Thôn Vỹ – xao xuyến nhớ

Nguyễn Thị Kim Thoa YKH10

 

Sao anh không về chơi Thôn Vỹ
Nh́n nắng hàng cau nắng mới lên

(Hàn Mạc Tử)

 

C

ái thời đi học ở trường tiểu học Thế Dạ rồi trung học Đồng Khánh, ngày hai buổi ôm cặp đi về, tôi thường ngắm nh́n những ngôi nhà ẩn ḿnh sau những cḥm cây xanh ngắt, dơi mắt theo bóng dáng các tiểu thư khuê các ẩn hiện sau hàng rào chè tàu được sắp thẳng tắp hoặc thơ thẩn dưới những giàn hoa màu tím, màu xanh thiên lư. Thiếu nữ, cây lá, nắng hoa, tiếng đàn, lời ca đă đưa tôi vào mộng.

Cái thuở chui hàng rào các khu vườn để hái hoa bắt bướm, bơi dọc theo ḍng sông sau nhà hái những trái mâm xôi chín mọng ở bến nước, tôi đă làm quen và lần hồi biết tên các cô gái trong những ngôi nhà kín cổng cao tường.

*

Qua khỏi thôn Hô Lâu, ngôi nhà vườn đầu tiên của thôn Vỹ Dạ có kiến trúc khá đặc biệt. Nhà quay mặt ra bờ sông. Đi ngoài đường nh́n vào chỉ thấy bức b́nh phong chè tàu cao, lối vào nhà hẹp, sâu với hai hàng rào chè tàu được cắt tỉa gọn gàng. Vài cây cau, cây chay mọc đây đó không thẳng hàng. Bức tường sau nhà loang lổ rêu phong. Vườn sau h́nh như không được chăm chút. Chủ nhân ngôi nhà có lẽ muốn quay lưng lại với con đường, với người qua lại, với cuộc đời. Mỗi khi đi qua cổng nhà này tôi thường đi thật chậm mong nh́n thấy bóng dáng một người con gái thanh mảnh, tóc dài, áo trắng thấp thoáng giữa những bờ rào xanh. Măi sau này tôi mới biết tên người con gái ấy là Lai Huyền Lục. Từ đó tôi gọi là khu vườn hoang liêu này là khu vườn Lai Huyền Lục.

Khi Mỹ đổ quân vào cửa Thuận An, con đường làng Vỹ Dạ bị mở rộng, các hàng cây ven đường bị đào bới, mặt đường được trải nhựa dày rộng hơn nhưng ngày đêm bị cày nát bởi những chuyến xe GMC chở đầy hàng quân sự, lính Mỹ và đồng minh. Con đường không c̣n yên ắng, bóng trắng Lai Huyền Lục cũng vắng đi, đầu ngơ nhà có thêm tấm bảng “bác sĩ Đương”. Chỉ ba từ "bác sĩ Đương" đơn giản. Một tấm bảng nhỏ, khiêm tốn không khoa trương như những tấm bảng của các bác sĩ khác ở đầu Đập Đá. Trong thời gian này, tại căn nhà tranh trước ngơ, phía sau của ngôi nhà là tụ điểm của một nhóm du đăng tự gọi là “Đại Cái Bang”. Tôi không rơ lắm về nhóm này, người quanh xóm xem đây là một băng nhóm xă hội đen. Thế nhưng có một lần đi học thêm về tối, đi đến gần ngơ nhà cô Lai Huyền Lục, ngôi nhà hoang liêu mà tôi yêu thích, thấy có một đám thanh niên độ chừng năm bảy người, kẻ cầm côn, kẻ múa gậy đang múa máy tập dượt trông rất hung dữ nên tôi quay xe đạp lui, không dám băng qua để về nhà. Một tiếng gọi to vọng theo: “ Về đi cô gái, các anh không làm ǵ đâu”. Tôi nửa tin, nửa sợ quay xe trở lại cố lấy hết tinh thần đạp thật nhanh vượt qua đám thanh niên nọ. Quả thật họ không đáng sợ lắm như lời đồn đăi.

Cô Lai Huyền Lục rời căn nhà đi xa lúc nào tôi không biết, c̣n lại trong tôi cái tên thật đẹp và lạ.

*

Cạnh vườn nhà cô Lai Huyền Lục là vườn nhà của cụ Ưng Úy. Đây là khu nhà vườn với vạt cỏ tranh rộng. Giữa vườn là một bức b́nh phong chè tàu cao quá đầu người, hai bên là hai gốc mai cổ thụ, mùa xuân hoa nở rộ vàng rực cả một mảnh trời. Khu vườn vắng lặng, ít cây xanh hơn các nhà bên cạnh, chỉ vài gốc dừa, gốc cau đơn lẻ đó đây. Chiếc cổng sắt tây cũ kỹ thường mở hờ. Một đôi khi, ban trưa vắng người, tôi thường lẻn vào vợt những con bướm trắng, bướm vàng bay lượn trên vạt tranh lá xanh bông trắng. Vườn nhà cụ Ưng Úy không có hàng rào chè tàu, thay vào đó là hai hàng lề xây bằng xi măng ngăn cách vườn với lối đi.

Ngôi nhà có hai người con gái: Á Nam và Lục Hà. Chị Á Nam trang lứa với chị tôi. Tôi thường nh́n thấy chị đạp xe đi học về, h́nh như lúc nào cũng muốn vội vào nhà. Tôi đứng bên kia đường ôm cặp nh́n chị với tà áo dài trắng, tóc không thả bồng bềnh mà lại được buộc gọn gàng sau vành nón, chị đạp xe vào nhà rất nhanh, tôi chưa lần nào thấy rơ ràng nét mặt chị. Thấp thoáng và rất nhanh là h́nh ảnh chị Á Nam trong mắt tôi. Đôi lần vào buổi chiều bơi dọc theo ḍng sông, qua khu bến nhà chị, tôi thấy chị ngồi cúi đầu mài gót chân trên đá. Lúc bấy giờ tóc chị thả bồng bềnh, gió và nắng chiều trên mái tóc, người và ráng chiều. Tôi thầm hát một ḿnh: “Đàn chim tung cánh xa khuất mờ, chiều thu lưu luyến màu thương nhớ, nhớ mái đầu ai nhuộm nắng vàng...”. Và cứ thế mà tôi mơ mộng.

