LY NƯỚC VƠI DẦN

Phần I  : Chính sách đại đoàn kết dân tộc của người cộng sản Việt nam

Phần II : Người Việt hải ngoại nh́n về quê hương

Phần III: Ly nước vơi dần.

 

BS Nguyễn Văn Thuận

I.       CHÍNH SÁCH ĐẠI ĐOÀN KẾT DÂN TỘC CỦA NGƯỜI CỘNG SẢN VIỆT NAM

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX cộng đảng Việt nam từ ngày 19 đến 22 tháng 4, 2001 được gọi là đại hội của “ Trí tuệ, Dân chủ, Đoàn kết, và Đổi mới ”, nhằm “ phát huy sức mạnh của toàn dân, tiếp tục đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, và bảo vệ tổ quốc Việt nam Xă hội chủ nghĩa”.

Ông Trần văn Đăng, tổng thư kư ủy ban trung ương Mặt trận tổ quốc, trong cuộc họp báo sáng ngày 21 tháng 4, 2001, đă phát biểu:

“...Để phát huy được sức mạnh toàn dân tộc, điều kiện tiên quyết là toàn dân phải đoàn kết, v́ đoàn kết là sức mạnh, là truyền thống cực kỳ quư báu của dân tộc Việt nam trong quá tŕnh dựng nước và giữ nước.

“ Kế thừa và phát huy truyền thống đó, ngay từ khi mới ra đời, đảng cộng sản Việt nam đă luôn luôn coi trọng, củng cố và mở rộng khối đại đoàn kết toàn dân, phát huy sức mạnh dân tộc kết hợp với sức mạnh quốc tế, sức mạnh truyền thống với sức mạnh thời đại, lănh đạo nhân dân Việt nam liên tiếp giành được những thắng lợi vĩ đại trong cuộc đấu tranh v́ độc lập của tổ quốc, tự do hạnh phúc của nhân dân. Chủ tịch Hồ chí Minh đă tổng kết thành chân lư: “ Đoàn kết -  đoàn kết -- đại đoàn kết, Thành công -  thành công -  đại thành công “

...”

Trong chiều hướng đó, báo cáo chính trị ban chấp hành trung ương đảng khóa VIII tại đại hội IX, cũng tràn ngập những lời ong bướm, đường mật:

“...Động lực chủ yếu để phát triển đất nước là đại đoàn kết toàn dân trên cơ sở liên minh giữa công nhân với nông dân và trí thức, kết hợp hài ḥa các lợi ích cá nhân, tập thể và xă hội, phát huy mọi tiềm năng và nguồn lực của các thành phần kinh tế, của toàn xă hội. “...Thực hiện đại đoàn kết các dân tộc, tôn giáo, giai cấp, tầng lớp, thành phần kinh tế, mọi giới, mọi lứa tuổi, mọi vùng của đất nước, người trong đảng và người ngoài đảng, người đang công tác và người đă nghỉ hưu, mọi thành viên trong đại gia đ́nh dân tộc Việt nam sống trong nước hay ở nước ngoài.

...

“ Đồng bào định cư ở nước ngoài là bộ phận không tách rời, và là một nguồn lực của cộng đồng dân tộc Việt nam. Đảng và nhà nước lo cung cấp, thông tin về t́nh h́nh đất nước và trách nhiệm công dân, ư thức cộng đồng, tinh thần tự trọng và tự hào dân tộc, giữ ǵn bản sắc văn hóa và truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt nam, tôn trọng pháp luật nước sở tại và tăng cường đoàn kết hữu nghị với nhân dân các nước. Có những chính sách tạo điều kiện thuận lợi để kiều bào về thăm quê hương, mở mang các hoạt động văn hóa, giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, sản xuất, kinh doanh, góp phần thiết thực xây dựng đất nước.

...”

Người cộng sản có biệt tài nói mà không biết ḿnh nói ǵ, nói ngược với thực tế, cường điệu mà không biết ngượng hay xấu hổ. Nói có từ cái không, nói không từ cái có. Dùng danh từ hoa mỹ, ồn ào để che đậy cái thực chất chậm phát triển và tàn bạo của ḿnh. Vậy nên, xin đừng ngạc nhiên hay tức giận v́ những đoạn trích dẫn trên.

Chính sách đại đoàn kết dân tộc không phải chỉ mới được xem là trọng điểm trong kỳ đại hội IX vừa qua. 60 năm qua, người cộng sản không ngưng kêu gọi đoàn kết dân tộc. Sau cách mạng mùa thu, ông Hồ cướp được chính quyền, lập chính phủ liên hiệp, lập mặt trận Việt Minh, rồi nhân danh ḷng yêu nước của toàn dân, lănh đạo cuộc kháng chiến chống Pháp giành độc lập, để rồi ông cũng  nhân danh nhân dân để giết  nhân dân, không phải chỉ 100, 1,000 người, mà giết hại hàng trăm ngàn người. Cho nên, cái đại đoàn kết dân tộc của ông Hồ, và những người theo chân ông, chỉ là một bước “ quá độ “ trong khi c̣n yếu thế, cái đại đoàn kết có điều kiện,  để tiến tới chuyên chính, thâu tóm tất cả về một mối. Và trong nội bộ, để độc tôn cá nhân quyền lực. Từ nhận thức đó, đại đoàn kết dân tộc chung nghĩa với khủng bố, giết chóc, tù đày, bần cùng hóa nhân dân để cuối cùng chỉ c̣n lại một tập thể tuân phục. V́ vậy, cương lĩnh của đại hội IX mới có chủ trương “ củng cố và mở rộng khối đại đoàn kết “, mới có chuyện  “ liên minh giữa công nhân, nông dân và trí thức”, chuyện “ không trái với lợi ích chung của dân tộc, xóa bỏ mặc cảm định kiến, kỳ thị về quá khứ, giai cấp, thành phần “ đi ngược hẵn với cái căn bản cấu trúc công bằng và hợp lư của một xă hội tiên tiến.

