CHIẾN DỊCH HỒ CHÍ MINH VÀ SỰ SỤP ĐỔ CỦA MIỀN NAM VIỆT NAM

(09 tháng 4, 1975 – 30 tháng 4, 1975)

Trích từ cuốn sách CHIẾN TRANH QUỐC CỘNG của GS. Lê Đ́nh Cai

 

BBT xin đăng phần kế tiếp của ngày 14 tháng 4, 2023

 

GIAI ĐOẠN 3:

Đánh vào bộ đầu năo của chính quyền Sài G̣n (29 và 30-04-1975)

Đây là giai đoạn chót của "Chiến dịch HCM", chỉ kéo dài trong hai ngày và kết thúc bằng cuộc đầu hàng của Tổng thống Dương Văn Minh, người lên cầm quyền chỉ vỏn vẹn chưa đầy 43 tiếng đồng hồ (từ 17 giờ ngày 28-04 lúc DVM lên nhậm chức cho đến 11:30 ngày 30-04 là lúc cờ MTGPMN được treo lên nóc Dinh Độc Lập). Diễn tiến giai đoạn cuối của "Chiến dịch HCM" được kể lại ở đây chủ yếu dựa vào tài liệu của GS Nguyễn Khắc Ngữ và luật sư Hoàng Cơ Thụy trong "Những ngày cuối cùng của VNCH" (sđd, tr. 368-381) và "Việt Sử Khảo Luận" (sđd, tập 14, tr. 3728-3751).

Tuy nhiên, trong các công tŕnh biên khảo của các vị này, những sự kiện chính trị và quân sự được tường thuật xen kẽ nhau. Chúng tôi lại tách ra, để tŕnh bày các diễn tiến chính trị trong nội t́nh của chính phủ Dương Văn Minh vào những giờ phút cuối ở mục III kế tiếp.

Giai đoạn 3 của chiến dịch khởi sự vào ngày 29-04 nhưng một ngày trước đó (vào lúc 8 giờ tối 28-04), Hoa Kỳ đă lập cầu không vận gồm các phi cơ C-130 để di tản cả người Mỹ lẫn người Việt. Có chừng khoảng 2000 người đang ngồi đợi để được di tản. Có 3 chiếc C-130 bay tới đổ những kiện hàng quân sự xuống rồi cho người tỵ nạn ùa lên. Mỗi chiếc chở khoảng 180 người. Khoảng 4 giờ ngày 29-04, hai chiếc đầu cất cánh trót lọt, chiếc thứ ba đang lăn bánh th́ những trái rốc-két đầu tiên nhào tới phi trường nổ ầm, một trái rớt sát phi cơ làm lơm bụng và cháy bùng. Hai TQLC Mỹ chết (hạ sĩ McMahon và binh nhất Judge) – (103). Phi trường Tân Sơn Nhất tiếp tục bị pháo 130 ly nă tới. Một bồn xăng cháy. Phi đạo nhiều nơi bị trúng bom không thể cất cánh được. Nhóm người di tản trên phi trường chạy tán loạn và tạo nên cảnh hỗn độn chưa từng thấy. Tiếng pháo nă vào phi trường Tân Sơn Nhất khoảng 4 giờ sáng ngày 29-04 là dấu hiệu khai hỏa cho giai đoạn 3 của chiến dịch tấn công Sài G̣n.

CSBV chia ra 4 hướng tấn công vào Sài G̣n: hướng Đông có quân đoàn 2 và 4 mà chủ lực tiến về Sài G̣n (Dinh Độc Lập) là quân đoàn 2; hướng Bắc thuộc cánh quân của quân đoàn 1; hướng Tây Bắc thuộc quân đoàn 3 và hướng Tây nam thuộc đoàn 232 (tương đương với quân đoàn) đảm trách.