Lục Hà có lẽ nhỏ tuổi hơn tôi, là bạn học của em tôi. Tôi chỉ nhớ đến cái tên gợi về một ḍng sông màu lục và không nhớ ǵ về người con gái này, có lẽ Lục Hà lúc bây giờ chỉ là một cô bé, qua mắt tôi.

Khi chiến tranh vào thành phố, cổng vườn nhà chị Á Nam cũng bị cày xới như nhưng khu lân cận. Chiếc cổng không c̣n thẳng, mấy cây dừa, cây cau xơ xác, cỏ tranh không hiểu sao lúc này cũng úa màu, mấy con bướm làm tôi mê mẩn cũng ít lần đi. Trong sân nhà chị thỉnh thoảng tôi thấy có chiếc Jeep quân cảnh, khu vườn thêm hơi thở của chiến tranh.

Đối diện vườn nhà chị Á Nam, phía bên kia đường là khu nhà vườn trông cũ kỹ nhất trong vùng. Một góc trái phía trước là khu mả Ông Trạng (khu gồm những ngôi mộ nhỏ của các bào thai sa sẩy), khu vực này có những cây sầu đông, cây bàng, chằng chịt các loại dây leo, tạo thành một vùng âm u huyễn hoặc, hương khói lúc nào cũng phảng phất. Mỗi khi đi học về tối qua khu vực này, tay tôi thường bắt ấn, miệng lẩm bẩm đọc câu thần chú me dạy: “Án Ma Ni Bát Nhi Hồng Vô Lương Thọ Phật”. Câu chú này tôi không hiểu ư nghĩa là ǵ và không biết ḿnh đọc như vậy có đúng hay không, nhưng tôi vẫn cứ đọc.

Khu mả Ông Trạng chiếm phần lớn mặt tiền của ngôi nhà, v́ thế cổng vào trông hẹp hơn các ngôi nhà khác. Thế nhưng vào bên trong mới thấy hết vẻ bề thế của khu vườn. Chính giữa sân không có bức b́nh phong chè tàu, thay vào đó là một bồn hoa tṛn với các cụm địa lan tím và yên chi vàng, đỏ. Bên cạnh đó là một gốc me cổ thụ với tàng lá xum xuê tỏa bóng mát một góc sân. Ngôi nhà xây theo h́nh chữ L. Dăy chính hướng mặt ra đường và dăy bên phải hướng về phía Đập Đá. Nhà có tầng cấp cao, đặc biệt phía bên hông trái có cầu thang bằng đá, là đường đi lên một vuông sân thượng nhỏ. Nơi đây các cô con gái thường ngồi ngắm trăng và ca hát. Những cô con gái với những cái tên của các loài hương hoa: Mộc Hương, Liên Hương, Dạ Hương. Cả ba chị có làn da trắng hồng điểm một vài nốt tàn nhang trên g̣ má cùng với cặp mắt lá răm một mí. Chị Mộc Hương tuổi đă lớn, thường hay ngồi thêu thùa dưới bóng cây me già. Chị Liên Hương và Dạ Hương trang lứa với các chị tôi, họ thường họp nhau làm bánh và đàn ca hát xướng.

Ngơ vào nhà có một hàng cau khoảng năm sáu cây, dưới mỗi gốc cau loài cúc tím (thúy cúc) mọc vương văi. Vườn trước c̣n có măng cầu, ổi, sa bu chê (hồng xiêm), mấy bụi hạnh đào đến mùa sai trái màu đỏ rất đẹp. Vườn sau là dương liễu, vả, chuối, khế và đặc biệt là hai gốc nhăn cổ thụ làm khu vườn thêm âm u. Các cây ăn trái được trồng xen kẽ, không hàng lối. Trong vườn c̣n để mọc hoang những bụi mắc cỡ (trinh nữ), ngũ sắc, cơm nguội, dạ lan và một vài loài rau như bồ công anh, tàu bay, rau ŕu rau éo. Toàn cảnh khu vườn là bối cảnh của một không gian tự nhiên, mới trông có vẻ như là không được chăm chút, nhưng nh́n kỹ thấy chủ nhân sắp đặt các loài hoa, rau, cỏ đan nhau với màu sắc rất hài ḥa và thân thiện.

Mỗi khi chiều xuống, các chị ngồi đan thêu hay chơi đàn. Tiếng đàn lúc mờ lúc tỏ, mùi trầm hương từ khu mả, mùi hương hoa cộng lại làm buổi chiều Thôn Vỹ càng thơ mộng và liêu trai.

Các chị Mộc Hương, Liên Hương, Dạ Hương rời bỏ thôn Vỹ ra đi khi nào tôi không hay biết. Mới đây trở lại thôn xưa, nh́n khu vườn nhà tiêu điều, nhà nước chiếm dụng ngôi nhà làm văn pḥng phường xă, dân ngụ cư chiếm lấn đất vườn xây nhà, ḷng tôi không khỏi xao xuyến.

Dọc theo bờ sông, tiếp giáp nhà cụ Ưng Úy là khu nhà vườn của cụ Ưng Thiều. Khu vườn này đă bán một phần phía mặt đường cho một số dân cư ở nơi khác đến, h́nh thành một xóm nhỏ, một nơi buôn bán tạp hóa, làm nón, và cả một động lên đồng. V́ thế vườn nhà cụ Ưng Thiều nay nằm sâu ở phần đất phía sau, cạnh ḍng sông, bên con đường xóm nhỏ hai bên là tre và trúc.

Ngôi nhà lẩn khuất sau hai gốc mộc lan sần sùi. Trước ngơ, một hàng cau làm ranh giới khu vườn và đường xóm. Nhà xây sát mép sông nên chỉ có vườn trước, không có vườn sau. Một gác nhỏ nhô ra khỏi bờ nước làm nơi hóng gió, được gọi là “nhà mát”. Tôi thường sang đây nghe các chị Phùng Khánh, Phùng Thăng kể chuyện. Tôi cũng thường đem biếu các chị những trái đào ngọt lịm của vườn nhà ḿnh.

