Mục Lục

 

ĐÁNH ĐU VỚI TINH

               BS. Hoàng Thế Định

          Những năm 40 và đầu 50, đất Phủ Ngự Viên ở Huế rộng mấy chục mẫu, với từ đường tọa lạc chính giữa, quanh vùng chỉ có vài nhà người dân ở bốn góc của khoảng đất. Về sau, trường Nguyễn Du được dựng trên đất khuôn viên phủ, rồi tiếp theo, mấy chục nhà lần lượt mọc lên, trở thành một xóm nhà. Người dân tự động mở con đường kiệt h́nh chữ U quanh Từ Đường Ngự Viên với hai lối ra vào qua đường Nguyễn Du.

          Trong đám nhà chi chít thuộc xóm Nguyễn Du, có gia đ́nh của anh chị Hồ Tá H. với một bà mẹ già và 7 đứa con. Anh H. là một hạ sĩ quan trong Quân Lực Việt Nam Cộng Ḥa nên không bị đi tù. Từ năm 1978, anh H. lao vào "cơn sốt trầm" ở Huế, làm một người trong những nhóm cơm đùm cơm nắm, (chứ không phải ngậm ngăi) đi t́m trầm trong những rừng sâu thuộc hai tỉnh Quảng Trị và Thừa Thiên (về sau nhóm t́m trầm c̣n phải vào tận rừng thuộc tỉnh Quảng B́nh); anh H. trở thành đại lư xuất nhập trầm ở Huế. Anh làm ăn thành công vượt bực nhờ sự góp sức của chị vợ mà trước 1975, chị là nhân công có tay nghề cao trong việc gọt, dũa trầm cho một nhà bên cạnh. Con đường kiệt dẫn đến nhà anh chị H. những năm 80 luôn tấp nập người ra vào; họ là những con buôn từ nhiều nơi t́m đến và nhất là những người từ rừng sâu trở về với những bao đựng trầm đă kiếm được. Thời gian đó, những người t́m trầm thường bị sốt rét và không ít người chết v́ bệnh nầy nếu không được chữa trị đúng mức. Một số khác v́ thiếu chuẩn bị về địa bàn, họ đi quá sâu vào rừng những nơi ít người tới, mong dễ t́m được nhiều trầm hơn, và họ bị lạc đường rồi bỏ ḿnh trong rừng v́ đói khát, bị tai nạn mà không ai biết để tiếp cứu hoặc mất mạng v́ thú rừng hung dữ. Người dân lúc đó nhất là những người vào lứa tuổi 25-40 trong số những người thất nghiệp tràn đầy trong xă hội Cộng Sản, dù luôn nhớ câu đồng giao "ăn của rừng, rưng rưng nước mắt", nhưng thấy nghề đi rừng c̣n có được cái ăn, họ vẫn dấn thân liều ḿnh không để cái đói hành hạ. Trong mấy chục năm khói lửa mà quân, dân Miền Nam chống quân Cộng Sản Bắc Việt xâm lăng, những người sống nghề rừng trong đó có những người t́m trầm chẳng dám bén mảng đến những vùng rừng sâu mà phần lớn là nơi xảy ra những trận giao tranh ác liệt, đến khi dứt tiếng súng, họ quay trở lại rừng. Người đi t́m trầm phải ở lại hàng tuần trong rừng, v́ quá khó khăn nên ai cũng mong kiếm những khúc trầm có giá trị, bán được nhiều tiền. Việc định giá phẩm chất của trầm tùy thuộc trầm có trữ lượng dầu nhiều hay ít: một mảnh trầm được định giá thuộc loại nhất, nh́ khi mà vừa gọt dũa một lớp mỏng bên ngoài, đă thấy dầu trầm màu đà sẫm, hoặc dựa vào trọng lượng lớn hơn nhiều so với cùng một số lượng. Trầm là một loại tinh dầu có mùi hương thơm rất dễ chịu, dầu trầm được tích tụ từ cây có cái tên nghe khá lăng mạn: "cây Gió". Cây Gió phải được già đúng mức, có khi phải cần đến hàng trăm năm mới có khả năng tiết ra chất dầu quư giá nầy. Một điểm đặc biệt là dầu trầm được phát tiết nhiều ở những cây Gió bị những vết thương tích do sấm sét hoặc gió mưa làm đổ gẫy cành. Từ xưa, những người t́m trầm khi thấy một cây gió chưa đủ kỳ hạn tạo trầm, họ dùng vật nhọn tạo những vết thương sâu trong thân cây, vài năm hay có khi cả chục năm sau trở lại, họ có thể thu hoạch được trầm từ những cây bị thương tích kể trên. Chiến tranh vừa gieo tang thương chết chóc hoặc thương tích cho người mà cũng gây những vết thương cho cây cối trong rừng trong đó có cây Gió.

