ĐHYK Huế, Nhận Định Giai Đoạn Đầu 1961 -1967

 

“Hăy trả cho César những ǵ của César”.

 

ĐHYK Huế trong giai đoạn đầu có nhiều điều rất tốt đẹp.

Hôm 26-7-2014 tại Đại hội Y Khoa Huế Hải ngoại tại Newark, New Jersey, Hoa Kỳ, tôi đă có dịp nói chuyện ngắn ngủi với các cựu sinh viên về giai đoạn 1961-1967 này của trường ĐHYK Huế.

 

Đến dự đại hội có nhiều bạn vào trường sau năm 1967, lẽ tự nhiên không biết ǵ nhiều về những tốt đẹp đó. Một số bạn do t́nh cờ hoặc muốn t́m hiểu, tất đă đọc những bài viết về lịch sử ĐHYK Huế, đặc biệt của 2 vị cựu khoa trưởng. Các nhận định lại đối nghịch khiến người đọc cảm thấy lạ lùng, hoài nghi, không biết đâu là sự thực.

 

Gốc gác ḿnh, lịch sử trường xưa, danh dự của trường, là những vấn đề rất quan trọng và lư thú cho tất cả thầy tṛ YK Huế và ngay cả cho mọi con dân Huế. Hai vị cựu khoa trưởng lại có những hướng suy nghĩ khác biệt về Trường, tương phản gay gắt. Sự việc cần hiểu như thế nào? Tôi thấy có bổn phận phải làm minh bạch mọi việc và t́nh tiết các sự việc là như sau:

 

*Tôi, Khoa trưởng cuối cùng, 1972-75 chia sự tiến triển của ĐHYK Huế làm 3 giai đoạn. Điều này dễ thôi v́ có những mốc lịch sử, biến cố Tết Mậu Thân 1968, mùa hè đỏ lửa Quảng Trị 1972 và ngày 30- 4-1975 ngày cuối cùng của miền Nam tự do:

1)giai đoạn đầu 1961 -67, thời BS. Lê Khắc Quyến, căn cơ vững chăi.

2)giai đoạn hai 1968 -72, thời GS Bùi Duy Tâm, đặc trưng, khác thường.

3)giai đoạn ba 1972 -1975, thời tôi (BS. Lê Bá Vận), an b́nh, tự lực.

 

Sau năm 1975 th́ sao? th́ “ĐHYK Huế vẫn c̣n đó. Nó không thể hủy diệt. Xác cũ hồn mới, nó vẫn phát triển, trổ thêm cành, lá, hoa. Song bầu không khí tự do, tự trị trân trọng từ xưa trong đời sống sinh hoạt Đại học nay chỉ c̣n là dĩ văng”. (LBV “Đại Học Y Khoa Huế”, ykhoahuehaingoai.com, 2006).

 

Bác sĩ Nguyễn Văn Thuận, YKH khóa 1, hiện ở tại Texas, Hoa Kỳ cũng có bài viết vể trường YK Huế (Từ Nguyên NVThuận, “Trường Đại Học Y Khoa Huế”, Đặc San D̉NG VIỆT 1997, tr 81-91), tôi đă đọc. Các tài liệu trong bài rất quí báu, nói lên cái nh́n và cảm nghĩ từ phía sinh viên. Bài viết chỉ để cập đến giai đoạn đầu của Trường do BS NVThuận tốt nghiệp, rời trường cuối năm 1967, nhưng như thế cũng đủ.

 

*GS Bùi Duy Tâm, Khoa Trưởng ĐHYK Huế từ 1968 (từ 26-12-1967) đến năm 1972 (Mùa Hè đỏ lửa Quảng Trị), chia lịch sử ĐHYK Huế gồm 3 giai đoạn: 1-Bi,  2-Hùng và  3-Tráng:

 

-- GIAI ĐOẠN BI THẢM (từ lúc thành lập đến năm 1967).

    --GIAI ĐOẠN HÀO HÙNG DŨNG CẢM (từ năm 1968 đến năm 1972).

    --GIAI ĐOẠN TRÁNG LỆ (từ năm 1972 đến nay).

(BDTâm “LỊCH SỬ Y KHOA ĐẠI HỌC HUẾ”, Kỷ Yếu YKH 2009).

Đặc biệt GS Tâm không đề cập năm 1975 lịch sử, gộp giai đoạn 1972 -1975 vào với giai đoạn kế tiếp dưới chính thể XHCN Việt Nam. Có lẽ giai đoạn 1972-1975 VNCH không có ǵ đặc biệt  để có thể kể là 1 thực thể riêng biệt.

