Mục Lục

Đương Đầu với Khắc Khẩu

Trần Đức Lợi     

Master of Psychology

                           

I. NGUYÊN NHÂN KHẮC KHẨU

“Không nói chuyện th́ thôi, chứ hễ nói là khắc khẩu, gây gổ!  H́nh như ôn với tui không hạp căn không hạp mạng!” 

Đó là câu nói đầu môi chót lưỡi mỗi khi mấy ôn, mấy mệ Việt Nam ḿnh nổi chướng với nhau.  Mấy ôn mấy mệ ḿnh thường cho rằng khắc khẩu là do không hạp tuổi, kiểu lư luận dựa trên ngũ hành tương sinh tương khắc; hoặc dựa trên tuổi. Ví dụ: con chuột th́ khắc với con mèo, con cọp th́ khắc con chó, v.v… Nhưng các nhà tâm lư học phương Tây th́ lại giải thích theo kiểu khác. Chẳng hạn theo Tiến sĩ Robert Bolton [3; pp. 15-26] th́ cho là bởi những nguyên nhân/chướng ngại vật (barriers) sau:

1. Chỉ trích thiếu tinh thần xây dựng (nonconstructive criticizing): 

Chuyện kể: Một bà nọ, sau khi từ giă ông chồng tại pḥng thăm viếng nhà tù, đi thẳng đến gặp người quản tù xin cho chồng làm việc nhẹ hơn. 

Quản tù trả lời: “Các tù nhân ở đây đều làm việc nhẹ là dán hộp giấy đấy chứ!”

Bà vợ chỉ trích:“Thế tại sao chồng tôi lại than đêm nào cũng phải thức khuya đào hầm?”

Hậu quả trước mắt dành cho ông chồng lén lút đào hầm để trốn, và hậu quả về sau giữa 2 vợ chồng từ sự chỉ trích này là ǵ, nếu không căi vả nhau mới là chuyện lạ.

2.  Đổ lỗi (blaming): Khi đổ lỗi, chúng ta thường qui trách nhiệm sai sót đó cho người khác và không nhận trách nhiệm đó về phần ḿnh. Đổ lỗi thường mở đầu bằng những chữ như: v́ anh, v́ mày, tại v́ cô, tại v́ cậu, do bà, do ông ấy,... Ví dụ lấy lời từ một bài nhạc vàng ṛng: “Tại em đó nên duyên ḿnh dở dang…”

3. Chửi rủa (name calling):

Nguyễn văn Tuyên (24 tuổi) cùng người yêu vào chợ Ngă Tư Sở (Hà Nội) mua quần áo. Chị bán hàng xởi lởi, giới thiệu từng mẫu một rất ngọt ngào và nhẹ nhàng. Sau khi chọn được một chiếc quần ḅ, Tuyên hỏi giá. Chị bán hàng hét giá 500.000 đồng. Thấy thế Tuyên trả 200.000 đồng.  Chị bỗng trở mặt lên cơn mắng một thôi một hồi. Tuyên vẫn thủng thẳng:

-Có bán không? Bán th́ mua, không bán th́ đi mua chỗ khác đây. Chất (lượng) thế nào th́ trả thế (ấy).

Chị bán hàng giở giọng chợ búa chửi như cào cào, có ǵ văng ra hết, sợ nhất là câu: “Trả giá như thế th́ có mà ăn máu… này, máu… nọ.” Cô người yêu của Tuyên sợ rúm cả người, những nguời xung quanh túm lại xem, thế mà chàng kia chả tỏ vẻ sợ hăi, tủm tỉm cười đợi chị bán hàng chửi hết bài, bảo:

- Này!  Chị nhiều máu… thế th́ mang về đánh tiết canh cho cả nhà chị ăn cải thiện chứ văng ra đây… tanh tưởi lắm! (theo Hoàng Liên Ni).

4. Chụp mũ (labeling):

Một ông nọ than phiền với bạn về con của  ḿnh: “Thằng con tôi nó dốt toán lắm chẳng bao giờ t́m được khoảng cách ngắn nhất giữa 2 điểm, lớn lên chắc nó sẽ chọn nghề chạy taxi.”

Nếu con ông ấy nghe được những lời này từ ông bố, th́ chuyện ǵ sẽ xăy ra giữa hai cha con?

5. Đoán ṃ (diagnosing): Theo Dr. Robert Bolton [3; p. 19] th́ “diagnosing là một dạng của labeling, được phổ biến rộng từ thời Freud. Một số người thay v́ lắng nghe thực chất những ǵ mà người khác nói, lại đóng vai của một thám tử t́nh cảm, thăm ḍ những động cơ đang được giấu kín, những tâm lư phức tạp, v.v….”  Ví dụ:

Hai người bạn ngồi thảo luận về t́nh yêu:

-Tôi đă ba lần tưởng rằng ḿnh đă yêu, một người nói, 5 năm trước tôi rất quan tâm đến một người phụ nữ, một người không ưa tôi một chút nào.

-Thế mà không phải là t́nh yêu ư?

-Không, đó chỉ là mê muội, 2 năm sau tôi lại chú ư tới một cô gái rất cuốn hút, nhưng cô ấy lại không hiểu tôi.

-Đó có phải t́nh yêu không?

-Không, đó chỉ là mơ mộng.  Và chỉ 1 năm sau, tôi gặp một phụ nữ trên boong tàu tại biển Cam Ranh. Cô ấy thông minh, hài hước và nói chuyện rất có duyên. Dù gặp cô ấy ở bất cứ đâu trên boong tàu đó, tôi cũng có cảm giác rất lạ, thấy bồn chồn, hồi hộp, trong người cứ không yên.

-Vậy là ông đă yêu rồi!

-Không, đấy là tôi bị say sóng.

6. Khen (praising) không đúng sẽ bị phản ứng:

Ở một nhà thờ nọ, sau buổi lễ, vị linh mục hỏi một đám đông các con chiên đàn ông của ḿnh:

    -Ai trong số các con không hài ḷng với vợ của ḿnh, hăy đứng dậy?

Tất cả nhất tề đứng dậy, chỉ một người vẫn ngồi yên tại chỗ. Vị linh mục lại gần anh ta thân mật nói: 

 -Chúa dạy, mọi người hăy thương yêu và hài ḷng với vợ chồng ḿnh. Con thật đáng khen. Tiếc là trên đời người như con c̣n hiếm, thậm chí con là người đầu tiên ta gặp….

 -Thưa cha, người kia đáp, con không dám nhận lời khen của cha ạ. Số là con bị vợ đánh què, không đứng dậy được!

7.  Ra lệnh (ordering): Trong các đơn vị quân đội, cảnh sát và những t́nh huống cần cứu cấp th́ những mệnh lệnh cần phải được đưa ra một cách nhanh chóng, ngắn gọn, đầy đủ và dễ hiểu để cứu người.  Tuy nhiên trong giao tiếp hằng ngày mà lạm dụng mệnh lệnh th́ những mệnh lệnh đó cũng sẽ được tuân lệnh, nhưng mà sẽ được thực hiện một cách tréo cẳng ngỗng như trong câu chuyện sau:

Ngày lễ T́nh Yêu Valentine, khi về đến nhà với bó hoa và gói quà trên tay, chồng được vợ chào đón bằng một bộ đồ ngủ cực kỳ gợi cảm:

-Hăy trói em lại…, cô vợ kêu lên bằng giọng phấn khích, và anh làm… bất cứ điều ǵ anh muốn.