          Trầm loại 1 hoặc 2 bán được giá v́ là dành cho xuất khẩu. Nhiều công ty trong cũng như nước ngoài từng sản xuất những loại xà pḥng với mùi thơm của trầm rất được ưa chuộng. Trầm loại 3 thường chỉ để bán ở chợ, dùng xông trong những ngày kỵ giỗ hay những ngày Tết. Các loại trầm kém hơn nữa dùng để nghiền ra làm nhang.

          Nhiều người buôn bán, nghĩ rằng họ làm ăn phát đạt là nhờ ngôi nhà, v́ vậy cho dù được giàu có lên, họ cũng không đổi chỗ ở. Anh chị H. cũng vậy, nhờ trầm họ trở nên giàu có rất nhanh, nhưng họ không muốn dời đến hai căn nhà mới tậu rộng lớn gấp mấy lần nhà đang sống. Hai ngôi nhà mới mua, một là căn phố hai tầng trên đường Trần Hưng Đạo, trung tâm thành phố Huế; ngôi nhà thứ hai gần như là biệt thự của một bác sĩ đă quá văng ở Thành Nội. Cả hai nơi đều được đứng tên của chị H. và giao cho vợ chồng đứa con gái đầu của anh chị cai quản. Mọi sự giao dịch buôn bán trầm dường như đều xảy ra dười mái hiên nhà mái tôn của anh chị H. trong xóm Nguyễn Du, bên trong nhà chỉ dành cho pḥng ngủ của anh chị H. và pḥng chung cho các con c̣n trong trong tuổi đi học. Thế mà một số lớn viên chức chính quyền sở tại nhất là những tên công an thường xuyên đi thẳng vào nhà trong, ngang nhiên ngồi hút thuốc trên bộ bàn ghế đặt trước bàn thờ tổ tiên; chúng đến để chờ anh H. mời nhậu nhẹt, dĩ nhiên là do anh H. thết đăi mọi thứ.

          Gia đ́nh anh H. vừa là hàng xóm vừa là thân chủ của tôi. Tôi lớn lên tại Phủ Ngự Viên, khi thành gia thất và đă ra riêng. Nhưng sau 10 năm ở tù Cộng Sản trở về, không c̣n nhà cửa, gia đ́nh nhỏ của tôi với vợ và 4 đứa con phải về sống nhờ dưới mái hiên của Từ Đường Ngự Viên. Ngày ngày tôi phải kiếm sống bằng cách "khám bệnh chui" trong "căn nhà mái hiên" đó và mặc dầu chẳng dám quảng cáo, bà con bệnh nhân cũng t́m đến. Đến khi bị thuế vụ và công an đến ép tôi dẹp bỏ cái "pḥng mạch", tôi đành xếp dụng cụ khám bệnh và thuốc men vào một giỏ xách, đạp xe đến nhà bệnh nhân khi họ yêu cầu. Anh H. cũng có ư muốn giúp tôi, nên mỗi lần các con anh có bệnh lặt vặt anh chị cũng mời tôi sang giúp và anh trả công rất hậu. Về sau th́ chính anh H. là người thỉnh thoảng bị bệnh v́ anh phải làm việc, giao dịch và đi lại quá nhiều mà ít khi được nghỉ ngơi, lại thêm phải nhậu nhẹt và hút thuốc liên tục trong giao tế, nhất là với đám công an khu vực và nhiều nơi khác t́m đến.

          Một hôm, vào một ngày nóng bức của tháng 7năm 1987, gia đ́nh tôi đang ngồi bệt trên nền xi-măng quây quần quanh mâm cơm chiều, một anh công an dựng chiếc xe Honda ngoài sân và bước lên bậc cấp. Anh ta khẽ chào chúng tôi, một thái độ không bao giờ thấy của một công an đối với người dân. Tôi chống gối đứng dậy, lúc đến gần mới nhận ra cấp bậc thiếu tá trên cầu vai của anh. Anh nói nhỏ:

          -Tôi t́m Bác sĩ Đ., mấy người phía trước đường dẫn tôi vào đây.    

