CHIẾN DỊCH HỒ CHÍ MINH VÀ SỰ SỤP ĐỔ CỦA MIỀN NAM VIỆT NAM

(09 tháng 4, 1975 – 30 tháng 4, 1975)

Trích từ cuốn sách CHIẾN TRANH QUỐC CỘNG của GS. Lê Đ́nh Cai

 

BBT xin đăng phần kế tiếp của ngày 7 tháng 4, 2023

2 - Giai đoạn 2:

Đánh ṿng đai giữa (26 đến 28-4-75). Ngày 22 tháng 4 năm 1975, Lê Duẩn thay mặt Trung Ương Đảng từ Hà Nội điện vào Bộ Chỉ Huy "chiến dịch HCM": "Thời cơ quân sự và chính trị để mở cuộc tấn công vào Sài G̣n đă chín muồi, ta cần tranh thủ từng ngày, kịp thời phát động tiến công địch trên các hướng, không thể chậm. Nếu để chậm th́ không có lợi cả về chính trị và quân sự. Kịp thời hành động lúc này là bảo đảm chắc chắn nhất để giành thắng lợi hoàn toàn" (...)

Thi hành chỉ thị này, bộ đầu năo của chiến dịch đă cắt đặt và bố trí từng đơn vị để tiến chiếm 5 vị trí trọng yếu, tức 5 cơ quan đầu năo của chính quyền miền Nam: Bộ Tổng tham mưu, Dinh Độc Lập, Biệt khu Thủ đô, Tổng nha Cảnh Sát và sân bay Tân Sơn Nhất. Văn Tiến Dũng đă viết trong "Đại Thắng Mùa Xuân": đánh trúng vào 5 mục tiêu đó th́ toàn bộ chế độ ngụy sẽ rung chuyển. Đó là những cái huyệt trọng nhất trong cơ thể đang suy nhược của chế độ Mỹ-Thiệu. Đập trúng 5 mục tiêu đó th́ ngụy quân, ngụy quyền như rắn mất đầu, toàn bộ hệ thống pḥng ngự c̣n lại sẽ tan ră.... 

Kế hoạch tiến quân của cộng quân vào phiá Tây Bắc (mục tiêu là phi trường Tân Sơn Nhất) giao cho QĐ3; vào hướng Bắc (mục tiêu là Tổng Tham Mưu) giao cho QĐ1; vào hướng Đông (mục tiêu là dinh Độc Lập) giao cho QĐ2 và 4; mục tiêu Tổng Nha Cảnh Sát và Biệt Khu Thủ Đô ở về hướng Tây Nam giao cho đoàn 232 chiến thuật (đoàn 232 chiến thuật này là do Lê Đức Anh làm tư lệnh, Lê Chiêu làm chính ủy và được coi tương đương với một quân đoàn).

Theo nhà báo Pháp Lartéguy th́ "chúng tôi nghĩ rằng phe Nam Việt c̣n có 4 sư đoàn chính quy, 1 sư đoàn BĐQ, 1 sư đoàn Dù và 1 lữ đoàn Thiết Giáp (thêm phi cơ chiến đấu và oanh tạc). Tổng cộng 100.000 người đối diện với 15 sư đoàn địch đang bao vây Sài G̣n từ ngày 18-4, thêm các trung đoàn Pháo Binh. Vậy chỉ nói về quân số, th́ 100.000 lính miền Nam chống lại 120.000 lính Bắc Việt đang bao vây họ. Xét bề ngoài th́ tṛ chơi chưa ngă ngũ. Song quân đội miền Nam không c̣n tổ chức chặt chẽ nữa, đă mất hết tinh thần và mất hết các tướng tá chỉ huy cùng vũ khí nặng..."

Nếu giai đoạn 1, đánh ở ṿng đai ngoài, các lực lượng tham chiến hầu hết là các đơn vị trực thuộc bộ đội Nam Bộ, th́ qua giai đoạn 2 này (từ 26-4 đến 28-4-75) để tấn công vào các tuyến sát thủ đô, đă có sự tham dự trực tiếp của các đơn vị lớn từ miền Bắc vào. Giai đoạn 2 của chiến dịch nhằm vào các mặt trận chính: mặt trận Tây Nam, mặt trận Tây Bắc, mặt trận phiá Đông của Sài G̣n.