Thế là anh chồng trói nghiến vợ lại và chạy ra đầu ngơ đánh cờ tướng đến tối mịt mới về. 

Chuyện ǵ sẽ xảy ra đêm đó và những ngày sau nữa, nếu không là khắc khẩu?

8. Dọa nạt (threatening) cũng làm cho người nghe có ác cảm; hoặc giả nếu người bị đe dọa phải chịu phục tùng th́ người ra lệnh có thể sẽ nhận lănh một hậu quả ngược đời qua câu chuyện tiếu lâm như sau:

Một bà lăo đă hơn 80 tuổi vẫn chưa có chồng nhưng rất giàu có. Cũng v́ giàu có nên lúc trẻ, nhiều người thanh niên đến với bà chỉ v́ cái gia tài ấy. Bà đă trải qua nhiều cuộc t́nh nhưng bà thấy họ đều không thương bà thật ḷng mà chỉ v́ tiền, nên bà quyết định ở vậy. Rồi một buổi tối nọ bọn cướp đă đột nhập vào nhà bà, đào xới t́m kiếm khắp nhà nhưng không thấy của cải của bà. 

- Bà già, khai mau tài sản bà giấu ở đâu?

- Ta không nói.

- Bà không nói chúng tôi sẽ giết bà ngay lập tức, khai mau.

- Có chết ta cũng không nói.

Bọn cướp bàn tính, nếu giết bà ấy th́ cũng không lấy được của cải, cuối cùng bọn chúng nghĩ ra kế hay:

- Bà hăy khai ra chỗ giấu tài sản, nếu không chúng tôi sẽ hiếp dâm bà (dọa).

- Hứa rồi đó nha!

Bọn cướp bỏ chạy tán loạn.

Đó là chuyện bịa, nhưng sau đây là chuyện thật 100%. Khi Sadam Husen cầm súng AK bắn chỉ thiên dọa Mỹ:“Iraq sẽ là mồ chôn của lính Mỹ, nếu bọn chúng đến đây!” Rồi chỉ mấy tuần sau, Sadam Husen lại bị lính Mỹ túm đầu lôi từ một cái hầm lên để khám răng!

9. Lên mặt đạo đức làm thầy đời (moralizing) sẽ bị phản pháo ngay. Chuyện kể:

Một anh chàng ra vẻ ta đây là người không sợ vợ, hùng hổ tuyên bố với bạn bè rằng:

    -Vợ tôi ư à, hư là tôi vả cho găy hết cả răng ấy chứ!

    -Chà, thế bây giờ xin được hỏi rằng, răng vợ cậu là thật hay giả?

    -Thật 100%.

    -C̣n răng của cậu?

    -Có c̣n cái nào là thật đâu!

10. Đặt câu hỏi không thích hợp (inappropriate questioning) sẽ làm cho người khác lúng túng hoặc co ṿi.

Chàng và nàng quen nhau đă lâu và cũng đă nhiều lần đi chơi với nhau. Tuy thế, chưa bao giờ chàng vượt quá giới hạn cho phép. Một ngày mùa xuân, ngồi trên băng ghế của công viên thanh vắng, chỉ có hoa và bướm chung quanh. Chàng say đắm nh́n vào mắt nàng và ấp úng:

- Em, em có cho phép anh được hôn bàn tay của em?

Nàng ngượng ngùng trả lời:

- Sao thế, môi của em có vấn đề ǵ chăng?

Chàng: ???????

11. Hăy coi chừng lời khuyên (advising) của ḿnh.

- Thưa bác sĩ, người đàn ông nói trong điện thoại, con trai tôi bị sốt ban.

- Tôi biết, bác sĩ đáp, hôm qua tôi đă đến nhà ông và cho cậu ta uống thuốc. Ông hăy cách ly cậu ta với những người khác.

- Nhưng nó đă hôn con hầu.

- Vậy th́ hăy cách ly chị ta…

- Và chính tôi cũng hôn con hầu.

- Như thế có nghĩa là ông có thể mắc bệnh rồi.

- Vâng và từ lúc đó đến giờ tôi đă hôn vợ tôi.

- Khốn khổ, bác sĩ hốt hoảng, vậy th́ tôi cũng bị lây mất rồi!

12. Đánh lạc hướng, hoặc lạng lách (diverting). Tức là chuyển hướng đàm thoại từ mối quan tâm của người khác qua chủ đề của bạn. Ví dụ:

Một nông dân đi khám bệnh khai:

- Thưa bác sĩ, tôi bị vô sinh.

- Trước hết, ông phải làm các xét nghiệm, chụp phim rồi mới kết luận được là ông có bị vô sinh hay không.

- Chắc chắn là bị, đó là bệnh di truyền. Ông nội tôi cũng bị, bố tôi cũng bị.

- Thật sao? Vậy ông từ đâu ra?

- Từ quê ra chứ c̣n đâu nữa?!

Vị bác sĩ này có điên cái đầu không chứ?

13. Ngụy biện, dối trá (logical argument).

Một anh chàng đi nhậu say về, vừa đi vừa ngă, thâm hết cả người, về đến nhà mới thấm đau, nhưng không dám kêu v́ sợ vợ đay nghiến, anh ta lẳng lặng lấy Salonpas, cởi áo đứng trước gương để dán vào những chỗ tím. Sáng hôm sau, vừa mở mắt ra đă thấy vợ cầm chổi lông gà đứng trước giường truy hỏi:

- Hôm qua lại say hả?

- Đâu có… em buồn cười nhỉ, anh có tí việc về muộn, có uống giọt nào đâu?

- Thế hả, thế thằng nào dán Salonpas đầy lên gương của bà thế kia…

14. Cũng vậy hăy coi chừng sự trấn an (reassuring) sẽ gây ra gây gổ.

Cậu con trai:  Con thiệt là ngu quá.

Ông bố:          Con đâu có ngu.

Cậu con trai:   Không, con ngu mà.

Ông bố:        Con không có ngu.  Hăy nhớ lại vào cái ngày camping, con thông minh quá trời!  Ông bác sĩ tâm lư nghĩ rằng con là một người rất sáng dạ.

Cậu con:       Bằng cách nào mà ba biết ông ta nghĩ như vậy?

Ông bố:        Ông ấy đă nói với ba như thế.

Cậu con:      Thế tại sao ông ấy lại nói với con là khi nào con cũng đần độn cả vậy?

Ông bố:        Ông ấy chỉ đùa thôi mà.

Cậu con:        Con ngu đần thiệt đó, con biết mà. Ba cứ xem điểm của con ở trường là biết.

Ông bố:         Lo chi, con chỉ chăm học thêm một tí là được.

Cậu con:       Con đă học chăm hơn rồi, nhưng chẳng giúp được ǵ. Con chẳng hề có bộ óc.

Ông bố:        Con thông minh lắm, ba biết mà.