70 mươi năm qua, từ ngày tuân hành chỉ thị của cộng sản quốc tế,  cho h́nh thành đảng cộng sản Việt nam, gần 50 năm nắm chính quyền trong tay, hơn 25 năm thống nhất đất nước, những người cộng sản vẫn c̣n phải dùng đến cái chiêu bài “ đoàn kết -  đại doàn kết, thành công -  đại thành công “ của ông Hồ. V́ cho đến thời điểm này, người cộng sản vẫn cai trị bằng đàn áp, bằng súng đạn, bằng tù đày, bằng sự chối bỏ ư nghĩa của hai chữ tự do, bằng sự dỡn chơi với hai chữ dân chủ, và bằng sự phủ nhận quyền làm người của con người. Chuyện không phải là chuyện xưa, chỉ mới đây thôi, các giáo hội trong nước, từ công giáo, phật giáo, tin lành, ḥa hảo, cao đài đă không ngừng đ̣i hỏi quyền tự do tôn giáo. Các sắc dân thiểu số cũng vùng lên, như phong trào FULRO cũ , đấu tranh cho quyền được sống và canh tác trong vùng đất núi đồi của họ. Và trong dân gian, mới có những hiện tượng Hà sĩ Phu, Bùi minh Quốc, Hoàng minh Chính, Nguyễn kiên Giang, Nguyễn thanh Giang, Dương thu Hương, Nguyễn huy Thiệp, Trần mạnh Hảo, Nguyễn minh Cần, Nguyễn Hộ, Trần Độ, Phan đ́nh Diệu, vân vân và vân vân, nói lên dùm quần chúng thầm lặng cái ước nguyện đơn sơ được sống b́nh an trong xă hội loài người, có cơm ăn áo mặc, được hít thở không khí, và được hành sử như con người. Đoàn kết, đại đoàn kết của những người cộng sản không nhắm vào tập thể quần chúng đơn thuần, nhằm giải quyết những ước vọng đơn sơ đó. Đoàn kết, đại đoàn kết , mỗi khi được đem ra dùng, chỉ là những ngôn từ rổng, chỉ là chiêu bài, nếu không nhằm lừa bịp quần chúng, th́ cũng nhằm một mục tiêu chính trị nào đó, như trong trường hợp này, củng cố cái thế chông chênh của cái đang c̣n được gọi là đảng cộng sản của tập thể cường quyền Hà nội hiện nay.

Xin không nói những chuyện xa xôi của 50, 60 năm về trước, chuyện của miền Bắc một thời đóng kín. Chỉ xin nói những điều người cộng sản chiến thắng đă làm trên đất nước và người dân miền Nam sau “ cuộc đại thắng mùa Xuân ” năm đó.

26 năm qua, từ ngày ngự trị miền Nam, người cộng sản đă thực hiện được 3 điều tàn nhẫn và thủ đoạn nhất:

•        Thứ nhất, trả thù người dân miền Nam,

•        Thứ hai, đuổi dân miền Nam ra khỏi vùng đất sống, đặc biệt  là lùa dân ra nước ngoài, để tịch thu hết tài sản, nhà cửa, vàng bạc của người dân,

•        Thứ ba, kéo dân trở về để hưởng lợi trên công sức cần lao của Việt kiều.

Cuộc chiến ư thức hệ, nếu phải gượng ép mà gọi như thế, giữa những người quốc cộng kéo dài 30 năm vốn đă quá thê thảm. Với chiến thắng,  người cộng sản đă biến cuộc chiến  xâm lược đó thành một thảm kịch thê thảm gấp bội phần qua chính sách trả thù của kẻ chiến thắng giành cho vùng đất và người dân chiến bại. Cái thê thảm đến từ  những người thắng cuộc chiến từ miền Bắc vào đă trả thù người dân miền Nam một cách tàn nhẫn nhất, không c̣n xem dân miền Nam như những người cùng máu mũ, ruột thịt, giống ṇi, lịch sử, ông cha.

Chính sách trả thù dựa trên luận cứ miền Nam là tay sai của đế quốc, đặc biệt là đế quốc Mỹ, là tay sai của bọn tư sản mại bản, bọn phong kiến áp bức, bọn quan liêu quân phiệt, là kẻ thù của nhân dân . Kẻ thù của nhân dân phải đền tội, phải trả nợ máu  trước nhân dân. Chính sách này không chỉ được áp dụng cho bọn được gọi là ngụy quân, ngụy quyền, nhưng trăi rộng tùy theo nhận định cá nhân từng cán bộ, đến mọi lóp người dân từ thành thị đến thôn quê. Tài sản, tiền bạc của bọn “ kẻ thù của nhân dân” là xương máu của nhân dân, phải được trả lại cho nhân dân, có nghĩa là trả lại cho đoàn quân chiến thắng.

Người cộng sản sau ‘75 vẫn tự hào có đủ ḷng nhân để tránh cho miền Nam một biển máu, một cuộc tắm máu. Điều này chỉ đúng với giới truyền thông quốc tế ngu ngơ, nhưng không đúng trên thực tế. V́ trong suốt chiều dài 2,000 năm ghi dấu lịch sử dân tộc, đă không kẻ chiến thắng nào có đủ tàn nhẫn như những người cộng sản Việt nam trong cách đối xử với 22 triệu người dân miền Nam sau ngày  miền Nam sụp đổ. Phải nói rằng, sau 30 tháng tư, ‘75, người dân miền Nam đă buông súng quy hàng, chấp nhận sự thống trị của người cộng sản miền Bắc ( dẫu rằng vẫn có những phong trào phục quốc lẻ tẻ, thiếu thực chất của một cuộc kháng chiến chống cộng). Điều này đến từ nhiều nguyên nhân: có thể họ đă quá mệt mơi sau 30 năm chém giết lẫn nhau, có thể v́ ước vọng ḥa b́nh cho dân tộc, v́ tin ở huyền thoại cộng sản, trong sạch và lư tưởng, v́ thất vọng với giới lănh đạo miền Nam cũ,...Miền Nam, với một triệu quân dưới cờ, được huấn luyện và trang bị không thua kém một đạo quân tinh nhuệ trên thế giới, với trên nửa triệu cảnh sát, nghĩa quân, dân vệ, vậy mà đă không có một cuộc kháng cự, một tổ chức kháng chiến hay nổi dậy nào sau đó. Chỉ v́ người dân miền Nam chấp nhận thua cuộc. Luật chiến tranh không cho phép kẻ chiến thắng trả thù. Hiệp định Ba lê cũng có điều khoản rơ ràng không cho phép trả thù, không cả trên những cấp quyền trách nhiệm, trên những người cầm súng, chứ nói chi đến người dân vô tội.

