Một thoáng Đà Nẵng Huế



Tháng ba, thời tiết sau Tết Nguyên Đán rất đẹp. Nhóm bạn chúng tôi c̣n lâng lâng hương vị tết, hơn nữa cả nhóm đều ở vào tuổi gió heo may đă về, cũng rảnh rỗi nên rủ nhau đi Đà Nẵng và Huế. Lên mạng săn lùng vé máy bay giá rẻ, chúng tôi cùng nhau quyết định làm một chuyến du lịch “TA BA LÔ”.


Cùng háo hức như thời c̣n son trẻ được cha mẹ cho phép sổ lồng, chúng tôi ríu rít gọi nhau hàng ngày, đến nỗi chồng tôi hay nói đùa rằng “máy điện thoại sắp nổ tung” v́ chúng tôi nói chuyện với nhau lâu quá. Bao nhiêu dự định, bao nhiêu kế hoạch được vạch ra thật hoành tráng, làm nhiều khi tôi cứ ảo tưởng rằng ḿnh vẫn c̣n đang trẻ lắm.
Đến phút chót H, một cô bạn trong đoàn buồn bă báo tin: “Th ơi, tau không đi được rồi. Chân tau tự nhiên đau trở lại, chừ không bước đi được nữa mi ơi, buồn quá.” Tôi ngỡ ngàng v́ mọi việc đă sắp xếp xong, vé máy bay cũng đă mua, mà mua loại giá rẻ, không hoàn, không đổi.
Tôi và hai cô bạn trong đoàn hết sức khuyến khích H, nhưng không thể thay đổi hoàn cảnh. Nếu chỉ c̣n ba người th́ buồn quá nên T quyết định gọi D tham gia. D rất vui tính, hơn nữa cũng có “máu liều” nên chấp nhận đề nghị của T. Chúng tôi phải gặp nhau, bàn mưu tính kế. H cũng vui ḷng cho con gái đem chứng minh nhân dân tới nhà tôi để D có thể hóa trang cho gần giống người trong ảnh. Một điều khó khăn là H lớn hơn D đến sáu tuổi nên có thể không ḥa nhập được. Tôi nói vui: một liều ba bảy cũng liều.


Ngày lên sân bay, tôi và các bạn đều mang một trạng khá lo lắng. Đến khi làm thủ tục, tôi cầm cả bốn vé máy bay đưa vào cho cô tiếp viên. Có lẽ thấy gương mặt tôi rất thánh thiện, nên thủ tục nhanh chóng và gọn gàng. C̣n một cửa rất quan trọng là an ninh phi trường. Tôi sắp đặt cho N và T đi trước, v́ hai người bạn này hiền lành và không thể thích ứng với hoàn cảnh khó khăn. D là người thứ ba, c̣n tôi đi sau cùng và tùy cơ ứng biến. N và T qua trót lọt v́ “người thật việc thật”. Đến khi cô an ninh phi trường cầm chứng minh nhân dân của H và nh́n D th́ tim tôi gần muốn rớt ra ngoài. Tôi phải cố trấn tĩnh, coi như mỗi người độc lập và không hề quen biết nhau. Cô an ninh phi trường có ư nghi ngờ nên hỏi D: Có phải cô không ?? D mạnh dạn trả lời ngay: Cô chứ ai. Câu hỏi tiếp theo: Cô tên ǵ và cô đọc số chứng minh của cô đi. D trả lời chắc nịch: Lê thị P H, c̣n số chứng minh th́ cô tra rồi, cô không nhớ. Có lẽ người an ninh phi trường cũng không hiểu được chữ TRA đâu, nhưng vẫn cương quyết: H́nh ảnh khác quá. Tôi đứng ngay sau buột miệng: “Già th́ khác vậy đó, chắc ảnh chứng minh chụp cách đây hơn mười năm rồi nên khác là phải thôi.” Có lẽ lời nói chân t́nh, ngọt ngào của tôi hay sao mà cô bé xiêu ḷng, cho D bước qua. Tôi vội bước vào để cô bé không kịp suy nghĩ thêm. Nhưng cô bé vẫn cố nói với tôi: Nhưng khác quá cô ạ. Tôi nghĩ thầm: hai người th́ phải khác chứ sao, nhưng mỉm cười nhẹ nhàng như ru ngủ: Già th́ vậy đó em, mai mốt em già th́ cũng khác.
Vậy là chúng tôi qua trót lọt.
Vào pḥng đợi mà tim tôi vẫn nhảy lambada. Cố nén cười và cũng không dám nói nhiều v́ sợ bị kêu lại, cả bốn người chúng tôi nói chuyện nho nhỏ với nhau và thỉnh thoảng cười rúc rích. Tôi liên tưởng đến câu nói của người xưa: Nhất quỷ nh́ ma thứ ba học tṛ. Ôi, chẳng lẽ ở tuổi lục tuần, chúng tôi vẫn c̣n những nét nghịch ngợm của tuổi học tṛ ngày xưa chăng.