          -Vâng, tôi là Đ.

          Anh công an rầu rầu nói:

          -Con tôi bị bệnh nặng, nhờ bác sĩ cứu giúp.

          -Anh chờ tôi đi lấy dụng cụ khám bệnh và thuốc men!

          Vợ tôi nói:

          -Anh không ăn cho xong bữa cơm rồi hăy đi!

          -Anh về rồi ăn cũng được.

          Anh công an phóng xe như bị ma đuổi, sau 15 phút đă đến nhà anh ta, đó là một căn trong dăy nhà dành cho nhân viên Ty Công An Thành Phố Huế nằm trên con đường cạnh cánh đồng An Cựu trước kia. Mọi vật đă hoàn toàn đổi khác, cánh đồng nầy xưa với màu xanh tươi mát vào mùa lúa th́ nay đă trở thành đô thị, nhà cửa san sát, nhà của viên chức nhà nước và biệt thự của các vị quyền thế. Với cấp bậc thiếu tá công an mà nhà chỉ có vơn vẹn 2 pḥng; th́ rơ ràng anh ta không được một chức vụ quyền uy bao nhiêu. Vừa vào bên trong, tôi đă thấy trên chiếc giường kê bên trái pḥng ngoài, đứa bé gái 8 tuổi nằm mê man, mùng, mền đang c̣n ngổn ngang trong một góc giường. Anh ta nói:

          -Tôi vừa đưa cháu từ bệnh viện về. Họ nói cháu bị bệnh nặng quá, không cứu được nữa.

          Tôi kẹp nhiệt cho cháu nhỏ, trong khi chờ đợi, tôi hỏi:

          -Bệnh viện bảo cháu mắc bệnh ǵ? Có kết quả thử nghiệm ǵ không?     

          -Họ không t́m ra bệnh. Họ cũng chẳng thử nghiệm ǵ hết. Trẻ con nằm la liệt trong pḥng bệnh, mỗi giường nhỏ cho 2 bệnh nhân, có nơi 3 em một giường, tôi thấy bôi bác mất vệ sinh quá!

          Ống nhiệt chỉ 38 độ C, sốt không cao lắm, nhưng người em mềm như bún, mắt em lờ đờ, môi khô nẻ. Qua khám nghiệm và dựa vào lịch sử bệnh trạng do ba của em bé kể, tôi nghi em bị bệnh thương hàn mà v́ không chữa trị làm cơ thể mất hết sức chống chỏi. Anh công an lo lắng theo dơi từng tiến tŕnh khám bệnh của tôi, tôi nói:

          -Bệnh cháu khá nặng, tôi sẽ cố gắng hết sức ḿnh. Cháu phải được chuyền nước biển và các thuốc khác nữa. Anh chở tôi đi mua thuốc! Cháu chỉ được uống nước cháo với muối.

          Anh vội vă đi vào pḥng sau dặn chị vợ những điều tôi vừa nói về cháu gái.  Anh trở ra vừa đi vừa nhét ví vào túi quần sau. Qua hơn nửa giờ t́m hỏi nhiều nơi bán thuốc, kể cả những nơi buôn bán lậu, nhưng anh công an biết chỗ và chỉ cho tôi vào hỏi mua, cuối cùng tôi đă t́m ra được dịch truyền và những thuốc cần thiết.

          Sáng sớm hôm sau, anh công an lại đến nhà chở tôi sang thăm bệnh cho con anh ta. Trên đường đi anh vui mừng kể lại mọi diễn biến tốt từ sau khi cháu được truyền dịch pha các loại sinh tố trợ lực và thuốc uống Chloramphenicol.

          Những ngày sau, tôi tự ḿnh đạp xe đến thăm đứa bé bị bệnh. Sau một tuần, như mọi ngày, khi tôi vừa đến nhà đă thấy cháu đi lại trong pḥng, mẹ nó ở pḥng sau bước ra, cười chào tôi và nói:

          -Cháu đ̣i ăn cả ngày, nhờ bác sĩ kiểm tra lại cho cháu! Tôi đi gọi điện chồng tôi về gặp bác sĩ.