Đă không có biển máu, nhưng đă có hàng trăm trại tù rải rác trên toàn cơi đất nước, từ nam ra tới biên giới Việt-Hoa, chôn đời cả triệu quân, cán, chính của chính quyền miền Nam, biến họ thành những tội phạm tồi tệ nhất, triền miên đối diện với tra tấn, ngục h́nh, đói khát, bệnh hoạn, thất vọng, và tủi nhục. Đă không có hàng triệu người ngă gục trước mũi súng, trước mă tấu, trước búa liềm của kẻ chiến thắng. Nhưng con số nhiều chục ngàn người bị xử tử, bị giết, hay bỏ ḿnh trong các trại tù cộng sản đă là bằng chứng của cái tàn nhẫn của chế độ mới. Máu không chảy thành sông  biển, nhưng máu thấm vào ḷng đất, như nỗi nghẹn ngào, uất hận. Đó là không nói đến sự đối xử vô nhân đạo, chà đạp phẩm cách, xem kẻ chiến bại không bằng súc vật của kẻ chiến thắng.

Triệu người đó đă bị giam giữ không phải chỉ một, hai năm, mà 5, 10 năm, 15 năm, 18 năm trong những điều kiện tồi tệ nhất. Triệu người đó đă bị đoàn quân chiến thắng cướp hết tài sản, nhà cửa, ruộng vườn. Vợ con họ bị cán bộ cướp đoạt, cưỡng bức, đe dọa.

Nhưng hơn thế, những người cộng sản đă biến  miền Nam thành một nhà tù trên toàn vùng đất nước, với chế độ hộ khẩu và phân phối thực phẩm. Người dân bị bứng khỏi vùng đất sống, đuổi đi về những vùng được gọi là “ kinh tế mới”, mà thực chất là những vùng rừng núi, lau sậy, bùn lầy, để họ chết dần trong đói khát và bệnh tật. Tự do, nhân phẩm, tiền bạc, nhà cửa bị tước đoạt đă đành, chút ư niệm về tự do, về dân chủ, về  điều kiện sống cuộc sống của con người cũng không c̣n. Trong sinh hoạt, nền kinh tế phồn thịnh của miền Nam bị tàn phá tan tành trong một thời gian ngắn, không đầy 1 năm sau ngày thống nhất. Nhà máy không chạy, ruộng vườn không canh tác, nhà thương không thầy, không thuốc, trẻ nhỏ không được đến trường. Đất nước bị phá sản toàn diện.

 

Tháng tư  ‘75, khoảng 150 ngàn người Việt vượt thoát ra hải ngoại. Ngày c̣n nheo nhóc trong các trại tiếp cư, nh́n cảnh các anh lính thủy quân lục chiến Mỹ phục vụ đoàn người tỵ nạn Đông dương, một số người không tránh được cái cười méo mó để đưa ra nhận xét: nếu cộng sản Việt nam muốn trả thù đế quốc Mỹ, th́ cách hay nhất và hữu hiệu nhất là mở cửa cho người Việt ra đi, để người Mỹ nai lưng nuôi dân Việt. Nhận xét này, nhiều năm sau, đă chứng tỏ không đúng. V́ cộng đồng tỵ nạn đă trở thành một cường lực kinh tế, đóng góp thêm cho sự phồn thịnh của vùng đất họ cư ngụ.

Nhưng điều bất ngờ đến lạnh người, là người cộng sản đă làm điều đó: họ mở cửa cho người dân ra đi, lẽ dĩ nhiên là ra đi trong điều kiện. Hai năm sau ngày chiến thắng, cửa hé mở cho những đoàn người đi chui. Ít lâu sau, cộng sản mở thêm một chút cho những tổ chức đưa người vượt biển, vượt biên bán chính thức. Và cuối cùng, kéo dài lai rai trong nhiều chục năm, là những người đi theo diện chính thức.

 

Đă có bao nhiêu người bỏ nước ra đi từ ngày cộng sản cưỡng chiếm miền Nam. Đă có bao nhiêu người miền Bắc, từ miền thượng du Cao bằng, Lạng sơn, Mông cáy, từ miền trung du, cho đến Thanh, Nghệ, Tỉnh, từ  Quảng đông, Hải nam, Hồng kông chen chân vào đoàn người cùng khổ miền Nam để t́m một vùng đất sống mới. Có bao nhiêu thuyền nhân, bao người vượt biên bằng đường bộ  đă bỏ ḿnh trên biển cả, trong rừng núi? Khó có được con số chính xác. Nhưng cuộc vượt thoát c̣n oai hùng, và bi thảm gấp bội  cảnh Exodus của những người Do thái. Điều chua chát là chính những người cộng sản đă đứng đàng sau những cuộc vượt thoát đó, tổ chức có hệ thống những chuyến đi. Họ đẩy người ra biển cả, vào rừng sâu để trừ khử một cách vô tội vạ những thành phần được xem bất hảo cho chế độ. V́ đi là lao ḿnh vào con đường chết. Họ đẩy người ra đi, để cướp nhà, cướp của, cướp ruộng vườn của người dân. Nhưng họ cũng đẩy người ra đi, trong ư đồ xây dựng một tiềm năng kinh tế mới cho chế độ, một h́nh thức xuất cảng lao động và đầu tư nhân sự không vốn, mà những năm về sau đă trở thành chính sách của nhà nước cộng ḥa xă hội chủ nghĩa Việt nam.

Người đi may mắn, vừa đến được bến bờ, chưa kịp thở, đă lao ḿnh vào lao động. Lao động để trả nợ áo cơm, để nuôi con ăn học, và để đùm bọc những người ở lại. Ban đầu, khi mức thu nhập c̣n thấp, và luật lệ các quốc gia sở tại c̣n khó khăn, người đi nhịn ăn, nhịn mặc, lén lút gởi về cho thân nhân những gói quà nhỏ, mươi gói thuốc lá, dăm xấp vải, kẹo bánh, ít lọ thuốc trụ sinh,...Lần hồi khá hơn, đồng hồ, đài, xe đạp, xe gắn máy. Người ở nhà, buôn đi bán lại, đấp đổi qua ngày. Đài, xe, quần ḅ, thuốc men cuối cùng lại được xuất khẩu qua các nước cộng sản anh em nghèo khó.

Trong những năm đầu  ‘80, trị giá những thùng quà ít ỏi đó cũng đă lên đến năm bảy trăm triệu mỹ kim hàng năm. Không nhiều lắm, không đủ để cứu văn một nền kinh tế xă hội chủ nghĩa què quặt, dẫy chết, nhưng ít nhất cũng cho người dân miếng ăn, và một số công việc làm, đủ cho ly nước không đầy, để những bất măn không bùng dậy, và giúp xă hội ổn cố, ít nhất là trên bề mặt.

