Từ  Hoa  sim  đến  Cá  hồi.  
 

 

1-Màu tím hoa sim.
 
   “Áo anh sứt chỉ đường tà,
    Vợ anh chết sớm, mẹ già chưa khâu.”
   
Do ảnh hưởng của bài thơ ‘Màu tím hoa sim’ rất lớn, nhà thơ Nguyễn hữu Loan ai cũng hiểu biết nhiều và yêu thích qua các lời ông tự thuật và trả lời phỏng vấn. Đối chiếu tôi thấy ông NHLoan (1916-2010) có thể kém BSLê Khắc Quyến một tuổi, ngang BS Phạm Biểu Tâm, và hơn các nhà thơ Huy Cận, Xuân Diệu một tuổi. Thời đó khoảng năm 1938 ông từ Thanh Hóa ra Hà nội thi đỗ Tú Tài là rất giỏi, mà lại tiết tháo, ở nhà dạy học không ra làm quan, công chức…
 
Sau 1954 tôi rời miền Bắc và Tết Mậu Thân 1968 tôi ở nước ngoài nên chỉ nghe kể lại những chuyện Cộng sản đấu tố, giết người, chôn sống (mang tính CS) dã man, rùng rợn… hư thực, khó tin đối với nhiều người. Riêng tôi, những năm 1945, 46 đang là học sinh trung học tôi cũng đã chạy đi xem các bao bố thò tay ra ngoài trôi tấp vào bờ cửa sông Nhật Lệ, Đồng Hới và nhờ mùi tử khí bốc lên rừng rực những ngày nắng, phát hiện những hố chôn sống tập thể, những bàn tay, chân, núm tóc trồi trên mặt đất ở bìa góc các khoảng đất hoang (LBVận ‘Bức tranh đấu giá’, Chuyện những con nòng nọc, 2009). Do đó tôi đã viết: Giết người chôn sống thời quốc loạn” để miêu tả phương pháp giết dân của CS. Rồi đây ở quốc nội và quốc ngoại (??), toàn dân Việt có bổn phận học tập tốt, lập thành tích mới XHCN chào mừng Thăng Long 1000 năm lịch sử (1010-2010) và Đại Hội Đảng Cộng Phỉ Việt Nam tiến hành đầu năm tới:
 
               “Ngàn năm lịch sử Thăng Long,
                Sản sinh Cộng phỉ khắp cùng hẻm hang “,
 
               “Ngàn năm kỷ niệm Thăng Long :
                Vinh danh Vẹm Phỉ, ghi công Cáo Hồ, ”
 
               “Ngày mai xây dựng non sông,
                Dẹp xong Phỉ Đảng, Thăng Long vẫy vùng.”
 
 đáp ứng ước mong tha thiết, sự hài lòng của nhân dân Hà nội mà tôi đã chung sống các năm tháng trước ngày chia cắt đất nước 1954.
Những lời tôi nói, viết ra về CS toàn sự thực, nhưng chỉ là những giọt nước trong biển cả.
Những gì Ông Nguyễn Hữu Loan nói, viết đặc biệt về vụ án Nhân văn Giai phẩm, cảnh CS đấu tố chôn sống nạn nhân, thò đầu cho trâu kéo bừa giẫm cho đến chết, cũng như những phê phán nghiêm khắc về chính sách đảng Cộng sản có sức mạnh của một đại dương:
     “Sao vàng cờ máu / Màu tím hoa sim.”
Màu tím hoa sim sẽ nhuộm tím và hủy diệt sao vàng cờ máu. hoasim
Uy tín to lớn của tác giả bài thơ “Màu tím hoa sim”, sĩ khí, sự thanh bạch của Ông khiến mọi người cảm phục và tin tưởng mạnh mẽ. Giới trẻ mới đây có người nói với tôi: “Nghe ông Nguyễn Hữu Loan kể mới biết Cộng Sản thật tồi bại”. Người khác tiếp lời: “Ông NH Loan chửi chế độ rất chính xác và rất văn học.” Tôi nghe xúc động và làm bài thơ sau:

Cảm vịnh tác giả “ Màu tím hoa sim”
(Tác giả Nguyễn Hữu Loan, mất ngày 18/3/2010)
 
              Ai ngăn anh khóc chuyện của mình?
              Má đào phận mỏng khóc cho Ninh.
              Khóc Nhu, phụ mẫu thân vùi cạn,
              Ló đầu trâu giẫm thọ thảm hình.
- - -
              Giết người chôn sống thời quốc loạn,
              Đầu trộm đuôi cướp giữa thái bình.
              Quyết rời phỉ đảng, lòng thanh thản,
              ‘Màu tím hoa sim’ chẳng nhạt tàn.
 
                   March 24, 2010. Van le .
 
2-Cá hồi về nguồn. 
 
       Thiếu tiến tri gia  lão đại hồi,
       Hương âm vô cải  tân mao thôi,
       Nhi đồng tương kiến  bất tương thức,
       Tiếu vấn khách tòng  hà xứ lai?
 
(Trẻ đi già trở lại nhà, giọng quê vẫn giữ tóc đà pha sương,
Trẻ em gặp mặt chẳng tường, cười lơ đễnh hỏi khách phương nao về.)
‘Hồi hương ngẫu thi’. Hạ tri Chương, Sơ Đường.
 
