Nạn nhân buổi giao thời

 

 

C

hiến tranh Đông dương tạm chấm dứt, quân Nhật đi, rồi quân Pháp trở về. Rất nhiều thanh niên ái quốc đă hy sinh. Nhiều người cả tin và đi theo phong trào Việt Minh do Hồ Chí Minh lảnh đạo. Nhiều người sáng suốt hơn đă bỏ vào Nam, họ tin rằng dân chủ và tự do mới chính là con đường ưu việt để đất nước vươn lên, trở thành độc lập.

 

Ấy là năm 1954. Đất nước chia đôi. Sông Bến Hải phân ly biết bao những mối t́nh. Trong bối cảnh lịch sử đó, gia đ́nh ông Nội tôi đă từ Thanh Hóa vào Nam, Cô tôi đi vào cùng với ông, đèo bồng trên tay một đứa con và một bào thai sắp đến ngày khai hoa nở nhụy, để lại miền Bắc một mối t́nh son sắt, một người chồng lưu lạc chiến khu Việt Bắc xa xăm. Vời vợi trong suơng mù một ngày nào hội ngộ.

 

Vài tháng sau Cô sinh đứa con trai thứ nh́ trong khói lửa, trong hổn loạn, và trong nước mắt chia ĺa của chiến tranh. Người con đó được đặt tên là Nguyển Hoài Nhân. Nhớ ngựi xưa! Nổi nhớ thương trong trái tim người chinh phụ trẻ ră rời v́ giặc dă, tản cư, v́ bom đạn chiến chinh.

 

Được vài năm th́ Cô lâm trọng bệnh. Căn bệnh chỉ có trong thế kỷ đó v́ tiếc nhớ người yêu của ḿnh, trí nhớ lẩn thẩn, tâm thần phân liệt. Một buổi chiều mùa thu, Huế mưa phùn và lạnh co ro trong ánh đèn vàng buồn bă. Nghe tin người chồng bên kia vỷ tuyến đă chết trên chiến trường. Cô quyết định ra đi để lại tiếng hét thất thanh của hai đứa con trai c̣n lại. Bác sỹ Alter Koster mà bố tôi nhờ cậy cũng không thể làm ǵ hơn. Lúc ấy anh Hoài Nhân chỉ vừa 8 tuổi. Không cha, nay mất mẹ, vơ giửa ḍng đời.

 

Tang lể vừa xong. Hai anh em lại chia ĺa thêm một bước nửa. Người anh đầu, sống nhờ bên Nội ở An Cựu, Hoài Nhân sống với bên Ngoại trong Mai Thúc Loan, thành nội Huế. Căn nhà dọc theo bờ thành đại nội rêu phong, chỉ có đá và lá chen nhau trong hoàng hôn triều Nguyển.

 

Bóng thời gian cứ vùn vụt qua đi, anh Hoài Nhân theo học y khoa Huế, khóa 13 nhưng được Thầy Lê Văn Bách ‘thương” nên được giử lại thành khoá 14. Cuộc sống nội tâm phong phú và đời sống chân chất thật thà tạo dựng cho anh một phong cách sống riêng. Sống với và sống cùng. Đôi khi sống bất cần. Đôi khi sống theo những cảm xúc trong mơ của người nghệ sỹ. Anh đàn guitar rất hay, hát bằng một giọng ca truyền cảm đến người nghe phải nhỏ lệ. Nhưng ư chí anh phi thường cố vươn lên nghịch cảnh, đem lại niềm vui cho người khác, những người nghèo cần giúp đỡ. Anh cố gắng trở thành một bác sỹ. Và v́ thế anh sống bằng nụ cười khi nào cũng nở trên môi. Nụ cười đôi khi héo hắt, xô lệch, méo mó. Nhưng vẩn là một nụ cười đem anh em lại gần nhau hơn.