Theo với đà thành công kinh tế của cộng đồng tỵ nạn, nay được gọi là Việt kiều hải ngoại, quan hệ b́nh thường lần hồi được tái lập với nhà nước cộng sản Việt nam, luật lệ hối đoái dễ dàng hơn, quà được thay bằng tiền. Người Việt đua nhau gởi tiền về nhà. Các cơ sở chuyển tiền mọc lên như nấm, vơ vét hết tiền dành dụm và công khó cần lao của những người bỏ nước ra đi. Đô la về đến nhà, được đổi lấy đống giấy lộn vô giá trị, mà có người gọi là tiền cụ Hồ. Hàng tỷ đô la vào túi lănh tụ.

Rồi đất nước mở cửa cho những kẻ lăng tử trở về. Người đi hôm nay, nơi cửa ngỏ phi trường, c̣n được xem là tội đồ của nhân dân, dăm tháng sau trở về, đă được vinh danh là khúc ruột ngoài ngàn dặm.

Từ khi ông Nguyễn văn Linh theo chân Gorbachev đưa chủ trương mở cửa và đổi mới vào chính sách, nối gót Đặng tiểu B́nh du nhập cái gọi là kinh tế thị trường theo định hướng xă hội chủ nghĩa, thực chất là theo chân tư bản mà vẫn giữ lại đặc quyền cai trị, chuyên chính cho đảng, đất nước có phần khá hơn.

Từ năm 1993 đến nay, thành phố đă đổi khác nhiều lắm. Với những đầu tư  loại ăn xổi của các nước lân bang, và với tiền của Việt kiều đổ về, nền kinh tế dịch vụ phát triển đến tột độ, biến đất nước thành những thành phố của khách sạn, của những chốn ăn chơi, và hưởng thụ. Người Việt hải ngoại về nước nhiều hơn, ban đầu thăm cha mẹ, bà con, thứ đến nh́n lại quê hương, và bây giờ để tiêu xài như những khách du, cho bỏ công những ngày tháng lam lủ nơi xứ người. Người về, được bảo đảm an ninh tối đa, được chiều đải. Tối thiểu, cho đến nay, đă không có một đáng tiếc nào quá đáng xẩy ra cho những người về. Cộng sản không có nhu cầu gây hấn, cũng không có nhu cầu phải theo dỏi Việt kiều v́ lư do an ninh. V́ Việt kiều về thăm quê, cũng như cá chui vào rọ vậy.

Cũng trong đại hội đảng lần IX, báo cáo của thứ trưởng thường trực bộ ngoại giao, chủ nhiệm ủy ban về người Việt ở nước ngoài, ngày 23 tháng 4, có nói:

“...Hiện nay có trên 2,5 triệu người Việt đang làm ăn, sinh sống ở khắp năm châu..., ngày càng ổn định cuộc sống và ḥa nhập xă hội nơi cư trú, đồng thời ngày càng hướng về cội nguồn dân tộc, về quê hương xứ sở...Tuyệt đại đa số đồng bào ta ở nước ngoài dầu trước đây ra đi trong hoàn cảnh nào và hiện nay cách nh́n, chính kiến c̣n có những mặt khác nhau, nhưng trong tâm khảm của mỗi người vẫn luôn sống động tinh thần tự tôn dân tộc, luôn mong muốn đất nước giàu mạnh...Chỉ một số ít là c̣n mặc cảm hận thù với chế độ ta. Nhưng số này, cùng với đà thắng lợi của công cuộc đổi mới, ngày càng suy giảm v́ bị cô lập.

“ Kể từ năm 1987 mới có 8,000 lượt người về thăm quê hương, đến năm 2,000 đă có 360,000 lượt người. Số lượng kiều hối gởi về nước cũng gia tăng đáng kể trong vài năm trở lại đây...Phong trào quyên góp hổ trợ đồng bào các vùng bị thiên tai và tham gia các dự án xóa đói giảm nghèo trong nước phát triển mạnh.

“ Những kết quả nêu trên tuy c̣n khiêm tốn, chưa tương xứng với tiềm năng của cộng đồng và chưa đáp ứng được tất cả nguyện vọng của đồng bào ta nhưng có ư nghĩa rất quan trọng, tạo nên chuyển biến tích cực trong nhận thức và thái độ của cộng đồng người Việt ở nước ngoài đối với đất nước."

Bản báo cáo không nói rơ số lượng kiều hối gởi về. Theo thông cáo chính thức của nhà nước cộng sản, số lượng này trong năm 2,000 là 2,2 tỷ mỹ kim. Theo phúc tŕnh ngân hàng ngoại quốc, là 3,8 tỷ trong cùng thời gian.

360,000 lượt về,  15% Việt kiều về nước hàng năm. Nếu không kể đến những người trẻ sinh ra sau 75, không có mấy ư niệm về quê hương, tỷ lệ này c̣n cao hơn nhiều. Cứ tính tiền vé máy bay, tiền quà, tiền tiêu trong nội địa,... khiêm tốn cũng không dưới 3,000 mỹ kim cho mỗi lượt về, có nghĩa 1,2 tỷ mỹ kim cho những chuyến di. Mỗi năm, Việt kiều đă tiêu tốn 5 tỷ mỹ kim cho quê hương.

Để có ư niệm rơ hơn về số tiền này, cần biết thêm mỗi năm số xuất cảng thủy sản của Việt nam trị giá 1,5 tỷ mỹ kim, nông sản 1 tỷ mỹ kim. Công sức cần lao của 60% người dân Việt  ( 50 triệu người )  trong hai ngành thủy và nông nghiệp chỉ đem về cho đất nước được chừng đó. Và tổng sản lượng quốc gia chỉ có 25 tỷ mỹ kim, trước khi trừ đi gần 20 tỷ mỹ kim trái khoản.