 

GS BDTâm cho biết: “Bộ Giáo Dục Đại Học cử tôi ra Huế đảm trách trường Y Khoa trong t́nh trạng gần như tuyệt vọng (cuối năm 1967)…Họ cử tôi ra Huế, không trông mong nhiều phép lạ, nhưng có lẽ muốn làm một ân huệ cuối cùng trước khi quyết định dẹp bỏ một gánh nặng.

Tôi đến Huế trong t́nh trạng được “Đặc san Mười Năm Giáo Dục Đại Học Huế” mô tả như sau:

 

Y KHOA ĐANG LÊN. Từ lâu phân khoa này không có Khoa Trưởng, mỗi vị Giáo sư là một khoa trưởng, tha hồ thao túng. Chương tŕnh dạy không thống nhất, lúc Tây lúc Đức, buồn buồn lại xí xô xí x̣ dăm ba câu tiếng Anh cho vui.  Giáo sư Bùi Duy Tâm vừa mới được gởi ra giữ chức vụ Khoa Trưởng. Theo sau Ông là một đoàn một chiến xa hùng hậu gồm 4 Giáo Sư thạc sĩ khác. Điều này đă làm cho các Sinh Viên Y Khoa nở mày nở mặt. Từ nay không c̣n sợ tuội bạn nó kêu ḿnh là “Bác Sĩ Lào” (kư tên Hoàng Quân) ( BDTâm “Một Quảng Đời Qua”, Kỷ Yếu YKH 2009).

 

“Bi thảm, tuyệt vọng, gánh nặng… dạy không thống nhất, xí xô xí x̣, bác sĩ Lào” là những phê phán nặng lời, thẳng thừng khinh miệt. Thôi th́ ngậm bồ ḥn làm ngọt, mỉm cười không lư đến. Song nếu đó lại là những “trung ngôn nghịch nhĩ” th́ ta cần phục thiện, thẳng thắn tiếp thu.  

Và t́m hiểu sự thực. Nhưng biết đâu là tổ con chuồn chuồn?

 

Xem ra tốt nhất là so sánh Huế, phân hơn kém với các trường Hà Nội, Sài G̣n về giảng dạy cùng thời điểm,. Tôi học trường Y Hà nội, đến năm 1954 di cư vào Sài G̣n học tiếp, lại tham gia giảng dạy tại ĐHYK Huế từ đầu nên biết được ở cả 3 nơi.

 

 

1)ĐHYK Hà Nội 1950- 1954. Thời đó ĐHYK Hà Nội các giáo sư người Pháp 7 vị, là đầu ngành.

Giáo sư P. Huard (Ngoại phẫu) là Khoa trưởng. Ngoại phẫu c̣n có Giáo sư thạc sĩ Phạm Biểu Tâm, các bác sĩ Nguyễn Hữu, Trần Ngọc Ninh, Trần Anh, Đào Đức Hoành. Nội khoa có GS Blondel, các bác sĩ Đặng Văn Chung, Lê Khắc Quảng. Sản phụ khoa có GS Montagné, bác sĩ Đinh văn Thắng. TMH có GS Sohier. Mắt có GS Keller, các bác sĩ Nguyễn Đ́nh Cát, Nguyễn Ngọc Kính. Da có GS Bolley. Khoa Nhiễm có GS A. Rivoalen (kiêm Sinh lư). Cơ thể học có GS Huard, các bác sĩ N Hữu, TNNinh, T. Anh, NNKính. Mô học có bác sĩ Vũ Công Ḥe.

 

 

Đáng chú ư là niên khóa 1952-53, do thiếu thầy Trường mời GS Bourlière từ Pháp sang giảng dạy môn Sinh Lư cho 2 lớp YK1 và 2 học chung trong gần 2 tháng, học xong thi ngay để ông về Pháp.

 

Điều phấn khởi là năm 1953 các bác sĩ Nguyễn Hữu (Cơ thể học), Đặng Văn Chung (Nội), Vũ Công Ḥe (Cơ thể bệnh lư) được gởi sang Pháp thi và trở thành giáo sư thạc sĩ.

 

Ban giảng huấn dù không nhiều, cũng gọn ghẽ. Tuy vậy trường ĐHYK Hà Nội để giảng dạy sinh viên, chỉ xử dụng ban giảng huấn của trường xuất thân từ những Nội trú bệnh viện mà thôi. Trường ĐHYK Hà Nội rất mạnh về Ngoại phẫu thuật, nhiều bác sĩ về sau trở thành giáo sư thạc sĩ phẫu khoa, cơ thể học. Sau 1954 các giáo sư ĐVChung, VCḤe ở lại miền bắc.

