Đồng Cảm

 

(Ta không thể ngắt một bông hoa mà không làm kinh động đến những v́ sao!)

 

T

ôi được gặp chị Băng Thanh một lần. Chị là một BS đầy sức sống, hoạt bác, ăn nói duyên dáng, cho tôi cảm giác dễ chịu thân t́nh. Tuy chưa bao giờ quen biết, một câu nói của chị làm tôi xúc động, "...Vui quá, gần 40 năm mới được hít thở không khí tự do, được gặp bạn bè, được ăn, và nhất là được nói..." Câu nói lững lơ giữa muôn vàn chuyện kể nhưng làm ủ rủ trong tôi cả buổi tiệc vui, vô t́nh nhắc nhỡ nỗi ám ảnh, rằng gần 40 năm qua gia đ́nh, ba mạ, bạn bè thương mến... phải khốn khổ sống trong không khí tù hăm bên nhà. Tôi cảm thấy thương chị từ đó...

Chỉ không lâu sau, bàng hoàng nghe Tiếng Ḷng u uẩn của chị vọng lại từ bên kia bờ đại dương. Nỗi khắc khoăi của trái tim đau khổ Thổn Thức giữa đôi bờ sinh tử, tưởng như tiếng đập ră rời của đôi cánh bướm mong manh từ một góc vườn, đă gây nên những cơn băo thương cảm ở nhiều chân trời...

Phải chăng độc chất tích lũy từ những năm tháng trầm luân trong cái ao tù hăm đă biến cơ thể thành những khối u ác tính? Tôi muốn hỏi v́ sao những người bạn của tôi, những Bác Sĩ hiểu biết sâu sắc về bệnh tật và con người, lại dễ dàng bị đốn ngă v́ tật bệnh khi tuổi c̣n rất trẻ? Những Mai Băng Thanh khí phách tự tin, những Nguyễn Hoài Nhân uyên bác nhân ái, Đặng Văn Tuyên ngay thẳng, ĺ lợm...đang phải chiến đấu cùng thần chết với niềm hi vọng mong manh...?

Mới ngày nào sau 75, trên sân bóng rỗ của trường cùng các anh Trần Tiển Ngạc, Bảo Chủ, Nguyễn Hào, Bửu Phụng, Nguyễn Văn Việt, Ngô Gia Cuờng, Phan Chánh Đức,Tôn Thất Miên...Tuyên là một đàn em trẻ và nhỏ nhất. Đứng bên cạnh các anh Nguyễn Hào và Tôn Thất Miên, Tuyên có vẻ nhỏ bé trước sự cao lớn áp đảo của các đàn anh này. Nhưng không để sự chênh lệch sức vóc khống chế, Tuyên tả xung hữu đột, ĺ lợm xông xáo... Nhưng điều tôi thích (và lo) nhất ở Tuyên là khí phách thẳng thắn, bộc trực. Yêu ai cứ bảo là yêu, ghét ai cứ bảo là ghét...Dù ai cầm dao dọa giết, cũng không nói ghét thành yêu (PQ). Đôi khi muốn, nhưng đă không bao giờ có thể nói với Tuyên, rằng có nhiều cách giết một Bác Sĩ không cần dao...

Mượn muỗi ṃng A Sao A Lưới cũng là một cách...

Nghe một người bạn của Tuyên nói hôm qua Tuyên khóc v́ đau quá. Ngạc nhiên v́ Tuyên khi nào cũng dấu mọi cơn đau dù có ghê gớm, khi nào cũng cười v́ không muốn ai lo và buồn v́ ḿnh. Tôi nghĩ có lẽ giờ cuối cùng đă đến...Gọi cho Tuyên và nghe tiếng Tuyên chào vui bên kia đường dây:

...

- Đau nhiều không?

- Sơ sơ thôi anh, nhưng hơi ngầy ngật v́ em mới uống thêm thuốc.

- Thuốc chi?

- Dạ morphine. H́ h́...

- Nghe nói hôm qua em khóc v́ đau quá?

- Mô có. Hôm qua có đau nhiều hơn một chút...nhưng anh đừng lo, em ĺ lợm lắm anh T ơi...Khóc chi nỗi...h́ h́...

- Ừ, anh tin em khi nào cũng khí phách. Đàn ông đổ máu chơ không rơi lệ...