Đến Đà Nẵng th́ cũng gần chín giờ đêm. Chúng tôi nhận pḥng khách sạn xong xuôi th́ rủ nhau đi ăn khuya. Quán hàng ở Đà Nẵng cũng gần như ở Huế, không phong phú như ở Saigon. Xe taxi chạy loanh quanh một hồi mới kiếm được một nhà hàng c̣n mở cửa.
Cả ngày mệt mỏi và căng thẳng nên vừa về khách sạn xong là tôi ch́m ngay vào giấc ngủ thật b́nh yên.
Sáng hôm sau, cả bốn đứa ngủ dậy với nét mặt tươi tỉnh. T và N chạy qua pḥng tôi ríu rít: “Mau lên, đi ăn sáng xong về c̣n đi Non nước và phố cổ Hội An nữa.” Chúng tôi như trẻ lại, như đang sống với tuổi trăng rằm của một thời Đồng Khánh.


Xe đưa chúng tôi chạy trên những con đường sạch và đẹp. Khác hẳn với cảnh xô bồ của Sài G̣n, Đà Nẵng không có t́nh trạng kẹt xe. Đặc biệt tại đây không có bóng người ăn xin, đó là một điểm son cho du lịch Đà Nẵng. Đến tham quan Non nước, chúng tôi trầm trồ thán phục tài năng của các nghệ nhân, khi tạc h́nh nhiều mẫu vật rất đẹp từ đá. Từ những mẫu vật xinh xắn và nhỏ bé như chiếc ṿng, hay chuỗi hạt, cho đến những con sư tử, con nghê to lớn để trang trí cho những biệt thự... đều do bàn tay tài hoa của con người làm nên.

Sau đó xe đưa chúng tôi đến phố cổ Hội An. Góc phố b́nh yên giờ đây thay da đổi thịt. Khách nước ngoài đến tham quan rất đông. Trên đường cũng như nơi các di tích đều có rất nhiều khách du lịch. Chúng tôi ḥa ḿnh vào đám đông, cũng nao nức khám phá những di tích cổ xưa. Từ đó chúng tôi mới thấy được hết tất cả những tinh hoa của đất nước, của tiền nhân tạo dựng cơ đồ.


Đi bộ lang thang trên những con đường phố cổ, chúng tôi sà vào những gánh đậu hũ ven đường. Ngây ngất với cảm giác của quê hương, cái món ăn dân dă ngày nào của một thời cắp sách, làm chúng tôi vui hẳn lên, quên mất cái mệt và cái nóng. Rồi với bản tính ăn quà vặt của một thời con gái, chúng tôi lại sà vào gánh chè đậu ván. Dưới bóng cây, chúng tôi ngồi vào những chiếc ghế con con. T nói vui: Tụi bây đi tham quan thắng cảnh hay đi ăn hàng rứa?? Tôi trả lời ngay: “Cả hai. Chè đậu ván là món ruột của tau, trưa ni tau không ăn cơm mô. Chừ tau ăn bốn ly chè cho đă miệng. Không thèm ăn kiêng nữa hihihi.”

Nói như vậy, chứ ăn xong một ly chè là tôi đă ngất ngây rồi. Không c̣n chỗ nào mà chứa thêm, nhưng vẫn phải công nhận một điều rằng chè đậu ván quá ngon. Từng hạt đậu bùi bùi, tan ngay trong miệng thơm ngát làm cho tôi có một cảm giác khó quên. Quên sao được khi món ăn này là món thích ư nhất của tôi. Mẹ tôi đă từng hiểu ư như vậy, nên những khi tôi vùi đầu vào học thi, mẹ tôi thường hay nấu và đem vào cho tôi với tất cả t́nh yêu thương mẫu tử. Vậy mà bây giờ th́ tất cả đă quá xa vời, mẹ tôi th́ đă hóa ra người thiên cổ, c̣n tôi bước vào tuổi lục tuần, cũng gần đất xa trời. Hương vị những món ăn ngày nào đậm nét yêu thương, nay chỉ c̣n vấn vương trong kư ức. T́m về cội nguồn để thấy ḿnh c̣n hạnh phúc hơn bao người sống tha phương viễn xứ, muốn t́m về quê hương cũng chỉ nh́n qua h́nh ảnh trên mạng hay trên các phương tiện truyền thông mà thôi.