Vườn trồng xen kẽ mấy cây chanh, mấy cây vả, vài bụi bông trang, vài luống rau cải, rau khoai, mấy bụi môn bẹ tím trong một khoảng đất cạnh bờ sông.

Chiều chiều tôi thường sang chơi, ngồi trên bậc thềm ngắm nh́n các chị Phùng Khánh, Phùng Thăng gánh nước tưới rau. Không hiểu sao tôi rất yêu cái dáng khom lưng gánh nước của các chị. Tôi cũng rất thích nh́n bàn tay x̣e tứ sắc mỗi khi các chị chơi bài.

Tôi biết chị Phùng Khánh và chị Phùng Thăng từ ngày các chị c̣n cắp sách đến trường với hai bím tóc hai bên. Hai chị có dáng người cao, mảnh, giọng nói trong và nhẹ, nụ cười hiền lành và ánh mắt th́ xa vời. Đó là những nhận xét thơ ngây của cô bé 11, 12 tuổi là tôi ngày nào. Sau này tôi c̣n biết thêm cô Phùng Trợ, một cô giáo hay đến nói chuyện Phật Pháp với me tôi và bác Phạm Đăng Siêu. Gia đ́nh cụ Ưng Thiều c̣n có một cô con gái nữa là Bác sĩ Phùng Mai.

Những người con gái mà tên có chữ lót là Phùng này để lại trong tôi nhiều kỷ niệm lẫn lộn vui buồn. Nhất là chị Phùng Khánh.

Khi tôi bắt đầu đi học, chị Phùng Khánh sắp sửa vào đại học. Trong thôn chị Phùng Khánh nổi tiếng thông minh học giỏi và xinh gái. Ba me tôi rất quí trọng chị, v́ thế khi tôi chuẩn bị đến trường, ông bà đă mời chị làm người cầm tay khai bút, khai tâm cho tôi. Ba me tôi mong rằng tôi cũng sẽ học hành giỏi giang và hiền thục như chị.

Hôm đó, ngày mùng hai tết, trong không khí đầu xuân, ba me tôi bày hương án trên chiếc sập gụ, tôi được ăn mặc chỉnh tề ngồi xếp bằng đợi cô giáo đầu tiên. Chị Phùng Khánh trong chiếc áo dài trắng đến ngồi cạnh tôi. Bàn tay mềm mại của chị cầm lấy tay tôi và tập cho tôi viết chữ MẸ. Tôi c̣n nhớ chị nói với ba me tôi rằng: con chọn chữ Mẹ, v́ trong ngôn ngữ không cớ ǵ phải học theo thứ tự a,b, c, mà M là âm khởi đầu chữ mẹ của nhiếu ngôn ngữ trên thế giới”. Từ đó ba me tôi bắt tôi gọi là Cô Phùng Khánh, cô Phùng Thăng chứ không gọi là chị như trước đây.

Nhà tôi và nhà cô Phùng Khánh, Phùng Thăng cách nhau con đường xóm nhỏ, đứng bên vườn này gọi sang vườn kia nghe rơ mồm một. Tôi là một đứa trẻ thắc mắc lắm điều, cô Phùng Khánh là người hay giải đáp tất cả những ǵ tôi hỏi. Cô Phùng Thăng ít nói hơn nhưng lại là người hay đọc thơ cho tôi nghe. Những buổi chiều ngồi chơi trên bến nước cô Phùng Thăng hay đọc đi đọc lại hai câu thơ Đường mà măi sau này khi lớn lên tôi mới hiểu hết ư:

Lạc hà dữ cô vụ tề phi
Thu thủy cộng trường thiên nhất sắc

Cô Phùng Khánh và cô Phùng Thăng rời thôn Vỹ khi tôi vào đại học.

Một hôm tôi nhận được cuốn sách Bắt Trẻ Đồng Xanh do cô Phùng Khánh gởi tặng với tên dịch giả: Thích Nữ Trí Hải.

Cô Phùng Khánh đă xuất gia, ḷng tôi bâng khuâng nhiều điều. Me tôi lại bảo: “Thật là phúc đức”. Từ đó tôi càng yêu thêm màu áo lam, màu sen hồng, màu sen trắng.

Vào một trưa mùa hè, me tôi hay tin ni sư Thích nữ Trí Hải về thuyết pháp tại chùa Phước Huệ cùng với cô Phùng Thăng.

Me và tôi đến chùa Phước Huệ để nghe thuyết pháp và cũng để thăm lại người thân quen xưa cũ mà me rất yêu quí. Chùa nhỏ, đệ tử cũng ít nên không khí buổi thuyết pháp ấm cúng và trang trọng. Sau buổi thuyết pháp, mọi người đảnh lễ Phật, tôi mon men lại gần cô Phùng Khánh để thăm hỏi người thầy năm xưa. Nhiều người khác cũng vây quanh người sư nữ với vẻ tôn kính của tín đồ.

Tiếng gọi “Thưa cô!” của tôi lạc lơng giữa bao nhiêu tiếng Bạch ni sư. Bạch ni sư...Cuộc t́m về những kỷ niệm thân thương của tôi thất bại. Tôi buồn bă, lẻ loi và xa lạ.

Màu áo lam, màu sen hồng, sen trắng, màu xanh vườn rau sau chùa mờ đi trong mắt. Tôi đă khóc ư?

Sau chiến tranh, tôi nghe tin cô Phùng Thăng tử nạn tại một ḥn đảo nhỏ nào đó ở phía Nam, tôi cúi đầu niệm Nam mô và đọc nhỏ câu thơ cô hát cùng tôi:

Lạc hà dữ cô vụ tề phi
Thu thủy cộng trường thiên nhất sắc
”.