- Cánh quân hướng Đông

Cánh quân phiá Đông phụ trách mặt trận Biên Ḥa, Phước Tuy đang giao chiến tại mặt trận Nước Trong th́ được lệnh phải tiến mau về Sài G̣n nên Lê Trọng Tấn và Lê Quang Ḥa chỉ huy mặt trận này đă đốc thúc 3 quân đoàn trực thuộc, chia làm 3 mũi, tiến gấp về Sài G̣n.

Mũi thứ nhất do QĐ 2 phụ trách, tiến vào Sài G̣n bằng xa lộ Biên Ḥa, tiến vào dinh Độc Lập.

QĐ II do Nguyễn An làm tư lệnh, Lê Linh làm chính ủy đă điều động lữ đoàn xe tăng và thiết giáp 203 do Bùi Văn Tùng, chính ủy Lữ Đoàn chỉ huy đi dẫn đầu. Sau đó là trung đoàn Bộ Binh cơ giới 66 và trung đoàn 18 làm lực lượng tiền phong.

Khi lên đường, bộ tư lệnh QĐ đă ra lệnh cho Bùi Văn Tùng phải cố giành lấy vinh dự cho QĐ bằng cách phải t́m mọi cách để vào được Dinh Độc Lập đầu tiên. Bộ tư lệnh cũng dặn Bùi Văn Tùng phải:

1.- Nhanh chóng phát triển tấn công theo kinh nghiệm của bản thân lữ đoàn

2.- Phải nhanh chóng cắm cở giải phóng lên nóc Dinh Độc Lập.

3.- Phải bắt hàng vô điều kiện.

Mũi thứ hai đánh qua Biên Ḥa rồi tiến theo quốc lộ 1, vượt cầu B́nh Lợi tiến chiếm Bộ Tổng Tham Mưu QL/VNCH.

Mũi thứ ba từ Thành Tuy Hạ, vượt sông Đồng Nai tiến vào trung tâm Sài G̣n.

Đến 5 giờ sáng ngày 29-04, một đơn vị thuộc QĐ 2 đánh bật đơn vị quân đội VNCH ở Cầu Bông gần ngă ba Long B́nh và tiến đánh căn cứ này, đồng thời cho đại quân tiến thẳng về Sài G̣n.

Trước t́nh thế đó, quân đội VNCH đă cho phá cầu sông Buông để làm chậm bước tiến của chiến xa và bộ binh cơ giới VC. Do đó, VC phải cho công binh đến bắc lại cầu và măi đến 4 giờ sáng ngày 30-4, lực lượng tiền phong của cánh quân này và SĐ 304 mới vượt được sông Buông mà vào xa lộ Biên Ḥa.

Ở cầu Long B́nh, quân đội VNCH có chiến xa yểm trợ đă chống cự mănh liệt nhưng v́ đặc công VC đă đóng chốt ở gần đó nên công binh không thể phá được cầu này và chiến xa VC đă tràn lên mở đường cho bộ binh tiến theo, lực lượng VNCH ở đấy đă bắn cháy một số chiến xa VC nhưng không cản nổi.

Khi đến nhà máy lọc nước Thủ Đức, lữ đoàn xe tăng và thiết giáp VC lại bị quân đội VNCH phục ở đấy bắn cản nhưng chiến xa VC vừa bắn vừa tiến thẳng đến cầu sông Sài G̣n.

Ở cầu sông Sài G̣n, chiến xa VNCH dàn ở hai bên, tầu chiến chạy ở giữa sông, pháo binh ở các nơi bắn đổ dồn vào và máy bay cũng nhằm đội h́nh của bộ đội VC mà bắn hỏa tiễn cũng như ném bom nên cánh quân này đă bị khựng lại. 

Tuy thế, khi nghe lời kêu gọi ngưng bắn của TT Dương Văn Minh lúc 9 giờ 30 sáng 30-4, các binh chủng đang chiến đấu liền bỏ vị trí và rút quân. QĐ 2 tiếp tục tiến quân bằng 2 ngă vào Sài G̣n: một ngă đi theo đường Hùng Vương, Thị Nghè tiến vào đường Hồng Thập Tự, một ngă theo đường Phan Thanh Giản mà vào đô thành.

