Tự t́nh mùa thu

 

 

L

ại một lần nữa, bé Yuka theo mẹ về thăm quê ngoại chỉ trong vài ngày ngắn ngủi. Bao nhiêu yêu thương ấm nồng chan chứa trào dâng từ lúc đón cháu ở sân bay Tân Sơn Nhất. Đưa tay ra ôm lấy bé vào ḷng, tôi muốn gửi đến bé tất cả t́nh thương yêu trong tôi. Đúng như người xưa vẫn nói, khi có cháu th́ mọi người đều yêu thương cháu hơn cả yêu thương con. T́nh thương của những người làm ông bà đối với cháu rất mạnh mẽ. Tôi cũng nằm trong mẫu số chung rất đời thường đó. Đôi khi chồng tôi vẫn nói vui rằng anh ấy bị xuống cấp từ khi chúng tôi lên chức ông bà nội và ông bà ngoại.

Vài ngày sum họp ngắn ngủi trôi qua thật mau. Bé Yuka hạnh phúc khi ở bên tôi bao nhiêu th́ lại đau khổ bấy nhiêu khi phải rời xa ông bà ngoại trở về Tokyo. Ngôn từ tiếng Việt không đủ để diễn tả, nhưng bé hay nói với chúng tôi bằng câu nói pha trộn cả hai ngôn ngữ: Yukachan thương betonamu, nihon khóc. Có nghĩa là bé vẫn muốn ở Việt Nam với ông bà ngoại. Mỗi lần nghe bé bày tỏ mong muốn ở với chúng tôi là ḷng tôi lại đau như xé. Tôi nhớ đến một câu thơ trong bài thơ Dạ Khúc của Thanh Tâm Tuyền: “Ôm em trong tay mà đă nhớ em ngày sắp tới.” Thật đúng với hoàn cảnh của chúng tôi lúc bấy giờ. Ôm bé trong tay với cảm giác hạnh phúc trào dâng bao nhiêu th́ khi nghĩ đến ngày chia tay lại hụt hẫng buồn đau bấy nhiêu. “Hội ngộ rồi chia ly, cuộc đời vẫn thế, dẫu là mặt trời nồng nàn khát khao hay đêm mịt mùng lấp lánh ngàn sao…” Lời  trong một bài hát của nhạc sĩ Phú Quang làm tôi xao xuyến, ray rứt khôn nguôi ….

 

 

 

Khi lên taxi để ra sân bay về nước, bé không phản đối được, nhưng cứ ngồi nép vào người tôi, tay cầm chiếc khăn liên tục lau nước mắt trào ra. Bé khóc không thành tiếng, nhưng nước mắt không ngừng tuôn rơi. Tôi ôm chặt bé vào ḷng, bé vùi đầu vào người tôi như muốn t́m chút hơi ấm t́nh cảm. Tôi không biết nói ǵ…Ngay lúc này đây, đầu óc tôi như mụ mị, không c̣n biết suy nghĩ ǵ nữa. Tôi chỉ biết nói nhỏ bên tai bé: Đừng khóc nữa, ngoại thương nghe. Bé gật đầu nhưng vẫn thút thít khóc không ngừng. Tôi hôn lên đôi mắt đẫm lệ của bé. Đôi mắt đẹp, đen tṛn giờ sưng húp đỏ mọng lên. Ôi !!! Ḷng tôi đau đớn quá.

Khi chia tay tại sân bay, bé lại khóc vùi, và níu kéo làm cho những người đưa tiễn chung quanh nh́n thấy cảnh tượng ấy đều cảm động. Ḷng tôi như muốn tan ra làm muôn mảnh. Một vài người khách tiễn đưa thân nhân ở phi trường thấy bé khóc quá nên cũng đến gần chúng tôi chia xẻ. Họ tưởng rằng bé sinh ra và lớn lên ở Việt Nam, từ lâu nay sống trong ṿng tay ngoại, nay phải theo mẹ về định cư nên mới lưu luyến và thương yêu bà ngoại đến như vậy. Nhưng họ có biết đâu rằng thời gian bé gần gũi với tôi rất ngắn ngủi, và bé không hề biết tiếng Việt.