- Em nhớ chơ. Hôm qua đau th́ có đau, nhưng chảy nước mắt chút chút là v́ thấy vợ con lo cho ḿnh quá... Nói rứa chơ khi mô đau không chịu nỗi nữa th́ em đọc 10 điều luật Hướng Đạo và Bát Nhă Ba La Mật Đa Tâm Kinh.

- Tốt quá. Anh cũng cầu nguyện mỗi đêm cho em. Ráng lên. Nếu có thể sang năm anh rủ Lư Thám Hoa về thăm...

Giọng Tuyên bỗng dưng chùng xuống:

- Chắc không kịp mô anh ơi. Có một vài việc sắp xếp chưa xong, em chỉ cầu nguyện để được sống thêm hai tháng nữa...

Rồi lạc đi, xa xăm:

- ...không biết có được không.

Rồi bừng lên sôi nỗi:

- Cho em gửi lời thăm Lư Văn Kim, à quên, Lư Thám Hoa. Kim phóng phi đao hay lắm đó, anh T. H́ h́...

Thật ra, ngoài tính vô thường của cuộc đời, tôi đă học hỏi được nhiều điều từ những người như chị Băng Thanh và Tuyên. Đây là những con người khí phách, không sợ hăi cái chết, và can đảm chiến đấu để kéo dài đời sống, chỉ v́ người khác. Và đẹp hơn, trong cuộc chiến bất cân xứng ấy, miệng luôn nỡ nụ cười... cũng chỉ v́ người khác.

Chị Băng Thanh và Tuyên xứng đáng để tôi ngă nón.

Tôi cũng xin phép được viết vài gịng về một người bạn khác. Hắn sẽ không thích. Nhưng tôi chỉ xin phép quư Thầy Cô và quư anh chị em là đủ. V́ thân hắn tuy đang nằm hồi sức cấp cứu, nhưng hồn đang không biết ở đâu.

Hắn trên tôi một lớp, nhưng một biến cố làm hắn tụt xuống lớp tôi, và cùng tổ. Dù có khuôn mặt đẹp và đôi mắt sáng, tôi không để ư hắn mấy v́ dáng dấp nho nhă thư sinh, và quá khép kín của hắn. Tôi thủa ấy lại không hứng thú với mấy tay có vẻ mọt sách. Ở một buổi học tổ chính trị chán phèo khoăng năm 75-76 ǵ đó, trong khi một tay sinh viên cán bộ (h́nh như là một sĩ quan bộ đội được đưa về học YK th́ phải) đang thao thao nói về t́nh nghĩa anh em ruột thịt môi hỡ răng lạnh giữa Trung Quốc và Việt Nam, th́ bỗng dưng tôi bật cười cắt ngang:

- Ba láp! Nói ba láp. Anh đừng dạy lịch sử ba láp nữa, chán lắm. Tụi tui đứa mô cũng biết TQ là kẻ thù truyền kiếp của Việt Nam rồi... Anh về đọc lại đi...

Dĩ nhiên là tôi bị anh ta cùng mấy tay 30 dũa thê thảm. Trong khi một tên đang "lên lớp" tôi, bỗng thấy hắn đưa tay lên muốn nói. Thấy tên 30 vẫn phớt lờ, hắn kéo ghế cái rột, rồi to tiếng cắt ngang:

- Anh T không nói chi sai.

Rồi cũng thao thao một màn lịch sử từ Hai Bà cho đến Đinh, Lê, Lư, Trần... và hùng hồn kết luận:

- Anh T không có lỗi chi cả. TQ luôn luôn có dă tâm xâm lăng VN.

Tôi quen hắn từ dạo đó.

Nếu đời sống có những người bạn là người Thầy, th́ tôi may mắn có nhiều người Thầy tốt. Châu Lam Sơn và Nguyễn Hoài Nhân là hai trong số những người thầy đó. Trong khi CLS dạy tôi biết tha thứ, th́ NHN dạy tôi biết ẩn nhẫn và im lặng. Một bữa, hắn nói với tôi:

- Tau coi cái tướng của mi không sống ở đây như ri được. Thẳng quá, chặc một cái găy liền. Muốn sống phải biết che dấu, ù ĺ, câm, điếc...

- Hèn quá!