Cậu con:       Con ngu lắm, con biết.

Ông bố lớn tiếng:   Con không có ngu!

Cậu con căi:   Không, con rất ngu!

Ông bố gằn mạnh: Mày không có ngu. Đồ đần, không biết chi hết! 

 

Tuy nhiên khắc khẩu lại có những nguyên nhân sâu xa xuất phát từ những tư duy tiêu cực (negative thoughts) hoặc là méo mó tư duy (cognitive distortions) của người nói.

Nhà tâm lư học Aaron T. Beck [2], người sáng lập trường phái Cognitive Therapy, cho rằng khi con người gặp những khủng hoảng về t́nh cảm th́ thường có những tư duy sai lầm (logical errors), chính những tư duy hoặc lư luận không đúng này sẽ chỉ đạo, hoặc tạo ra những hành vi sai lầm, hoặc lời nói gây khắc khẩu.

C̣n nhà tâm lư học Albert Ellis [6], người sáng lập ra trường phái Rational Emotive Behavior Therapy (REMB) với lư thuyết A-B-C về cá tính (personality) th́ cho rằng một hành vi/lời nói hoặc thái độ A không tạo ra hậu quả liên quan đến cảm tính và hành vi (emotional & behavioral consequence) C, mà chính là niềm tin/tư duy B về biến cố A là nguyên nhân đưa đến hậu quả C.

                                                    A<--------------B------------->C

Beck đă liệt kê được 8 kiểu tư duy méo mó như sau:

1. Abitrary inferences:  Là loại suy diễn tùy hứng, kết luận/kết tội mà không cần bằng chứng. Trong loại này bao gồm cả:

- Catastropizing: Tin rằng tai vạ hoặc bệnh tật sẽ xảy đến cho ḿnh            

- Fortune telling: Tiên đoán cái xấu, cái thất bại sẽ tới với ḿnh.

- Mind reading: Suy bụng ta ra bụng người.

- Emotional reasoning: Kết luận/kết tội/giải thích thực tế bởi sự chỉ đạo của t́nh cảm.

- Blaming: Đổ thừa lỗi lầm/sai sót cho người khác; người Việt ḿnh gọi là ăn hô nói thừa.

2. Selective abstraction/negative filter: Đưa ra những kết luận/kết tội chỉ dựa trên những khuyết điểm/thiếu sót mà bỏ qua, lờ đi những ưu điểm, thế mạnh của ḿnh hoặc người khác.

3. Overgeneralization: Chỉ dựa trên một sai sót/thất bại của một sự kiện cá biệt mà kết luận/kết tội cho nhiều sự kiện khác

4. Magnification and minimization: Kết luận/kết tội một trường hợp/t́nh huống bằng cách thổi phồng hoặc giảm bớt giá trị/sự nguy hiểm của nó.  Trong loại này bao gồm cả:

- Denial/inability to disconfirm:  Từ chối/phủ nhận bất cứ bằng chứng (evidence), lư do (arguments) đă được đưa ra.

5. Personalization: Kết tội/kết luận là do ḿnh (self blaming).

6. Labeling and mislabeling: Kết luận/kết tội/chụp mũ sai bản sắc (identity) trong hiện tại của ai đó (hoặc của ḿnh) mà chỉ dựa vào những sai lầm trong quá khứ của họ (hoặc của ḿnh).

7. Polarized/dichotomous thinking: Những suy nghĩ cực đoan.

8. Musterbation/should: Những kết luận có tính cách cưỡng bức, ra lệnh. Những động từ thường dùng trong câu là: phải…, cần…, nên…

Những tư duy méo mó nói trên sẽ được t́m thấy trong câu chuyện Con Ruồi của tác giả Nguyễn Nhật Ánh sau đây:

Tôi vốn rất kỵ ruồi, cũng như gián, chuột, nói chung là kỵ tất thảy các thứ dơ bẩn đó. Tối đang nằm mà nghe tiếng chuột ḅ sột soạt trong bếp là tôi không tài nào nhắm mắt được. Thế nào tôi cũng vùng dậy lùng sục, đuổi đánh cho kỳ được. Bằng không th́ cứ gọi là thức trắng đêm.

Vậy mà bây giờ, một trong những thứ tôi sợ nhất lại nhảy tót vào ly sữa tôi đang uống, và đă uống, nói trắng ra là nhảy tót vào mồm tôi. Biết đâu ngoài con ruồi chết tiệt trong ly kia, tôi lại chẳng đă nuốt một con khác vào bụng. Mới nghĩ đến đó, tôi đă phát nôn.

Thấy tôi khạc nhổ luôn mồm, vợ tôi bước lại, lo lắng hỏi:
- Sao vậy anh?

Tôi hất đầu về phía ly sữa đặt trên bàn:
- Có người chết trôi kia ḱa!
(magnification/emotional reasoning)

Vợ tôi cầm ly sữa lên:
- Chết rồi! Ở đâu vậy cà?
- C̣n ở đâu ra nữa! - Tôi nhấm nhẳng - Chứ không phải em nhặt con ruồi bỏ vào ly cho anh à!
(blaming)

Vợ tôi nhăn mặt:
- Anh đừng có nói oan cho em! Chắc là nó mới sa vào!
- Hừ, mới sa hay sa từ hồi nào, có trời mà biết!

V́ tôi đang ốm nên vợ tôi không muốn căi cọ, cô ta nhận lỗi:
- Chắc là do em bất cẩn
(personalization). Thôi để em pha cho anh ly khác.

Tôi vẫn chưa nguôi giận:
- Em có pha ly khác th́ anh cũng đă nuốt con ruồi vào bụng rồi!
(emotional reasoning/catastrophizing)

Vợ tôi trố mắt:
- Nó c̣n trong ly kia mà!
- Nhưng mà có tới hai con lận. Anh uống một con rồi
(catastrophizing)
- Anh thấy sao anh c̣n uống?
- Ai mà thấy!
- Không thấy sao anh biết có hai con?

Tôi tặc lưỡi:
- Sao lại không biết? Uống vô khỏi cổ họng, nghe nó cộm cộm là biết liền.
(arbitrary inference)

Vợ tôi bán tín bán nghi. Nhưng v́ tôi đang ốm, một lần nữa cô ta sẵn sàng nhận khuyết điểm:
- Thôi, lỗi là do em bất cẩn! Để em...
(personalization)

Tôi là tôi chúa ghét cái kiểu nhận lỗi dễ dàng như vậy. Do đó, tôi nóng nảy cắt ngang:
- Hừ, bất cẩn, bất cẩn! Sao mà em cứ bất cẩn cả đời vậy?
(overgeneralizing)

Vợ tôi giật ḿnh:
- Anh bảo sao? Em làm ǵ mà anh gọi là bất cẩn cả đời?
- Chứ không phải sao?
- Không phải!
(denial)

À, lại c̣n bướng bỉnh! Tôi nheo mắt:
- Chứ hôm trước ai ủi cháy cái quần của anh?
- Th́ có làm phải có sai sót chứ? Anh giỏi sao anh chẳng ủi lấy mà cứ đùn cho em!
- Ái chà chà,
nói với chồng bằng cái giọng như thế hả? nói với người ốm như thế hả? bảo tôi lười chảy thây chứ ǵ
(mind reading)? so sánh tôi với khúc gỗ phải không (mind reading)? Ái chà chà...