          Mấy phút sau anh công an từ Ty Công An Thành Phố Huế đă về đến nhà, anh tươi cười bắt tay tôi:

          -Vợ chồng tôi vô cùng cảm ơn bác sĩ đă cứu mạng cháu. Chúng tôi thật may mắn gặp bác sĩ tận tâm. Nhà chật hẹp quá, mời bác sĩ sang quán bên cạnh uống ly nước giải khát.

          Tôi theo anh công an vào quán nước cạnh nhà, anh chọn một bàn để ngoài hiên không có ai chung quanh. Sau khi uống vài hớp nước, anh công an nhét vào giữa hai tay tôi phong b́ với mấy lời cảm ơn về công lao của tôi. Tôi chưa kịp nói ǵ th́ anh ta nói, giọng trầm xuống đầy nghiêm trọng:       

          -Tôi có chuyện nầy muốn nói với bác sĩ, trước hết xin hỏi bác sĩ có quen thân với anh Hồ Tá H. không?

          Tôi hơi ngỡ ngàng v́ bỗng dưng câu chuyện lại chuyển sang người hàng xóm của tôi, tôi nói:

          -Có! Anh H. là hàng xóm ở ngay sau chỗ tôi đang ở, tôi cũng thường chữa bệnh cho gia đ́nh anh ấy. Anh H. rất tốt bụng với bà con lối xóm.   

          -Tôi biết, v́ vậy mà tôi nói bác sĩ giúp anh ấy. Sắp tới anh H. sẽ gặp điều không tốt, không chừng nguy hiểm đến tính mạng. Anh ấy nên đi khỏi Huế th́ hơn.

          Thoạt nghe, tôi choáng váng chưa biết phải làm ǵ th́ anh công an nói thêm:

          -Bác sĩ nên nói với anh H. càng sớm càng tốt.

          Tôi gật đầu lia lịa nhưng người th́ vẫn như trong cơn mơ, anh công an đứng dậy vào trong quầy trả tiền rồi bước ra đi gần lại tôi, nói nhỏ:         

          -Bác sĩ nhớ cho là chỉ ḿnh bác sĩ biết thôi nha!

          Từ giă vợ chồng anh công an và cháu gái nhỏ, tôi lấy chiếc xe đạp bước ra đường, không leo lên đạp mà lững thững dắt xe đi, ḷng măi nghĩ đến mối đe dọa tính mạng anh H. Tại sao, lại có những người muốn gây thù oán đến độ trầm trọng như thế với một con người hiền từ và có ḷng tốt như anh H.? Tại sao anh công an đó lại biết tường tận về việc nầy?

          Tối hôm đó, khi biết chắc chắn anh H. đang ở nhà, tôi liền sang nhà anh. Đến giờ đó mà vẫn c̣n vài người đang giao dịch buôn bán ngoài mái hiên; nghe tôi muốn gặp anh, chị dẫn tôi vào tận pḥng của anh chị. Thấy anh H. đang nằm dài nhắm mắt, tôi định bước ra th́ anh đă ngồi dậy:          

          -Anh đừng ngại, tôi chưa ngủ, mời anh ngồi tạm đây!

          Vừa ngồi xuống chiếc ghế thấp cạnh giường anh, tôi chưa kịp nói ǵ th́ anh lại nói:

          -Mấy thứ thuốc anh cho tốt quá, tôi đă lành hẵn rồi. Măi bận rộn mà chưa thanh toán tiền thuốc cho anh.

          Tôi ngỡ ngàng khoác tay:

          -Anh H.! Tôi sang đây giờ nầy không phải để hỏi việc tiền thuốc men đâu, tôi có việc nầy cần nói với anh.

          Anh H. ngồi gần lại phía tôi khi thấy vẽ trịnh trọng trên khuôn mặt tôi. Tôi thuật lại chuyện tôi gặp gỡ với anh công an tỉnh:        

          -Anh H. nầy! Suốt 2 tuần qua tôi bận chữa trị cho đứa bé gái con của một anh công an có cấp bậc cũng khá lớn. Anh ấy biết anh và biết rơ về công việc làm ăn giao dịch của anh, anh ấy c̣n biết anh là người có tấm ḷng tốt đối với mọi người. Anh công an ấy có ư nhắn với anh rằng anh nên cẩn thận trong lúc nầy. Khi tôi thoạt nghe, người tôi như rung từng thớ thịt đến độ đứng không vững c̣n đầu óc tôi th́ thật là như trong cơn mơ kinh hoàng. Anh ta c̣n nhấn mạnh thêm với tôi là nếu anh t́m cách đi khỏi Huế, sinh mạng anh mới được an toàn.