Một vài lần vào Sài G̣n, biết ni sư Trí Hải đang ở thiền viện Tuệ Uyển, tôi muốn đến thăm, nhưng không hiểu tại sao, h́nh ảnh ao sen trước chùa Phước Huệ năm nào lại ngăn cản bước chân trần tục của ḿnh. Ngày cô tử nạn trên đường về từ Phan Thiết sau một chuyến hành thiện, tại Đà Nẵng tôi thắp một nén nhang trước vườn để tưởng nhớ người thầy đầu tiên vô cùng trân trọng và quí mến.

Đối diện vườn nhà tôi là khu dân cư từ các nơi về cư trú họp thành một xóm nhỏ với con hẻm dài chạy thẳng ra đồng Vỹ Dạ. Theo lời người quanh xóm kể lại đây là khu đất của phủ Vy Dă đă suy tàn từ lâu, con cháu chia đất phủ ra từng mảnh nhỏ và bán cho người tứ xứ.

Bên cạnh khu dân cư cḥm xóm này là khu vườn bề thế của cụ Tả. (dân quanh đây hay gọi là vườn ông Tả có lẽ gọi theo chức vị Tả quân). Đây là khu dinh cơ của cụ thượng thư Tôn Thất Ngân. Khu vườn với những hàng cau, hàng ổi được trồng ngay hàng thẳng lối. Một vài gốc mai cổ thụ gần hiên nhà. Mấy gốc sứ trắng sần sùi bên cạnh bức b́nh phong xi măng khắc h́nh con hổ đang vờn ở chính giữa sân. Hai cây vú sữa cuối sân tỏa bóng mát cho một dăy hành lang dài. Vườn cụ Tả phía trước cây thưa, sân rộng rải đá cuội, các chậu cây cảnh xếp thành hàng tạo những lối đi nhỏ trong sân. Vườn sau um tùm, nhiều loại cây cỏ chen nhau tạo thành một khoảng rậm rạp. Vài loài chim làm tổ bay lên đáp xuống trông như một khu rừng nhỏ. Cửa ngơ ngôi nhà luôn đóng kín với hàng chữ “Chien méchant”. Tôi rất mê vợt bướm nhưng không sao vào được khu vườn. Có một vài lần tôi vào cùng với người anh em cô cậu (cô tôi làm dâu nhà này) nhưng toàn khu vườn có vẻ kín đáo khiến người ngoài không dám ṭ ṃ nh́n ngó. Tôi có cô bạn học thời tiểu học là bạn Thu, con cô Tè quản gia của gia đ́nh cụ Tả, nhưng tôi cũng ít khi “thăm viếng” dù rất thèm mấy trái ổi chín thơm phức trên cành. Đầu thập niên 60 những người con gái trong dinh thự này đă đi xa, tôi chỉ thấy có một cô khá lớn tuổi dáng vẻ chững chạc ra vào.

Bên cạnh vườn cụ Tôn Thất Ngân cũng có một khu mả Ông Trạng. Khu mả này rộng hơn khu mả trước nhà chị Dạ Hương. Trong khu mả c̣n có một miếu thờ. Hàng năm vào ngày 23 tháng 5 âm lịch làng tổ chức cúng âm hồn (ngày thất thủ kinh đô, chỉ có ở Huế mới có ngày cúng âm hồn này).

Sau Mậu Thân, cây cối không có người chăm sóc, khu vườn trở nên điêu tàn. Một cụ già c̣ng lưng chống gậy đi lui đi tới trong sân dưới những gốc mai hay tàng vú sữa là h́nh ảnh tôi thường thấy những năm tháng này.

Chiến tranh chấm dứt, ông cụ qua đời, ngôi nhà vườn đă đổi chủ. Bây giờ trở về chỉ thấy đây là một tụ điểm vui chơi cà phê, giải khát.

Đối diện vườn cụ Tả, cạnh vườn nhà tôi là một khu đất bỏ hoang chỉ có cỏ tranh mọc. Một mái nhà tranh nhỏ giữa vườn là nhà của đôi vợ chồng già làm nghề thợ rèn. Hàng ngày bà thụt bệ phụ ông rèn các dụng cụ làm nông như cuốc, xẻng và đôi khi rèn cả dao rựa. V́ không có con nên hai vợ chồng người thợ rèn già này rất thích tôi sang chơi. Những buổi trưa trốn ngủ, tôi thường chui hàng rào qua ngồi thụt bệ giúp bác gái và nghe bác kể chuyện đời xưa giữa những tiếng đe tiếng búa. Câu chuyện bác thợ rèn gái kể rất hấp dẫn đối với tuổi thơ của tôi. Từ ông Thánh Gióng đến Hùng Vương, Ngô Quyền, Trần Hưng Đạo, Quang Trung. Từ giặc Ân qua giặc Pháp. Bác đă dẫn dắt câu chuyện thế nào mà tôi nghe say sưa không muốn dứt. Bác gái hay để dành cho tôi những quả ổi chín, mấy trái hạnh đào thơm ngọt, mấy trái chay vàng bác hái từ cây trồng quanh túp lều. Bác thợ rèn trai biết bện những bông tranh màu trắng thành những con thú nhỏ. Bác đă chỉ dẫn cho tôi nhưng tôi chẳng tài nào học được. Từ bệ than ḷ rèn tôi cảm nhận được cái ấm cúng thương yêu của đôi vợ chồng lao động già: vài củ khoai nướng, ấm chè xanh hăm nóng bên than hồng. Dù mới 12, 13 tuổi tôi đă ao ước được sống như vậy. Hồi đó tôi nói với ba me tôi lớn lên tôi sẽ làm nghề thợ rèn, ngồi thụt bệ cho chồng bên bếp than hồng. Giấc mơ tuổi nhỏ đó của tôi làm cả nhà ai cũng cười và bảo: “để rồi xem”. Bây giờ nhớ lại, tôi cũng thấy buồn cười, đồng thời cũng thấy xao xuyến nhớ nhung về một mối quan hệ thân thương đă trở thành dĩ văng.

