Mục Lục

25  NĂM  NH̀N  LẠI

NÀY ANH, NÀY CHỊ, NÀY EM, ĐẾN CHO NHAU NỤ CƯỜI

 

                                                                                                BS. Vĩnh Chánh  

 

            Vừa qua, khi tôi đến nhà anh Đồng Sĩ Nam để “làm việc”, Anh Nam đem cho  tôi xem những  Đặc San của Hội Ái Hữu ĐH YK Huế anh cất giữ từ bao năm qua. Tôi xin mang về nhà và trong đêm đọc hết các tập san đó. Ḷng tôi chan chứa xúc động trước công lao thành đầu của các đàn anh với những bước đầu gầy dựng khó khăn. Tim tôi thổn thức v́ những bài viết mang nặng t́nh người, nỗi xa xứ và ḷng nhớ ơn Thầy, thương mến đàn em. Đầu óc tôi quay cuồng v́ không gian và thời gian của 25 năm sinh hoạt Hội được quay lại qua những Lời Ngỏ từ BCH, những Lá Thư Đầu Xuân, những Lá Thư Chủ Tịch,những hồi kư, những gởi gắm cho nhau, cho người, cho truờng Mẹ, cho Huế… Danh Sách hội viên mới đầu có ngắn, nhưng dài dần theo thời gian, những trang sinh hoạt và tin tức, mục thư tín, kèm theo cả trăm trăm h́nh ảnh xưa cũ, đa số trắng đen, nhưng thoạt nh́n ngỡ như mới năm trước, mới hôm qua v́ trong tri thức t́nh cảm vẫn nguyên vẹn một khối, v́ kỷ niệm không xa mờ, v́ t́nh đồng môn luôn bền vững.

            Thưa quư Anh Chị Em thân thương, trước nhu cầu tinh thần mặc nhiên xuất phát từ t́nh đồng môn, t́nh thầy tṛ của một tập thể bao gồm những cựu sinh viên trường ĐH YK Huế cùng các Thầy Cô trong Ban Giảng Huấn đang định cư ở những nước Tự Do trên thế giới, Hội Ái Hữu Đại Học YK Huế Hải Ngoại được thành lập vào mùa Hè, năm 1986 do một số đàn anh đàn chị tiên phong. Là một hội bất vụ lợi, không hoạt động chính trị, dựa trên căn bản Kính Nghĩa Thầy Tṛ, Trọng T́nh Huynh Đệ, Hội lấy tên Hội Ái Hữu YK Huế Hải Ngoại.  Tôi cảm phục nhiệt t́nh của quư anh chị cố gắng t́m đến những người con của trường Mẹ lưu lạc khắp nơi trên thế giới, ở Miệt Dưới, ở Nhật Bản, Canada, Pháp, Ḥa Lan, Na Uy…dang tay chào đón bao đồng môn t́m về đàn cùng bay, t́m về tổ sum họp sinh hoạt cùng nhau, qua những lần gặp gỡ vui chơi, những phiên họp thường niên, những Giai Phẩm Đầu Xuân, Giai Phẩm Mùa Hạ, Tập San/Đặc San, Thư Liên Lạc, Đại Hội..

Trong Giai Phẩm Xuân đầu tiên do Hội phát hành năm 1988, trang b́a trước có tranh sơn dầu trang nhă “Gái Huế’ của anh Hà Thúc Như Hỷ. Ngay phía sau b́a trước là h́nh của 16 ACE YK Huế họp lần đầu tiên (1986) gồm có: Phan Tiên Thái, Bùi Cao Đệ, Đồng Sĩ Nam, Vơ Văn Phác, Nguyễn Đ́nh Minh Hùng, Hà Công Lương, Dương Quang Hớn, Phạm Gia Khánh, Trần Tiễn Ngạc, Bùi Duy Tâm, Đoàn Yến, Hà Thúc Như Hỷ, Phan Chánh Đức...  Trang b́a sau gồm 2 bức h́nh đen trắng của ĐH YK Huế họp lần thứ 3 (1988) tôi nhận diện quư anh chị Ngô Trọng Thọ, Lê Đ. Thương, Nguyễn Hữu Hiên, Dương Quang Hớn, Nguyễn Văn Bách, Phan Tiên Thái, Nguyễn Văn Thuận, Trần Tiễn Sum, Nguyễn Ngọc Lang, Bùi Cao Đẳng. Bên trong, có trang giới thiệu Ban Chấp Hành với Chủ Tịch: BS Đoàn Yến, Phó Chủ Tịch: BS Trần T. Sum, Phó Chủ Tịch Ngoại Vụ: BS Hà Thúc Như Hỷ, Tổng Thư Kư: BS Đồng Sĩ Nam, Thủ Quỹ: BS Phạm Gia Khánh. Ban điều hành Nội San gồm có Chủ Nhiệm: BS Hà T.N Hỷ, Phụ Tá: BS. Đồng S. Nam, Đoàn Yến, BS Trần T. Sum. Sau Lời Ngỏ của anh chủ tịch Đoàn Yến, có bài viết về Lịch Sử của ĐH YK Huế của anh Hà TN Hỷ, bài Làm Thế Nào Để Được Hành Nghề BS Lại Tại Hoa Kỳ Trong Hoàn Cảnh Hiện Tại của anh Trần T Sum, bài Một Trùng Phùng Hăn Hữu của anh Nguyễn Đ Thảo, Liên Quan Đến Hành Nghề YK của anh Trần T Sum, Bác Sĩ Ngoại Quốc Muốn Hành Nghề ở Hoa Kỳ của anh Trần Nhơn, Mental Retardation và Developmental Disabilities của anh Hầu M Sửu, Lớp Tôi, Hai Mươi Lăm Năm Trước của anh Nguyễn Văn Thuận, Cái Chết Của Khá của anh Đoàn Yến, Tâm Sự Với Bạn Tôi của anh Đồng S Nam, Bên Trời Quạnh Hiu của anh Hà TN Hỷ, Tường Thuật ĐH thứ 3 của YKH tại Washington DC Tháng 10, 1988 của anh Nguyễn Xuân Thanh, 3 bài thơ Về Trong Sương Khói, Chỉ Có Ḿnh Ta, Chuyện Bể Dâu của anh Hà TN Hỷ mà bây giờ đọc lại vẫn c̣n làm tôi xao xuyến.A1-Truong DHYK HUE