Nhớ lại lúc Yuka sắp chào đời. Thời gian đó tôi phải qua Tokyo để chào đón sự ra đời của đứa cháu đầu tiên. Khi vợ chồng con gái tôi lên Bệnh viện để chuẩn bị lâm bồn, một ḿnh tôi ở trong nhà mà ruột gan như lửa đốt. Tôi mong chờ biết bao tiếng chuông điện thoại, nhưng cái điện thoại ấy vẫn nằm im ĺm như trêu ngươi. Đứng ngồi không yên nên kư ức đưa tôi về với thời gian gần ba mươi năm trước.Tốt nghiệp trường Đại học Y Khoa Huế vào năm 1978, ở cái buổi giao thời thật nhiều khó khăn trong cuộc sống, tôi được tổ chức phân công về nhận nhiệm sở tại bệnh viện Phú Lộc. Phải rời xa Huế, xa môi trường sống quen thuộc bên cạnh cha mẹ và các em, tôi bơ vơ về một nơi xa lạ, không cha mẹ anh em hay người thân bên cạnh. Chồng tôi th́ phải nhận công tác ở một huyện miền núi, huyện Nam Đông. Đường đi trắc trở, nên chúng tôi như Ngưu Lang và Chức nữ, hàng mỗi tháng hay có khi hàng mỗi hai tháng, anh ấy mới kiếm được vài ngày nghỉ bù trực để về bệnh viện Phú Lộc thăm vợ con. Tôi phải trút bỏ vẻ yểu điệu thục nữ của một người Sinh viên Huế, phải tự tạo cho ḿnh bản lănh để thích nghi với hoàn cảnh mới. Môi trường làm việc nhiều hiểm nguy, v́ như thử thách của số phận, tôi được điều ngay về khoa Nội nhiễm là nơi nguy hiểm và khó khăn nhất của bệnh viện. Tôi phải vận dụng tất cả kiến thức học hỏi được trong bảy năm ngồi ở ghế trường Y để áp dụng vào hiện thực. Nhiều đêm trực một ḿnh chống chọi với tử thần để dành lại sinh mệnh quư giá cho bệnh nhân, cảm giác tủi thân tuôn trào thành ḍng thác lũ như muốn cuốn phăng đi tất cả. Tôi nhớ trường, nhớ lớp, nhớ bạn bè và nhớ những người Thầy trong ngành Y đă truyền đạt kiến thức để tôi có thể trở thành một người hữu dụng cho xă hội.

Khi tôi có thai mẹ bé Yuka, th́ chồng tôi dặn ḍ: Khi nào thật sự chuyển dạ th́ mới được điện thoại cho anh, chứ nếu chưa sinh mà điện thoại, anh về th́ sẽ mất mấy ngày phép, cho đến lúc thật sự sinh con th́ anh không c̣n phép để về thăm và chăm sóc. V́ vậy, cho đến lúc thật sự chuyển dạ, tôi mới ra bưu điện để điện thoại báo tin cho anh. Vừa nén cơn đau, vừa lắp bắp nói trong điện thoại báo tin, tôi tủi thân, chảy hai hàng nước mắt. Nén tiếng nấc nghẹn trong cổ, tôi cố gắng báo tin cho anh biết. Khuya hôm đó, tôi xách giỏ một ḿnh vào khoa sản của Bệnh viện và hạ sinh cháu gái là mẹ bé Yuka bây giờ. Bên cạnh tôi lúc bấy giờ chỉ có người đồng nghiệp và cô nữ hộ sinh. Ôi! Nói làm sao hết được niềm đau khi giây phút lâm bồn không có một người thân yêu bên cạnh. Tôi cắn chặt răng để khỏi bật lên tiếng khóc, v́ tôi thường nghe mẹ tôi nói chuyện rằng khi sinh nở mà khóc là sau này mắt sẽ bị mờ.