 

Cơ sở thực tập chính là bệnh viện đa khoa Bạch Mai 700 giường gồm Nội, Sản, Nhiễm, TMH và Bệnh viện Phủ Doăn (Yersin) Ngoại giải phẫu, cấp cứu, sản phụ khoa. Cả 2 bệnh viện đều có trại riêng dành cho phụ nữ (phụ khoa) và trẻ em. Có một bệnh viện Mắt nhỏ riêng, chuyên nhiều về mắt hột lông cặm.

 

Trước đó trường Y khoa Hà Nội là tiền thân của Trường Y khoa Đông Dương (École de Médecine de l’Indochine) do Pháp thành lập năm 1902. Tŕnh độ tiếng Pháp của học viên c̣n thô sơ nên thầy Lê Văn Chinh, phụ giảng và phiên dịch.

Năm 1913, Toàn quyền Albert Sarraut kư nghị định thành lập Trường Y khoa và Dược khoa Đông Dương trên cơ sở Trường Y khoa cũ.

 

Dưới chính thể Việt Nam Dân chủ Cộng ḥa giáo tŕnh đổi theo mô h́nh giáo dục Liên Xô.[2] Do chương tŕnh Tiểu và Trung học chỉ 10 năm (thay v́ 12), sau lớp 10 là học sinh vào Đại học. Từ sáu năm học YK, học tŕnh rút xuống c̣n bốn năm nhưng đến năm 1962 th́ trở lại chương tŕnh sáu năm v́ phẩm chất kém. Tuy nhiên 12% thời giờ vẫn là học chính trị và khi tốt nghiệp sinh viên không tŕnh luận án mà thi hai phần: chuyên môn và chính trị để ra trường.[3]T (nguồn mạng). Hồi đó thiếu thuốc men, phương tiện xét nghiệm nên sản phẩm đào tạo phẩm chất hạn chế. Tuy vậy thế mạnh là “hồng hơn chuyên, điều cốt yếu.

 

 

2)ĐHYK Sài G̣n 1954. ĐHYK SG thành lập năm 1946, ban đầu được xem là chi nhánh của trường ĐHYK Hà Nội. Giáo sư của trường thoạt tiên chỉ có 2 người, nên đă dùng khả năng giảng huấn của các BS Quân y Pháp và các BS VN ở SG.

 

 

Từ niên khóa 1948-1949 có thêm GS Massias (Nội Khoa) ở Hà Nội vào và GS Trần Quang Đệ (Ngoại Khoa) từ Pháp về đồng thời số giáo sư tăng dần. Nội khoa có GS Massias (Khoa trưởng), các bác sĩ Nguyễn Ngọc Huy, Phan Tấn Tước, Trần Lữ Y. Ngoại Phẫu có GS Trần Quang Đệ, bác sĩ Đặng Văn Chiếu. Sản khoa có GS G. Cartoux, các bác sĩ Trần Đ́nh Đệ, Nguyễn Văn Hồng, Trần Trung Dung. TMH có GS Tissié, Cơ thể bệnh lư có GS B. Joyeux, bác sĩ Nguyễn Lưu Viên.

 

Năm 1954 ĐHYK Hà Nội di cư vào Nam, nhập với ĐHYK Sài G̣n. Các giáo sư Pháp về Pháp, chỉ có GS A. Rivoalen (Nhiễm) và Montagné (Sản) ở lại. Các bác sĩ Việt th́ hầu như chỉ các bác sĩ khoa Ngoại phẫu tại bệnh viện Phủ Doăn và Mắt là di cư vào Nam, đóng đô tại bệnh viện B́nh Dân.

 

Các năm 1954-56, số sinh viên Hà nội, Sài G̣n nhập lại đông, ban giảng huấn tương đối nhỏ. Các giáo sư lần lượt về Pháp, GS Massias th́ năm 1955, GS Rivoalen cuối cùng năm 1962. Trường thiếu thầy mỗi năm một hai lần phải mời các giáo sư Nội và Nhi từ Pháp bay qua ở lại một hai tháng để giảng dạy sinh viên tại trường và bệnh viện.Tôi c̣n nhớ 2 giáo sư Bouvier (Nội) và Laplane? (Nhi) ở Pháp qua. Mấy lần GS Bouvier phàn nàn với tôi là ông bị ù tai suốt cả tuần lễ, nghe rất kém do đi máy bay từ Pháp sang.