            Thưa quư vị, sở dĩ tôi viết hơi nhiều về tập san đầu tay của Hội, v́ khi tôi cầm Tập San này trên tay vào năm 1988, tôi đă thực sự xúc động mănh liệt. Những gịng chữ, những lời thơ, những h́nh ảnh đă phần nào xoa dịu sự cô đơn của tôi đang gồng người hành nghề ở một thị trấn hẻo lánh của TB Louisiana. Tôi đă đọc Tập San Giai Phẩm Xuân nhiều lần, nh́n những tấm h́nh không chán mắt, cảm thấy rộn ră v́ không những đă không quên tên bất cứ đàn anh đàn em nào có trong danh sách, mà c̣n nhớ đến cả mặt mũi, một vài kỷ niệm có được với họ khi c̣n ở trường hay khi vui chơi bên ngoài hoặc trong khi đi thực tập ở bệnh viện… Tập san đă làm sống lại bao nhiêu kư ức vui buồn của thủa c̣n là sinh viên, của lư tưởng mộng mơ, của những năm học nhiều nhưng chơi cũng nhiều, của những ngày làm trai thời chiến, những ê chề trong tù đầy dưới chế độ mới… Tôi đă điện thoại anh Hỷ để cám ơn anh gởi tặng Tập San, cùng lúc ca ngợi h́nh thức tŕnh bày công phu của Tập San, tính cách phong phú của những bài vở, những dư vị vần thơ anh để lại trong tôi, và đồng thời không quên bỏ vào phong thư một tấm check ủng hộ cho quỹ Điều Hành Nội San. Ấn tượng đó luôn sống măi trong tôi và là hướng đi của chính tôi khi tôi đảm nhận chức vụ liên lạc cho Hội sau này: đem đến niềm vui cho đồng môn của mọi lứa tuổi , chia xẻ tin buồn, chung vui tin lành, báo cáo sinh hoạt, cố gắng hoà nhịp với với tập thể…

            Đă nhắc nhở đến Tập San YKH tôi nhận lần đầu mà không nói đến chuyến tham dự cuộc họp mặt với Hội là một thiếu sót lớn. Qua một vài năm sau khi Hội thành h́nh và sau khi được các đàn anh ca bài ca con cá rủ rê về Cali họp trong mùa Hè năm 1989, tôi cùng gia đ́nh bay về Cali, vừa thăm hai bên nội ngoại đề huề, vừa đến chơi với Hội lần đầu tiên. Đường đến nhà anh chị Bùi Cao Đệ ở Laguna Beach sao mà rắc rối quá! chật vật lắm xe mới leo lên được đỉnh đồi, mở cửa xe đă nghe tiếng nói của đàn anh “nhà chi mà ở trên đồi cao quá, làm xe moi nóng máy sợ chết giữa đường, trụt dốc nguy hiểm quá!! “ Nh́n lại thấy anh chị Đoàn Yến vừa đi vừa la to cho cả làng cùng nghe.  Khi vào trong nhà, anh chị em xúm xít chật cả nhà. Gặp một loạt toàn những cố nhân như anh Lê Thuận, Coco, Ngạc, Đức, Phác, Sum, Nam, Hỷ… rồi cả Lang, San và B. Thụy từ Canada, rồi Thầy Cô Vơ Đăng Đài đến sau…Tim đập nhanh phấn chấn. Mắt mở lớn thâu nhận mọi h́nh ảnh.  Bộ óc làm việc ghi nhớ không ngừng.  Mừng rỡ. Ồn ào. Chuyện kể sao cho hết. Một lúc đành nghe 2-3 người cùng nói. Cười. Và cùng cười với nhau. Giỡn, và giỡn với nhau như thời c̣n sinh viên điếc không sợ súng. Thời gian như ngừng lại cho niềm hân hoan tràn ngập. Cám ơn CS cho ta có cơ hội ra nước ngoài lập hội!! Cám ơn Hội, cám ơn anh chị Đệ tiếp đón nồng ấm như nắng cali. Đấy mới thật là những kỷ niệm để đời khó quên.

