai links dưới đây:
b. https://www.dvidshub.net/image/8538324/usns-grasp-conducts-target-towing-support-rimpac-2024
2. Bà Nora Tyson là phó Đề đốc nữ đầu tiên đảm nhiệm chức vụ Chỉ huy Trưởng Task Force 73, (COMLOGWESTPAC) là Tổng cục Hải vận của Hạm đội 7. Tuy Hạm đội 7 có căn cứ nằm ở Yokosuka, Japan, nhưng Task Force 73 có Bộ chỉ huy nằm ở Singapore. Bà lên chức phó Đô đốc (tướng ba sao) sau khi rời Singapore và là người phụ nữ đầu tiên làm Chỉ huy Trưởng Hạm đội 3 (3rd Fleet) nằm ở San Diego, chịu trách nhiệm từ vùng Antarctica đến Arctic Circle và từ vùng Bờ Tây duyên hải Hoa Kỳ cho đến Ấn Độ Dương, hơn 100 triệu dặm vuông, gần bằng một nữa diện tích trái đất. Phó Đô đốc Tyson về hưu nằm 2017 sau 38 năm phục vụ quân ngũ.
3. Chú thích của người viết: Cơ hội đưa tàu vào sửa chữa ở Việt Nam để qua đó nâng cấp hợp tác với Việt Nam.
4. USNS Richard E. Byrd Completes First U.S. Navy Ship Visit to Vietnam Port in 38 Years.
b. https://www.msc.usff.navy.mil/Press-Room/Photo-Gallery/igphoto/2002484483/
c. https://www.cpf.navy.mil/Newsroom/News/Article/2755284/msc-ship-completes-first-us-navy-ship-visit-to-vietnam-port-in-38-years/
5. Ông Phạm Thanh B́nh, Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam (VINASHIN) – được mệnh danh là “quả đấm thép” trong thời gian đó. Về sau bị tù hai mươi năm v́ tội để VINASHIN phá sản, lỗ hơn bốn tỉ dollars.
6. Nói thêm chút ở đây cho rơ, là lính bảo vệ tất cả Ṭa Đại sứ Hoa Kỳ trên toàn thế giới đều là lính Thủy quân Lục chiến, đó là một truyền thống có từ lâu đời. Hằng năm đến ngày sinh nhật của binh chủng này, các ông tướng TQLC Mỹ chia phiên để bay ra tất cả những nơi nào có lính TQLC đang đồn trú để ăn mừng ngày sinh nhật với lính, cho dù đó chỉ là nhóm lính nhỏ bảo vệ Toà Đại sứ. Đó cũng là một truyền thống khác của TQLC Hoa Kỳ.
7. Đại tướng Phùng Quang Thanh, Bộ trưởng Quốc pḥng trong thời gian đó. Ông bị miễn nhiễm chức vụ Bộ trưởng năm 2016 và qua đời năm 2021, để lại cho đời một câu nói bất hủ như sau: “Tôi thấy lo lắng lắm, không biết tuyên truyền thế nào, chứ từ trẻ con đến người già có xu thế ghét Trung Quốc, ai nói tích cực cho Trung Quốc là ngại. Tôi cho rằng cái đó nguy hiểm cho dân tộc.”
*Link: Mười Năm Lên Đồi Xuống Núi.
http://ykhoahuehaingoai.com/DacSan2017/3.10NamLenDoiXuongNui_VChanh.pdf
*H́nh ảnh Tiệc trở lại Mỹ của Ngọc Ánh và Bich Ngọc được host tại nhà Vĩnh Chánh – Minh Châu ngày Sep. 14, 2024