 

  BS Nguyễn Hoài Nhân

 

Năm 1975, khi quân đội miền Bắc tiến chiếm miền Nam . Lịch sử lại một lần nửa tái diển với những hệ lụy và đa đoan kiếp người. Nước mắt và máu tuôn tràn đôi bên đă không bút nào tả hết. Cả nước là một trại tập trung khổng lồ, ngàn người vui, triệu người buồn. Bố anh bổng xuất hiện trở về trước sự kinh ngạc của mọi người. Ai cũng nghĩ rằng ông đă chết. Ông trở về bằng xương bằng thịt. Ông bàng hoàng rưng rưng khi biết vợ ḿnh đă mất v́ không chờ ông được nửa. T́nh yêu và kỷ niệm của ông bây giờ chỉ c̣n là hai người con trai duy nhất c̣n lại. Mối t́nh son sắt với vợ và ḷng yêu đất nước đă khiến ông hụt hẩng, chơi vơi.

 

Chưa hết, lư tưởng xă hội chủ nghĩa đă in sâu vào trí nảo ông qua bao nhiêu năm tháng chiến tranh. Xung khắc ư thức hệ nảy sinh cũng ngỡ ngàng khi cha con đoàn tụ, và ngay cả trong những năm tháng về sau. Vào thời điểm đó, không ít người đă dựa hơi vào gia đ́nh có công với cách mạng để vươn lên. Họ dựa vào lư lịch tốt. Phấn đấu vô Đoàn vô Đảng, bán rẽ lương tâm ḿnh, đè d́m người khác, để kiếm một cái dù bao che. Anh Hoài Nhân đă không làm như thế. Anh vẩn sống như trước kia từng sống, bạn bè sao th́ anh vậy. Xách cuốc xẻng đi lao động th́ anh cũng đi. Khoai sắn với nhau cũng cười trên các nông trường Nam Sông Hương hay Thạch Hản.

 

Sau khi ra trường, anh được gởi đi bệnh viện Đồng Hới. Nơi khỉ ho gà gáy, nơi cái bệnh viện to đùng mà chỉ có mấy viên trụ sinh chiếu lệ. Nhiều năm sau, anh được đổi về Huế, một bệnh viện nhỏ ở Kim Long. Trong khi các bạn anh thành đạt ở bệnh viện trung ương, phải có Đảng mới được làm trưởng khoa, hoặc mở pḥng mạch tư, bán thuốc. Anh vẩn đạp xe đi làm ngày hai buổi, cơm áo đở đần một phần do vợ bán buôn. Biết bao nhiêu bệnh nhân nghèo đă được anh cứu giúp. Biết bao nhiêu người bệnh đă mang ơn anh trong ánh mắt long lanh không nói thành lời.

 

Đời sống ngở cứ êm đềm trong cảnh nghèo như thế trôi qua. Anh cười an phận. Hạnh phúc với những ǵ ḿnh có trong tay. Có một thời, gia đ́nh vợ đề nghị bảo lảnh đi Mỷ theo diện đoàn tụ, anh phân vân lắm, rồi tâm sự: “Các con đă lớn hết rồi, ở đây nhiều người đang cần ḿnh hơn.” Rồi khước từ nộp đơn bảo lảnh ra đi nước ngoài.

 

Một buổi sáng mùa thu 2011, anh bất tỉnh và đưa vào bệnh viện Huế v́ tai biến mạch máu nảo. Tất cả bác sỹ đều túc trực bên anh với những ǵ tốt nhất họ có thể làm. Họ tin và biết rằng anh không ăn hối lộ nên không có tiền nhưng có t́nh. Rất nhiều t́nh. Bạn bè khắp nơi nghe tin mà lặng người đi, ḷng chùng xuống một nổi buồn nín câm cho số phận. Mổi ngày chúng tôi email và điện thoại không biết bao nhiêu lần. Nghe lời chị vợ là Phương nhắn nhủ, “Chỉ cầu mong cho anh tỉnh lại, để nói đôi điều yêu thương chưa kịp thốt, rồi sau đó anh có ra đi cũng an ḷng.”

 

Xin cùng cầu nguyện cho anh Nguyển Hoài Nhân, Chị Mai Băng Thanh, anh Đặng văn Tuyên những ngày c̣n lại không quá đau đớn. Nếu một ngày kia có ra đi, cũng xin thật b́nh an.

 

Xin các bạn hăy nhớ những đồng môn c̣n ở lại quê nghèo khăn khó.

Và xin các bạn hảy quên v́ những lời thô thiển này.

 

Bảo Tiên, Cali. tháng 12 năm 2011

 

 

 

Trở về trang chủ