            Qua 25 năm đồng sức đồng tâm tạo dựng và cũng cố Hội, với những chủ tịch tiền nhiệm Đoàn Yến, Trần Tiễn Sum, Lê Đ́nh Thương, Lê Quốc Bảo, Lê Đức Tâm, cố chủ tịch Trần Quang Hân, Trần Tiễn Ngạc, Vơ Văn Cầu, Vĩnh Chánh, Lê Văn Chỉnh, Vơ Văn Phác, Lại Đức Thuần và Phan Tiên Thái, Hội Ái Hữu YK Huế đă tiến thêm nhiều bước vững chắc. Bước đầu có khó, những bước kế tiếp lại càng khó hơn khi tập thể trở thành đa dạng, khi số người đến với Hội từ từ tăng qua năm tháng. Làm thế nào để giữ được sự đồng nhất về hướng đi của Hội trong tinh thần phát huy t́nh huynh đệ. Tôi xin viết lại những đoạn nhỏ trích từ các bài viết của quư đàn anh, quư chủ tịch tiền nhiệm:

            Trong bài tham luận Hiện Hữu Phân Hóa trong Giai Phẩm Xuân Canh Ngọ 1990, đàn anh Nguyễn Xuân Thanh gởi gắm: Tính đa dạng của bài học mất nước đă làm cho tập thể người Việt tự do, vốn đă phân hóa từ trong nước, càng thêm phân hóa khi sống trên đất khách quê người. Biết rằng sự mất mát quá khứ và phân hóa hiện tại là một đặc tính hiển nhiên trong cộng đồng tỵ nạn chúng ta như 2 là 2, 2 lại không thể là HoaSenHue 21. Tuy vậy, dù không thể là 1 th́ cũng có thể đến gần nhau, thật gần, epsilon! Muốn đến gần nhau được trong một lănh vực nào phải có chung niềm suy tư, kinh nghiệm, kư ức, cảm thông ở lănh vực đó. Hội AHYKH là một biểu hiện chứng minh. Cảnh Huế không mang ra được Cố Đô, trường Huế không dời theo được vạn bước tha hương, nhưng người Huế bao giờ cũng không xóa được những ràng buộc nhẹ nhàng nhưng thâm trầm với xứ Huế. Là những người bước vào hay xuất thân từ YKH, dù trước dù sau, dù là gốc Huế hay từ nơi khác đến”làm dâu, làm rể xứ Huế” đều được thừa hưởng hay nhiễm lấy tâm tư xứ Huế rất đặc thù, tha thiết, gắn bó, trầm mặc qua nhũng thăng trầm của ĐH YKH. Kinh nghiệm và lư ức đó đă giúp mỗi người trong chúng ta dễ thông cảm nhau hơn, dễ đến gần nhau hơn mà không bị phân hóa trong mất mác. Qua các lá thư của các anh chị từ bốn phương trời gởi về cho Hội, chúng ta có được niềm tin YKH măi măi là một Đại Gia Đ́nh với t́nh cảm gắn bó khó t́m thấy ở một tập thể khác…

            Đàn anh Lê Đ́nh Thương, trong Lá Thư Chủ Tịch cùa Giai Phẩm Mùa Hạ 1995, có lưu ư “…Mỗi khi đi vào chi tiết, mỗi khi bàn căi về những phương thúc thực hiện hoài băo chung đối với quê hương đất nước, những ư kiến dị biệt ló dạng để trở thành những nguy cơ chia rẽ phân hóa. Với tập thể YKH, câu hỏi “chúng ta phải làm ǵ, đóng góp ǵ cho quê hương, cho Huế, cho trường Mẹ?”. Câu hỏi này mỗi khi đề cập đến đều gây ra nhiều sóng gió. Bàn căi vô cùng sôi nổi, hăng say hơn tất cả mọi vấn đề khác kể cả chuyện gia đ́nh, vấn đề pḥnh mạch, quên luôn cả thức ăn linh đ́nh của những lần họp mặt, quên cả những nỗi vui mừng hội ngộ sau hàng chục năm xa cách. Thậm chí có khi những bất đồng ư kiến đă cắt dứt cả t́nh đồng môn, đồng nghiệp! Và đây là điều đau ḷng cho một hội ái hữu! Nếu trở về một nguyên tắc dân chủ “là biết tôn trọng ư kiến người khác”, chúng ta sẽ cảm thấy dễ chịu hơn mỗi khi cần phải bàn thảo và trao đổi ư kiến…”