Vậy mà với đảng vẫn chưa đủ, vẫn “ c̣n khiêm tốn, chưa tương xứng với tiềm năng của cộng đồng và chưa đáp ứng được tất cả nguyện vọng của đồng bào ta “. Cho nên, cần thêm chính sách, kế hoạch để đồng bào hải ngoại đóng góp nhiều hơn qua những  “ phong trào quyên góp hổ trợ đồng bào các vùng bị thiên tai và tham gia các dự án xóa đói giảm nghèo trong nước “.                                                                                        

Tập thể người Việt hải ngoại, những người Việt không cộng sản, những nạn nhân của chế độ sau ‘75, những con người một thời bị đối xử không bằng con vật, những con người đă hy sinh xương máu để bảo vệ tự do, cương cường trước bạo  lực để ǵn giữ chút nhân phẩm c̣n sót lại trong những ngày tù cải tạo, dởn chơi với cái chết trên đường vượt thoát, giờ đây đă được những người cộng sản vinh danh. Nghĩ cho cùng th́ cũng là một chiến thắng của người Việt hải ngoại, dầu giá của chiến thắng được mua bằng tiền hơi đắt. Nghĩ cho cùng, trí đoản cũng chỉ là một trạng thái tâm lư thông thường, không đáng khen, không đáng chê, giúp con người dễ quên, dễ thơa hiệp, thích ứng, và dễ sống.

 

II- NGƯỜI VIỆT HẢI NGOẠI NH̀N VỀ QUÊ HƯƠNG

Có một chuyện thật, xin kể lại: Vào những ngày tháng đầu của cuộc đời tỵ nạn, nơi một thành phố bên California, lúc trà dư tửu hậu, một anh bác sĩ buộc miệng nói: “ Tôi không yêu nước, cũng chẳng thương ṇi, tôi chỉ thương tôi. Bao nhiêu năm rồi, tôi chờ dịp thoát ra nước ngoài, để học thêm, để làm tiền, để sống cuộc sống tiện nghi, không đạn bom, không những lănh đạo bất xứng. Tụi cộng sản giúp tôi đạt được mong muốn.” Sau một lúc cải vă, anh bác sĩ đó lảnh đủ trận đ̣n hội chợ. Anh chỉ nói điều anh nghĩ, và anh có quyền nói ra điều đó. Nhưng ở thời điểm ’75, ‘76, câu nói của anh quả làm đau ḷng người nghe.

Anh bạn đó nay đă ra người thiên cổ. Anh nằm xuống, không đem theo được những tiện nghi vật chất. Cuộc sống của anh như có phần ngắn lại v́ những bon chen, những mệt mơi. Những người tặng anh trận đ̣n hội chợ nay cũng đă thay đổi thái độ chống cộng. Họ đă quen dần với những trạng thái xét lại để thích ứng với những đổi thay của thời cuộc. Nhiều người trong họ cũng đă nằm xuống. Và màu thời gian thê lương h́nh như không chừa một ai.

Cộng đồng Việt nam hải ngoại không thay đổi màu sắc, vẫn là cộng đồng không-cộng-sản . Không ai nghi ngờ về tinh thần kiên quyết chống cộng của những người tị nạn Việt nam. Nhưng trên một phần tư thế kỷ đă qua, mọi chuyện phải đổi khác đi. Thời gian đó chỉ là khoảnh khắc trong lịch sử dân tộc, nhưng khá dài cho đời sống con người. Những người thực sự dự phần trong cuộc chiến, bỏ nước ra đi, nay đă ở lứa tuổi 6,7 mươi hay hơn. Thời gian không làm thui chột ư chí, nhưng những năm tháng dài không có cơ hội biến ư chí thành hành động khiến sự cằn cổi đến mau hơn. Ngày nay, vẫn c̣n những tổ chức, phong trào, mặt trận hoạt động trong mục tiêu giải thể chế độ cộng sản nơi quê nhà, nhưng những buổi hội, họp đă có phần thưa vắng đi, phần v́ không c̣n nhiều chuyện để nói, phần khác, cuộc đấu tranh đă chuyển hướng, và như lọt khỏi tầm tay những con người hăng say của hai mươi năm trước.

Chủ nghĩa cộng sản cũng đă cáo chung cùng với những phong trào nổi dậy. Và dầu những con người nhân danh cộng sản vẫn c̣n thống trị gần một phần tư  dân số toàn cầu, thế giới cũng đă thoát ra khỏi cuộc chiến tranh lạnh, để dồn nỗ lực ổn định xă hội và phát triển kinh tế. Thế chính trị lưỡng cực đă chấm dứt, v́ cộng sản không c̣n khả năng chế ngự, hay bành trướng, không c̣n là mối đe dọa. Cho nên,  những người c̣n chủ trương chống cộng v́ vẫn là nạn nhân của chế độ, v́ đất nước, v́ dân tộc  như bị đẩy vào cái thế cô đơn hơn. Và mục tiêu đấu tranh như bị thu hẹp lại trong phạm vi nhân quyền, tự do, dân chủ, thực tế hơn, là đấu tranh cho tự do tôn giáo, tự do ngôn luận, đấu tranh chống độc tài.

Trong trạng huống đó, không thể trách cứ khối người Việt hải ngoại đă không tạo được một mặt trận, hay ít nhất là một đường lối, một  phương thức chống cộng để để hướng dẫn cho nỗ lực chống cộng tại hải ngoại, và thường xuyên hổ trợ đồng bào trong nước khơi dậy, hay nuôi dưỡng một tiềm năng đối kháng. Nhưng cũng không thể viện dẫn những lư do t́nh thế để chối bỏ một thực tế là người Việt hải ngoại đă không làm được những điều tối thiểu về ư thức, tổ chức, hay xây dựng được một cường lực kinh tế khiến người cộng sản tại Việt nam phải có phần nể sợ.

Bây giờ không c̣n là lúc nói đến chuyện về hay không về, gởi tiền hay không gởi tiền. Nói những chuyện đó là xưa rồi, và nói lắm cũng không thay đổi được ǵ. Nhưng không nói, không có nghĩa là chấp nhận và đồng lơa. Mỗi người đều có ư thức và trách nhiệm về việc làm của ḿnh, nên khó tranh cải và thuyết phục. Nhưng cũng phải buộc ḷng mà nhận rằng, những lượt về lên đến nửa triệu mỗi năm của người Việt hải ngoại cũng đă gây những tác hại đáng kể trên nỗ lực chống cộng, số tiền 5 tỷ mỹ kim hàng năm gởi về cũng là một tiếp tay giúp chế độ ổn cố, và hũy diệt tiềm năng kinh tế của chính ḿnh chỉ v́ một lư do nhân đạo nhiều khi không rơ rệt. Đó là không nói đến, một cách vô t́nh hay cố ư, cộng đồng người Việt hải ngoại có khi đă đi vào quỷ đạo, chính sách của tập đoàn cộng sản đương quyền trong những chiến dịch cứu trợ, hay cứu đói giảm nghèo được đề xướng công khai trong nghị quyết đại hội đảng lần IX vừa qua, dầu biết rơ rằng đói và nghèo chỉ cứu được bằng chính sách, bằng những thay đổi sâu xa từ thượng tầng cơ chế. Hay rơ ràng hơn, tiếp tay làm giàu cho chế độ qua những dịch vụ công khai chuyển tiền về quốc nội. Những việc làm như vậy lần hồi làm suy giảm nỗ lực chống cộng, và đưa người từ hai bên chiến tuyến đến gần nhau hơn. Lằn ranh quốc, cộng cứ vậy mà mờ dần đi.