- Chịu đựng một chút, học xong cho bà già vui th́ hèn một chút cũng được đó chơ...

Rồi hắn cười cười nói tiếp:

- Nói cho nhiều chơ chỉ cần nhớ một chữ thôi, Điếc. Không nghe th́ không nói. Tụi hắn nói chi th́ làm như con trâu thôi, không nghe đàn găy tai trâu à...

Tôi bắt bẻ hắn:

- Trâu trâu cục c...Nói th́ hay lắm. Răng bữa trước không câm cha cái miệng cho yên thân, dám đấu sử với bộ đội v́ một thằng không quen biết?

- À, trường hợp ngoại lệ. V́ mi là một con trâu đặc biệt...

Càng gần gũi, tôi càng phát hiện hắn có những đức tính đáng quư. Bên dưới cái vơ trầm tỉnh đến lạnh lùng, ngoài cái đầu sắc bén, là tấm chân t́nh son sắt với bằng hữu, với tha nhân. Ăn uống cũng lo cho bạn và người ăn uống trước. Ngủ cũng lo cho bạn và người ngủ trước. Thân thư sinh c̣m cơi mà việc nặng nào cũng dành làm trước…Suốt một thời gian mấy năm dài sau khi tôi bỏ trường, hắn ghé nhà mỗi ngày như có tôi ở đó, để thăm khám, lấy huyết áp, nói chuyện cho ba mạ tôi đỡ buồn. Không thể trở lại Huế, một hôm tôi nhờ một bạn thường ra vô Saigon, thay v́ nhắn lời cám ơn, tôi đă hỏi một câu cực kỳ xuẩn ngốc, ngày nào cũng tới với hai ông bà già không thấy chán sao. Hắn nhắn trả lời, t́nh thương sẽ làm cho mọi công việc trở nên hứng thú. Tôi đă không có cơ hội để hỏi, rằng hắn thương tôi hay ông bà già tôi, nhưng khi biết hắn đi khám “chùa” hoài sau khi ra trường, nhiều khi lại móc tiền túi (cái túi không mấy sâu) mua thuốc cho bệnh nhân nghèo, tôi hiểu câu hỏi ấy không c̣n cần thiết nữa.

Hắn có một cái tật đáng ghét. Coi trọng nguyên tắc và liêm sĩ quá mức (tôi không chắc có nên dùng chữ quá mức không?) Biết hắn là một BS thanh liêm và trong sạch, lại hay giúp người nên rất nghèo, một hôm tôi gửi ra Huế cho hắn một ít tiền c̣m. Vậy mà hắn trả lại nguyên si với lời nhắn, hắn muốn thấy mặt tôi chứ không phải mấy cái mặt trên những tờ giấy bạc đó. Người bạn c̣n kể thêm, một hôm ngủ dậy vắt tay sau gối, thấy cồm cộm một xấp giấy bạc. Hỏi th́ vợ cho biết chị để mấy ngàn cho hắn ăn sáng uống café. Vậy mà hắn buồn và giận chị mất mấy ngày.

Bạn hỏi v́ răng th́ hắn trả lời, tau cũng là BS mà…

Chị Nguyễn Hoài Nhân thân mến,

Dù biết chị và Nguyễn Hoài Nhân không muốn, nhưng nếu một lúc nào t́nh cờ chị đọc được những gịng chữ này, HĐT xin chị và Nhân tha lỗi. T không bao giờ muốn xúc phạm ḷng tự trọng, hay sự tôn nghiêm của nhân cách, như chữ Nhân thường dùng, của chị và Nhân. Khi chia xẻ một vài điều về Nhân, mong ước khiêm tốn của T chỉ là để quư Thầy Cô biết ḿnh đă đào tạo được một BS tốt và đầy ḷng nhân ái; để quư anh chị em YKH hiểu ḿnh có một đồng môn có nhân cách đáng quư. Hi vọng Nhân sẽ mĩm cười lên đường với món quà quư giá nhất thế gian từ các đồng môn Y Khoa Huế: T́nh Thương.

Đặng Văn Tuyên, anh cũng muốn nói với em như vậy.

“Đưa người ta không đưa sang sông,

Sao nghe tiếng sóng dậy trong ḷng…”

(Quang Dũng)

Hồ Đăng Thuận YKH14.

 

Trở về trang chủ