            Chủ Tịch nhiệm kỳ 1997-1999 Lê Đức Tâm có gởi gắm tâm tư trong Lá Thư Chủ Tịch qua Giai Phẩm Xuân 1999 “ Dù ở chân trời góc biển nào, trong mọi cảnh huống đổi thay nào, chúng ta vẫn có một quăng đời, dĩ văng giống nhau và không bao giờ thay đổi, đó là chúng ta đă từng học, sinh hoạt, cộng tác dưới mái trường YKH, đă từng ưu tư cho sự thăng trầm của ngôi trường thân yêu này. Chúng ta xem đó như một nguồn cội để cùng nhau t́m về trong tinh thần thân ái, để có dịp gặp gỡ, trao đổi hàn huyên tâm sự, giúp đỡ lẫn nhau, cùng nhau có được những khoảnh khắc ngắn ngủi, thoát ly khỏi những hệ lụy của cuộc sống, cùng nhắc lại những dĩ văng xa xưa trong tiếng cười rộn ràng thoải mái. HAHYKH được h́nh thành và tồn tại trong chiều hướng đó. Đó là một di sản quư báu cần được bảo vệ và củng cố cho ngày càng vững mạnh. Ước mơ của Hội là được nối một ṿng tay lớn; và để ước mơ đó trở thành hiện thực, mỗi người trong chúng ta nên dẹp bỏ những tiểu tiết, dang rộng cánh tay để bàn tay nắm bàn tay trong t́nh tương thân tương ái”

            Trong Thư Ngỏ của BCH của Giai Phẩm Mùa Thu 2000, anh Trần Tiển Ngạc nhắc nhở “Tôn chỉ của Hội là đoàn kết, trao đổi nghề nghiệp chuyên môn, chia xẻ vui buồn. Tập san này phản ảnh tôn chỉ đó. Tuy nhiên, càng nhiều bài vở, lại càng có nhiều quan điểm cá nhân dị biệt. Do đó, những ư kiến trong các bài viết không nhất thiết phản ảnh lập trường của Hội và người viết hoàn toàn chịu trách nhiệm...”

            Trong Tập San Trường Xưa Bạn Cũ 2004, thay mặt BCH tôi có viết: BCH thân ái gởi đến quư vị những t́nh cảm nồng nhiệt mà trường YKH là một dây nối thiêng liêng giữa chúng ta. Sự liên hệ đă được thắt chặt qua những bảy tám năm cùng học chung với nhau, cùng qua lại những con đường quen biết, cùng đi thực tập trong các pḥng bệnh dưới sự hướng dẫn của các đàn anh cũng như với sự dạy dỗ tận tụy của quư Thầy. Để rồi sau đó, tùy theo hoàn cảnh, trong chúng ta có người đi làm ở các bệnh viện sau khi rời Trường MẸ, có người đi du học, có người theo tiếng gọi của non sông; nhưng dù bất cứ ở đâu, chúng ta đều đă mang sự học hỏi từ chung một mái trường ra giúp người, giúp đời, mong luôn được xứng đáng là đứa con của MẸ. Cho nên giờ đây, có những bạn đang hành nhgề tại các thành phố lớn nhỏ hay những nơi xa xôi hẻo lánh tại Việt nam, có những chúng ta ở Hải Ngoại năm châu bốn bể, tất cả đều có những rung động khi nghĩ đến MẸ, dạt dào những xao xuyến khi hướng về MẸ, trường YK Huế thân yêu của chúng ta… Qua Hội, qua Tập San này, chúng tôi trong BCH HAHYKH không mong ǵ hơn là đem lại cho quư Thầy Cô, quư ACE và quư bạn hữu những giây phút đầm ấm, hoài tưởng đến Trường Xưa, Bạn Cũ, sống lại cho ḿnh những ngày tháng đáng nhớ, đáng yêu của thời xa xưa khi c̣n là một sinh viên Y Khoa”.

ykhoafront            Qua Lá Thư Chủ Tịch của Tập San Kỷ Niệm 20 Năm Hội Ái Hữu YKH Hải Ngoại vào năm 2006, anh Lê Văn Chỉnh tái xác nhận “Qua bao nhiêu thăng trầm, thành công hay thất bại, ở hải ngoại hay ở trong nước, chúng ta vẫn c̣n có nhau, vẫn là đồng môn và luôn tự hào có cùng một mẫu số chung là Trường MẸ. Chính sợi dây thiêng liêng ấy đă thắt chặt chúng ta gần lại với nhau, trong tinh thần tương thân tương ái và đoàn kết để cùng nhau sống đẹp, sống hài ḥa trong từng giây phút, từng phần thời gian của cuộc đời.Chúng tôi trong BCH ước mong đem lại cho quư vị những giây phút đầm ấm, thoải mái khi hướng về Trường MẸ, sống lại những thời đáng yêu đáng nhớ, cho dù thời gian đang điểm bạc mái đầu, tô đậm những nét nhăn trên khuôn mặt…”