 

Một thuận lợi rất lớn cho trường là qua năm 1955-56 để cạnh tranh với ảnh hưởng Hoa Kỳ, chính phủ Pháp chấp thuận nhiều bác sĩ ĐHYK Sài G̣n qua Pháp thi lấy bằng thạc sĩ: Trần Ngọc Ninh (Phẫu chỉnh h́nh), Nguyễn Vỹ (Sinh Lư), Trần Đ́nh Đệ (Sản), Phan đ́nh Tuân (Nhi), Nguyễn Đ́nh Cát (Mắt)...

 

Trường Sài G̣n có vẻ có thế mạnh về Sản phụ khoa và sau đó luôn cả Ngoại phẫu thuật do các bác sĩ ĐHYK Hà Nội vào từ năm 1954.

 

Các năm 1960-63 lại có thêm những giáo sư thạc sĩ mới: Nguyễn Huy Can (Cơ thể Bịnh lư), Lê Xuân Chất (Huyết học), Đào Đức Hoành (Ung thư), Bùi Quốc Hương (Thần kinh), Nguyễn Ngọc Huy (Tim mạch), Ngô Gia Hy (Niệu khoa), Nguyễn Văn Út (B́ phu & Hoa liễu), Trần Anh (Nhân chủng học).

 

Tính ra các bác sĩ thuộc trường ĐHYK Hà Nội hoặc Sài G̣n, thông thường là các cựu nội trú bệnh viện, sau khoảng trên dưới 10 năm giảng dạy th́ được gởi qua Pháp thi thạc sĩ . Bác sĩ Phạm Biểu Tâm vào học Y khoa Hà Nội năm 1932, giáo sư thạc sĩ năm 1947. (Quăng thời gian này cũng đúng cho các bác sĩ của ĐHYK Huế, được gởi đi học nước ngoài, trở về Huế giảng dạy đều được lên chức giảng sư, giáo sư đúng kỳ hạn).

 

Ảnh hưởng của Pháp mất dần nhường cho ảnh hưởng Hoa Kỳ nhưng cũng phải chờ tới năm 1965-1966 mới có thêm 7 bác sĩ nhân viên giảng huấn trẻ tốt nghiệp từ các năm 1960, 61,62  tu nghiệp ở Mỹ về, đa số khoa học cơ bản, gồm các vị sau:

 

Đào Hữu Anh (Cơ Thể Bịnh Lư), Hoàng Tiến Bảo (Chỉnh Trực), Vũ Quí Đài (Vi trùng), Nguyễn Khắc Minh (Gây Mê), Đỗ Thị Nhuận (Kư sinh trùng), Bùi Duy Tâm (Sinh hoá), Nguyễn Ngọc Giệp (Sản phụ). Đó là các bác sĩ trẻ chỉ trong ṿng năm sáu năm sau ngày ra trường đă trở thành giáo sư. GS Nguyễn Thế Minh (Nội) th́ tu nghiệp ở Pháp.

 

Sau nữa là một số chuyên viên khác từ các nước trở về phục vụ tại YKĐH SG như: BS Trịnh Thị Minh Hà (Nhi, Mỹ), Trần Kiêm Thục (Nội, Pháp), Trần Thế Nghiệp (X-Q, Pháp), Liễu Thanh Tâm (X-Q, Pháp), Lê Dư Khương (Ngoại, Đức), Phó Bá Đa (Ngoại, Mỹ).

 

Năm 1962 là năm cuối cùng mà bằng BS YK của trường YKĐHSG c̣n được công nhận tại Pháp. Tuy vậy tiếng Pháp vẫn c̣n là chuyển ngữ giảng dạy tại trường một thời gian lâu dài.

 

Về t́nh h́nh giảng dạy th́ 1954-1966 là giai đoạn củng cố, phát triển,1966 tới 1975 là một thời kỳ bất ổn, không có năm nào mà công cuộc giảng dạy lại không bị gián đoạn. Từ biến cố năm Mậu Thân 1968 cho tới vụ thảm sát hai giáo sư Lê Minh Trí và Trần Anh, rồi những cuộc biểu t́nh liên miên của sinh viên, năm học nào cũng bị gián đoạn một hai tháng.

 

 

ĐHYK Huế 1961-1967. Trường được ĐHYK Freibourg, Tây Đức bảo trợ. Dụng cụ thí nghiệm, hóa chất , các mô h́nh giảng dạy, chi phí và lương bổng giáo sư Đức đều do chính phủ Tây Đức đài thọ.