Những ngày cuối tháng giêng năm Mậu Thân, khi quân Cộng Ḥa và quân đồng minh (Mỹ - Đại Hàn) tái chiếm Vỹ Dạ và quân Kháng chiến rút đi. Cuộc chém giết đă diễn ra trên từng thước đất, từng khu vườn, từng khu nhà, từng dăy xóm. Môt số dân làng theo quân Cộng Ḥa chạy ngược về phía Đập Đá. Một số khác chạy lui về phía chợ Vỹ Dạ theo cánh du kích và bộ đội. Gia đ́nh tôi chạy về phía Đập Đá. Gia đ́nh bác thợ rèn chạy về phía chợ Vỹ Dạ. Tôi xa vợ chồng bác thợ rèn từ đó. Xin mở một ngoặc đơn ở đây: một đôi vợ chồng già làm nghề thợ rèn song lại có nhiều kiến thức về văn học và sử học để có những câu chuyện kể làm hấp dẫn một đứa trẻ lên 10, rồi một cô gái 13, 15, 17 hay thắc mắc nhiều điều như tôi cũng là một điều lạ. Món quà quí báu từ đôi vợ chồng lấm láp tro than kia, tôi không t́m thấy trong bất cứ mối quan hệ nào của tôi tại thôn Vỹ Dạ.

*

Bên cạnh khu vườn yên ắng, tĩnh mịch của cụ Tả là một ngôi vườn cây trái xanh tươi nhưng nhỏ bé hơn. Đó là khu nhà vườn của nhạc sĩ Hồng Nhân.

Khu vườn có mặt tiền không rộng, khoảng cách từ đường cái với hành lang nhà ngắn, nên trông ngôi nhà gần đường hơn các ngôi nhà khác. Tôi gọi khu nhà vườn này là “vườn âm nhạc” v́ hầu như tối nào tôi cũng nghe tiếng đàn, tiếng sáo, tiếng hát vang vọng từ sân thượng.

Cổng khu vườn ít khi đóng kín, chỉ khép hờ. Hàng rào trước của ngôi nhà là những bụi cây hoa dại: cây mắt mèo có gai, cây ngâu, cây dâu tằm, cây keo, chằng chịt những dây leo như b́m b́m, tygôn, cát đằng... Nhiều loại hoa leo nên hàng rào có màu sắc rất sinh động. Hồi c̣n học ở trường Thế Dạ, mỗi lần đến trường, tôi lén hái những bông cát đằng màu tím vừa nở vào lớp lấy bút ch́ vẽ thêm mắt mũi để tặng các bạn cùng lớp.

“Vườn âm nhạc” này có hai cây vú sữa mọc chéo nhau h́nh chữ X, ngă vào hành lang như hai cây côt chống đỡ cho mái hiên hơi thấp. Trong sân mấy thân cau vươn cao, dưới gốc là các loài hoa như yên chi, nức nẻ, trang, lài, ngũ sắc... mọc xen kẽ không theo hàng lối. Một lối đi nhỏ ở giữa vườn trông như một đường ṃn trong khu vườn cổ tích. Bên bậc cấp bước lên nhà là hai bụi hải đường xanh mướt, đến mùa đơm hoa những nụ, bông màu hồng nở rộ từ gốc lên tận ngọn. Hoa hải đường đẹp, một vẻ đẹp khỏe khoắn mà kín đáo.

“Khu vườn âm nhạc” có hai người con gái có tên rất ấn tượng đối với tâm trí ngây thơ của tôi: Chi Điền và Ngọc Cầm. Không hiểu tại sao lúc đó tôi rất thích hai cái tên này. Tôi thường bảo me tôi sao không đặt tên cho tôi là Chi Điền hay Ngọc Cầm. Me tôi chỉ cười và bảo tên của con cũng hay đấy chứ!

Thuở đó tôi làm ǵ có casette, có đĩa để nghe, lâu lâu mới được nghe chương tŕnh âm nhạc thiếu nhi của đài Sài G̣n từ chiếc ra đi ô Philips của ba tôi. Vốn ưa nghe nhạc nên mỗi lần nghe tiếng sáo tiếng đàn từ bên kia đường vọng lại, tôi vội ra ngồi ở gốc cây khế đầu vườn nghe cọp và miên man nghĩ về hai cái tên Chi Điền, Ngọc Cầm. Tôi phác họa khuôn mặt của hai chị trên hoa Cát Đằng giống như khuôn mặt của nàng công chúa trong tâm hồn non dại của tôi.

Thế rồi một ngày kia khu “vườn âm nhạc” của tôi lặng thinh, bởi v́ chiến tranh đă đến. Tôi không c̣n nghe tiếng đàn tiếng hát. Các chị Chi Điền, Ngọc Cầm bỏ thôn Vỹ ra đi. Trong vườn, có lẽ cũng như tôi, hoa lá đang buồn và nhớ nhung những người con gái một đi không trở lại.

*

Thôn Vỹ Dạ c̣n có khu vườn của các chị Phương Chi, Phương Thảo. Hai người con gái sống trong một ngôi nhà vườn vắng vẻ có ngôi mộ cổ phía trước và một người đàn ông trung niên đăng trí thường hay đi về trên con đường làng mỗi buổi chiều, miệng lẩm bẩm đọc thơ và nói tiếng Pháp.

Hai chị Phương Chi và Phương Thảo là bạn thân của chị cả tôi. Chi Phương Chi rất hiền và lặng lẽ, giọng nói nhỏ nhẹ, lúc nào đến tôi cũng thấy chị cầm một cuốn sách trên tay. Chị Phương Thảo th́ ồn ào vui nhộn, lúc nào cũng ca hát. Cả hai chị đều rất yêu các con mèo của họ. Người và mèo đă trở thành một cộng đồng thân thiết. Bất cứ ai vào nhà cũng thấy bầy mèo quanh quẩn bên hai cô chủ tŕu mến. Mèo đen tuyền, mèo trắng tuyền, mèo mướp, mèo khoang cổ và mèo tam thể. Mỗi con có một vẻ đẹp và một đức tính riêng, không thể lẫn lộn con này với con kia. Mỗi lần chúng tôi đến thăm, ngoài chuyện sách vở thi ca và tiểu thuyết, hai chị Phương Chi, Phương Thảo c̣n say sưa kể chuyện mèo.