            Kính thưa quư Thầy Cô và quư ACE, sự lớn mạnh của Hội YKH không chỉ dựa vào những lời viết suông trong các Lá Thư của BCH hay qua những hội họp gặp mặt, mà qua sự cảm thông hầu mở rộng ṿng tay chính thức đón chào tất cả những người con đă từng là sinh viên y khoa Huế, cho dù các bạn đă tốt nghiệp hay chưa, cho dù các bạn đó có trở lại hành nghề hay không. Với những đồng môn chậm chân qua trễ sau này, với sự xuất hiện không thể thiếu được của những đàn em ra trường sau biến cố 1975, hay của ngay cả những bạn học cũ chưa được tốt nghiệp v́ bị kêu quân dịch khi đang c̣n học nửa chừng hoặc phải bỏ nước ra đi t́m tự do, hay theo cha mẹ đi HO, hoặc đoàn tụ gia đ́nh…vào năm 2007, đa số quư ACE biểu quyết cho phép thay đổi tên Mỹ  của Hội từ Mutual Association of Hue Medical School Graduates ra thành Mutual Association of Hue Medical School Alumni, trong khi ấy tên Việt, Hội Ái Hữu Y Khoa Huế Hải Ngoại, vẫn giữ như cũ. Dù chỉ h́nh thức, nhưng sự kiện thay đổi tên đă gây hứng thú cho nhiều đàn em một thời mặc cảm ḿnh là con ghẻ của Hội. Nhưng đồng thời Hội cũng luôn xác nhận, do tính cách mưu t́m tự do bỏ nước ra đi, tập thể YKH dù không làm chính trị nhưng vẫn sát cánh với các đoàn thể người Việt ở Hải Ngoại để tiếp tục kêu gọi chế độ CS thực hiện Tự Do, Dân Chủ và Nhân Quyền trong nước.  Và để biểu hiện tinh thần tự do dân chủ ấy, có những  ACE không đồng ư một vài nguyên tắc làm việc nào đó của BCH trong thời điểm, đă phát biểu quan điểm của ḿnh ngay trên mạng lưới của Hội. Đây là một điều làm cho Hội YKH đoàn kết và trưởng thành trong sự đa dạng v́ tiếng nói được xuất phát từ tinh thần kính trọng lẫn nhau.

            Sau 25 năm, Hội AHYKH có được trên 250 hội viên trải dài từ khóa “bô lăo” cho đến các khoá đàn em chút chít sau này, một BCH cho mỗi 2 năm, những lá thư liên lạc gởi ra hàng tháng, một mạng lưới ykhgroupmail để liên lạc nhanh và là nơi quư ACE thường xuyên gởi cho nhau các tin tức, các bản nhạc, những chuyện vui cuối tuần, các sinh hoạt trong các hội đoàn bạn… và một website chính thức của BCH www.ykhoahuehaingoai.com . Chúng ta cũng thường xuyên gặp gỡ nhau qua các họp BXE044thường niên, hay các buổi lễ nhớ ơn quư Thầy ở Hoa Kỳ hay lễ tưởng niệm quư Cha  Cao V. Luận, quư Thầy Lê K. Quyến, Đinh Văn Tùng, Nguyễn Văn Bách.. và lễ đặt bia mộ cho các cố GS người Đức ở Friburg, Đại Hội Kỷ Niệm 20 Năm thành lập Hội YKH ở Little Saigon vào hè 2006, Đại Hội kỷ niệm 50 năm thành lập Trường ĐH YK Huế ở Little Saigon năm 2009, và trong tuần tới ĐH kỷ niệm 25 năm thành lập Hội chúng ta. Đó là chưa kể đến những gặp gỡ trong các buổi dự CME, hay hội ngộ tại tư gia của quư ACE khi đón tiếp bạn bè xa gần đến thăm, hay chỉ những gặp gỡ nhỏ không kém hào hứng trong hàng quán vào cuối tuần mà đa số đề tài quanh đi quẩn lại cũng liên hệ đến Hội. Trong sự thương tiếc, xin cùng nhau đốt nén nhan gởi đến những đồng môn quá cố tại Hải Ngoại trong thời gian qua, Phan Bá Em, Trần Đức Tứ, Lê Thuận, Trần Quang Hân, Thầy Đinh Văn Tùng, Tạ Quang Hát, Lê Đức Minh, BS Tô Đ́nh Cự, Lê Thị Diệm Trinh, Lê Khắc Tánh và Trương Thị Mỹ Hạnh.