Thấy tôi kết tội ghê quá, vợ tôi hoang mang:
- Em đâu có nói vậy!
(inability to disconfirm)
- Không nói th́ cũng như nói
(Polarized/dichotomous thinking)! tưởng giỏi lắm phỏng? Thế tháng vừa rồi ai làm cháy một lúc hai cái bóng đèn, tháng trước nữa ai phơi quần áo bị đánh cắp mà không hay? trả lời xem! (negative filters)

Vợ tôi nhún vai:
- Anh lôi những chuyện cổ tích ấy ra làm ǵ? Hừ, anh làm như anh không bất cẩn bao giờ vậy! Anh có muốn
tôi kể ra không? Tháng trước ai mở ṿi nước quên tắt để cho nước chảy ngập nhà? Anh hay tôi? Rồi trước đó nữa, ai làm mất ch́a khóa tủ, phải cạy cửa ra mới lấy được đồ đạc?(negative filters)

Tôi khoát tay:
- Nhưng đó là những chuyện nhỏ nhặt!
(minimization) C̣n cô, năm ngoái cô lấy mấy triệu cho bạn bè mượn bị nó gạt mất, sao cô không kể luôn ra? (negative filter)
- Chứ c̣n anh, sao anh không kể chuyện anh đi coi đá gà bị mất xe? Rồi năm ngoái, ai nhậu xỉn bị giật mất điện thoại?
(negative filters)

Cứ như thế, như có ma xui quỉ khiến, hai vợ chồng thi nhau lôi tuột những chuyện đời xửa đời xưa của nhau ra và thay nhau lên án đối phương, không làm sao dừng lại được. Tôi quên phắt là tôi đang ốm. Vợ tôi cũng vậy. Chúng tôi mải mê vận dụng trí nhớ vào việc lùng sục những khuyết điểm tầng tầng lớp lớp của nhau. Và thật lạ lùng, có những chuyện tưởng đă ch́m lấp từ lâu dưới bụi thời gian, tưởng không tài nào nhớ nỗi, thế mà bây giờ chúng lại hiện về rơ mồn một và chen nhau tuôn ra cửa miệng. Từ việc tôi ngủ quên tắt ti vi đến việc vợ tôi mua phải cá ươn, từ việc tôi bỏ đi chơi ba ngày liền không về nhà đến việc vợ tôi đi dự sinh nhật bạn đến mười hai giờ khuya v.v..., chúng tôi thẳng tay quậy đục ngầu quá khứ của nhau và vẽ lên trước mặt ḿnh một bức tranh khủng khiếp về đối tượng.

Trời ơi! Thế mà trước nay tôi vẫn sống chung với con người tệ hại đó! Thật không thể tưởng tượng nỗi! (negative filter) Tôi cay đắng nhủ thầm và bùng dậy quyết tâm phá vỡ cuộc sống đen tối đó. Tôi đập tay xuống bàn, kết thúc cuộc tranh căi:
- Thôi, tra khảo hành hạ nhau thế đủ rồi! Tóm lại là tôi hiểu rằng tôi không thể sống chung với cô được nữa! Tôi ngán đến tận cổ rồi!
(catastrophizing)

Vợ tôi lạnh lùng:
- Tùy anh!
(catastrophizing)

Câu đáp cộc lốc của vợ không khác ǵ dầu đổ vào lửa. Tôi nghiến răng:
- Được rồi! Cô chờ đấy! Tôi làm đơn xin ly hôn ngay bây giờ!

Tôi lập tức ngồi vào bàn và bắt đầu viết đơn. Ng̣i bút chạy nhoáng nhoàng trên giấy với tốc độ 100km/giờ (arbitrary inference/emotional reasoning).

Viết và kư tên ḿnh xong, tôi đẩy tờ đơn đến trước mặt vợ. Cô ta cầm bút kư rẹt một cái, thậm chí không thèm liếc qua xem tờ đơn viết những ǵ.

Thế là xong! Tôi tặc lưỡi và thở ra, không hiểu là thở phào hay thở dài. Cuộc đời cứ như xi-nê-ma, nhưng biết làm thế nào được!

Kư tên xong, vợ tôi đứng lên và cầm lấy ly sữa.
- Cô định làm ǵ đấy?
- Đem đổ đi chứ làm ǵ!
- Không được! Để ly sữa đấy cho tôi! Tôi phải vớt con ruồi ra, gói lại, đem đến ṭa án làm bằng cớ!
(polarized/dichotomous thinking)

Đặt ly sữa xuống bàn, vợ tôi lẳng lặng đi vào pḥng ngủ, đóng sập cửa lại. Trong khi đó, tôi h́ hục lấy muỗng vớt con ruồi ra. Tôi ngắm con ruồi nằm bẹp dí trên đầu muỗng và có cảm giác là lạ. Tôi đưa con ruồi lên sát mắt, lấy tay khảy nhẹ và điếng hồn nhận ra đó là một mẩu lá trà.

Nguyễn Nhật Ánh

Mẫu chuyện trên cho thấy khi nói chuyện, chúng ta đă biểu lộ bốn loại thông điệp: những ǵ chúng ta quan sát được (observations), những tư duy (thoughts), những t́nh cảm (feelings), và những nhu cầu (needs).

1. Những ǵ chúng ta quan sát (observe) được dựa trên điều mà chúng ta nghe, đọc, ngửi, nếm, sờ thấy. Tất cả cần được ghi nhận và truyền đạt lại một cách khách quan, chưa cần suy diễn hay kết luận.

2. Nhưng khi chúng ta phân tích, tổng hợp từ những ǵ mà chúng ta vừa quan sát được, rồi suy diễn, đánh giá đúng sai, tốt xấu để đưa đến một kết luận, th́ những kết luận này c̣n được gọi là những niềm tin (beliefs), những ư kiến (opinions), hay là những lư thuyết (theories).

3. Khi chúng ta biểu lộ những t́nh cảm (feelings) vui, buồn, giận, sợ, ghét, thương, yêu… nghĩa là chúng ta muốn họ thông cảm hơn, hiểu biết hơn và muốn họ thay đổi hành vi để làm cho chúng ta được thỏa măn hơn.

4. Theo Maslow [1] th́ con người ta có 6 loại nhu cầu từ thấp đến cao: 1) nhu cầu sinh học (biological) ví dụ: ăn, uống, ở, ngủ, t́nh dục… 2) nhu cầu an toàn (safety) và sống c̣n (survival); ví dụ: khoảng không gian an toàn, không bị đe dọa khủng bố hoặc tấn công, không muốn bị chửi bới… 3) nhu cầu quan hệ (belonging to) ví dụ:  muốn yêu và được yêu, muốn là thành viên của hội này hội nọ, không muốn bị từ mặt, treo chén, khai trừ…  4) nhu cầu tự hào (self-esteem) về những thành đạt.  5) nhu cầu muốn có tự do để phát triển năng lực (self-actualization)   6) nhu cầu tâm linh (spirit) ví dụ: niềm tin, tôn giáo,…

Chẳng thể một ai biết đúng nhu cầu của chính chúng ta nếu mỗi người không biểu lộ nó ra một cách chính xác. Cũng chẳng một ai thỏa măn nhu cầu của chúng ta một cách trọn vẹn nếu chúng ta dùng bạo lực và dối trá để đ̣i hỏi, chưa muốn nói đến việc người bị hành hung sẽ trả thù để đ̣i lại công đạo về sau.