Một h́nh ảnh mà cư dân hai bên đường Vỹ Dạ khó quên được là vào những tối thượng trung tuần, hai người thiếu nữ cùng có chữ lót phản phất hương thơm ấy (phương) ôm hai con mèo đi dạo dưới ánh trăng. Trong tâm thức non dại của tôi ngày ấy: Phương Chi, Phương Thảo chính là hai nhân vật bước ra từ truyện Liêu trai, và Vỹ Dạ chính là miền cổ tích của tuổi thơ tôi.

Có một điều nghịch lí là hai nhân vật cổ tích, liêu trai Phương Chi, Phương Thảo lại có một mặt thứ hai của đời họ rất ư là hiện thực. Trong khu vườn rộng thênh thang của gia đ́nh, ngoài những cây trồng như nhiều khu vườn Vỹ Dạ khác, c̣n có một phần đất trồng cây lá gai. Giống lá cây gai mà người Huế đă dùng để làm bánh ít đen. Bánh ít đen hay c̣n gọi là bánh ít lá gai là một đặc sản của Huế kinh kỳ, Huế du lịch xưa và nay.

Bánh ít lá gai là sản phẩm chính của nhà này. Mẹ và d́ của hai chị làm các thứ bánh bán cho các hàng bánh bên chợ Đông Ba. Hai người con gái thường nói chuyện văn chương chữ nghĩa và chơi với mèo c̣n là hai lao động cần mẫn phụ giúp việc cho mẹ và d́. Ngoài bánh ít lá gai họ c̣n làm thêm các loại bánh măng, bánh mận, bánh su sê (bánh phu thê). Đến gần tết tôi c̣n thấy các chị ngồi cả ngày gói bánh phục linh xanh đỏ đủ màu và cần mẫn nặn bánh sen tán thành các loại hoa. Tôi cũng học được ít nhiều về cách làm bánh từ mẹ, bà d́ và của cả hai chị. Năm 1968 người cậu đăng trí qua đời, cả nhà chuyển vào Nam sinh sống. Ngôi nhà đóng cửa im ĺm, hoang lạnh cùng ngôi mộ cổ ngày một thấp dần.

*

Nhắc đến Vỹ Dạ mà không nhắc phủ Tuy Lư Vương là một điều thiếu sót.

Dân ở đây không gọi là Phủ Tuy Lư mà gọi nôm na là phủ Ba Cửa v́ giữa một vùng đất rộng, cỏ mọc um tùm quanh năm, chỉ c̣n cái cổng có ba cửa ra vào đứng hoang liêu với nắng sớm mưa chiều.

Trong vườn phủ cũng đầy cỏ mọc, một ngôi nhà cổ, vài ba cây sứ cổ thụ bông trắng chơ . Khung cảnh tiêu điều vắng vẻ làm ái ngại người viếng thăm. Nhà phủ luôn đóng cửa, thỉnh thoảng mới thấy người đến thắp hương.

Thuở chị Phùng Thăng mang thai, chị về đây tịnh dưỡng. Mẹ tôi thường sai tôi đem biếu chị vài thức ăn nên tôi có dịp ra vào phủ. Quang cảnh nơi đây quá cô liêu, bước chân vào không thể nào không nhớ hai câu thơ của Bà Huyện Thanh Quan :

Lối xưa xe ngựa hồn thu thảo
Nền cũ lâu đài bóng tịch dương

Phủ chỉ c̣n lại một ngôi nhà thờ rêu phong, quanh vườn vài cây sứ chơ và chỉ có thế. Phủ ngăn cách vùng đất dân cư chung quanh bởi những bờ rào cây dại và cây keo. Vùng đất phía sau phủ đă trở thành vùng dân cư cḥm xóm, có nhà đă lên mái ngói, có nhà chỉ là túp lều tranh.

Năm qua khi tôi trở lại nơi đây, vùng cỏ xanh của phủ năm nào nay đă lấp đầy những ngôi nhà mới, có nơi đă là khu nhà hát Karaoke.

Tôi đi t́m cây sứ trắng, chỉ thấy có mây xám trên khoảng trời hẹp.

*

Qua khỏi phủ Ba Cửa, phía bên kia đường, ngôi nhà tôi hay đứng lặng để nh́n, để chờ trái thị rơi, chờ con khỉ già ngủ gật, là nhà của cụ Bửu Đáp.

Đây cũng là một ngôi nhà vườn khá đặc biệt của thôn Vỹ Dạ. Nhà không quay mặt ra đường (hướng chính Đông) mà quay về phía Tây Nam.

Nhà xây hai tầng nằm trong một khuôn viên cây cối um tùm. Một nhà lục giác nằm ở góc vườn chung quanh trồng các bui hồng lựu và bạch lựu. Trên tường có khảm h́nh một bầu rượu và hai câu đối chữ Hán mỗi câu bốn chữ. (tôi không đọc được những chữ này). Đây là chỗ ngâm thơ uống rượu của các cụ.

Chiếc cổng cũ kỹ không đóng, lúc nào cũng mở hờ vừa đủ để một người lách qua. Sau cổng, dưới gốc cây thị là một chuồng khỉ, con khỉ già kêu khẹt khẹt khi có người lạ. Đến mùa thị chín, hương thơm ma quái lan tỏa cả một vùng. Đi học về tôi và mấy đứa bạn hay chờ con khỉ ngủ gật là lẻn vào lượm mấy quả thị rụng. Ông bà chủ nhà tỏ ra rất rộng lượng với bọn trẻ mỗi khi bắt gặp chúng tôi vào vườn.

Vườn nhà cụ Bửu Đáp phía trước trồng cây lưu niên như nhăn, mít, thanh trà..., phía sau trồng cau và chay. Cau trong vườn cụ Bửu Đáp được trồng chung với những dây trầu leo quanh, khác với nhà tôi, me tôi trồng trầu leo giàn.