 

 

GS H. Krainick, Thạc Sĩ Nhi Khoa cầm đầu phái bộ các giáo sư và bác sĩ người Đức mười mấy vị về các bộ môn Nội, Nhi, Nhiễm, Tâm thần, Cơ thể học, Mô phôi bệnh lư, Sinh Lư, Sinh Hóa... giảng dạy bằng Anh hoặc Pháp ngữ (có giảng viên của trường thông dịch thời gian đầu nhằm vào số sinh viên tương đối c̣n yếu ngoại ngữ về y khoa). GS Krainick được xem như là giám đốc học vụ, nói với sinh viên ông có quyết tâm đào tạo các bác sĩ ra trường tại Huế có tŕnh độ ngang hàng với bất cứ nơi nào tiên tiến trên thế giới.

 

Người Đức đă nói là làm được. Sinh viên thương mến gọi GS Krainick là “papa” (daddy, bố). Nghiêm túc và tận tụy, các giáo sư và bác sĩ Đức làm việc toàn thời gian hàng ngày ở trường và bệnh viện bên cạnh sinh viên, không hề mở pḥng khám bệnh hoặc cộng tác với các dưỡng đường tư. Điều này rất khác biệt với các giáo sư người Pháp giảng dạy tại ĐHYK Hà Nội và Sài G̣n.

 

Về khoa Ngoại, Phẫu thuật, Pḥng mổ, Trường được sự hỗ trợ của phái bộ hợp tác kỹ thuật của Pháp cử các giáo sư và bác sĩ đến ở thường trực tại Huế, giảng dạy sinh viên chẳng hạn các giáo sư thạc sĩ Seror, Aprosio, Moulin…. Lại c̣n nhiều bác sĩ Hoa Kỳ, có vị cũng ở dài hạn như là BS Momin, C. Dupuis, H. Candela… BS Candela vừa qua có đến dự Đại hội YKH Hải ngoại tháng tám 2013 tại quận Cam, Orange County, nam Cali, chung vui với các học tṛ cũ.

 

Thành phần ban giảng huấn các bác sĩ Việt Nam khá đặc biệt. BS Lê Khắc Quyến (Nhiễm) và BS Tô Đ́nh Cự (Phẫu) là bạn học đồng thời với các bác sĩ Phạm Biểu Tâm, Tôn Thất Tùng… tại ĐHYK Hà Nội vào thập niên 1930.

Mười trong số 12 bác sĩ du học từ Pháp về là con dân Huế ưu tú. Họ ở trong số tốt nghiệp Tú tài đầu tiên tại Huế các năm 1948-51 khi quân đội Pháp trở lại Đông Dương kể từ ngày bị Nhật lật đổ năm 1945 (thời đó toàn miền Trung chỉ ở Huế có ban Tú Tài), qua Pháp học các ngành chuyên môn. Các bác sĩ thành tài th́ trở vế Huế với Đại Học và Bệnh viện. Điều này không có ở ĐHYK Hà Nội. Đặc biệt là BS Nguyễn Khoa Nam Anh, chuyên khoa X-Quang, BS Lê Văn Điềm, Tim Mạch, BS Đặng Hóa Long, Sản, BS Phạm Văn Giàu, Nhi. Các bác sĩ khác là: LH Chước, Sản, NK Mân, Nội, B Luân, Nội, NV Mẫn, Nội, NĐ Bảng, Tâm thần, PD Để, Nhi, TT An, Ngoại, TXLan, Ngoại.

 

Trường lại tổ chức các kỳ thi tuyển ban giảng huấn vào các năm 1963, 64, 65 tuyển chọn được nhiều bác sĩ cựu Nội Trú các Bệnh Viện ĐHYK Sài g̣n là trong số những giảng nghiệm viên đầu tiên của trường. Các bác sĩ gốc Huế, Đà Nẵng vào học ĐHYK Sài G̣n trước ngày ĐHYK Huế được thành lập, sau khi tốt nghiệp, vào lính rồi biệt phái sang dân y, ra làm việc tại Huế và Đà Nẵng là nhiều. Nhiều vị được mời cọng tác với Trường và đóng góp tích cực trong việc hướng dẫn lâm sàng cho sinh viên YKH đi thực tập tại bệnh viện.

 

Về cơ sở thực tập th́ Bệnh Viện Trung Ương Huế 1400 giường (gồm cả 200 giường Bài Lao) rất lớn, qui chế trên Tổng Y Viện, Bệnh Viện Toàn khoa, BV Đa Khoa nên các phương tiện xét nghiệm cận lâm sàng rất đầy đủ là chuyện đương nhiên, hơn nữa tập trung tiện lợi cho điều trị và giảng dạy. GS R. Discher lại thiết lập thêm pḥng xét nghiệm riêng biệt tại trại nội khoa trong bệnh viện để phục vụ giảng dạy.Trường ĐHYK Huế có thế mạnh rơ về khoa Nội và Nhiễm.