Một ṿng phố cổ Hội An xong là mặt trời bắt đầu đứng bóng. Chúng tôi đều cảm thấy thấm mệt nên D hướng dẫn cho chúng tôi vào một nhà hàng đặc sản của Hội An thưởng thức món CAO LẦU M̀. Vừa ăn trưa vừa nghỉ ngơi nên giúp chúng tôi nạp lại năng lượng đă mất. Chúng tôi cười đùa với nhau thật vui vẻ, như sống lại thời thanh xuân con gái, quên tất cả những phiền muộn đời thường.


Chiều hôm ấy trở về lại Đà Nẵng, tôi được vợ chồng BS Lê Quang Thông tiếp đón rất ân cần niềm nở. Cảm động thay, sau hơn ba mươi năm xa cách, kể từ ngày chúng tôi tốt nghiệp Trường Đại Học Y Khoa Huế năm 1978, nhận nhiệm sở khác nhau rồi xa nhau, nay có dịp gặp lại người bạn đồng môn, sao mà nhiều cảm xúc dâng trào.


Vợ chồng Thông đưa xe đến khách sạn đón tôi. Thông là một BS rất thành công ở Đà Nẵng. Hôm ấy lần đầu tiên tôi biết mặt Châu, phu nhân của Thông. Phải nói là Thông có cặp mắt rất tinh tường trong việc chọn bạn đời. Châu rất xinh đẹp. Gặp tôi lần đầu tiên nhưng Châu hoạt bát vui vẻ như đă quen thân từ lâu lắm: Em nghe anh Thông nói về chị hoài, hôm nay gặp mặt thật là vui.
Chúng tôi gặp nhau ở một nhà hàng rất sang trọng ở Đà Nẵng. Thông cũng mời thêm một số bạn đồng môn của chúng tôi như Kiều Nga, Phương, Thiện. Có một số bạn khác v́ những lư do khách quan không đến được nhưng không phải v́ vậy mà buổi tiệc mất vui. Trái lại, nhờ sự chu đáo tế nhị của Châu nên bữa tiệc diễn ra trong bầu không khí vui tươi và hết sức hào hứng. Chúng tôi thi nhau kể chuyện xưa, chuyện nay, ai cũng dành nhau mà nói, quên mất thời gian và không gian.

Tiệc tan nhưng vẫn chưa muốn chia tay nhau nên vợ chồng Thông lại mời chúng tôi đi pḥng trà nghe nhạc. Thông chọn một nơi trữ t́nh, những t́nh khúc của một thời vang bóng được các ca sĩ ở đây thể hiện rất truyền cảm làm chúng tôi lặng người như sống lại một thời dĩ văng vàng son.
Rồi Thông được MC pḥng trà mời lên tham gia. Thông vốn là một cây văn nghệ của trường Đại Học Y Khoa Huế ngày nào, bây giờ đă là một Bác Sĩ nổi tiếng và thành công, nhưng cái máu văn nghệ vẫn chảy trong từng mao mạch. Thông chọn một t́nh khúc của nhạc sĩ Vũ Thành An để hát tặng chúng tôi. Rồi Thông mời tôi... Tôi muốn hát rất nhiều t́nh khúc, nhưng cuối cùng tôi chọn bài Hoài Cảm của Nhạc sĩ Cung Tiến, và mỗi người trong chúng tôi hôm ấy đều lặng người theo những ca từ da diết: Chờ nhau hoài cố nhân ơi! Sương buồn che kín nguồn đời. Hẹn nhau một kiếp xa xôi, nhớ thương biết bao giờ nguôi …
Tràng pháo tay của cả khán pḥng làm tôi như bừng tỉnh giấc mộng Hoài Cảm. MC và các ca sĩ của pḥng trà thay nhau tặng hoa cho tôi và hết lời khen tặng: “Chị hát hay quá, truyền cảm quá. Như thả tất cả tâm hồn vào bài hát vậy…” Các bạn cũng khen tặng rất nhiều và riêng Thông th́ nói một câu rất ngắn: Biết rứa hồi đi học bắt BT vào ban văn nghệ của Trường cho rồi. Tôi mỉm cười hạnh phúc …