Sinh con lúc 4 giờ sáng, mà măi đến 6 giờ sáng th́ Hoa, một cô dược tá trong bệnh viện, rất thân với tôi, mới về đến (v́ cô ấy về quê trong ngày chủ nhật) Hoa tức tốc chạy vào thăm tôi, lúc đó tôi mới nhờ Hoa đi mua cho một cái ǵ để ăn lót dạ cho đỡ đói. Rồi Hoa chạy xuống chợ Cầu Hai mua cá về kho cho tôi ăn cơm. Nằm trong giường Bệnh viện, tôi cảm giác bứt rứt khó chịu v́ vấn đề vệ sinh không đảm bảo, nên tôi liều bồng con về khu tập thể của tôi đang ở trong Bệnh viện không xa khoa Sản bao nhiêu. Nghĩ đến đây, tôi vẫn c̣n rùng ḿnh v́ sự gan dạ và liều lĩnh của ḿnh. Đứng dậy đi sớm quá nên khi về đến căn pḥng tôi ở th́ tôi bị băng huyết. Cũng may là chỉ bị nhẹ thôi, nên sau khi được can thiệp bằng ít thuốc men, tôi tạm ổn định. Măi đến chiều hôm ấy chồng tôi mới về đến, v́ đường xá cách trở. Anh chạy ngay đến bên tôi và con. Tôi cố gắng ngăn ḍng nước mắt lúc nào cũng chực trào ra để khỏi làm bận ḷng anh. Lúc ấy anh mới vội vàng đi ra bưu điện để nhắn tin cho ba mẹ tôi và ba mẹ của anh. Cha mẹ anh th́ đă già yếu, nên cũng không thể về thăm tôi, c̣n mẹ tôi, gánh nặng hai vai cả giang san nhà chồng, cùng một bầy em của tôi c̣n đang đi học nên cũng chỉ về thăm tôi vỏn vẹn có… một ngày…

Đang miên man nghĩ về quá khứ th́ chuông điện thoại reo lên. Tôi chạy như bay đến nhấc máy lên. Tiếng chàng rể của tôi bên đầu dây kia vỡ ̣a hạnh phúc. Tôi reo lên vui mừng. Đứa cháu ngoại thân yêu và đầu tiên của chúng tôi đă chào đời…

Tôi vội vàng, lúng túng, không biết phải bắt đầu làm cái ǵ cho ngày vui trọng đại này, ngày đầu tiên tôi được lên chức. Tôi cũng như bao nhiêu người phụ nữ b́nh thường khác trong cuộc đời này, điều người phụ nữ sợ nhất là sự tàn phá của thời gian, nhưng nói không văn chương thi vị th́ người phụ nữ rất sợ già. Tuy nhiên khi lên chức bà ngoại, tôi quên mất là ḿnh sợ Già. Sau này, trong những buổi trà dư tửu hậu với bạn bè, đồng nghiệp, tôi vẫn thường hay nói đùa rằng tôi không muốn các cháu tôi gọi tôi bằng bà nội hay bà ngoại ǵ hết mà tôi chỉ muốn được gọi là Chị Nội hay Chị Ngoại thôi!!!

Chàng rể của tôi vừa bấm chuông gọi cửa th́ tôi đă chạy như bay ra mở cửa. Tôi lao nhanh vào xe. Xe chạy bon bon trên đường mà tôi vẫn có cảm giác xe chạy chậm quá. Nh́n khuôn mặt rạng ngời hạnh phúc của chàng rể khi lần đầu được làm cha, tôi cũng có cảm giác hân hoan như vậy.