          Anh H. ra chiều suy nghĩ nhiều lắm rồi anh hỏi tôi:

          -Anh công an có nói là sự nguy hiểm cho tôi đến từ đâu không?

          Tôi lắc đầu:

          -Anh ta không hề nói với tôi là ai hay việc ǵ sẽ mang đến nguy hại cho anh và tôi cũng không dám hỏi điều bí mật mà tôi nghĩ là vượt quá khả năng và ḷng tốt của anh ấy.Tôi chỉ lặp lại tất cả những ǵ anh ấy nói.

            Anh H. ngồi như bất động một hồi rồi anh rút một điếu thuốc đưa lên môi, anh bật lửa thắp thuốc mà mắt nh́n vào khoảng không vô định. Một lúc khá lâu sau, anh vừa lắc đầu vừa nói như đang nói với chính ḿnh:

          -Tôi không thể làm ǵ khác! Tôi đă lỡ ngồi trên ḿnh cọp.

          Câu nói của anh H. làm cho tôi càng mù mịt về sự việc anh đang đối đầu hay đang giao dịch trong nghề nghiệp của anh. Anh H. và tôi ngồi yên lặng đến gần nửa giờ, tôi chỉ dựa vào lời của anh công an cha đứa bé gái bị bệnh mà khuyên anh H.:

          -Theo thiển ư của tôi, anh nên thu xếp vào Sài G̣n một thời gian, tạo dựng công việc làm rồi đưa gia đ́nh theo vào trong đó cho yên thân. Sài G̣n quá rộng so với Huế, ở đó chẳng ai để ư đến anh cũng như nghề nghiệp của anh.

          Anh H. vẫn ngồi yên. Tôi không biết là anh có nghe lời tôi nói hay không. Bên ngoài, tiếng sinh hoạt lao xao đă ngừng hẵn từ lâu, tôi nh́n đồng hồ treo trên tường, đă quá nửa khuya, tôi đứng dậy vỗ nhẹ vào vai anh H.:

          -Việc nầy anh cần suy nghĩ thật kỹ, cân nhắc hơn thiệt cho anh và cho cả gia đ́nh, nhưng trên hết là không thể khinh xuất lời anh công an. Anh nên giữ ǵn sức khỏe để có quyết định sáng suốt trong việc quá hệ trọng nầy. Ngày mai tôi lại sang thăm anh.

          Công việc làm ăn của tôi không được suông sẻ cho lắm, cứ vài ngày lại có một hai tên công an khu vực đến t́m hỏi vớ vẫn hoặc xin tiền để phục vụ đ̣i hỏi vật chất của chúng. Dù vậy, sau một ngày lăn lộn kiếm sống, sau cơm chiều tôi vẫn sang thăm anh H. và cũng muốn nghe anh nói quyết định thoát hiểm của anh như thế nào. Bao nhiêu lần tôi vẫn không gặp được anh H., quá sốt ruột và quá lo lắng về anh H., tôi đành đem chuyện nói với chị H. Nh́n nét mặt chị không tỏ vẻ ǵ ngạc nhiên, tôi biết anh H. đă nói sự việc với vợ. Tôi lặp lại lời tôi đă khuyên anh nên lánh vào Sài G̣n kiếm việc sinh sống. Chị H. nói:

          -Vợ chồng tôi rất cảm ơn anh, một láng giềng quá tốt, đă lo lắng cho chúng tôi như vậy. Tôi cũng có khuyên anh nên vào Nam một thời gian cho t́nh h́nh lắng dịu rồi hẵng hay.

          Tôi phân tích với chị H.:

          -Chị nghĩ xem, anh công an nói với tôi chuyện anh H. không phải vô cớ mà dựng chuyện làm ǵ? Với cấp bậc của anh ta, dĩ nhiên là anh ta biết nhiều việc trong tỉnh B́nh Trị Thiên (thời gian đó 3 tỉnh Quảng B́nh, Quảng Trị, Thừa Thiên hợp thành một.)