Cánh quân đi vào cầu Thị Nghè đă bị lực lượng Nhẩy Dù có chiến xa yểm trợ không chịu đầu hàng, phục bắn vào đoàn chiến xa.

Chiến xa VC liền tập trung hỏa lực bắn đổ các lô cốt ở cầu Thị Nghè. V́ hỏa lực kém nên lực lượng Dù ở đây phải lùi vào phiá trong.

Khi chiến xa VC qua được cầu Thị Nghè, lực lượng Dù phục ở dưới 2 bên đường Hồng Thập Tự tiếp tục bắn M-72 ra cản lại.

Đoàn chiến xa VC phải khựng lại và đổi đường tiến quân.

Trước khi xuất phát, các trưởng xa VC đă được Bùi Văn Tùng, chính ủy Lữ đoàn 203 xe tăng dặn kỹ rằng cứ qua cầu Thị Nghè, vượt 7 ngă tư rồi rẽ trái th́ đến dinh Độc Lập.

Nhưng đến khi qua cầu rồi, bị bắn dữ quá, đoàn chiến xa VC phải chạy rẽ sang đường Mạc Đỉnh Chi nên bị lạc. Trưởng xa phải xuống xe hỏi đường dân chúng.

Một quân nhân VNCH đă bỏ ngũ muốn lập công đă dẫn đường cho đoàn xe này đến dinh Độc Lập.

Khi đi đến đường Thống Nhất, chỗ sau Vương Cung Thánh Đường, trông thấy dinh Độc Lập rồi, chiến xa VC bắn vào cột cờ treo trên nóc dinh Độc Lập nhưng không trúng, rồi chạy thẳng vào dinh, đè sập cổng dinh này mà vào, dù rằng cổng dinh lúc ấy đă mở sẵn và không c̣n ai canh gác nữa.

Hai chiến xa đầu tiên tiến vào dinh Độc Lập mang số 804 và 390. Sau đó các chiến xa và thiết giáp cùng bộ binh lục tục kéo tới trong khi từ các nhà nhiều tầng ở hai bên đường Thống Nhất vẫn có tiếng liên thanh và M-72 bắn vào đội h́nh nhưng đó chỉ là những sự chống cự yếu ớt và lẻ tẻ mà thôi.

Vào đến trước cửa dinh, đại đội trưởng Đại Đội Chiến Xa Bùi Quang Thận mang cờ giải phóng xông lên trước dinh th́ gặp chuẩn tướng Nguyễn Hữu Hạnh ra đón. Thận đ̣i gặp Dương Văn Minh th́ Hạnh liền vào mời Dương Văn Minh ra. Nhưng khi Dương Văn Minh ra rồi th́ Thận chẳng biết làm ǵ, trong khi Thận chợt nhớ ra công tác quan trọng là treo cờ trên nóc dinh Độc Lập, Thận liền hỏi:

- Lối đi lên nóc dinh, cắm cờ ở đâu?

Sinh viên Nguyễn Hữu Thái lúc bấy giờ đang có mặt ở đó, vội vàng chỉ đường và đưa Thận lên nóc dinh để treo cờ.

Lên đến nơi, Thận hạ cờ VNCH xuống, giật khỏi giây, định xé nhưng cờ làm bằng vải bền quá, Thận xé măi không rách. Thận liền ṿ nát và ném xuống sân, rồi treo cờ Mặt Trận Giải Phóng lên.

Đó là lúc 12 giờ 30 ngày 30 tháng 4 năm 1975. 

- Cánh quân hướng Bắc

Cánh quân phiá Bắc do Binh đoàn 1 phụ trách, có nhiệm vụ đánh vào Bộ tư lệnh SĐ 5BB ở Lai Khê và tỉnh B́nh Dương.