Vào những năm 1960 – 1962 tôi thường theo ba đến nhà cụ Bửu Đáp (hai ông thường hay đàm đạo, uống trà). Thấy cách trồng trầu khác lạ, tôi hỏi, cụ bảo: “đây là cách trồng theo miền Nam, ở Thừa Thiên Huế chỉ có làng Mỹ Lợi là trồng cau và trầu theo cách này. Làng Nam Phổ trồng cau thành vườn, khai mương hai bên và trồng trầu trên giàn như nhà cháu vậy. Ông học cách trồng này từ các người Mỹ Lợi khi họ chèo thuyền lên Huế giao thương”. Vườn nhà cụ Bửu Đáp bỏ phân cho cây bằng rong. Nhà tôi và các nhà khác trong thôn lại bỏ phân cho cây bằng cây cỏ hôi. (chuyện trồng trọt ở thôn Vỹ Dạ ngày trước có lẽ phải viết một chương dài).

Bến nhà cụ Bửu Đáp cũng rất lạ, đường xuống bến hẹp, dốc lở, kê vài viên đá tảng để làm lối đi. Dây leo chằng chịt, chiếc cổng luôn khép hờ. Một tảng đá khá lớn kê ngay dưới gốc cây cừa với nhiều rễ phụ buông xuống, là nơi ba tôi và cụ hay ngồi câu cá.

Nhà cụ rộng răi nhưng vắng người, vật dụng trong nhà bày biện đơn giản nhưng rất ngăn nắp.

Vườn cụ không trồng hoa, chỉ duy nhất một gốc mai lớn ở giữa sân, cụ thường bảo trồng hoa phải chăm bón nhiều mà cả hai cụ đều lớn tuổi không đủ sức chăm bón kỹ được th́ tội cho hoa. Tôi yêu lời nói này biết chừng nào...

Ba tôi mất sớm. Thỉnh thoảng tôi được mẹ sai mang gói trà, hộp mứt xuống biếu ông bà cụ.

Bà cụ mất, bạn bè cũng xa dần. Đôi lúc qua nhà tôi thấy ông cụ yên lặng nói chuyện cùng con khỉ già. Thế rồi cụ cũng mất vào năm 1974.

Cách đây hai năm tôi có trở lại nơi này, ngôi vườn trở thành nơi buôn bán vật liệu xây dựng, cát sạn, xi măng, gạch ngói ngổn ngang trên một băi đất lầy lội từ đường cái ra đến bến sông. Cái nhà lục giác được xây lại to hơn, b́nh rượu trên tường được đắp lại to hơn, hai câu đối mỗi câu bốn chữ nay c̣n lại ba chữ.

*

Càng đi lần về phía chợ, từ Phủ Ba Cửa đến đường xóm đi vào chùa Phước Huệ, các khu vườn h́nh như hẹp hơn, có lẽ chủ nhân không phải là danh gia vọng tộc. Phía bên kia đường cũng vậy, nhiều nơi đă trở thành khu dân cư cḥm xóm.

Cấu trúc vườn, nhà và cả cây trồng không giống khu vực phía trên. Đa số các vườn không trồng cây lưu niên mà trồng các giống cây ngắn ngày mới du nhập về như: táo trái nhỏ cành có gai, trướng gà, trứng cá (hay gọi là cây cheri), thơm victoria, chuối Đồng nai... và các loài hoa cũng mới du nhập như: móng ḅ, tử vi, trúc đào, hoa giấy (đa phần cổng nhà nào khu vực này cũng trồng hoa giấy màu đỏ tím, màu trắng). Có nhà đă xây theo kiểu mới mái bằng, hoặc xây gian nhỏ kề nhau h́nh ống.

Con gái ở đây cũng có những cái tên mới lạ hơn: Xuân Lộc, Xuân Đài. Mỹ Liên, Mỹ Linh, Việt anh, Mỹ Anh...

Nhà cô Hoàng Thị Kim Cúc, cô giáo dạy gia chánh trường Đồng Khánh (nàng thơ của Hàn Mạc Tử) cũng ở trong khu vực này. Nhà cô ở phía bờ sông cạnh rạp hát tuồng Vỹ Dạ. Thời đi học tôi hay về nhà cô. Đây là khu vườn nhà vừa phải không bề thế cũng không rộng. V́ ở cạnh bức tường lớn của rạp hát nên nhà cô kém vẻ xanh mát (thế nhưng dưới mắt nhà thơ, nơi ở của người đẹp vẫn “mướt quá xanh như ngọc”).

Trong sân nhà cô, tôi nhớ nhất là một gốc dương liễu già xù x́, hai cây trứng gà mọc hai bên lối đi vào. Nhà cô Hoàng thị Kim Cúc không trồng cau nhưng trồng nhiều loại hoa nho nhỏ trông rất đáng yêu: Hoa tỷ muội, hoa tiểu cúc (cúc vàng loại nhỏ), hoa yên chi...

Hàn Mạc Tử trong bài thơ nổi tiếng “Đây thôn Vỹ Dạ” mô tả nàng thơ trong bối cảnh đặc thù và không gian chung của thôn Vỹ chứ không mô tả cảnh vườn nhà cô Cúc. Vườn nhà cô Cúc không có nắng hàng cau, không có lá trúc che nghiêng, không có hoa bắp lay... Cô Cúc ngoài khuôn mặt chữ điền và những nét đẹp đă nhập thể trong từng câu, từng chữ của bài thơ như thi sĩ đă cảm nhận, c̣n nổi tiếng trong cư dân Vỹ Dạ là “người con gái tinh khôi” luôn mặt áo trắng, áo lam, từ dáng đi, giọng nói, cử chỉ luôn thể hiện vẻ khoang thai, từ tốn, dịu dàng, đoan hậu của một nữ cư sĩ Phật giáo. Cô Cúc c̣n nổi tiếng có kiến thức sâu rộng về ẩm thực Huế về tài nấu nướng và sắp xếp việc nhà. ( đă xuất bản hai tập “Những món ăn nấu lối Huế” tập I và tâp II, nhà in Tân Dân 41 đường Gia Hội năm 1945)

Bắt đầu từ cầu Hương Lưu bắt qua cồn Hến, đến chợ Mới (nay là chợ Vỹ Dạ) khu vực này đă phố thị hóa, nhà mặt tiền thường là các cửa hàng hay tiệm buôn nhỏ. Ở đây thời bấy giờ có một tiệm sửa đông hồ, một tiệm sửa xe đạp, một nhà may, một tiệm thuốc bắc, đến khu chợ th́ có thêm nhiều nhà bán hàng tạp hóa, một gian hàng guốc mộc, đôi ba quán rượu lẻ và thuốc cẩm lệ. Khu vực này không có vườn.