- Mặt trận phía Đông Sài G̣n

Từ 17 giờ ngày 26-4-75, quân đoàn 2 VC có tăng và pháo yểm trợ đă tấn công căn cứ Nước Trong - Long Thành, nơi có trường Bộ Binh và trường Thiết Giáp là 2 trường huấn luyện quan trọng của quân đội VNCH. Ở khu vực này ngoài các đơn vị pḥng thủ cơ hữu, c̣n có một quân số quan trọng sinh viên sĩ quan cùng 2 lữ đoàn TQLC và 318 Thiết Giáp tăng cường.

Sau 1 giờ 45 tấn công, lực lượng VC đă tràn ngập trường Thiết Giáp, lực lượng VNCH phải rút vào trường Bộ Binh, khu để xe thiết giáp và rừng cao su ở gần đó để lập pḥng tuyến cản địch. Lực lượng VNCH cũng dùng chiến xa yểm trợ cho bộ binh phản kích quyết liệt.

Lực lượng VNCH ở khu vực này đă chiến đấu rất anh dũng, nhiều đơn vị đă chiến đấu đến người cuối cùng và viên đạn cuối cùng. Phóng viên chiến trường của nhật báo Quân Đội Nhân Dân xuất bản tại Hà Nội đă viết: "Ở căn cứ Nước Trong, chúng bắt đầu chống trả một sống hai chết. Ở trường Thiết Giáp có những tên đă bắn đến viên đạn cuối cùng.... Hai bên chiến đấu như hai vơ sĩ kéo nhau ra băi đọ sức..."

Lực lượng VC đă bị cầm chân ở khu vực 3 ngày mà không hạ  nổi căn cứ này nên bộ tư lệnh Chiến dịch đă ra lệnh cho các đơn vị liên hệ phải rút chốt, tiến về Sài G̣n với bất cứ giá nào.

Nhận được lệnh này, bộ tư lệnh Binh Đoàn 2 một mặt cho các đơn vị cố sức dứt điểm, một mặt cho một bộ phận đánh ra quốc lộ 15 và phát triển đến cầu sông Buông ở gần căn cứ Long B́nh. Tuy nhiên, đến trưa ngày 29-4, nghĩa là khi giai đoạn III của chiến dịch HCM đă bắt đầu mà binh đoàn III vẫn c̣n kẹt ở Nước Trong.

Bộ tư lệnh chiến dịch lại phải ra lệnh tấn công căn cứ này bằng mọi giá, nên các đơn vị trách nhiệm đă tập trung tối đa quân số để tràn ngập cứ điểm này.

Trong khi đó, một đơn vị VC tiến chiếm ngă ba nối đường liên tỉnh số 10 và quốc lộ 15 rồi phát triển đánh xuống chi khu Long Thành, nằm trên quốc lộ 15, nối Biên Ḥa - Vũng Tầu.

Ở đấy ngoài lực lượng Địa Phương Quân c̣n có lữ đoàn 468 TQLC tăng cường nên lực lượng pḥng thủ đă chiến đấu rất anh dũng, giữ được quận lỵ nhỏ bé này từ 17 giờ chiều đến 6 giờ sáng mới thất thủ.

Trong khi ấy một cánh quân khác của binh đoàn IV tiến đánh tỉnh Phước Tuy. Từ 1 giờ sáng ngày 27-4, VC bắt đầu tấn công chi khu Long Thạnh rồi tiến vào chiếm khu nhà máy nước và tấn công thị xă Phước Lễ. Ở tỉnh lỵ Phước Lễ, ngoài các đơn vị Địa Phương Quân cơ hữu c̣n có một quân số khá đông của trung tâm huấn luyện Vạn Kiếp cùng các chiến đoàn TQLC tăng cường.

Các đơn vị này đă co cụm lại và chống cự quyết liệt để chặn đường tiến quân của VC xuống Vũng Tầu nên binh đoàn VC đă tỏa ra đánh chiếm các chi khu Ngăi Giao, Long Lễ, Long Điền, Xuyên Mộc và Đất Đỏ thuộc tiểu khu Phước Tuy.

Sau đó binh đoàn VC quay lại đánh mạnh vào Phước lễ, chiếm tỉnh lỵ này ngày 29-4 và đánh xuống Vũng Tầu bằng hai ngă: quốc lộ 15 và Long Hải.