Cá hồi về nguồn hiện đang là học thuyết lôi cuốn, sáng giá trong cuộc sống ly hương.
Cách vài năm trước tôi có xem trên tivi chiếu phim tài liệu báo động lượng cá hồi đánh bắt sút giảm nghiêm trọng, cá về nguồn sinh đẻ ít hẳn. Phim  có cảnh chiếu ở thượng nguồn những cá lớn bằng bắp chân vùng vẫy mắc cạn ở các khe suối, nhảy đành đạch lên các tảng đá phẳng, một số chết, một số làm mồi cho các chim lớn, chú gấu chực sẵn, chụp bắt dễ dàng, cắn xé thỏa thích.
Theo từ điển thì cá hồi (salmon) là loại cá sống ở nước mặn, sinh đẻ ở nước ngọt. Chúng sống dọc bờ duyên hải Bắc Đại tây dương, Bắc Thái bình dương nhưng lại bơi ngược tít lên thượng nguồn các sông ngòi kề cận để sinh đẻ. Đó là nơi chôn rau cắt rốn của chúng.
Mới một hai tuần lễ này tôi đọc trên mạng một số bài viết nói về tình quê hương, chốn quê hương là đẹp nhất, lá rụng về cội, nhớ nguồn… rất tình cảm xúc động và lấy hình ảnh cá hồi về nguồn dụ dỗ, làm điển hình, mẫu mực.
Những câu thơ: đê đầu tư cố hương (cúi đầu nhớ quê cũ), nhớ nước đau lòng con quốc quốc, hồn quê theo ngọn mây tần xa xa, hổ nhớ rừng, ngựa hồ nhớ xứ lạnh v.v… trác tuyệt vẫn thường được gặp trong thi văn kim cổ, mọi nơi.
 
Tuy nhiên chuyện cá hồi nhớ quê hương, tìm về cội nguồn là nơi đáng sống nhất thì tôi mới nghe lần đầu. ‘Hồi’ là trở về, cá hồi là cá trở về, rất đạo lý, tình nghĩa, như trong hồi hương, hồi loan, hồi cư, hồi chánh, chiêu hồi, “bại tử hồi đầu  kim bất hoán”, đứa con hư hỏng biết ăn năn, vàng không đổi. Đạo Hồi, phải chăng cũng có hàm ý mỗi năm trở về thánh địa Mecca (??).
Một số khoa bảng, nhà văn có tiếng tăm ở hải ngoại hiện đang luôn miệng nhắc nhở tình cảm, kỷ niệm cội nguồn, rất văn vẻ, tự ví mình là cá hồi, hoặc có chút tâm sự cá hồi, năm năm lũ lượt kéo về thế giới cội nguồn, thế giới vùng đất hứa xao xuyến như một sự thôi thúc vô hình, thiêng liêng mà không thế lực nào ngăn cản nổi… thế nào cũng phải tìm về nơi gốc gác, trở về quê nhà, về Huế, Nha trang, Cần thơ… đâu đó, học lại Quốc học, Đồng Khánh, PC Trinh, PT Giản v.v… kéo lại tuổi thơ. Thật chính đáng, cảm động, mang nhiều nét đẹp lãng mạn tâm hồn.
 
Suy nghĩ lại, tôi nghĩ tình yêu quê hương đúng là bản năng, thiên tính, tình cảm tốt đẹp, nhưng so sánh với cá hồi về nguồn thì có chỗ không ổn: 
Cá hồi sống ở nước mặn về thượng nguồn là để sinh đẻ ở nơi nước ngọt thật trong sạch. Đó là điều thiên nhiên bắt buộc cho loại cá này, chuyện bất khả kháng, chắc chắn cá hồi về nguồn không do tình cảm thiêng liêng cố hương thúc dục.
Dù cá hồi về nguồn có thể miễn cưỡng so sánh với các diện di cư kinh tế, tha phương cầu thực, chờ ngày ‘y cẩm hoàn hương’,  thì cũng không thể ghép vào diện tỵ nạn chính trị bỏ mạng ngục tù, vùi thây biển cả... liều mình ra đi. CaHoi
Chưa kể các nguy hiểm ở thượng nguồn, cá thì lớn, nước thì cạn, các chim săn, chú gấu dễ dàng vồ bắt, hoặc trên đường về nguồn kẻ xấu dựng cảnh mê hoặc, ngựa tưởng quen đường cũ chạy về, đánh lừa dẫn dắt vào rọ hóa kiếp tập thể:
Ôi thôi:
                    “Chốn thiên đường có lối không đi,
                       Nơi âm ti không đường lại đến.”
 
Hồi ngư qui nguyên,
Dĩ hòa vi quí,
Miêu thử đồng miên,
Việt Hoa hữu nghị (!)
 
                     (Nghe đều hữu lý, Hư thực dễ lầm, Đọc lại cho kỹ, Tác giả “hoa sim”)
 
March 28, 2010. Van le .

 

 
 
mission | staff | researches | announcements | events
Copyright 2007-2010. ykhoahuehaingoai. All rights reserved