Mẫu chuyện trên, dù là hư cấu hay thật, đều cho thấy có nhiều nguyên nhân dẫn đến sự gây gổ giữa hai vợ chồng; nhưng tựu trung cái nguyên nhân chính là xâm phạm cái giá trị hoặc nhu cầu riêng của mỗi người một cách có ư thức hoặc vô ư thức. Nhu cầu của người chồng trong câu chuyện là không thích hay nói đúng ra là rất sợ ruồi, gián, chuột (có thể được chẩn đoán là bệnh 300.29 Specific Phobia [4]). Sự sợ hăi đó đă được anh ta thổi phồng (magnification thought) con ruồi chết thành người chết trôi và phóng ra sự bực bội (projecting) để đổ lỗi (blaming) cho vợ ḿnh: “Chứ không phải em nhặt con ruồi bỏ vào ly cho anh à!”   

Khi người chồng kết tội vợ mà không đúng th́ sẽ bị vợ căi lại (denial): “Anh đừng có nói oan cho em!” rồi lư giải thêm qua sự đoán ṃ (diagnosis): “Chắc là nó mới sa vào!” Chính sự đoán ṃ không chính xác này là cái cớ để cho ông chồng tấn công tiếp tục: “Hừ, mới sa hay sa từ hồi nào, có trời mới biết!”

Đến đây, điều đáng khen là người vợ đă dịu dàng t́m cách giải quyết sự căi cọ bằng cách nhận hết lỗi về phần ḿnh (personalization): “Chắc là do em bất cẩn. Thôi để em pha cho anh ly khác.” Khắc khẩu tưởng đă được chấm dứt, nhưng thật không may h́nh ảnh con ruồi mà anh đă nuốt cứ măi ám ảnh anh nên cơn giận vẫn c̣n đó, khiến anh ta lờ đi lời của vợ, lái câu chuyện trở lại (diverting) việc buộc tội vợ: “Em có pha ly khác th́ anh cũng đă nuốt con ruồi vào bụng rồi!”

Từ đây sự căi cọ bắt đầu leo thang (escalating); mỗi bên đều dùng những lư lẽ để căi lại (logical argument), và một lần nữa tính chịu đựng thiệt tḥi của phụ nữ Việt Nam lại được người vợ thể hiện:  “Thôi, lỗi là do em bất cẩn!  Để em…”  Đây lại thêm một cơ hội nữa để làm lành, nhưng người chồng không những đă bỏ qua mà ngược lại, lại tấn công tiếp người vợ đáng thương trên diện rộng (overgeneralizing): “Hừ, bất cẩn, bất cẩn! Sao mà em cứ bất cẩn cả đời vậy?

Lẽ tất nhiên người vợ phải tự bảo vệ ḿnh bằng những phủ nhận (denial) hoặc phản công (criticizing) trở lại: “Không phải…” hoặc: “Anh giỏi sao chẳng ủi lấy mà cứ đùn cho em!”  Những phản công đó lại làm cho t́nh huống leo thang nữa, làm cho ông chồng càng nổi sùng thêm (nếu ông chồng này mà người Huế th́ Dr. Mộng Hoa của Y Khoa Huế gọi là Huế chướng, email: 5/06/11) bắt đầu đổi tông (labeling) từ “em” sang “cô”:  “Ái chà chà, nói với chồng bằng cái giọng như thế hả?....”,  và suy bụng ta ra bụng người (mind reading):  “Cô bảo tôi lười chảy thây chứ ǵ? Cô so sánh tôi với khúc gỗ phải không? (unfair comparison)...” rồi chỉ trích (criticizing) người vợ: “Cô tưởng cô giỏi lắm phỏng? Thế tháng vừa rồi ai làm cháy một lúc hai cái bóng đèn, tháng trước nữa ai phơi quần áo bị đánh cắp mà không hay? Cô trả lời xem!”

Một khi ông chồng leo thang đến mức này rồi th́ có người vợ nào mà nhịn được nữa, cũng phải đổi tông (labeling) từ “em” ra “tôi” cho khỏi bị lép vế chứ: “Hừ, anh làm như anh không bất cẩn bao giờ vậy! Anh có muốn tôi kể ra không? Tháng trước ai mở ṿi nước quên tắt để cho nước chảy ngập nhà? Anh hay tôi? Rồi trước đó nữa, ai làm mất ch́a khóa tủ, phải cạy cửa ra mới lấy được đồ đạc?”...

Đúng như tác giả đă nhận xét: “Cứ như thế, như có ma xui quỉ khiến, hai vợ chồng thi nhau lôi tuột những chuyện đời xửa đời xưa của nhau ra và thay nhau lên án đối phương, không làm sao dừng lại được...  Chúng tôi mải mê vận dụng trí nhớ vào việc lùng sục những khuyết điểm tầng tầng lớp của nhau. Và thật lạ lùng, có những chuyện tưởng đă ch́m lấp từ lâu dưới bụi thời gian, tưởng không tài nào nhớ nỗi, thế mà bây giờ chúng lại hiện về rơ mồn một và chen nhau tuôn ra cửa miệng (nhà Phân Tâm Học Sigmund Freud gọi là free association)

Để rồi người chồng phải than thở: “Trời ơi!  Thế mà trước nay tôi vẫn sống chung với con người tệ hại đó! Thật không thể tưởng tượng nỗi! (negative filter), nhảy ngay vào kết luận đầy cảm tính (emotional reasoning) và cho rằng tai vạ sẽ tiếp tục xảy đến cho ḿnh nếu ông ta cứ sống chung với người vợ đó (catastrophizing): “Thôi, tra khảo hành hạ nhau thế đủ rồi! Tóm lại là tôi ngán đến tận cổ rồi!”

Leo thang đến mức độ “ngán tận cổ” này th́ đâu phải chỉ xảy ra riêng chi nơi ông chồng mà có cả nơi bà vợ nữa chứ! Cho nên người vợ mới lạnh lùng trả lời: “Tùy anh!”

Lời nói của người vợ: “Tùy anh” là giọt nước cuối cùng và lời nói: “Được rồi! Cô chờ đấy! Tôi làm đơn xin ly hôn ngay bây giờ!” làm tràn ly để kết thúc trận chiến khắc khẩu. C̣n tờ đơn ly hôn chỉ là một thủ tục hành chánh. 

Phần kết của câu chuyện cũng là phần tŕnh làng bằng chứng nguyên nhân đầu tiên và trước mắt tạo ra khắc khẩu để dẫn đến hậu quả ly hôn là mấy xác trà chứ không phải là mấy con ruồi chết trôi! Cho thấy sự hiểu lầm hoặc không hiểu nhau cũng chính là nguyên nhân thường t́nh tạo ra khắc khẩu hoặc đổ vỡ quan hệ.