Lực lượng VC đă pháo kích dữ dội vào thị xă Vũng Tầu và dùng chiến xa yểm trợ Bộ Binh tấn công. Ở đây TQLC đă chiến đấu rất anh dũng nhưng cuối cùng cũng phải rút ra biển.

Trong khi ấy, từ ngày 28-4 cánh quân ở Long Thành đă tiến về Phú Hội, tiến đánh quận lỵ Nhơn Trạch và tấn công kho đạn Thành Tuy Hạ. Từ Thành Tuy Hạ, VC đă đặt trọng pháo bắn vào phi trường Tân Sơn Nhất để khống chế lực lượng Không Quân VNCH tập trung đông đảo ở đây.

Sau khi quân đội VNCH rút khỏi Xuân Lộc th́ pḥng tuyến bảo vệ Biên Ḥa - Sài G̣n chạy dài từ Long B́nh qua Hố Nai, Trảng Bom, Suối Đỉa ra đến ga Long Lạc. Từ ngày 26-4 Binh đoàn II VC theo quốc lộ 1 tấn công yếu khu Trảng Bom và tiến sát pḥng tuyến VNCH từ Suối Đỉa đến Long Lạc.

Đến ngày 28-4, b́nh đoàn này phát triển đến Hố Nai và pháo kích dữ dội vào phi trường Biên Ḥa và bộ tư lệnh Quân Đoàn III đóng ở Biên Ḥa.

Bộ tư lệnh sư đoàn Không Quân ở Biên Ḥa phải xin di tản phi cơ về phi trường Sài G̣n để tránh những thiệt hại nặng cho phi cơ, nên từ đó sự yểm trợ bằng Không quân cho các lực lượng pḥng thủ Biên Ḥa đă yếu đi rất nhiều.

Ở Hố Nai, quân đội VNCH bố trí một chiến đoàn TQLC, một đại đội Biệt Kích Dù và một đơn vị Thiết Giáp nên khi binh đoàn II BV tiến quân đến đó phải dừng lại. TQLC đă mở một mũi dùi cắt đôi đội h́nh của trung đoàn 3 VC và đánh ngược lại.

Đến sáng hôm sau bộ tư lệnh binh đoàn VC đă dồn thêm lực lượng tấn công dữ dội vào Hố Nai nên lực lượng VNCH phải rút về giữ pḥng tuyến phiá Nam sông Đồng Nai. Ở ga Long Lạc, VC đă dùng một quân số đông gấp bội tấn công trung đoàn 48 thuộc sư đoàn 18 đóng ở đó và chiếm được khu vực này ngay.

Trong khi pḥng tuyến VNCH c̣n ở Long Thành, Hố Nai th́ đặc công VC đă đột nhập chiếm kho hàng của cơ quan Viện trợ Hoa Kỳ USAID cũ (sau giao cho Tổng cục Măi dịch VNCH quản lư) ở chân cầu sông Sài G̣n và cầu Long B́nh từ sáng ngày 28- 4-75.

Ở cầu Long B́nh hai bên đánh đi chiếm lại nhiều lần suốt trong hai ngày 28 và 29-4. Từ sáng ngày 28-4, tư lệnh Quân Đoàn III là Nguyễn Văn Toàn đă bỏ đi nên các sĩ quan thuộc bộ tư lệnh Quân Đoàn đă di tản về Sài G̣n. Do đó, các lực lượng VNCH ở Biên Ḥa và ở Long B́nh đă được lệnh rút về phiá Nam sông Đồng Nai. V́ thế các đơn vị cộng quân đă lấy được Biên Ḥa và Long B́nh nhanh chóng và không gặp trở ngại nào đáng kể.