Những người con gái nơi đây đă có những cái tên b́nh dân, gọn gàng dễ gọi như Hồ thị Quảng, Nguyễn thị Thới, Nguyễn thị Thân, Lê Thị Bưởi, Hầu thị Thiếu...

Từ ngă rẽ qua Cầu Ông Thượng, về đến chùa Ba La Mật, các khu nhà vườn lại có những nét riêng không giống với qui hoạch và cấu trúc vườn nhà của các mệ, các cụ tôi đă mô tả ở phần đầu. Phần đông nhà nơi đây xây theo kiến trúc Tây cổ, nhà có hiên trước rộng, tầng cấp cao, cửa gỗ hai lớp (lớp lá sách, lớp gương). Có sân và có vườn. Sân trước trồng các loại hoa thấp như hải đường, ngâu, lài, ḥe, sói, có nơi trồng chậu, có nơi trồng trong bồn xi măng, sân thường rải đá cuội. Vườn chung quanh trồng các loại cây ăn trái như nhăn, vải, khế, thanh trà... và trước ngơ hầu như nhà nào cũng có vài cây cau.

Khu vực này tên người đẹp thường có chữ lót là Diệu: Diệu Chi, Diệu Thơ, Diệu Huyền... Tôi nhớ hồi c̣n học tiểu học, mỗi chiều anh tôi thường hay dẫn tôi ra ngơ để nh́n các chị Diệu Chi, Diệu Thơ đạp xe đi học về với “vành nón che nghiêng nửa vầng trăng”. Một thời thật đẹp và thơ mộng.

*

Thôn Vỹ Dạ c̣n một ngôi nhà vườn nổi tiếng không những v́ vườn đẹp mà chủ nhân ngôi nhà lại là một thi nhân, đứng đầu Hương B́nh thi xă: cụ Ưng B́nh Thúc Giạ. Vườn nhà cụ đối diện với chùa Ba La Mật. Đây là ngôi nhà rường có sửa sang đôi chút, nhà chính có ba gian hai chái với cột kèo bằng gỗ, chạm khắc, sơn son thếp vàng. Các đố vách chung quanh được thay bằng tường xây và trổ cửa sổ. Nền nhà được nâng cao và lát gạch hoa. Thập niên 1960 ngôi nhà được trông nom bởi bác Bửu Kỉnh, con trai của cụ Ưng B́nh. Nhà quay mặt về hướng Tây Nam thay v́ hướng chính Đông như hầu hết các ngôi nhà ở đây.

Cổng và hàng rào phía trước là một hàng tre la ngà, thân cây màu vàng tươi và lá th́ xanh thẫm.

Trong vườn ngoài những cây cổ thụ như nhăn, vải, vú sữa, c̣n có những cây mảnh mai hơn như lựu, hồng, táo...

Vườn c̣n trồng nhiều loại hoa: Mai, Hải đường, Cúc vàng... Cảnh quang nơi đây đầy màu sắc tựa khu vườn trong Bích Câu kỳ ngộ:

Đua chen thu cúc xuân đào
Lựu phun lửa hạ mai chào gió đông.

Ngày nay trở lại nơi này, không c̣n t́m ra dấu vết của khu vườn “Bích Câu” năm nào, sao mà ḷng thấy xuyến xao.

Nhắc đến vườn nhà của một nhà thơ đă từng là chủ soái một Tao đàn nổi tiếng không những khắp vùng sông Hương núi Ngự làm tôi nhớ đến câu ḥ đă một thời làm xao xuyến ḷng người:

Chiều chiều trước bến Vân Lâu
Ai ngồi, ai câu, ai sầu, ai thảm
Ai thương, ai cảm, ai nhớ, ai trông
Thuyền ai thấp thoáng bên sông
Nghe câu mái đẩy chạnh ḷng nước non. .

Nhớ được mấy câu ḥ mà chẳng ghi lại một bài thơ của một thi bá là “tội” không thể tha thứ. Tôi chắp tay cầu xin hương hồn cụ Ưng B́nh lấy tấm ḷng rộng lớn của một vị trưởng giả, một cư sĩ Phật giáo mà xá tội cho một nữ nhân hậu thế thô thiển, vô t́nh, chỉ cảm nhận được đôi phần của sự việc mắt thấy tai nghe.

*

Lời cáo lỗi của tôi cũng gởi đến một Vỹ Dạ to lớn, đẹp đẽ, cao quí và phong phú gấp nhiều lần những ǵ c̣n đọng lại trong kư ức một kẻ không học văn, không làm nghề văn chương chữ nghĩa, một người cả một đời lao động đầu tắt mặt tối mới có được mấy ngày thư thả sau khi nghỉ hưu. Bởi Vỹ Dạ không chỉ có mộng mơ và mộng mơ của Vỹ Dạ không phải là tất cả trong những ḍng kư ức này. Vỹ Dạ c̣n có tầng cao, tầng sâu và mặt trái của tồn tại. Cho dù Vỹ Dạ như thế nào, Vỹ Dạ mộng mơ, Vỹ Dạ thực dụng, Vỹ Dạ sáng, Vỹ Dạ tối, Vỹ Dạ mạnh, Vỹ Dạ yếu, Vỹ Dạ tốt, Vỹ Dạ xấu ... cũng đă sinh sản, nuôi dưỡng và un đúc nên tôi. Tôi có trong tất cả các mặt, các chiều, các cực của cái thôn nổi tiếng, đa đoan và vang bóng một thời này.

Nguyễn Thị Kim Thoa

 

Lời người viết:

Tôi xin gởi đến các vị chủ nhân những cái tên, những ngôi nhà, những khu vườn tôi đă trân trọng và quí mến nhắc đến trong mấy trang kư ức này lời xin lỗi v́ đă không xin phép.

 

 

Trở về trang chủ