Tại sao người ta lại dễ hiểu lầm nhau đến thế? Tiến sĩ Robert Bolton [3; p. 67] giải thích như sau:  “Khi một người cố gắng nói một điều ǵ đó cho người khác, th́ một tiến tŕnh rất chi là không chính xác sẽ xảy ra bởi do cả người gởi thông điệp lẫn người nhận thông điệp.”

 Ví dụ một giám đốc bán hàng muốn cảnh cáo một nhân viên của ông ta rằng: “Anh đă bán dưới 20% chỉ tiêu đă được đề ra.”  Lại nói: “Anh đă khởi sự làm công việc của anh khá nghiêm túc.  Nhưng anh vẫn không ở trong nhóm giống như của chúng tôi.”  Khi nghe được như vậy, người nhân viên lại nghĩ rằng: “Ông ta không cho rằng ḿnh phù hợp với công việc này.”

Trong ví dụ này người giám đốc đă mă hóa (coding) bằng lời một cách không chính xác điều muốn nói, c̣n người nhân viên sau khi nhận thông điệp không chính xác đó lại giải mă (decoding) theo ư ḿnh một cách không chính xác khiến cho thông điệp bị bóp méo đến 2 lần.  Sự bóp méo thông điệp có thể bị chi phối bởi 4 yếu tố đă được tŕnh bày ở trên (observations, thoughts, feelings, and needs).

Các Tiến sĩ Matthew McKay, Martha Davis, và Patrick Fanning lại cho rằng khi những thông điệp có những tư duy, t́nh cảm, nhu cầu và quan sát trộn lẫn nhau th́ những thông điệp đó sẽ bị nhiễm bẩn (contaminated messages) [9; pp. 37-40].  Những thông điệp nhiễm bẩn sẽ tạo ra hiểu lầm và xa cách. Ví dụ: Khi ông chồng nói: “Trong lúc em cho con chó ăn, th́ bữa ăn tối của anh đă bị nguội lạnh hết cả rồi.” Thông điệp này tạo ra sự xa cách là v́ những ǵ mà ông chồng biểu lộ chỉ là quan sát đơn giản và ngầm chứa cơn giận và phê phán (“Cô xem con chó quan trọng hơn tôi.”)

Nhưng khi những thông điệp bỏ sót một hoặc nhiều trong 4 biểu lộ nói trên th́ sẽ tạo ra lẫn lộn và ngờ vực. Thông điệp thiếu sót này được gọi là thông điệp chưa trọn vẹn (partial message) [9; pp. 37, 39-40].  Người nghe cảm giác có cái ǵ đó thiếu thiếu trong loại thông điệp chưa trọn vẹn này, nhưng họ không biết là cái ǵ. Khi họ nghe những lời phê phán cộc cằn bởi những cảm xúc của bạn th́ họ ngưng ngay việc chuyện tṛ v́ họ phản ứng lại cơn giận mà bạn chưa báo trước cho họ trong khi nói chuyện. Tương tự, họ sẽ nghi ngờ những kết luận mà bạn không dẫn chứng những ǵ đă quan sát được.

Thái độ và cảm tính của người nói thường truyền đạt một thông điệp ngầm chứa những ẩn ư (metamessages) [9; pp. 69-70].  Những ẩn ư này được thể hiện qua nhịp điệu (rhythm), cường độ (pitch), và những chữ đặc biệt tạo thêm sắc thái chứa đựng ư nghĩa của một câu. Chính thông điệp ngầm chứa ẩn ư này lại là nguồn gốc của những xung đột khi chuyện tṛ với nhau. 

Ví dụ trong câu: “Chờ một tí.” Nếu mỗi chữ trong câu được nhấn mạnh giống nhau th́ câu đó chỉ là một yêu cầu b́nh thường, nhưng nếu gằn giọng nơi chữ “chờ” th́ thông điệp ngầm biểu lộ sự bực ḿnh, thiếu kiên nhẫn.

Hoặc trong câu: “Tôi sẽ không đi về nhà với ông.” Nếu nhấn mạnh trên chữ “Tôi” th́ thông điệp hàm ư: “Có thể ai đó, nhưng không phải Tôi.”  Nếu nhấn mạnh trên chữ “nhà” th́ thông điệp ngầm ư: “Tôi có thể đi nơi nào đó với ông, nhưng không phải là về nhà.”  C̣n nếu nhấn mạnh trên chữ “ông” th́ thông điệp lại hàm ư: “Tôi có thể về nhà với ai đó, nhưng chắc chắn không phải là với ông.”

Hoặc trong câu: “Bạn vẫn c̣n ở đây?” Sự xuất hiện của hai chữ “vẫn c̣n” đă làm cho ư của câu biến thành: “Bạn không cần phải ở đây nữa.”

Trong chuyện Con Ruồi khi người chồng chuyển đổi danh xưng (không tránh khỏi kèm theo lên giọng) gọi từ “em” thành “cô” trong câu: “Ái chà chà, nói với chồng bằng cái giọng như thế hả?...” th́ thông điệp đó ngầm chứa một sự leo thang bực ḿnh cực độ và hết c̣n tôn trọng người vợ. Đương nhiên để khỏi bị lép vế, người vợ cũng leo thang trả đũa ngay: “Hừ, anh làm như anh không bất cẩn bao giờ vậy! Anh có muốn tôi kể ra không? Tháng trước ai mở ṿi nước quên tắt để cho nước chảy ngập nhà? Anh hay tôi?....”

Những hiểu lầm, những suy nghĩ tiêu cực, những rào cản trong khi nói chuyện…  cứ tiếp tục phóng ra. Để có bằng chứng mà chỉ trích nhau cả hai vợ chồng t́m cách moi móc những chuyện chưa được giải quyết từ thủa xa xưa ra khiến cả hai vợ chồng không thể chịu đựng được nhau nữa, th́ ly hôn là điều không thể tránh khỏi. Dù rằng trận chiến này chưa đi đến mức tồi tệ là đổ máu và/hoặc ly dị, nhưng rồi sẽ có hậu quả đó, nếu hai vợ chồng này vẫn chưa biết cách để đối phó với khắc khẩu.

 

I I. VẬY LÀM THẾ NÀO ĐỂ ĐƯƠNG ĐẦU VỚI KHẮC KHẨU?

Đương đầu với khắc khẩu nghĩa là đương đầu với những lời nói khắc khẩu của chính ḿnh và nơi người khác.  Đương đầu với những lời nói khắc khắc khẩu của chính ḿnh không có ǵ hay hơn là nên hạn chế bớt những lời nói tạo ra những phản ứng nơi người khác, đó là 14 chướng ngại vật (barriers) mà Tiến sĩ Robert Bolton đă nêu ra ở phần đầu của bài viết này.

Người ḿnh có câu: “Nghĩ sao nói vậy.” Tương tự, các nhà tâm lư học Aaron T. Beck [2] và Albert Ellis [6] cũng nói cần phải thách thức tư duy (disputing, D) thay đổi B (belief) để có một niềm tin mới (E), một tư duy hiệu quả. Từ đó một t́nh cảm (feeling, F) mới, lành mạnh sẽ khởi sinh. Từ đó lời nói sẽ không tạo ra khắc khẩu mà là hợp khẩu hơn.