          Chị H. bức tóc than thở:

          -Tôi muốn điên lên được anh à, không ngủ được cả mấy ngày nay, đầu tôi như muốn nổ tung ra.

          Tôi cố hỏi chị H. xem chị có biết việc ǵ có thể dẫn đến việc nguy hiểm tính mạng của anh, chị H. đều lắc đầu bảo không biết, chị nói:

          -Anh cũng thấy đó, vợ chồng tôi chỉ có nghề buôn bán trầm nầy, đổ mồ hôi sôi nước mắt mới có miếng cơm cho cả bầy con. Tôi quả quyết với anh là anh H. không có dính dáng chuyện chính trị chính em ǵ đâu.

          -Tôi cũng chỉ cầu mong mọi việc tốt đẹp cho anh chị, không có chuyện ǵ rắc rối xẩy ra. Tôi cũng sắp tính chuyện vào Nam kiếm sống đây chị à, nghe trong Nam người ta cho mở pḥng bán thuốc, th́ chắc mở pḥng khám bệnh cũng được.

          Bốn hôm trước khi tôi vào Nam t́m đường kiếm sống, anh H. đă vào Sài G̣n. Tôi mừng thầm là anh ấy đă chọn con đường sống đúng đắn qua lời thuyết phục của tôi: "Ở Huế, anh là người giàu có, nhưng so với Sài G̣n th́ tiền bạc của anh chẳng thấm vào đâu và chẳng ai để ư."

          Sau 6 tháng với mấy lần thay đổi nơi trú ngụ, cuối cùng tôi đă xếp đặt được nơi ăn chốn ở khá vững vàng và nhiều bệnh nhân thân chủ t́m đến, tôi đă yên tâm và quyết định về Huế thăm vợ con. Sau khi hàn huyên tâm sự, chuyện làm ăn và mọi sinh hoạt trong gia đ́nh, tin đầu tiên mà vợ tôi cho tôi biết là anh H. đă chết. Vợ tôi kể: Trong thời gian anh H. đi khỏi Huế, chị H. vẫn điều hành việc buôn bán trầm tại nhà vẫn như cũ. Hai tháng sau, anh H. từ Sài G̣n trở ra, cũng không thấy ǵ lạ xảy ra. Một hôm, anh H. nói với vợ là một cơ quan của Đồng Hới thuộc tỉnh Quảng B́nh thường làm ăn buôn bán với anh mời anh ra để nhận tiền bạc mà họ đă thiếu anh. Chị H. gọi đứa con rể đến nhà để chở anh, v́ chị nghĩ anh lại đă có tuổi không thể lái xe gắn máy đi đường xa trên 100 Km. Theo Tr., tên người con rễ thuật lại về cái chết của nhạc phụ của anh là xe chở hai cha con đă bị lật và đầu anh H. bị đập vào tảng đá lớn bên đường, nhạc phụ anh đă chết ngay tại chỗ. Ngay hôm sau tôi sang nhà chị H. để an ủi gia đ́nh chị sau một mất mát quá lớn lao. Thấy tôi, chị H. chỉ lắc đầu và khóc sướt mướt, chị không nói mà chỉ dùng tay đấm vào ngực ḿnh. Chị H. uất ức về việc chồng bị hại một cách hết sức mờ ám mà không nói được. Tôi vào bàn thờ gia đ́nh anh chị, nh́n ảnh anh H. chụp lúc tươi cười, đúng là nụ cười thường thấy trên khuôn mặt của anh ấy những lúc thấy tôi vừa sang chơi. Tôi thắp 3 nén nhang và vái anh 3 vái. Đứng một hồi lâu bên bàn thờ của anh H., tôi nhớ măi câu anh H. đă nói với tôi: "Tôi không thể làm ǵ khác! Tôi đă lỡ ngồi trên đầu cọp." -"cọp" nầy là cái ǵ? Công việc ǵ? Với ai? Chị H. mời tôi ra ngồi uống nước, ngồi bên chiếc bàn mà trước đây vẫn để chính giữa nhà, nay để sang một căn bên, tôi nh́n quanh nhà đầy trướng liễn mà người thân và bạn bè đến phúng điếu anh H., tất cả cũng bạc màu sau thời gian 4 tháng. Trong nhà không c̣n nghe tiếng ồn ào của đám trẻ con anh chị H., v́ chị đă cho những đứa trên 10 tuổi đến sống với chị ruột chúng ở ngôi nhà lớn ở Thành Nội. Chị th́ vẫn tiếp tục việc dũa đẽo trầm, nhưng giao dịch buôn bán không c̣n tấp nập như trước. Về sau, tôi được biết là các vị chủ các đại lư buôn bán trầm ở Huế, Đà Nẵng, Quăng Trị giống như anh H. đă chuyển sang công việc thương mại khác sau cái chết đầy bí ẩn của anh H.