- Mặt Trận Phiá Bắc Sài G̣n:

Mặt Bắc Sài G̣n chỉ được một sư đoàn bảo vệ (SĐ5 BB) đóng ở Lai Khê, dưới quyền tướng Lê Nguyên Vỹ. Đối lại phiá cộng quân, quân đoàn 1 vừa từ Ninh B́nh (BV) đă cấp tốc tiến vào Nam do tướng Nguyễn Ḥa làm tư lệnh và Hoàng Minh Thi làm chính ủy, gồm 3 sư đoàn (khoảng 30.000 người). Quân đoàn này đă để lại mũi thứ nhất cầm chân SĐ5, c̣n lại cho đại quân tiến xuống tấn công Phú Lợi, Lái Thiêu để chuẩn bị đánh vào Sài G̣n (mục tiêu là Bộ Tổng Tham Mưu) vào giai đoạn ba (29, 30-4-75). Tuy thế SĐ5 vẫn cố thủ măi cho đến khi nghe tên Dương Văn Minh đầu hàng (ngày 30-4), tướng Lê Nguyên Vỹ đă tự tử và sư đoàn mới tan ră kể từ giờ phút đó.

- Mặt Trận Tây Bắc Sài G̣n:

Tỉnh Tây Ninh do SĐ25BB bảo vệ mà tư lệnh là tướng Lư Ṭng Bá và bản doanh đóng ở Đồng Dù. QĐ3 của CSBV mới thành lập trên Tây Nguyên, có nhiệm vụ đánh chiếm Củ Chi để làm bàn đạp đánh lên Đồng Dù - Tây Ninh.

Quân đoàn 3 này có ba sư đoàn: SĐ316, 320 và 10, đều được lệnh theo quốc lộ 1 xuống đánh chiếm Trảng Bàng vào đêm 27 và 28-04, rồi đánh Đồng Dù (từ đêm 28 đến 11 giờ sáng ngày 29-04) và kịp thời đồng kế hoạch của giai đoạn ba đánh chiếm phi trường Tân Sơn Nhất từ ngày 29-4-75. Giáo sư Nguyễn Khắc Ngữ kể lại trận đánh Đồng Dù như sau:

Đêm 28-04, VC pháo kích và tấn công các khu Bà Ri, Tân Qúy, Lào Ao và Trà Vơ ở gần quận lỵ Trảng Bàng rồi tràn ngập quận lỵ này. Ở Trảng Bàng, SĐ25BB đă bố trí trung đoàn 46 ở đó để bảo vệ vùng này nhưng cũng không giữ nổi.

Cũng trong đêm đó, một lực lượng hùng hậu thuộc cánh quân Tây Bắc cũng pháo kích và tấn công bộ tư lệnh SĐ25BB ở Đồng Dù.

Sau khi pháo kích dữ dội, VC đă cho xe tăng và thiết giáp tiến vào chiếm được căn cứ này vào lúc 11 giờ.

Chuẩn tướng Lư Ṭng Bá cho quân rút ra ngoài tiếp tục chiến đấu đến chiều ngày 29-4-1975. Đêm hôm đó, Lư Ṭng Bá phải cởi bỏ cả quân phục, mặc độc một chiếc quần đùi, chạy ra ngoài cánh đồng Củ Chi để trốn. Hôm sau ông t́m đường về Sài G̣n th́ bị bắt.

Ngay lúc 6 giờ chiều ngày 28-04-75 tức trước ngày tổng tiến công đợt 3 vào thẳng cứ điểm Sài G̣n, sân bay Tân Sơn Nhất đă bị oanh tạc nặng nề. CSBV đă bắt các phi công VNCH bị kẹt lại ở Đà Nẵng và Phan Rang, chỉ dẫn cho các phi công CS cách điều khiển những phi cơ phản lực A37 bắt được ở các tỉnh đó. Rồi họ dùng 5 phi cơ ấy dưới quyền chỉ huy của phi công CS nằm vùng Nguyễn Thành Trung (người đă oanh tạc Dinh Độc Lập hôm 8-4) từ Phan Rang bay tới oanh tạc phi trường Tân Sơn Nhất. Cuộc oanh tạc này đă xảy ra đúng vào lúc xảy ra lễ bàn giao giữa cụ Trần Văn Hương và tân Tổng thống Dương Văn Minh.

Văn Tiến Dũng trong "Đại Thắng Mùa Xuân" có kể lại việc này như sau:

"Lúc 15 giờ 40 phút, một biên đội 5 chiếc A-37 các đồng chí ta lái do Nguyễn Thành Trung dẫn đường, đă cất cánh từ sân bay Thành Sơn đi đánh Tân Sơn Nhất. Khi máy bay ta tới vùng trời Tân Sơn Nhất th́ đài chỉ huy địch ngơ ngác hỏi: "A.37 của phi đoàn nào? Phi đoàn nào? phi đoàn nào?".