Mối tương tác giữa các yếu tố A, B, C, D, E, F được diễn tả bằng sơ đồ như sau:

                       

A

B

C

 

 

 

 

 

 

 

 

D

E

F

 

Cha ông ḿnh cũng nói: “Lời nói không mất tiền mua lựa lời mà nói cho vừa ḷng nhau.” Tương tự như vậy, các nhà tâm lư học Mỹ: Matthew McKay, Martha Davis, và Patrick Fanning [10] cho rằng để đương đầu với những lời nói khắc khẩu của chính ḿnh cũng có nghĩa là chính ḿnh phải biết cách biến đổi những thông điệp bị nhiễm bẩn (contaminated messages) và những thông điệp ngầm chứa ẩn ư (metamessages) thành những thông điệp rơ ràng, chính xác và đầy đủ trước khi truyền đạt, chẳng hạn thay v́ nói với con gái: “Ba thấy con đang mặc bộ quần áo cũ ấy lại lần nữa.” Ba nhà tâm lư học này đề nghị nên đổi câu nói đó thành một câu nói chứa 3 mệnh đề riêng biệt:

1. “Bộ quần áo đó hơi sờn và cũng có vết mực trên đó mà chẳng thể tẩy sạch.” (observation)

2. “Ba không nghĩ rằng nó đẹp để mặc đi thăm ông nội vào ngày Chủ Nhật này.” (thought)

3. “Ba lo là ông nội của con cho rằng ba là một ông bố không tốt nếu ba để cho con mặc như thế.”

Để đương đầu với những lời nói khắc khẩu nơi người khác trước hết người nghe phải biết làm chủ cơn giận của ḿnh, phải biết lắng nghe một cách có hiệu quả, và phải biết cách đối phó một cách thành công với những chỉ trích thiếu tinh thần xây dựng hoặc đổ lỗi… của người khác.

 A. Phải biết làm chủ cơn giận của ḿnh khi nghe lời nói xóc óc qua 8 steps sau:

1. Nhận cho ra những dấu hiệu trên cơ thể (body signals) và những hành vi (behavior signals) biểu hiện ở mức độ thấp nhất của cơn giận. Ở mức độ thấp, những body signals đó có thể là mặt đỏ hay xanh tía (tùy người), nhịp thở nhanh, mạch nhanh, ngực phập phồng… , và những behavior signals có thể là to tiếng, lên giọng, bặm miệng, đi tới đi lui,….  Không nên để cơn giận tiến tới mức độ cao với body signals có thể là ngộp thở, nôn mữa, đau ngực, mất ăn mất ngủ… và behavior signals có thể là nạt nộ, gằn tiếng, đập phá đồ đạc, hành hung… gây nguy hiểm đến tính mạng và dính líu tới pháp luật.

2. Hít vào và thở ra sâu, chậm và dài một vài lần để cung cấp thêm oxygen cho cơ thể, đặc biệt giúp cho bộ năo thêm sáng suốt để đối phó với rắc rối cũng như để thư giăn đôi chút. Rồi quyết định:

-Nếu muốn tiếp tục nói chuyện th́ hăy tự an ủi ḿnh rằng: “Không sao, vợ (con, ba, mẹ… ông chủ, hoặc bạn… ḿnh) chỉ trích hoặc chửi ḿnh nghĩa là bà (cậu ta, cô ta…) chửi những ǵ xuất hiện trong năo bộ của bà ta, hoặc những ǵ bà ta giải thích, lư luận theo ư của bà ta, chứ không phải là của ḿnh.  V́ mỗi người có cách nh́n khác nhau đối với một cây hoa hồng; người này th́ thích mùi thơm, nhưng người kia th́ lại ghét gai nhọn đâm họ đau.”  Khi nghĩ được như vậy th́ bạn sẽ thông cảm cho ḿnh và cho vợ ḿnh; làm cho bạn b́nh tâm trở lại, b́nh thản lắng nghe trở lại một cách hiệu quả.

-Nếu vợ ḿnh vẫn c̣n chỉ trích mà ḿnh không thể chịu đựng được nữa th́:   

3. Nói: “Anh (em, tôi, con, ba, mẹ….) cảm thấy mệt, anh muốn nghỉ ngơi một tí, rồi sẽ trở lại nói chuyện với em sau.” Cần phải nói lư do trước khi “time out”, v́ nếu không nói rơ, người vợ (chồng, người thân…) sẽ nghĩ rằng ḿnh khinh họ“bỏ đi không thèm ỉa vô miệng tao một tiếng” hoặc khiến cho người vợ nghi oan: “Chắc lại đi t́m con khỉ đột nào đó để tâm sự”,  sẽ gây thêm rắc rối về sau.  Cũng cần phải nói thêm: “Anh sẽ quay lại nói chuyện với em” nghĩa là vẫn lưu ư đến nhu cầu của em chứ không bỏ lơ.

4. “Time out”: Tránh khỏi hiện trường để định tâm trở lại. Có thể t́m một nơi yên tĩnh, hoặc xem một phim hài hước, hoặc uống một ly nước lạnh (không nên uống bia, rượu), tắm và xoa bóp cơ thể, nói chuyện bâng quơ với bạn tốt (không nên nói chuyện với những người xấu hoặc thường gây khắc khẩu với người khác), nếu là người có đạo th́ có thể cầu nguyện Phật Bà Quan Âm, Chúa Jesus hay Mẹ Maria . Người Mỹ thường hay gọi cho vị cố vấn tâm lư của họ để tâm sự.  Thời gian time out dài ngắn tùy theo vấn nạn hoặc tùy theo hiệu quả của cách time out của ḿnh, có thể 10 phút, 1 giờ, một vài ngày, tuần… Trong thời gian này nên có những suy nghĩ lành mạnh, xây dựng. Điều quan trọng là tự mỗi người phải biết time out mất bao lâu là đủ cho ḿnh, bằng cách:

5. Kiểm tra trở lại (check) body signals và behavior signals của ḿnh để xem thử có giống như người b́nh thường chưa. Nếu lời nói êm ái, nhẹ nhàng trở lại, ánh mắt dịu lai... với một tấm ḷng thông cảm th́ quay trở lại gặp vợ (người thân).

6. Áp dụng kỹ thuật I. F.B.I. (I: tôi; F: feeling; B: behaving, observations; I:  intention, needs) để nói với vợ. Nghĩa là nói với vợ bằng một câu nói có chứa đựng 4 thành phần đă tŕnh bày, ví dụ:

          Anh (I) cảm thấy rất tức (F) khi em chửi anh là thứ không biết điều (B)Anh muốn em nói với anh lịch sự hơn (I).

7. Nói tiếp: “Em cho anh biết ư kiến đi.”

8. Và lắng nghe. Tuyệt đối không nói thêm chi nữa mà phải dành trọn th́ giờ để lắng nghe.

Nếu người vợ vẫn tiếp tục chửi bới th́ người chồng phải quay trở lại từ step 1, rồi tiếp tục step 2, 3…  Có thân chủ hỏi tôi: “Phải lập đi lập lại như vậy bao nhiêu lần th́ mới thành công?” Tôi đă trả lời: “Có thân chủ phải tái diễn cùng sự việc đó đến hơn 10 lần mới thành công; nhưng cũng có người chỉ 1 hoặc vài lần là đă có hiệu nghiệm.”