            Tôi cũng không thể quên Hội đă nhiều lần lập quỹ xă hội giúp đỡ trực tiếp các nạn nhân băo lụt ở quê nhà, nạn nhân động đất tại Haiti, nạn nhân thiên tai động đất và sóng thần ở Nhật Bản và vừa qua quỹ Thương Phế Binh VNCH qua chương tŕnh Cám Ơn Anh 

            Trong kỳ Đại Hội ở Montreal lần này, ngoài sự gặp lại các bạn thân vợ chồng Hoàng Ngọc Vinh và Lê Quang Tiến, mà chúng tôi từng đến tận thị xă Forrestville và Cuomo để thăm khi 2 bạn Vinh và Tiến được đưa đến hành nghề gần Bắc Cực, tôi c̣n gặp lại cô bạn đồng khóa khả ái Bích Thụy và chồng là Trang, và các cặp vơ chồng San/ Hùng, Văn Quảng/ Nga, Quân/ Quỳnh Hoa, Tuyết Diễm/Thắng, cặp Lê Đức Tâm, Nguyễn Ngọc Lang, vợ chồng trẻ tuổi Vơ Hồng Khanh từ Montreal… Ngoài ra gặp lại Thầy Cô Đỗ Như Đài, một mentor của tôi trong những năm thứ 4, 5 và nội trú tại BV Trung Ương Huế, anh chị BS Phùng Vănh Hạnh, bạn thân với anh đầu chúng tôi từ trường ở Nhà Ḍng Thiên An qua đến Providence cho đến trường thuốc. Đặc biệt hơn hết tôi biết ḿnh sẽ vui mừng khi gặp lại anh Diệc Chiên Mưng, # 5, sau những 39 năm không thấy nhau dù đă nhiều lần nói chuyện với anh qua ĐT, và để vui chúc anh sức khỏe sau khi anh qua được cơn thập tử nhất sinh cách đây khoảng 4 năm. Tôi cũng sẽ đến làm quen nói chuyện với các đàn em Lê Thị Cẩm Tú, # 13, Huỳnh Thịnh, # 10, Lê Thị Xuân Đào, # 21, Hồ Thị Ngọc, # 10, dù chưa một lần gặp, nhưng vẫn cảm thấy gần gũi.

            25 năm nh́n lại từ khi Hội YKH được thành h́nh. Một thế hệ thứ hai của YKH đă và đang làm rạng rỡ các bậc sinh thành. Từ vườn Hoa T́nh Thương YKH Hải Ngoại, tôi ngắt từng đóa hồng thân tặng cho từng vị tiền chủ tịch cùng BCH đă chăm sóc, vun xới vườn hội để YKH có được ngày hôm nay. Và trong vườn hoa YKH Hải Ngoại tươi tốt đủ màu sắc này, h́nh ảnh và t́nh thương của quư Thầy Cô, và quư ACE đồng môn sẽ vĩnh viễn đầy hương hoa. Trong niềm hănh diện là một thành phần của BCH dưới triều đại Chủ Tịch Lại Đức Thuần, tôi cầu chúc ĐH tháng 8, 2011 tại Montreal thành công và đạt kết quả như ư:  ĐẾN CHO NHAU NỤ CƯỜI.

            Xin quư vị đọc tiếp bài viết chân t́nh sau đây của đồng môn Bảo Tiên, một thành viên của ban Biên Tập, về cảm nghỉ của một cựu sinh viên YKH khóa 14 khi gia nhập Hội YKH Hải Ngoại.

 

 

Hữu duyên thiên lư năng tương ngộ

BS. Bảo Tiên

 

Vào y khoa Huế chưa được bao lâu th́ biến cố 1975 ập đến, cả trường chắc cũng c̣n khoảng 250 sinh viên đang ngơ ngác nửa chừng. Con Ngụy! Đó là chiếc áo mới nhà nước ban cho tôi và mười mấy cân gạo mỗi tháng cầm hơi. Sau khi tốt nghiệp đi làm, cái áo khoác ấy vẫn đeo đuổi suốt ngày và đêm, cho đến khi tôi vượt biển.

San Francisco tuyệt đẹp và đầy hoa. Một người Việt ở văn pḥng thẩm định văn bằng cắc cớ hỏi tôi: “Vậy, thế cậu là cán bộ nhà nước đấy nhỉ.” Khôi hài chưa. Buổi giao thời nhiều cái thật trớ trêu. Tốt nghiệp sau “cách mạng”, làm nhà thương nhân dân, lănh lương nhà nước, th́ đúng là cán bộ chứ trật đi đâu nữa! Tôi im lặng mỉm cười.

Ấy là câu chuyện hơn 20 năm về trước. Mất nhiều năm tôi mới trả hết nợ sách đèn và giờ đây cái student loan đă thành sáu con số. Là người Mỹ gốc Việt. Có US passport. Có đi bầu. Có lên toà án ngồi làm bồi thẩm đoàn. Tự do. C̣n mơ ước chi nữa?