Từ giai đoạn trước, binh đoàn này đă nhiều lần tấn công SĐ5 nhưng đă không đạt được kết qủa ǵ mà lại c̣n bị thiệt hại nặng.

Đến giai đoạn 3 của chiến dịch, binh đoàn này chia quân thành 3 mũi: mũi thứ nhất tiếp tục cầm chân SĐ5 tại Lai Khê. Múi thứ hai tấn công vào Phú Lợi, nơi đó có một trung đoàn thuộc SĐ5 trấn giữ, đồng thời bao vây tỉnh lỵ, tỉnh B́nh Dương là Phú Cường (Thủ Dầu Một) từ ngày 29-04.

T́nh h́nh mặt trận này không tiến triển mấy v́ SĐ5BB là một SĐ thiện chiến của quân đội VNCH và các sĩ quan ở đây nhất định tử thủ nên một binh đoàn VC đă không làm ǵ được.

Sáng ngày 30-4, theo lệnh của bộ tư lệnh chiến dịch phải cấp tốc tiến về Sài G̣n bằng mọi cách, nên binh đoàn 1 liền cho một mũi thứ 3 đánh vào Bến Cát, tiến xuống Lái Thiêu và đánh vào Sài G̣n. Mục tiêu của mũi này là Bộ Tổng Tham Mưu QĐ/VNCH.

Khi vào đến cầu B́nh Lợi th́ cầu này đă bị phá nên mũi quân này phải đi ngược lên cầu mới trên xa lộ Đại Hàn để theo đường này bắt vào quốc lộ 1 để tiến vào Bộ TMM theo đường ngă tư bảy Hiền qua Lăng Cha Cả.

Trong khi ấy SĐ5BB vẫn cầm chân các cánh quân khác của VC ở Lai Khê và Phú lợi cho đến khi Dương Văn Minh đầu hàng.

Khi nghe tin đầu hàng, tư lệnh sư đoàn này là đại tá Lê Nguyên Vỹ đă tự tử chết.

- Cánh quân hướng Tây Bắc

Cánh quân phiá Tây Bắc do binh đoàn 3 phụ trách, xuất phát từ chiến khu Hố Ḅ ở Tây Ninh, chia làm 3 mũi tấn công vào SĐ25BB đóng ở Đồng Dù và tỉnh lỵ Hậu Nghĩa, để tiến vào Sài G̣n.

Cánh thứ nhất đánh vào trung đoàn 46 của SĐ25 đóng ở Trảng Bàng. Cánh quân thứ hai đánh vào Bộ tư lệnh SĐ25BB đóng ở Đồng Dù (Củ Chi). Mũi này do SĐ320 BV phụ trách.

Mũi quân thứ ba đánh thẳng vào Sài G̣n theo quốc lộ 1 theo ngă Quang Trung. Cánh quân này gồm SĐ10, SĐ7, SĐ1 cùng các lực lượng địa phương thuộc quân khu miền Đông Nam Bộ, mũi quân này c̣n có 20 chiến xa, 1 tiểu đoàn Cao Xạ, một đơn vị Pháo, vận tải trên một đoàn xe với 120 chiếc đủ loại, từ Molotova quân sự cho đến các xe đ̣, xe vận tải trưng dụng của dân chúng các vùng gần đó. Đoàn quân này đi theo một đội h́nh dài tới 7 km trên quốc lộ 1.

Căn cứ Đồng Dù như trên đă nói bị thất thủ sau khi cầm cự suốt đêm 28-4 cho măi tới 11 giờ sáng 29-04 th́ căn cứ bị tràn ngập. Tư lệnh SĐ25BB Lư Ṭng Bá bị bắt sáng hôm 30-4 trên đường rút về Sài G̣n.

Dù VC lấy được Bộ tư lệnh SĐ25BB, họ c̣n phải đụng độ với lữ đoàn 4 Dù và liên đoàn 9 BĐQ đang hoạt động trong vùng này.