 

Bệnh viện Toàn khoa Đà Nẵng do BS Đinh Văn Tùng làm giám đốc, lại là một cơ sở thực tập nội trú lư tưởng cho các sinh viên Y Khoa Huế năm cuối.

 

Số sinh viên của Trường không nhiều. Khóa 1 có 30 sinh viên, khóa 2 không thay đổi bao nhiêu. Các khóa sau có tăng thêm nhưng chậm. Học tŕnh đại học gồm 7 năm để ra bác sĩ (1 năm dự bị y khoa + 6 năm y khoa).

 

ĐHYK Huế trong giai đoạn dự án bị trường ĐHYK Sài G̣n chống đối mạnh mẽ viện lư do trong nước vào thời đó không cần thiết có 2 trường Y khoa, nên dành nỗ lực quốc gia làm tốt một trường. Huế mở trường y khoa sẽ không có thầy dạy, ĐHYK Sài G̣n tự ḿnh chưa đủ giáo sư, không thể giúp ích ǵ cho Huế. Tuy nhiên sau khi ĐHYK Huế được Tây Đức bảo trợ, Pháp hỗ trợ và GS. Lê Tấn Vĩnh, một nhà bác học tầm cỡ quốc tế, giáo sư tại ĐHYK Paris được bổ nhiệm khoa trưởng đầu tiên cho ĐHYK Huế th́ ĐHYK Sài G̣n không c̣n ǵ để nói và từ đấy giữ thái độ thân thiện với trường Huế. Đó là một điều rất quí.

Cũng nhờ trường ĐHYK Huế lúc thành lập đă tức th́ có căn bản kiên cố.

 

                                                                *      *

 

                                                                    *

 

Tôi vừa miêu tả đại thể sự giảng dạy tại 3 trường Y khoa Huế, Hà Nội, Sài G̣n xê xích cùng thời điểm để chúng ta tiện bề đối chiếu. Với những dữ kiện trên nay tôi xác định lại rơ ràng cụ thể tính chất 3 giai đoạn lịch sử của ĐHYK Huế VNCH như sau:

 

--*Giai đoạn 1 bảo trợ (1961 -1967). ĐHYK Huế được Tây Đức bảo trợ gần mọi mặt và Pháp hỗ trợ có đội ngũ giảng huấn rất tốt, là một thế mạnh hiển nhiên. Chất lượng, điều kiện giảng dạy ít nhất là ngang hàng với ĐHYK Hà Nội và Sài G̣n cùng thời điểm tương ứng. Đây là giai đoạn sáng chói nhất trong 3 giai đoạn của ĐHYK Huế trước 1975.

 

--*Giai đoạn 2 chi viện (1968 -1972). Ban giảng huấn ĐHYK Huế nhờ vả các thầy Sài G̣n bay ra Huế dạy. Nhiều thầy cũng bận rộn pḥng mạch tư, có ra cũng chỉ được một hai hôm. Giai đoạn này rất độc đáo. Đặc trưng nhất là những cải cách lớn về giáo dục y khoa, hướng đi là kết hợp Đông Y, Tây Y tiến tới một nền Quốc Y thống nhất. Sinh viên ra trường, từ nay vận quốc phục Việt cổ truyền, đọc lời thề Y Tổ Hải Thượng Lăn Ông trong lễ tốt nghiệp.

 

ĐHYK Huế nay có vẻ có thế mạnh về Đông Y. Cũng độc đáo khác thường là Khoa trưởng ĐHYK Huế sống ở Sài G̣n, xa Huế suốt thời gian dài lănh đạo trường. Bù lại hoạt động văn nghệ và du ngoạn phong phú.

 

--*Giai đoạn 3 tự chủ (1972 -1975). Giai đoạn này rất thuần nhất. Nhờ thuận lợi thừa hưởng các thành quả súc tích từ các giai đoạn trước, ĐHYK Huế nay lại có nhiều giáo sư, giảng sư biên chế (staff) của Trường nên tự lo mọi việc, chẳng phiền ai, chấm dứt chính thức mời thầy từ Sài G̣n ra, song vẫn luôn cọng tác chặt chẽ với các bác sĩ ở 2 bệnh viện thực tập Huế và Đà Nẵng

 

Đương nhiên ban giảng huấn ĐHYK Huế không thể sánh với ban giảng huấn ĐHYK Sài G̣n, nhưng từ nay gọi là tạm đủ. Mặt khác các bác sĩ trẻ Trường gởi đi tu nghiệp nước ngoài Pháp, Đức, Úc, Mỹ tiếp tục trở về, cũng giống như trường hợp trường Sài G̣n, lớn mạnh dần.