Đến Bệnh viện, khi cô y tá bồng bé vào pḥng trao vào tay tôi th́ hạnh phúc như vỡ ̣a ra. Nh́n gương mặt thanh tú, nhất là đôi mắt to, đen tṛn như hai hạt nhăn, ḷng tôi ấm áp biết bao. Áp má tôi vào đôi má c̣n non tơ, tôi cảm nhận được niềm hạnh phúc của cả hai bà cháu. Bé chào đời ở một đất nước xa xôi, nhưng vẫn ấm nồng trong ṿng tay thương yêu của bà ngoại đến từ một phần tư ṿng trái đất. Ôm bé trong ṿng tay thương yêu, tôi lại quay qua nh́n con gái tôi đang nằm mệt nhọc sau khi sinh nở. Căn pḥng trắng toát, trang bị nhiều vật dụng sang trọng của một đất nước văn minh nhất nh́ thế giới. Ḷng tôi lại bùi ngùi, thoáng chút chua xót khi nghĩ đến ngày xa xưa ấy, cái ngày con gái tôi chào đời. Ôi chao !! biết là sự so sánh thật là khập khiễng, nhưng miền kư ức không chịu ngủ yên. Căn pḥng tôi nằm sinh khi xưa chỉ trải một chiếc chiếu đă úa màu và không lấy ǵ làm sạch sẽ lắm. Nghĩ càng nhiều, tôi càng thấy thương con. May mắn thay, được nuôi dạy đàng hoàng, cả hai đứa con của chúng tôi đều trưởng thành. Và khi con gái tôi định cư ở đất nước văn minh này, được tuyển dụng vào một công việc mà nhiều sinh viên Đại học Nhật Bản hằng mơ ước, nó vẫn ngẩng cao đầu tự hào với người bản xứ nó là người Việt Nam, mà lại là một phụ nữ Huế.

Khi Bác sĩ phụ trách của Bệnh Viện vào thăm khám cho con tôi, chúng tôi được giới thiệu cùng nhau. Khi được biết tôi là một đồng nghiệp, gương mặt người bác sĩ trẻ sáng lên một ánh nh́n ngưỡng mộ. Anh ta trao đổi với tôi về ca sinh nở của con gái tôi. Người Nhật vốn rất ít xử dụng tiếng Anh, và tiếng Anh của tôi cũng chỉ vào hàng đủ để giao tiếp, nên chúng tôi nói chuyện với nhau khá khó khăn, nhưng không v́ vậy mà câu chuyện phải dừng lại. Có những lúc cả hai không t́m được ngôn từ, chúng tôi cùng cười x̣a và quay sang cầu cứu con gái tôi đang nằm cạnh đó làm phiên dịch. Người Bác sĩ ấy khen bé Yuka giống bà ngoại (làm tôi cũng cảm thấy hănh diện lắm lắm). Tôi ngắm nh́n bé thêm lần nữa. Bé không ngủ mà mở đôi mắt hai mí to và đen tṛn nh́n chung quanh. Có lẽ vị Bác sĩ người Nhật nói không sai. H́nh như bé di truyền đôi mắt của bà ngoại, v́ người Nhật thường sở hữu đôi mắt một mí nhỏ xíu.

 

 

 

Khi Yuka chào đời, sự lo lắng trong tôi không c̣n nữa, nên những lần đi đi về về thăm con cháu, tôi có dịp ngắm nh́n mùa thu ở Nhật. Đúng là mùa thu ở Nhật rất đẹp. Thời tiết Nhật bản chia ra làm bốn mùa rơ rệt: Xuân, Hạ, Thu, Đông. Mùa Xuân th́ rực rỡ sắc hoa, nhất là Hoa Anh Đào, nổi tiếng trên toàn thế giới thường được mệnh danh là quốc hoa của Nhật. Nhưng trong sâu thẳm, tôi vẫn yêu thích mùa thu hơn. Yuka thương yêu của tôi lại chào đời vào mùa thu. Mùa thu Nhật bản với khí trời mát mẻ. Gọi là mát mẻ đối với dân bản xứ chứ đối với người Việt chúng ta th́ hơi lành lạnh. Tuy nhiên, cái lạnh thật dễ chịu. Nhiệt độ ngoài trời thường dao động khoảng 18 đến 20 độ C. Trời rất đẹp, không mưa và cũng không nắng chói. Lá ở những hàng cây hai bên đường bắt đầu chuyển đổi sắc màu. Nhật cũng nổi tiếng bởi mùa thu với hai sắc màu vàng và đỏ của lá. Trong thời gian ở nhà một ḿnh, tôi thường lên mạng t́m kiếm những bài hát về mùa thu nổi tiếng của các nhạc sĩ Việt Nam như Thu quyến rũ của Đoàn Chuẩn Từ Linh: “Anh mong chờ mùa thu, trời đất kia ngă màu xanh lơ… Mây bay về đây cuốn trời, mưa rơi làm rụng lá vàng…,” và Ngàn thu áo tím của Hoàng Trọng: “Ngàn thu rơi rơi vương áo em màu tím, ngàn thu đau thương vương áo em nhuộm tím. Nhuộm tím những chuỗi ngày vắng nhau, tháng năm c̣n lướt mau…” nghe da diết yêu thương đến tận sâu thẳm của trái tim.