Đêm 28-4, Biệt Động Quân đă chạm súng với một lực lượng đông đảo VC. Trong đợt xung phong đầu, BĐQ đă hạ hàng trăm VC và bắn cháy 18 chiến xa. Lực lượng VC phải rút ra và chuẩn bị đợt xung phong thứ hai với nhiều chiến xa hơn.

Biệt Động Quân phải cầu cứu với yếu khu Quang Trung và Bộ Tổng Tham Mưu nhưng lúc bấy giờ Không quân ở Tân Sơn Nhất cũng đang bị pháo kích. Pháo binh ở trong vùng đă bị tê liệt v́ bị pháo kích hay hết đạn. Do đó, BĐQ chỉ cầm cự được ít lâu rồi cũng phải rút.

Trong khi đó mũi quân chính của binh đoàn gồm SĐ10 và các trung đoàn Pháo và cao xạ, di chuyển bằng hơn 200 xe trong đó có 27 xe tăng, 20 xe bọc thép, 20 xe nhiên liệu cũng được lệnh tiến về Sài G̣n từ lúc 6 giờ 30 sáng ngày 29-04-75. 10 phút sau mũi quân này bị trọng pháo và phi cơ VNCH oanh kích dữ dội, phải dừng lại.

Thêm vào đó, trên các trục lộ chính tiến về Sài G̣n, quân đội VNCH đă đặt ḿn và các chướng ngại vật, Công binh VC phải dùng xe ủi đất để phá các chướng ngại vật này để lấy đường cho chiến xa đi.

Một giờ 30 phút sau, mũi quân này lại được lệnh lên đường. Khi đi vào gần đến quốc lộ 1, đội h́nh mũi quân này lại bị chiến xa VNCH chận đánh. Sau một thời gian bắn nhau dữ dội, chiến xa VNCH đă rút về ngă ba Chợ Cầu để lập pḥng tuyến ở đó.

Đến 11 giờ 30 (29-04), chiến xa VC tiến đến ngă ba Chợ Cầu lại bị chiến xa VNCH bắn cản. Hai bên bắn nhau ở ngă ba này thật dữ dội, lực lượng VNCH chống trả được gần một giờ đồng hồ th́ phải rút lui.

Đến 13 giờ, chiến xa VC tiến về Quang Trung, khi gần đến trại Quân Vận, các khóa sinh Quân Vận pḥng thủ ở đấy đă bắn cháy một số chiến xa đi đầu.

Các chiến xa khác liền tiến lên bắn xập các lô cốt của trại này và tràn vào. Khóa sinh pḥng thủ ở đó phải rút vào Bộ Chỉ Huy của trường đóng ở phiá sau. Lực lượng VC không chiếm trại, cũng chẳng đuổi theo, mà quay ra, tiếp tục lên đường tiến về Sài G̣n.

Vào lúc 17 giờ, đại quân VC đă tiến đến cầu Tham Lương và xưởng dệt VINATEXCO ở ngă tư Bà Quẹo th́ đă bị tiểu đoàn 3 Dù đóng ở đó dùng súng chống chiến xa bắn dữ dội vào đoàn, khiến cuộc tiến quân của VC ở mũi này lại phải dừng lại.

Bộ tư lệnh binh đoàn sau đó phải ra lệnh cho các trung đoàn phải xuống xe hết, đi bộ khai triển đội h́nh để đánh dọc theo quốc lộ 1 vào ngă tư Bảy Hiền.

Tối hôm đó bộ tư lệnh quân đoàn đă ra chỉ thị cho các đơn vị hậu cần lấy đạn đại bác 155 ly lấy được ở Đồng Dù bổ sung cho hai trung đoàn pháo cho đủ cấp số theo tiêu chuẩn mỗi trung đoàn phải có ít nhất 1.000 viên.

Các đơn vị bộ đội cũng đă được tăng cường hỏa lực tối đa: mỗi súng B-40 hay B-41 phải có ít nhất 13 qủa đạn.