 

Một điểm quan trọng cách biệt là các cải cách lớn và các độc đáo khác thường, được đem vào trong giai đoạn 2 nay đều được băi bỏ. Trường trở về các truyền thống xưa, lúc thành lập.

 

 

Thật khó tưởng tượng ĐHYK Huế đang lành lặn tử tế lại được bậc trưởng thượng chẩn đoán tŕnh trạng gần như tuyệt vọng, mạng vong cận kề! “công đức vô lượng vớt người trầm luân” ắt phải nhờ bậc tài ba, đại nhân đại trí. Thiếu thông tin chính xác, không nắm vững sự t́nh do xa lạ, vô t́nh, hữu ư cũng dẫn đến những ngộ nhận gây hoang mang đáng tiếc.

 

Về t́nh h́nh trường ĐHYK Huế trong năm 1967 GS Vơ Đăng Đài viết : “Thầy Lê Văn Bách là người rất thận trọng và nguyên tắc, có lẽ Thầy nghĩ rằng với tước vị cuả Thầy lúc bấy giờ , nếu Thầy giữ chức vụ Quyền Khoa trưởng lâu dài th́ sẽ hại đến uy tín của Trường, nên mặc dầu có sự ủng hộ của các giáo sư Đức, nhân viên giảng huấn và sinh viên, Thầy luôn luôn đ̣i hỏi Viện phải thúc dục Bộ Giáo dục bổ nhiệm một Khoa trưởng thực thụ”. (VĐĐ “Tính Sổ Một Đoạn Đường” ykhoahuehaingoai.com, 2006).

 

Đúng ra th́ bộ Giáo dục đă cử BS Lê Văn Bách làm Xử Lư Thường Vụ trường ĐHYK Huế theo Sự vụ lệnh kư ngày 3-4-1967. Như vậy lẽ ra chuyện khoa trưởng chỉ là vấn đề h́nh thức, không có ǵ gấp. Thực vậy, sau này lúc Trường có khoa trưởng th́ khoa trưởng cũng ở rất xa.

 

Trong năm 1967 nhiều thầy Sài G̣n đă từ khước chức vụ khoa trưởng ĐHYK Huế đang để khuyết, chẳng hạn GS Nguyễn Ngọc Huy, thạc sĩ Nội khoa năm 1962. Một lư do chính là nhận trọng trách một nơi, sống măi toàn thời gian tại một nơi khác, về lâu về dài các thầy cảm thấy là điều không phải, khiến họ áy náy trong tâm tư.

 

Dù sao trong năm 1967 trường ĐHYK Huế sinh hoạt giảng dạy vẫn tốt b́nh thường, đội ngũ giảng huấn không vắng một ai, đó mới là điều thiết yếu nhất. Trường không có nhu cầu ǵ đ̣i hỏi Bộ, xin thầy dạy, phương tiện giảng huấn v.v… chỉ đơn giản mong sớm có một khoa trưởng (hoặc Q. Khoa trưởng), thay thế BS Lê Khắc Quyến do thời cuộc buộc phải rời Huế. Bộ có thể bổ nhiệm BS Bách hiện đang XLTV và đó là điều Trường mong muốn, có thể vậy, hoặc một vị khác nhưng chắc chắn Trường không dự kiến xin Bộ t́m kiếm người ra Huế thanh lư dẹp bỏ trường giùm!

 

Huế đang c̣n là năm 1967, rất an b́nh, vui nhộn, chưa đến Tết Mậu Thân 1968!

 

Lẽ nào biến cố Tết Mậu Thân 1968 lại là một đại ân nhân, đến đúng lúc, cứu ĐHYK Huế họa sát thân, do bị qui lỗi là gánh nặng tưởng tượng?

 

ĐHYK Huế thỉnh thoảng bị đặt điều biêu chuyện, hù dọa đóng cửa, song nói để mà nghe vậy thôi. Ngoài giá trị thực chất, do có tầm vóc chính trị to lớn, ĐHYK Huế có quí nhơn phù trợ. Đó là các vị Tổng Thống VNCH. Tổng Thống Ngô Đ́nh Diệm đă đích thân cho phép ĐHYK Huế thành lập. Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu lại c̣n cương quyết về chính trị không kém. Ngay sau ngày Huế được tái chiếm chấm dứt biến cố Tết Mậu Thân 1968, Tổng Thống bay ra thị sát đă ra lệnh mọi cơ quan dân sự không được di tản.

 

 

“Của Cesar trả lại cho Cesar”. (Hăy trả cho César những ǵ của César).