          V́ sao anh H. quay trở lại Huế để rồi chết một cách đột ngột đầy thảm thương như vậy? Một tại nạn xe cho 2 người mà anh H. ngồi sau th́ chết ngay tại chỗ, trong khi người con rể giữ tay lái lại không một vết trầy da, áo quần không một vết sướt. Mọi người trong xóm Nguyễn Du đều nhận ra điều bí ẩn trong cái chết của anh H.

          Những năm cuối 80 qua đầu 90, thời thế đă đổi khác; tỉnh B́nh Trị Thiên rộng lớn, nay đă ră ra để trở về thành 3 tỉnh như cũ. Trước đây, tuy gom chung 3 tỉnh thành một, nhưng người của tỉnh Quảng B́nh vẫn nắm hết guồng máy điều hành; nay mỗi tỉnh riêng biệt, hành chính cũng như nhân sự đă thay đổi khác.

          Cuối năm 1991, trước khi vào Sài G̣n để bay sang Mỹ theo chương tŕnh tị nạn chính trị cho tất cả quân cán chính VNCH bị Cộng Sản lùa vào tù sau 1975, tôi đi thăm từng nhà trong xóm để nói lời chia tay. Lúc đến nhà chị H., như mọi khi, tôi vào thắp nhang trên bàn thờ anh H. Khi định kiếu từ, chị H. mời tôi ngồi nán lại và chị đă kể tất cả sự thật về cái chết của anh H. Thời gian tuy đă khá lâu mà mỗi lần nhắc đến anh H. không lúc nào chị cầm được nước mắt. Nhắc đến chuyện cũ, uất ức về cái chết thảm thương của chồng, ḷng căm hận của chị sôi sục trở lại, chị H. nói trong nước mắt:

          -Như anh biết, vợ chồng tôi buôn bán làm ăn lương thiện, chẳng có điều ǵ mờ ám; mà chúng nó, bọn công an Đồng Hới, thay v́ lo an ninh  cho dân th́ lại dành công việc làm ăn của dân, đi làm thương măi, mà lại buôn bán hàng xuất khẩu (xuất cảng). Xui cho chúng tôi là chúng nḥm ngó thấy món trầm được giá, thu được nhiều dollars, nên chi yêu cầu chúng tôi cho họ hợp tác. Nói yêu cầu cho phải cách chứ thật ra là chúng bắt buộc chúng tôi phải bán hàng (trầm) loại 1, 2 cho chúng. Mấy lần đầu, chúng chỉ nhận vài chục kí (kilogram) trầm xuất khẩu và rồi chúng cũng trả tiền đầy đủ; khoảng mùa đông năm đó, chúng nói với vợ chồng tôi là nước ngoài yêu cầu số lượng nhiều gấp mấy lần trước. Nhà tôi phải vất vả đi thu mua từ những đại lư khác để gom đủ số cho chúng. V́ là số trầm quá lớn mà lại thuộc loại tốt nhất, đưa ra một số tiền quá lớn, nên chúng tôi theo dơi hàng hóa xem đă xuất khẩu chưa. Khi chúng tôi biết chắc chắn số trầm đó đă bán ra nước ngoài, hỏi về khoản thanh toán tiền bạc th́ chúng nói rằng chúng chưa nhận chi phiếu của nước nhận hàng; một sự việc chưa hề xảy ra trong thương măi, nhất là với một nước ngoài. Nhà tôi mất công nhiều lần đi xa để đ̣i nợ nhưng rồi lần nào cũng về không; bọn chúng viện đủ cớ để không trả tiền, hoặc t́m cách lánh mặt. Vợ chồng tôi nghĩ có thể bọn công an Đồng Hới muốn "xù" chúng tôi (xù: trốn nợ), cho đến hôm anh cho biết cái tin động trời từ một anh công an Thừa Thiên; chúng tôi không tin mấy. Anh H. vào Sài G̣n là để chạy chọt vài người quen biết có chức quyền, anh c̣n hứa sẽ chi tiền cho họ nếu họ can thiệp cho vợ chồng tôi được nhận tiền bán trầm. Họ có hứa sẽ giúp chúng tôi, v́ vậy anh H. mới trở lại Huế. Ôi chao ơi anh ơi! Chỉ toàn là tụi hứa cuội, cuối cùng chúng tôi tiền không có mà c̣n mất cả mạng, buôn bán với tụi Cộng Sản đúng như là đánh đu với tinh.