Rồi bỗng nghe người quen nói có hội bác sỹ y khoa Huế vùng Orange county. Khấm khá lắm, chống cộng dữ lắm, sao không liên lạc. Tôi bâng khuâng tự hỏi ḿnh là ai. Rồi cái ư nghĩ t́m lại thiên đường kư ức đó vụt tắt theo ḍng đời. Đối với tôi, trong thời điểm này, chính trị là một tṛ chơi nghiệt ngă với đủ mọi h́nh thức. Càng đi sâu vào, xung khắc càng nhiều, phân hóa càng cao.

Trong một bữa tiệc ở Rosemead, CA, bỗng dưng anh Vĩnh Chánh xuất hiện, tươi cười đến từng bàn bắt tay thăm hỏi, rồi hô hào kêu gọi, hứa hẹn sinh hoạt giữa các cựu sinh viên y khoa Huế với nhau. Tôi lúc ấy cũng đă tứ tuần nhưng ngây thơ tin lời ảnh, gia nhập hội, bóp bụng đóng tiền niên liễm. Mỗi năm họp mặt đôi lần, nhận vài cái thư liên lạc. Coi như xong!

Tất niên 2000, tôi được chị Tinh Châu mời đến nhà chơi, rất mừng gặp lại Thầy Lê Xuân Công, Thầy Nguyễn Văn Tự, Thầy Bùi Minh Đức và nhiều đàn anh  khác tôi chưa biết mặt, v́ họ là đại ca, nghĩa là họ đă học xong y khoa và chơi với đời cũng lâu. Ai cũng tươi tắn, niềm nở, vui vẻ hỏi thăm kỷ niệm về Huế, chia xẻ những vui buồn trên đất khách quê người. Anh em đề huề. Chẳng có ǵ là kẻ trước người trên.

Nhiều người không hành nghề y nữa, một số đông thành công trong lănh vực khác như nha, dược, kinh tế và kỹ thuật. Ôn lại kiến thức ḿnh đă biết để có bằng hành nghề là khó, nhưng học hỏi thêm một ngành nghề khác trong thế giới tân tiến này quả là tài hoa. Lúc ra về, chị Tinh Châu dúi cho tôi một trái đu đủ và một trái xoài. Giải thích một hồi, hai đứa con gái tôi lớn lên ở Mỹ mới hiểu điều đó. Đủ xài!

Từ đó, tôi có dịp gần gũi lui tới viếng thăm các anh chị trong hội, rồi ṭ ṃ hỏi thăm những người trong ban chấp hành. V́ thế mới có bài viết này để các bạn xa gần hiểu nhau hơn.

Tinh Châu là một huyền thoại, chị là người phụ nữ thứ hai vào trường y. Người phụ nữ đầu tiên khóa một là BS. Phạm Thị Xuân Quế. Chị Tinh Châu du học ở UC Berkeley, Mỹ trước 75, sau đó không về Việt Nam để xây dựng xă hội chủ nghĩa được ngày nào. Tiếc lắm. Đành ở lại trau dồi kinh sử lấy bằng hành nghề nhi khoa. Ở hải ngoại, đồng môn y khoa nào có tang hôn hiếu sự là có chị, ngay cả quê nhà có ai khăn khó chị cũng sẵn sàng giúp đỡ. Có lẽ chị là người đặt mua hoa phúng điếu cho người khác nhiều nhất, viết thư mừng cưới hỏi cũng không ít. Tôi đă nhiều lần ghé thăm chị để bàn về công việc cứu trợ băo lụt miền trung Việt Nam, cũng như thiên tai nước ngoài. Căn nhà đẹp, sạch, không có lấy một hạt bụi, trồng nhiều lan.

Nói đến một hội ái hữu mà không có tiền th́ làm sao sinh hoạt được. Từ thuở mới thành lập, chẳng biết ai đă coi mặt mà bắt h́nh dong, bắt trúng ngay anh Đồng Sĩ Nam để giao cho nhiệm vụ thủ quỹ, có lẽ anh có cái nốt ruồi duyên trên má như ca sĩ Thanh Lan. Cái nốt ruồi ấy là tướng giữ tiền, không suy suyển một xu. Ra trường khóa 5. Năm 1975, anh theo thương thuyền Việt Nam Thương Tín đến Guam, rồi qua Mỹ. Nếm đủ mọi thương khó của cuộc đời trước khi lấy bằng hành nghề nhi khoa. Bây giờ anh đă yên tâm với tài quản lư “từ ngoài vào trong” của nội tướng là chị Khang. Ngoài, ư tôi muốn nói là chị lo mọi thứ cho pḥng mạch, và cho gia đ́nh, trong, là cái tài của chị tuyệt vời đến nỗi khi bị mổ thoát vị bẹn, anh chẳng cần thuốc men ǵ, chỉ có chị nhẹ nhàng xoa xoa vuốt vuốt vậy mà anh hết đau.