Các chiến sĩ ta trả lời: - Máy bay của Mỹ chế tạo đây!

Tiếp theo là một loạt, hai loạt và nhiều loạt bom trút xuống dăy máy bay địch. Tiếng nổ rung chuyển Sài G̣n và những cột khói lớn bốc cao. Trận ném bom táo bạo của ta xuống sân bay Tân Sơn Nhất phá hủy một số máy bay địch, trong đó có cả máy bay của Mỹ đang làm nhiệm vụ di tản, đẩy địch vào cơn hoảng loạn mới. Địch không c̣n một chỗ nào an toàn và không c̣n chỗ nào để tránh đ̣n trừng phạt của ta".

Rồi đến đêm 28-4, CSBV lại cho nă đại pháo 130 ly từ Cát Lái vào phi trường Tân Sơn Nhất.

- Mặt Trận Tây Nam Sài G̣n:

Kể từ ngày 26-04, CSBV đă cắt đứt đường số 4 từ cầu Bến Lức đến ngă ba Trung Lương về phiá Bắc phà Mỹ Thuận và đoạn từ Cai Lậy đến An Hữu, ngăn chận và thu hút lực lượng các sư đoàn 7, 9, 22 của VNCH, tạo điều kiện cho các hướng khác hoạt động. Đoàn 232 do tướng Lê Đức Anh chỉ huy (có cấp số tương đương với một quân đoàn) đă xử dụng một sư đoàn mở cửa đánh chiếm đầu cầu ở An Ninh, Lộc Giang trên sông Vàm Cỏ, để đưa lực lượng đột kích chủ yếu và binh khí kỹ thuật qua sông để đánh Hậu Nghĩa, rồi chuẩn bị tấn công vào Biệt khu Thủ đô. Các trung đoàn độc lập 24 và 88 nay lại được tăng cường thêm bởi trung đoàn 271B đặt dưới quyền điều động của quân khu 8 do thiếu tướng VC Vơ Văn Thạnh làm tư lệnh. Mục tiêu chủ yếu của cánh này là Tổng nha Cảnh Sát.

Nh́n chung giai đoạn 2 đánh ṿng đai giữa của Sài G̣n, mặt trận sôi động nhất là mặt trận phiá Đông, c̣n các mặt trận khác, các cánh quân chủ yếu là t́m cách áp sát Sài G̣n để khởi sự giai đoạn chót (giai đoạn 3) đánh chiếm Sài G̣n theo ngày giờ ấn định là 29-4-75 nên thường cho vài đơn vị cầm chân địch c̣n đại quân áp sát 5 mục tiêu đă định: phi trường Tân Sơn Nhất (hướng Tây Bắc), Tổng nha Cảnh Sát và Biệt khu Thủ Đô (hướng Tây Nam), Bộ Tổng Tham Mưu (hướng Bắc) và Dinh Độc Lập (hướng Đông).

 

BBT sẽ tiếp tục đăng tiếp Giai Doạn 3 trong kỳ tới.

Bây giờ mời các bạn thưởng thức 2 bản nhạc

“Đêm Nhớ Về Saigon” của NS Trầm Tử Thiêng do ca sĩ Hồ Hoàng Yến tŕnh bày

https://youtu.be/OTloKKW7wGk

và “Nước Mắt Cho Saigon” của NS Nguyễn Đ́nh Toàn do ca sĩ Nguyên Khang tŕnh bày

https://youtu.be/ZaMRchN7f1c

 

Attachments area

Preview YouTube video Đêm Nhớ Về Sài Gòn | Sáng tác: Trầm tử thiêng | Hồ Hoàng Yến | Nhạc Vàng

https://i.ytimg.com/vi/OTloKKW7wGk/mqdefault.jpg

https://ssl.gstatic.com/docs/doclist/images/mediatype/icon_2_youtube_x16.png

 

Preview YouTube video Nước Mắt Cho Sài G̣n | Tŕnh bày: Nguyên Khang | Nhạc: Nguyễn Đ́nh Toàn | Hoà âm: Trúc Hồ

https://i.ytimg.com/vi/ZaMRchN7f1c/mqdefault.jpg

https://ssl.gstatic.com/docs/doclist/images/mediatype/icon_2_youtube_x16.png