 

Câu này trích Kinh Thánh hàm ư giản dị, gần gũi, dễ suy, dễ nhận định... đă trở thành 1 trong các ngạn ngữ phổ biến:
Không ai có thể giữ măi của cải của Caesar, rồi th́ cũng có lúc sẽ trả lại cho Caesar. Không ai có thể nói ngoa nói điêu về chân lư, rồi th́ cũng có lúc chân lư sẽ lộ dạng... Đó là lúc Caesar đến đ̣i lại cái mà ta đă giữ. (Caesar = vua La Mă xưa).

 

Xứ Huế, con dân Huế cũng thất vọng năo nề, trường ĐHYK Huế thầy lẫn tṛ cũng bẽ mặt nếu cố mở trường Y khoa “với tay quá trán, vẽ rồng nên giun”, khiến giảng dạy và học hành trong giai đoạn đầu 1961-1967 không ra ǵ, sản phẩm trường đào tạo là thứ tào lao, tạp mộc. Phải chăng đó cũng là mục tiêu yêu cầu của các phái bộ giáo sư, bác sĩ Đức, Pháp đă bỏ bao nhiêu công sức, tiền của, thiện chí đến giúp đỡ ĐHYK Huế?

 

May thay sự thực không phải là vậy, mà hiển nhiên là trái ngược.

 

Là Khoa trưởng cũ, đương nhiệm những năm cuối cùng trước 1975 của chính thể VNCH, nhân danh ban giảng huấn và toàn thể trường xưa, tôi rất biết ơn và ca ngợi các anh chị sinh viên mọi khóa trong giai đoạn 1961-67 của Trường, di tản vào Sài G̣n sau biến cố Tết Mậu Thân 1968 học nhờ, đă chứng tỏ xuất sắc, qua thi cử đươc các thầy Sài G̣n rất khen ngợi, đánh giá ngang tài đồng sức với các sinh viên của họ (dù phải học tập trong những điều kiện khó khăn).

 

Xem tṛ biết thầy” đó là bằng chứng cụ thể sự giảng dạy ở ĐHYK Huế các năm trước đó đáp ứng tiêu chuẩn. Các bạn “đem chuông đấm nước người” đă làm đẹp mặt Trường.

 

C̣n nữa, các cựu sinh viên YKH khóa 1 ra trường nửa năm trước biến cố Tết Mậu Thân 1968, và YKH khóa 2 hoàn tất học lư thuyết ở trường cũng thời điểm đó. Cả 2 khóa 1 và 2 coi như hoàn toàn là sản phẩm đào tạo của giai đoạn đầu 1961-67 của trường ĐHYK Huế. Ngoại trừ một đôi người rời quê nhà lúc tuổi đă quá lớn, thuộc diện con cháu bảo lănh đoàn tụ, 11 bác sĩ thuộc YKH khóa 1 và  22 bác sĩ YKH khóa 2, đă di tản hoặc vượt biên thành công sau 1975, đại đa số định cư ở Hoa Kư, tất cả đều thi lại lấy bằng cấp nước sở tại để tiếp tục hành nghề Y. Thật hi hữu, đáng khen ngợi. Như vậy có phải là bằng chứng ĐHYK Huế dạy tốt học tốt trong giai đoạn đầu chăng?

 

Giai đoạn đầu ĐHYK Huế 1961-1967  huy hoàng, đẹp đẽ, thực tế chứng minh đàng hoàng.

Các cựu sinh viên Trường biết rơ đâu là hồ đồ, đâu là sự thực, từ nay măi măi hănh diện về gốc gác vững chắc, sáng rạng, ḍng dơi thế phiệt thư hương của trường xưa.

 

Các thầy cô, các bạn cựu sinh viên! Những ǵ tôi thưa chuyện vừa rồi là bổn phận tôi bắt buộc phải làm. Bổn phận của một cựu khoa trưởng đương nhiệm cuối cùng, mà lại là người duy nhất trước đó đă học tại các trường Y Hà Nội, Sài G̣n và giảng dạy tại ĐHYK Huế ngay từ đầu, do đó biết rơ cả 3 trường vào cùng thời điểm tương đồng để đối chiếu sự giảng dạy.

 

Tôi sẽ có tội nặng đối với Huế, đối với trường YK Huế nếu tôi không lên tiếng, đem sự hiểu biết của ḿnh tŕnh bày để bảo toàn danh dự Trường, hóa giải những ngộ nhận tai hại mà sẽ tồn tại măi v́ có vẻ sẽ không ai làm thay thế tôi.

 

 

Lê Bá Vận.

 

Mục Lục 99Độ