Với một giọng nói chậm răi, từ tốn, anh Nam luôn luôn là người lo xa và rất xa cho sự sinh tồn của hội. “Mục đích của Hội trong thời điểm này  là đem lại sự đoàn kết an vui cho đồng môn YKH, xin đừng đem đến bất cứ nguyên nhân ǵ làm anh em trong hội phải mích ḷng, tranh chấp nhau.”

Chủ tịch năm 2009-2011, anh Lại Đức Thuần, khóa 3, quê quán miền Bắc, đă lèo lái con thuyền ái hữu YKH vượt qua nhiều sóng gió. Bây giờ đă có bang giao với Việt Nam, t́nh thế đổi thay, chủ trương của Hội là không hoạt động chính trị, nhưng phải có thái độ chính trị. Trong tinh thần tôn trọng lẫn nhau và dẹp bỏ các dị đồng cá nhân, hội đă khéo léo vượt qua những khó khăn này. T́nh đoàn kết thương yêu ấy chứng tỏ những người con của trường Mẹ trước sau như một. Anh hiện hành nghề ở Fresno. Bản tánh hiền và rất tốt bụng, v́ vậy ṿng hai ngày càng lớn thêm, c̣n các ṿng kia nhỏ lại!

Lúc ấu thời, nhà tôi ở trong Thành nội Huế, sau hiên là công viên Đinh Bộ Lĩnh. Muốn qua công viên này phải chui hàng rào nhà bác Tháo hàng xóm, chủ một garage sửa xe hơi rất lớn. Nhiều đêm, thấy chị Hồng con gái bác ngồi thẫn thờ dưới ánh trăng khuya, ngoài đường có anh sinh viên cứ lảng vảng đi qua đi lại, sau này mới biết người đó là anh Hùng 49 nhà ta.

Anh Hùng tốt nghiệp năm 1976, làm việc ở Vũng Tàu một thời gian ở trước khi vượt biên đến Mỹ. Bây giờ anh là BS cho một bệnh viện chính phủ ở CA. Làm việc cho chính phủ th́ ai cũng biết, chơi nhiều hơn làm. Anh thích bàn chuyện tiếu lâm, vọc computer, báo chí. Đă nhiều năm qua anh rủ rê các đàn em làm website, rồi dệt mộng dreamweaver, rồi đẻ ra đặc san, kỷ yếu lung tung cả, vậy là hậu sinh Phan Chánh Đức, Hồ Đăng Thuận, Hồ Ngọc Ánh cứ chạy theo ảnh trối chết. Ăn cơm nhà vác ngà vua chưa đủ, anh c̣n dụ khị anh Bửu Phụng vào lo cho phần kỹ thuật, rồi lôi kéo cô Ngọc Lan (con gái rượu anh Lê Bá Dũng) vào đánh máy, sửa các bài viết. Tội nghiệp, Ngọc Lan chỉ hớ hênh một câu nói “Các chú viết sai chính tả nhiều quá!” là bị thộp cổ vào làm việc công quả ngay.

Ủy viên liên lạc Vĩnh Chánh. Ủy viên! Nghe giựt ḿnh như chức vụ của các đầy tớ nhân dân Bộ chính trị Đảng. UV đôi khi c̣n được đọc là “ưa vuốt…” Mà anh hùng trong thiên hạ có mấy ai không ưa vuốt và được vuốt. Cả một đời hỷ nộ ái ố nhưng chưa thoát khỏi kiếp người, v́ thế anh c̣n phải lận đận với YKH nhiều. Tôi chưa từng thấy ai trên đất Mỹ này dành thời gian quư báu để gọi điện thoại cho từng người, đến từng nhà đàn em để kêu gọi gia nhập hội như anh đă làm. Cuối tuần nào anh cũng đi họp, đi xin tiền, mời anh em đi uống cà phê, thúc đẩy đóng góp bài vở, khuyến khích đàn em mới qua học ECFMG từng nhóm. Nhờ thế, hội ngày càng đông hơn, ṿng tay thân ái được siết chặt hơn. Hy vọng các bạn trẻ c̣n nợ áo cơm, c̣n lưu lạc bốn phương trời, hăy t́m đến nhau cùng ôn lại kỷ niệm xưa, hay qua kinh nghiệm của đàn anh, định cho ḿnh một hướng đi mới trên quê hương thứ hai này.

Những anh chị ở xa chưa đến với hội được, hăy bỏ chút th́ giờ lướt qua trang web này và xin lắng nghe theo lời gió nhắn.

Ước ǵ đừng cách dặm trường.

Em mang chiếu ngọc trải đường đón anh.

 

 

Nguyễn Phước Bảo Tiên

 

   Trở về Mục Lục