Có thể rằng cuộc đấu tranh đă chuyển hướng, một mặt vẫn giữ cho cộng đồng hải ngoại một sắc thái độc lập, không bị chi phối hay kiềm chế bởi chính quyền cộng sản, mặt khác, chấp nhận chính quyền hiện hữu tại quê nhà như một de facto government. Tây Đức dẹp bỏ bức tường Bá linh, tái thống nhất đất nước sau khi khối cộng sản Đông Âu sụp đổ, v́ Tây Đức mạnh. Nam Hàn thúc đẩy quan hệ b́nh thường với B́nh nhưỡng trong mưu đồ khắc phục và khống chế những người dân đói khổ miền Bắc. C̣n những  “ khúc ruột ngoài ngàn dặm “  trở về, đem theo tài vật, công sức và trí tuệ, th́ cũng chỉ là những cung hiến, những của lễ dâng cho chính quyền cộng sản Hà nội mà thôi. Khác biệt là ở chỗ đó. Người cộng sản đề ra chính sách đại đoàn kết dân tộc, mở cửa đón Việt kiều trở về, v́ nửa triệu chuyến về mỗi năm của người Việt hải ngoại không ảnh hưởng đến sự ổn cố của chế độ.

Để đạt mục đích thu vét kiều hối, chính quyền cộng sản  đă nhượng bộ và chiêu đải Việt kiều. Có những nhượng bộ nhiều khi quá đáng, như mới đây, trước áp lực của du khách, cộng sản đă cho thi hành chính sách một giá biểu áp dụng cho dân trong nước và cho du khách bằng cách hạ giá biểu dành cho du khách, và nâng giá biểu dành cho người dân trong nước. Điều đó không hợp lư, nếu không muốn nói là bất nhân, v́ không thể buộc người dân với lợi tức hàng năm 3, 4 trăm mỹ kim phải chịu chung giá biểu dịch vụ với những du khách có lợi tức hàng năm nhiều trăm lần hơn. Không thể bắt người dân trong nước trả 50 xu cho một tô phở, trong khi lương một bác sĩ mới ra trường chỉ có 18 mỹ kim một tháng.

Nhưng không phải v́ vậy mà Việt kiều đă được xem là thành phần của dân tộc. Việt kiều được xem như là những du khách hạng hai, không là dân, cũng không là khách. Khách khi chi tiền, khách khi đóng vai người xa lạ ngay chính trên quê hương của ḿnh, dân khi vi luật, hay khi được xem là thành phần bất hảo.

Tài liệu hướng dẫn của lănh sự quán Mỹ tại Việt nam có đoạn nói về t́nh trạng lưỡng tịch như sau:

 “ Công dân Hoa kỳ có sinh quán tại Việt nam, hay những người nguyên là công dân Việt nam, và con cái họ –dầu sinh tại Mỹ-, trong lúc vẫn bị đ̣i hỏi phải có chiếu khán, vẫn bị nhà chức trách Việt nam đối xử  trong trường hợp phạm tội như những người dân Việt nam. Họ cũng có thể buộc phải thi hành các nghĩa vụ đặc biệt được áp dụng cho công dân Việt nam, như nghĩa vụ quân sự và thuế khóa. Người Mỹ gốc Việt cũng có thể bị xét xử về những vi phạm đă xẩy ra trước khi họ rời Việt nam lần đầu.

Và một đoạn khác về vấn đề an ninh:

“Nhân viên an ninh có thể đặt các du khách dưới t́nh trạng bị theo dơi. Pḥng khách sạn, điện thoại, điện thư có thể bị kiểm soát, đồ đạc cá nhân trong khách sạn có thể bị lục soát...

“...Du khách đến Việt nam có thể bị bắt bớ, tù đày hay trục xuất v́ những hoạt động  được xem là b́nh thường tại Mỹ. Chỉ cần bị nghi ngờ thôi, du khách đă có thể bị bắt, cùng với những người Việt được họ tiếp xúc, hay cùng bà con, bè bạn. Đă có những người Mỹ gốc Việt bị cơ quan an ninh gọi lên “ làm việc “  không v́ bị nghi ngờ, hay v́ vi phạm luật pháp, mà chỉ v́ nhà chức trách muốn dằn mặt họ.

Thực tế là chính quyền cộng sản không có luật pháp bảo đảm an ninh cho Việt kiều, hay cho Việt kiều hưởng quy chế song tịch theo đúng công pháp quốc tế. Mọi cách cung xử đều tùy hứng, tùy người và tùy hoàn cảnh. Việt kiều về nước đều thấy rơ t́nh trạng này.

Ngày nay, những người thực sự tham dự cuộc chiến quốc – cộng trong suốt nửa phần thế kỷ nay đă rơi rụng đi nhiều. Họ ra đi, mà không để lại cho thế hệ tiếp nối một di sản cần thiết cho trận chiến chống cộng. Một phần, v́ ít người nắm vững được cái chủ yếu trong lư luận. Phần khác, chủ nghĩa cộng sản nguyên thủy và đích thực quả không c̣n tồn tại nữa, và cuộc chiến ư thức hệ quả cũng đă qua rồi. Nhưng điều quan trọng nhất là trong suốt 25 năm xoay trở, trong không khí tự do, dân chủ, làm quen với những sinh hoạt chính trị trưởng thành nơi xứ sở cư trú, những tổ chức đấu tranh vẫn chưa cho h́nh thành được một cơ chế, hay tối thiểu là một ư niệm về một Việt nam sau-cộng-sản. Chưa ai có được một ư niệm rơ ràng một Việt- nam - sau -cộng-sản sẽ là cái ǵ.