 

 

 

Ở nhà rảnh rỗi, khi không phải lên Bệnh Viện thăm con và cháu, tôi thường ra ngoài. Khoác lên người chiếc áo len màu tím, rồi cũng nhân cơ hội đó đi lang thang trên những con đường đầy lá vàng rơi, nghe bước chân ḿnh xao động. Tôi thầm ước ḿnh trẻ lại khoảng bốn mươi năm về trước, để nghe bước chân ḿnh như bước chân nai vàng ngơ ngác đạp trên lá vàng khô. Tôi lại miên man nhớ về những ngày mùa thu ở Huế. Mùa thu ở Huế không rơ ràng, nhưng nắng thu vẫn là ánh nắng rực rỡ. Nắng tháng tám, nám trái bưởi. Người dân xứ Huế vẫn truyền tụng với nhau câu nói ấy. Tôi vẫn nhớ có những ngày lang thang trên đường Lê Lợi, khi có những ngọn gió thoảng qua là những chiếc lá vàng lại rời cành. Nhưng mùa thu ở Huế lại gắn liền với băo lụt. Những tháng ngày mưa không ngớt hạt, nước sông Hương dâng cao, đục ngầu và cuồn cuồn chảy. Rồi nước lụt nhấn ch́m cuộc sống b́nh yên.  “Quê hương em nghèo lắm ai ơi!!!... Trời rằng Trời hành cơn lụt mỗi năm…”

Thực tế vẫn phũ phàng, không như ư ḿnh mong muốn hay tưởng tượng. Bây giờ đă bước vào tuổi lục tuần, cái tuổi mà tôi thường hay đùa với bạn bè là đă được hưởng thọ rồi, cái lăng mạn của tuổi dậy th́ nay không c̣n nữa. Cuộc sống muôn vàn lo toan, ràng buộc với nhiều bổn phận rất đời thường, làm tâm hồn tôi vốn đă khô khan lại càng khô khan thêm nữa. Tôi không c̣n những cảm xúc nhẹ nhàng như thời kỳ c̣n khoác lên ḿnh chiếc áo dài trắng tinh khôi của một cô nữ sinh c̣n nhiều e ấp nhưng cũng tràn đầy mơ mộng khi nghĩ về tương lai. Bây giờ chỉ c̣n những hoài niệm về quá khứ, mà quá khứ th́ lúc nào cũng vàng son, cho dù tôi đă trải qua nhiều thăng trầm trong cuộc sống. Tương lai đối với tôi bây giờ là điều tôi không muốn nghĩ đến nữa. 

Rồi năm tháng cũng dần qua, thời gian như bóng câu qua cửa sổ, mới hôm nào bé Yuka c̣n bé bỏng trong ṿng tay ôm ấp của tôi, mà bây giờ đă biết xúc cảm, biết buồn vui, biết thương nhớ. Rồi đây khi lớn lên, trở thành một thiếu nữ Nhật bản, có khi nào bé sẽ nhớ về ngày xa xưa ấy, nơi đất nước Việt Nam mà bé mang trong người một nửa ḍng máu, mà lại là ḍng máu Huế nữa. Nơi ấy có quê hương của mẹ bé, có ông bà ngoại mà không biết đến ngày ấy có c̣n không?!!!

Tôi muốn mượn lời trong bài hát T́m đâu của nhạc sĩ Nguyễn Hiền để chuyển tải tâm tư:

T́m đâu bàn tay che mái tóc huyền rung tơ mềm,

T́m đâu muôn màu hoa nắng lung linh vương trong đêm.

T́m lúc chiều về tiếng hát buông lơi,

T́m về tiếng sáo chơi vơi,

Thời gian …vẫn …lạnh… lùng …trôi….

 

 

Tháng 1 năm 2011

BS  MAI BĂNG THANH

 

 

 

 

Trở về trang trước                                          Trở về trang chủ