Một điểm du lịch nổi tiếng khác của Đà Nẵng không thể không nhắc đến là Bà Nà.
Chúng tôi tham quan đỉnh Bà Nà vào một buổi sáng đầy sương mù nên cảnh vật nh́n không rơ trong màn sương dày đặc. Nhưng bù lại, chúng tôi được đắm ḿnh trong cảnh huyền diệu của thiên nhiên. Trời se se lạnh, từng giọt sương mong manh như làn khói nhẹ phả vào người chúng tôi cảm giác êm đềm và cũng thật b́nh yên. Thoáng một chốc, tôi ngỡ ḿnh lạc vào chốn Thiên Thai của Lưu Nguyễn ngày nào. Ngồi trên cáp treo đi lên đỉnh Bà Nà, nh́n xuống dưới chân ḿnh cả một vùng núi rừng hoang sơ và xanh mướt, cả giang sơn gấm vóc của chúng tôi phơi bày ra tất cả những vẻ đẹp quyến khách du lịch khắp bốn phương trời.


Rời Đà Nẵng, chúng tôi ra Huế bằng đường bộ. Con đường huyết mạch từ Đà Nẵng ra Huế được rút ngắn bởi hầm đèo Hải Vân. Đă từng qua nước ngoài nhiều lần, đi lại nhiều lần trong những con đường cao tốc và những đường hầm vượt đèo như vậy, nhưng khi qua hầm đèo Hải Vân trên chính quê hương thân yêu của ḿnh, tôi vẫn không khỏi cảm giác bồi hồi cảm động và ngầm hănh diện. Con đường vượt qua Hải Vân được xây dựng theo những mô h́nh văn minh nhất nh́ thế giới, tiết kiệm được thời gian từ Đà Nẵng ra Huế rất nhiều.


Qua khỏi đường hầm chúng tôi bước vào địa phận của Thừa Thiên Huế. Trạm dừng chân của chúng tôi ngay Lăng Cô, một vùng biển được xếp hạng vào vị trí một trong những vịnh đẹp nhất thế giới. Mà đẹp thật !!! Biển xanh ngắt một màu, sóng vỗ nhẹ vào bờ mơn man băi cát trắng dưới ánh mặt trời làm tất cả những ai đến nơi đây đều không muốn rời xa.
Huế vào mùa Xuân tiết trời se se lạnh. Cái lạnh đủ cho chúng tôi diện áo choàng, khăn quàng cổ để thêm phần yểu điệu thục nữ.


Chúng tôi tổ chức đi thăm nhiều nơi. Thiền Viện Trúc Lâm là nơi tôi đă đến khá nhiều lần, nhưng mỗi lần đến lại mang một cảm xúc mới mẻ. Đứng trên chiếc đ̣ nhỏ trên hồ Truồi nh́n qua cảnh quan của Thiền viện chẳng khác ǵ trên Tiên cảnh (dù tôi chẳng thể  biết Tiên Cảnh như thế nào.)



Rồi lại cùng nhau thuê đ̣ đi dọc Sông Hương. Ḍng sông đi vào huyền thoại của thơ ca nhạc họa, ḍng sông gắn liền với Huế. Nhắc đến Huế th́ không thể nào không nhắc đến ḍng Hương Giang êm đềm và quyến . Quyến rũ khách du lịch đă đành, đối với những người con xứ Huế như chúng tôi cũng chẳng thể nào quên sông Hương, núi Ngự, những địa danh gắn liền với cuộc sống từ thời niên thiếu, và rồi đi theo chúng tôi suốt cả cuộc đời. Cảnh vật hai bên bờ sông có nhiều thay đổi theo thời gian, nhưng ḍng sông th́ vẫn lặng lờ trôi như tâm hồn những người con gái Huế, thủy chung, son sắt, lăng mạn nhưng ư nhị.

Vài ngày ngắn ngủi ở Huế cũng không ngăn cản chúng tôi t́m về cảm giác xao động ngày xưa trên đồi Thiên An. H́nh như trong tất cả chúng tôi, những thiếu nữ lớn lên ở Huế, ai cũng có ít nhiều kỷ niệm với vùng đồi Thiên An này. Nay trở về chốn cũ, trong ḷng thoáng chút nao nao??!!


Rồi nay mai trở về với cuộc sống đời thường, tất cả chúng tôi chắc chắn sẽ mang theo trong sâu thẳm trái tim ḿnh một thoáng Đà Nẵng Huế …

 

 

Tháng 3 năm 2011

BS MAI BĂNG THANH

Trở về trang chủ