Cơ số đạn của xe tăng cũng được bổ sung đủ số.

Tất cả phải sẵn sàng trước giờ tiến binh sáng hôm sau. Sáng sớm ngày 30-04, đại đội Trinh Sát C-7 có 8 chiến xa và 5 xe thiết giáp K-63 yểm trợ, tiến lên mở đường cho đại quân đi theo.

Lực lượng này đă bị tấn công ở ngă tư Bảy Hiền, và đă bị thiệt hại nặng, số thương vong lên đến 50 người.

Bộ tư lệnh binh đoàn phải ra lệnh cho các đơn vị mở đường phải t́m mọi cách tiến thật mau đến mục tiêu, nhất là phải t́m cách đánh cho thật nhanh vào phi trường Tân Sơn Nhất để bảo vệ phái đoàn VC c̣n bị kẹt trong trại Davis.

Lực lượng VC đă vào chiếm được phi trường Tân Sơn Nhất lúc 10 giờ 30 sáng ngày 30-4-1975.

Sau đó cánh quân này cho một đoàn quân xa đủ loại, trưng cờ MTGPMN, chạy vào trung tâm thành phố theo đường Trương Minh Giảng. Cánh quân phiá Bắc cũng theo cánh quân này đến cổng Phi Long - Tân Sơn Nhất nhưng sau đó tiến vào chiếm Bộ Tổng Tham Mưu Quân Đội VNCH.

Lúc ấy Bộ TTM đă không c̣n quân pḥng thủ nên lực lượng VC đă chiếm được nơi này một cách dễ dàng.

- Cánh quân hướng Tây Nam

Cánh quân phiá Tây Nam do đoàn 232 phụ trách. Đoàn này tương đương với một binh đoàn, xuất phát từ mật khu Hố Ḅ và chia làm hai mũi tiến quân đánh vào tỉnh Hậu Nghĩa và khu phiá Nam đô thành Sài G̣n.

Mũi thứ nhất, từ đêm 27-04 đă vượt sông Vàm Cỏ Đông bằng cầu bắc ngầm dưới sông để vào nằm phục sẵn tại vùng Bến Lức, Trầm G̣ sát quốc lộ số 4, chuẩn bị đánh vào Tân An, Bến Lức mở đường vào Sài G̣n.

Mũi thứ hai di chuyển đến tỉnh lỵ Hậu Nghĩa là Khiêm Cương.

Ngày 28-04, đặc công của đoàn này đă tiến chiếm đài truyền tin Phú Lâm và cố thủ ở đó cho đến ngày 30-04, mở đường cho mũi quân thứ nhất tiến vào Chợ Lớn, chiếm bộ tư lệnh Biệt Khu Thủ Đô và Tổng Nha Cảnh Sát Quốc Gia. Trong khi ấy, một bộ phận khác của cánh quân này tiến chiếm Bến Lức, Tân An và Thủ Thừa, SĐ22BB sau khi Dương Văn Minh đầu hàng đă không bị đánh mà tan.

Trong thời gian này, mũi quân thứ hai trên đường di chuyển đến Khiêm Cương đă đụng độ với trung đoàn 46 Bộ Binh thuộc SĐ25 tại vùng phụ cận Trảng Bàng nên măi đến ngày 29-04, mũi quân này mới tiến quân vào Khiêm Cương. Lực lượng VNCH đồn trú tại đó kêu cứu với SĐ25BB nhưng lúc này chính BTL SĐ cũng đang bị tấn công, Sư đoàn chỉ cho tiểu đoàn 23 thuộc trung đoàn 50, trực thuộc sư đoàn xuống tiếp viện nhưng tiểu đoàn này đă bị trung đoàn địa phương VC Đồng Xoài cản lại. Không có tiếp viện, Khiêm Cương thất thủ.