          Chị H. nói không nghỉ, khi dừng để lấy hơi th́ chị tức tối tự đấm ngực rồi khóc, giống như chuyện vừa xảy ra hôm qua. Tôi ṭ ṃ hỏi:

          -Thế c̣n chuyện thằng con rể anh chị kể có đúng thật không?

          Chị kể một hồi không nghỉ tuồng như câu chuyện đau đớn của gia đ́nh chị đă ăn sâu vào tâm khảm:

          -Trời đất ơi! Chúng khóa miệng thằng Tr. mất rồi, anh biết không? Chúng nhắn anh H. ra Đồng Hới để nhận tiền, anh H. vui mừng đ̣i cưỡi xe gắn máy đi một ḿnh, tôi gọi thằng Tr. chở cha nó. Khi vừa đến địa đầu tỉnh Quảng B́nh, ngang một quán nước bên đường, hai cha con dừng xe để giải khát. Bên ngoài quán có thấy một chiếc xe hơi màu rêu của công an, bên trong chỉ thấy bốn người mặc thường phục đang ngồi uống bia, họ cùng nh́n lên hai cha con anh H. rồi tiếp tục uống bia. Anh H. tôi nói nhỏ với thằng Tr. rằng tuồng như anh có gặp một người trong bọn họ đâu đó. Đến khi hai cha con ra xe, 4 người kia vẫn ngồi uống. Xe anh H. chạy được chừng năm cây số, ngang một vùng hoang vắng, chiếc xe hơi của bọn công an đă chạy đến sau lưng xe hai cha con. Anh H. vừa quây lại nh́n th́ xe công an đă phóng nhanh ngang với xe nhà tôi, một người trong bọn họ ra dấu cho thằng Tr. tấp xe vào lề. Hai cha con đang ngơ ngẩn th́ một tên bước đến hỏi bâng quơ, một tên khác sấn tới sau lưng anh H. dùng một cây to tṛn như chân giường nện vào gáy anh H., anh vừa gục xuống th́ một tên kia rút khẩu súng lục trong túi quần nhắm vào đầu anh H. bóp c̣. Sự việc diễn ra quá nhanh, thằng Tr. run như mèo phải mưa, hắn run sợ đái văi ra cả quần và quỳ xuống lạy bọn chúng tha mạng. Tên cầm đầu bọn chúng, mắt đỏ ngầu nẫy giờ vẫn ngồi ở ghế trưởng xa, bước xuống, hắn chỉ xác anh H. nói với thằng Tr: "Mầy khôn hồn muốn khỏi như thằng cha mầy th́ hăy im miệng! Mầy về nói là chúng mầy bị tai nạn xe, biết chưa?" Nói xong, chúng lên xe chạy về hướng bắc. Trời đất ơi! Có đâu mà gian ác đến như vậy? Người dân đen như chúng tôi chỉ biết lo làm ăn mà đâu được yên thân? Chúng tôi thật quá ngây thơ, khờ dại đi buôn bán với lũ đầu trâu mặt ngựa không có quả tim, chính chúng hằng ngày thường đến nhà nầy xin ăn, xin uống, xin thuốc hút, ôi thôi cái lũ ma quỷ ăn tươi nuốt sống người ta gớm guốc như loài cá sấu!

          Đúng như lời chị H., thời gian ở trong địa ngục trần gian của nhà tù Cộng Sản, tù binh chúng tôi cũng thường dùng chữ cá sấu để chỉ bọn Cộng Sản, v́ cùng là C, S. Cá sấu nào cũng có miệng đỏ như máu.

 

Florida, tháng 4 – 2010

Phú Hải

  

   Trở về Mục Lục