Hận thù, như một phần động lực đấu tranh, cũng không c̣n nữa. Những người trẻ được bồng bế, dắt díu vượt thoát nay đă trưởng thành, hay đang độ trung niên không c̣n biết đến, hay chỉ có những ư nghĩ rất mơ hồ về những hy sinh của cha, anh, không c̣n biết đến đạn bom, những xác người, những đày đọa của 30 năm chiến tranh. Một số c̣n nh́n về quê hương với những bức xúc t́nh cảm, cầu mong một cơ hội đóng góp xây dựng đất nước. Nhưng cái nh́n của những người trẻ không c̣n nặng quan niệm giải trừ chế đô cộng sản. Và ngay cả đến những vấn đề căn bản như nhân quyền, dân chủ, những quyền căn bản như  tự do tôn giáo, ngôn luận, mọi người được bảo vệ trước pháp luật, được đi học, được b́nh đẳng trong thăng tiến,...nhiều khi cũng không c̣n là mục tiêu đấu tranh nữa, hay đi xa hơn, được xem là những vấn đề nội bộ của một quốc gia.

Với những người trẻ, điều quan trọng hơn hết là cơ hội phục vụ, thi thố tài năng. V́ đối tượng phục vụ là quê hương, là dân tộc, không là chính quyền hay guồng máy. Những suy luận trên mới chỉ là khởi điểm, chưa được chứng nghiệm bởi thực tế, nhưng đă trở thành khuynh hướng có phần phổ quát, dầu trong hiện tại, số người trẻ trở về giúp nước không nhiều.  Báo cáo trước đại hội IX cho thấy “ hàng năm có chừng 200 nhà khoa học, trí thức về nước làm công tác giảng dạy, tư vấn”. 200 người trên một tổng số 400 ngàn người tốt nghiệp đại học hay cao hơn quả ít ỏi. Điều đó nói lên mức độ và chính sách sử dụng chất xám của người cộng sản, và những điều kiện làm việc đă không đáp ứng được những trông chờ của những người trẻ đang muốn đóng góp.

Người trẻ xử sự ṣng phẳng. Họ không về để có một chuyến du lịch rẽ tiền. Họ cũng không gởi tiền về để cung ứng cho bà con một cuộc sống tiện nghi. Không bao lâu nữa, khi những người di dân của thế hệ thứ nhất tàn lụi, sẽ không c̣n cảnh người về như đi trẩy hội, không c̣n mỗi năm hàng tỷ mỹ kim đổ về nuôi sống quê hương, dẫu quê hương có c̣n hay không c̣n cộng sản. Những người trẻ, do vậy, sẽ xây dựng một cộng đồng Việt nam hải ngoại vững mạnh hơn. Và cũng v́ vậy, cách ly khỏi quê hương hơn.

 

III- LY NƯỚC VƠI DẦN

Người cộng sản cũng đă thay đổi nhiều.

Thay đổi như một thơa hiệp, để thích ứng và tồn tại trong một hoàn cảnh mới. Nhưng cũng thay đổi, v́ với nửa thế kỷ nắm quyền lực, họ đă không tạo nên được một mẫu người Mác-xít lư tưởng, không thấy được một thế giới đại đồng, và cái xă hội chủ nghĩa họ nhọc công xây dựng vẫn chỉ là ước mơ không tưởng. Xác quyết này không có nghĩa là Việt nam sẽ có dân chủ, có tự do. Không một chính quyền, một cá nhân nào chịu rời bỏ quyền lực nếu không bị ràng buộc bởi hiến pháp, hay bị bứng ra khỏi quyền lực bởi những phong trào đấu tranh quần chúng. Tại một nước dân chủ tiên tiến như Hoa kỳ, Franklin Roosevelt đă ứng cử và đắc cử liên tiếp trong 4 nhiệm kỳ tổng thống khiến quốc hội phải thông qua tu chính án 22, năm 1951,  giới hạn mỗi công dân chỉ được đảm nhiệm chức vụ tổng thống trong hai nhiệm kỳ liên tiếp. Nhiệm kỳ tổng thống Pháp 7 năm, dài quá, nên đang có khuynh hướng rút ngắn lại. C̣n tại các nước chậm tiến hay đang phát triển, vừng đất của các chế độ độc tài, chính quyền chỉ bị lật đổ bởi những phong trào nổi dậy của người dân.

Nói vậy để thấy rằng Việt nam sẽ không có tự do, dân chủ, nếu không có những nỗ lực liên tục đấu tranh nhằm lật đổ bạo quyền cộng sản. Điều không hiểu được là tại sao 80 triệu người dân Việt không chấp nhận cộng sản đă câm nín, cam chịu trong suốt 25 năm qua trước một chính quyền bất xứng, bóc lột và tàn nhẫn như vậy.

Nghị quyết đại hội đảng lần thứ IX không cho thấy một thay đổi nào trong căn bản lănh đạo và cương lỉnh của đảng cộng sản, nếu so với  các nghị quyết sau đại hội V, VI. VII, VIII, có nghĩa là không thay đổi ǵ suốt trong 25 năm qua dẫu cho những chuyển biến làm thay đổi đến tận gốc rễ phương cách vận hành của thế giới toàn cầu, và về phương diện quốc gia, dầu cho những chiêu bài  đấu tranh không c̣n tồn tại...

“ Trong 71 năm xây dựng và trưởng thành, đảng đă lănh đạo nhân dân giành được những thắng lợi vĩ đại: Một là, thắng lợi của cuộc cách mạng tháng 8 năm 1945 và việc h́nh thành nhà nước Việt nam dân chủ cộng ḥa. Đây là kết quả tổng hợp của các phong trào cách mạng liên tục diễn ra trong 15 năm sau ngày thành lập đảng, từ cao trào xô viết Nghệ Tĩnh, cuộc vận động dân chủ 1936-1939 đến phong trào giải phóng dân tộc 1939-1945, mặc dù cách mạng có những lúc bị d́m trong máu lửa. Chế độ thuộc địa nửa phong kiến ở nước ta bị xóa bỏ, một kỷ nguyên mới mở ra, kỷ nguyên độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xă hội. Hai là, thắng lợi của các cuộc kháng chiến oanh liệt, giải phóng dân tộc, bảo vệ tổ quốc, đánh thắng chủ nghĩa thực dân cũ và mới, hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, thực hiện thống nhất tổ quốc, đưa cả nước lên chủ nghĩa xă hội, góp phần quan trọng vào cuộc đấu tranh của nhân dân thế giới v́ ḥa b́nh, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xă hội. Ba là, thắng lợi của sự nghiệp đổi mới với từng bước đưa nước quá độ lên chủ nghĩa xă hội ở miền bắc khi c̣n chiến tranh và trong những năm sau khi nước nhà thống nhất...