Sau đó mũi quân này từ Hậu Nghĩa đánh thẳng vào pḥng tuyến của quân đội VNCH đóng ở Tân Lập qua Bà Quẹo, ngă tư Trung Chánh vào xa lộ Đại Hàn, vào tới Phú Lâm.

Khi cánh quân này tiến vào đầu ngă tư Bảy Hiền th́ cánh quân Tây Bắc đă làm chủ t́nh thế ở vùng này nên chỉ cho tiểu đoàn 4 thuộc trung đoàn Đồng Xoài theo đường Trương Minh Giảng tiến vào dinh Độc Lập. Lúc này cánh quân phiá Đông của VC đă đánh vào dinh Độc Lập rồi.

Như vậy là các cánh quân từ bốn hướng đều đă tiến được về Sài G̣n như dự tính trong ngày 30-04-75. Quân đoàn 2 từ phiá Đông tiến vào dinh Độc Lập đầu tiên (do lữ đoàn xe tăng 203 dẫn đầu và người cắm cờ MTGP vào giờ phút lịch sử đó là Bùi Quang Thận); quân đoàn 3 tiến chiếm phi trường Tân Sơn Nhất từ hướng Tây Bắc và làm chủ phi trường vào lúc 10 giờ 30; quân đoàn 4 chiếm trụ sở Bộ Quốc Pḥng, căn cứ Hải Quân và Đài Phát Thanh lức 11 giờ 30; quân đoàn 1 tiến chiếm Bộ Tổng Tham Mưu vào lúc 12 giờ trưa từ hướng Bắc; sư đoàn 9 của đoàn 232 đánh vào ngă tư Bảy Hiền, tiến chiếm Biệt Khu Thủ Đô (đường Lê Văn Duyệt) vào lúc 10:30. Ở hướng Tây Nam, lực lượng của quân khu 8 tiến qua cầu chữ Y và chiếm Bộ Tư Lệnh Cảnh Sát Quốc Gia vào lúc 10:30.

 

BBT quyết định dừng ngang đây, dù vẫn c̣n chương “Tổng Thống Dương Văn Minh và Những Giây Phút Phù Du” và chương “Phần Tổng Luận”ở phần kết.

Một lần nữa, BBT Hội YKH Hải Ngoại trân trọng cám ơn GS. Lê Đ́nh Cai cho phép Mục 99 Độ đăng tải một phần nhỏ trong cuốn sách giá trị CHIẾN TRANH QUỐC CỘNG tại VIỆT NAM (1954-1975)

 

Nay mời quư bạn đọc thưởng thức vài bản nhạc để tưởng nhớ Tháng 4 Đen

** Cánh Hoa Dù – Nhạc Sĩ: Quân Y Sĩ Dương Đ́nh Hưng – Ca Sĩ Nguyên Khang

https://youtu.be/0TlQiarvnEc

** Người Di Tản Buồn – Nhạc Sĩ Nam Lộc – Ca Sĩ: Diệu Liêm

                        https://youtu.be/VCFYSF6f_nU

** Biết Bao Giờ Trở Lại – Nhạc Sĩ : Ngô Thụy Miên – Ca Sĩ Thế Sơn

https://youtu.be/UNy6mA2dMIg

** Đêm Chôn Dầu Vươt Biển Nhạc Sĩ: Nguyễn Đ́nh An – Ca Sĩ: Ngọc Minh

https://youtu.be/_DbJL-YbhDY

** Một Chút Quà Cho Quê Hương – Nhạc Sĩ / Ca sĩ: Việt Dzũng

                        https://youtu.be/7zLjE6L5ZMc

** Con Đường Tôi Về - Nhạc Sĩ: Lê Tín Hương – Ca Sĩ: Anh Dũng

https://youtu.be/oXR3Afzta0A

** Saigon Thuở Đó Làm Sao Quên - Nhạc Sĩ/Ca Sĩ: Quân Y Sĩ Lê Khắc B́nh

                        https://youtu.be/-shwXlcVuNY