Văn từ trong đại hội IX chỉ có vậy, lấy một quá khứ được tô hồng để biện minh cho hiện tại rữa nát. Đoạn văn vừa trích dẫn không biết đă được sử dụng bao nhiêu lần rồi, và cứ thế lặp đi, lặp lại.

Rồi bất chấp thực tế, người cộng sản Việt nam, theo chân cộng sản Tàu, khẳng định:

“ Chủ nghĩa tư bản hiện đại đang nắm ưu thế về vốn, khoa học và công nghệ, thị trường, song không thể khắc phục nổi những mâu thuẩn vốn có, đặc biệt là mâu thuẩn giữa tính chất xă hội hóa ngày càng cao của lực lượng sản xuất với chế độ chiếm hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa về tư liệu sản xuất, mâu thuẩn giữa các nước tư bản phát triển và các nước đang phát triển. Các quốc gia độc lập ngày càng tăng cường cuộc đấu tranh để tự lựa chọn và quyết định con đường phát triển của ḿnh. Chủ nghĩa xă hội trên thế giới, từ nhũng bài học thành công và thất bại cũng như từ khát vọng và sự thức tỉnh của các dân tộc, có điều kiện và khả năng tạo ra bước phát triển mới. Theo quy luật tiến hóa của lịch sử, loài người nhất định sẽ tiến tới chủ nghĩa xă hội.

“ Con đường đi lên của nước ta là sự phát triển quá độ lên chủ nghĩa xă hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa, tức là bỏ qua việc xác lập vị trí thống trị của quan hệ sản xuất và thượng tầng kiến trúc tư bản chủ nghĩa, nhưng tiếp thu, kế thừa những thành tựu mà nhân loại đă đạt được dưới chế độ tư bản chủ nghĩa đặc biệt về khoa học và công nghệ, để phát triển nhanh lực lượng sản xuất xây dựng nền kinh tế hiện đại.

Và v́ vậy:...

“ Trong quá tŕnh đổi mới phải kiên tŕ mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xă hội trên nền tảng chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ chí Minh.”

Về kinh tế, đảng vẫn chủ trương “ thực hiện nhất quán và lâu dài chính sách phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần vận động theo cơ chế thị trường, có sự quản lư của nhà nước theo định hướng xă hội chủ nghĩa: đó chính là nền kinh tế thị trường định hướng xă hội chủ nghĩa “. Có nghĩa là “ nhà nước xă hội chủ nghĩa quản lư nền kinh tế bằng pháp luật, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách,...thực hiện phân phối chủ yếu theo kết quả lao động và hiệu quả kinh tế, đồng thời phân phối theo mức đóng góp vốn và các nguồn lực khác vào sản xuất, kinh doanh và thông qua phúc lợi xă hội.”

Về chính trị, vẫn chủ trương  “ dân chủ tập trung dưới sự lănh đạo của đảng “, “  nhà nước pháp quyền xă hội chủ nghĩa dưới sự lănh đạo của đảng “

Nếu không có Marx, không có Lenine, làm sao có Hồ chí Minh và chính quyền chuyên chính ngày nay. Cho nên dầu chủ nghĩa Mác-Lê thật sự đă chết rồi, người cộng sản vẫn phải viện dẫn Mác-Lê để bám vứu lấy quyền lực. Mấy cái chữ “ xă hội chủ nghĩa “ cứ vậy mà liên miên đày đọa đất nước, dân tộc.

Chắc chắn  những người cộng sản cũng không c̣n tin tưởng vào một hệ thống xă hội với những chủ trương kinh tế, chính trị theo đề cương của đảng. Nhưng kinh tế định hướng xă hội chủ nghĩa, dân chủ tập trung là những ǵ c̣n sót lại sau một quá tŕnh đấu tranh để giúp người cộng sản tiếp tục nắm quyền, và áp đặt chuyên chính lên người dân. Và ngày nào người dân chưa vùng lên trong một cuộc cách mạng đích thực, th́ ngày đó tập đoàn được gọi là “ cộng sản “ vẫn c̣n dùng những  thuật ngữ mơ hồ này để thống trị.

Người dân ngày nay không c̣n sợ những người cộng sản. Người dân ngày nay cũng hiểu rơ hơn những quyền căn bản của con người, với khát vọng dân chủ, tự do, và họ cũng thấy được cái tồi tệ, bất xứng của chính quyền hiện hữu. Nhưng người dân chưa có ư chí đủ mạnh, chưa được kết hợp, chưa sẵn sàng chấp nhận hy sinh thêm một lần nữa, nên vẫn c̣n những người cộng sản trên đất nước.

Trong chiều dài lịch sử dân tộc, kinh qua bao nhiêu triều đại phong kiến, qua hơn ngàn năm bị đô hộ, qua thời bóc lột của thực dân, chưa bao giờ người dân Việt phải gánh chịu một cuộc sống cơ cực, và bị áp chế, lừa bịp bằng khoảng thời gian 50 năm dưới chế độ cộng sản. Vậy mà người dân Việt vẫn cam chịu.

Bây giờ th́ những điều kiện vật chất đă đầy đủ hơn, chế độ chính trị có phần cởi mở hơn, người dân vui mừng với những ǵ tương đối đang có, nên cố t́nh chối bỏ những nguy cơ gây xáo động. Lại nữa, cộng sản vẫn cai trị bằng một hệ thống công an nhân dân chặt chẽ, hạn chế truyền thông, nên có khả năng bóp nghẹt mọi mầm mống đối kháng.

Người cộng sản và dân chúng như cùng trong một giấc ngũ yên. Người cộng sản ngũ trong niềm tin những tiến bộ nhờ đổi mới đă đạt được những kết quả vĩ đại, khiến chuyện cởi trói chính trị không c̣n cần thiết. Chính quyền trả lại cho người dân chút quyền tư hữu, để mặc cho người dân bon chen kiếm sống, và bớt khắt khe trong lănh vực kiểm soát tư tưởng. Người dân tự bằng ḷng với những ǵ đang có, mong được ăn yên, ở yên cho qua ngày đoạn tháng. Và cứ vậy, ly nước vơi dần. Và cứ vậy, không biết đến bao giờ bài toán Việt nam mới được giải quyết.

5-28-01

tvn126

 

Trở về trang chủ