Đến đây mới chỉ làm giảm bớt khắc khẩu một cách tạm thời; nhưng vẫn chưa giải quyết được những xung đột. Giải quyết xung đột là một đề tài lớn, liên quan đến nhiều lĩnh vực như ngoại t́nh, tiền bạc, quyền lực, tôn giáo, chủng tộc, văn hóa, chính trị…; chúng ta sẽ đề cập trong một dịp khác.

 

B. Những kỹ thuật lắng nghe hiệu quả.

Trước hết cần phân biệt 2 chữ “nghe” (hearing) và “lắng nghe” (listening).  Theo giáo sư John Drakeford [5]: “Nghe là tiến tŕnh sinh lư thuộc cơ quan cảm giác, qua đó cảm giác nghe được nhận bởi tai rồi được chuyển về năo bộ. C̣n lắng nghe th́ ám chỉ đến một tiến tŕnh tâm lư phức tạp hơn, dính líu đến việc diễn giải và hiểu rơ sự kiện quan trọng của điều mà giác quan trải qua.” 

Lắng nghe không những chỉ lắng nghe nội dung ư, những ǵ người nói quan sát được, những nhu cầu của người nói mà c̣n phải lắng nghe cả t́nh cảm của người nói nữa. Như vậy lắng nghe không những chỉ lắng nghe lời của người nói mà c̣n phải lắng nghe những ǵ được biểu lộ trên toàn bộ cơ thể của người nói (body language), v́ 85% những ǵ chúng ta muốn truyền đạt lại là những ngôn ngữ không lời này (nonverbal language).

Thái độ lắng nghe hoàn toàn trái ngược với việc vội vàng cắt ngang lời của người nói bằng những lời chỉ trích, đổ lỗi, chụp mũ… được gọi là “nhảy vô trong họng người ta mà ngồi”,  hoặc bịt mồm bịt miệng không cho người khác nói (ví dụ: công an Việt Cộng bịt miệng Linh mục Nguyễn văn Lư tại một ṭa án ở trong nước), hoặc là hành hung người nói.

Một nghiên cứu từ University of Missouri [8] cho hay: “Nhiều người trong chúng ta xử dụng từ 70-80% thời gian khi thức cho việc giao tiếp với nhau. Trong đó 9% được dùng cho viết lách, 16% cho việc đọc, 30% để nói, và 45% để nghe. Nhưng phần lớn chúng ta lại là những người lắng nghe tồi.” 

Các lư do khiến chúng ta lắng nghe tồi là:

1. Mặc dù lắng nghe là kỹ năng giao tiếp được xử dụng nhiều nhất nhưng lại ít được huấn luyện nhất. Trong lúc đó nói, đọc, và viết th́ lại được dạy liên tục từ tiểu học cho đến đại học.

2. Khi chúng ta nghe một người nói, chúng ta chỉ xử dụng 25% công suất tâm trí (mental capacity) c̣n 75% công suất c̣n lại th́ lại suy nghĩ việc khác hoặc lang thang đâu đó. Sự không tập trung lắng nghe này sẽ khiến chúng ta không nắm vững vấn đề, để dẫn đến khắc khẩu. Lư do là v́ tốc độ nói trung b́nh khoảng 125 chữ mỗi phút, c̣n tốc độ hiểu của người nghe khoảng 400 chữ một phút. Chính thời gian thừa thăi đó chúng ta đă để cho tư tưởng của chúng ta đi lang thang hoặc liên tưởng đến việc khác.

3. Ngay sau khi lắng nghe 10 phút, một người thông minh b́nh thường chỉ nghe, hiểu và giữ lại được 50% những ǵ vừa mới được nghe. Sau 48 giờ, th́ lại mất đi 50% của 50% cái đă được lưu giữ. Tóm lại chúng ta chỉ giữ được có 25% những ǵ chúng ta đă nghe được mà thôi. Như vậy một người lắng nghe tồi sẽ gây cho chúng ta nhiều rắc rối trong quan hệ cá nhân cũng như nghề nghiệp.

4. Khả năng lắng nghe khác nhau tùy theo độ tuổi. Ở tuổi tiểu học (cấp I, Elementary) lớp I và II th́ hơn 90% học sinh đang lắng nghe khi cô giáo nói chuyện, ở lớp cuối của cấp 2 (Đệ nhất cấp) là 40%, nhưng ở cấp 3 (Đệ nhị cấp, High school) chỉ c̣n 28%.

5. Mức độ lắng nghe cũng sẽ giảm bớt nếu người đó phải lắng nghe một hơi dài khiến bị mệt mỏi.

Lẽ tất nhiên lắng nghe tồi sẽ đưa đến việc hiểu lầm nhau hoặc không hiểu đầy đủ ư và t́nh của người khác nói; khắc khẩu và xung đột từ đó sẽ xảy ra. Để việc lắng nghe có hiệu quả tốt, các Giáo sư Allen Ivey, Paul Pedersen and Mary Bradford Ivey [7] cho rằng người nghe cần có những kỹ năng sau:

1. Kỹ năng khuyến khích (encourage) người nói và tự ḿnh tŕnh bày lại (restatement) những nhóm chữ vừa mới được nghe. Khuyến khích người nói là kỹ năng liên quan đến cả ngôn ngữ không bằng lời và cả bằng lời nói. Đó là những cái gật đầu, nghiêng người về phía trước và mỉm cười cũng như lập lại chính xác những chữ, những ư quan trọng của người nói. Hoặc cổ động người nói bằng những chữ như: thế à!  ừ hứ!  wow!...

2. Kể lại (paraphrase) những ư quan trọng của người nói bằng lời của chính ḿnh.

3. Biết đặt những câu hỏi mở và đóng (open and close questions). Câu hỏi mở là những câu hỏi được mở đầu bằng những nghi vấn từ what (cái ǵ), how (bằng cách nào), why (tại sao) và could (có thể nào). Câu hỏi mở sẽ tạo cơ hội cho người nói nói dài hơi hơn.

Câu hỏi đóng th́ muốn khẳng định cụ thể vấn đề, và câu trả lời thường là câu ngắn gọn ví dụ:  yes hoặc no (có hoặc không, đúng hoặc không đúng).

4. Kỹ năng phản ảnh lại những t́nh cảm (reflection of feeling) mà bạn phát hiện nơi người nói, bằng cách nói: “ cảm thấy……v́….” Điều này sẽ giúp cho người nói nhận ra được những t́nh cảm của họ trong khi nói chuyện.

5. Kỹ năng tóm tắt câu chuyện (summarization).  Kỹ năng này liên quan đến 2 kỹ năng paraphrasing và reflecting feelings bao gồm việc tóm tắt cả những dữ kiện thực tế lẫn t́nh cảm đồng thời tổ chức lại những điều vừa được nói.

6. Không quên xác minh trở lại (checkout) những điều ḿnh nghe là đúng hay sai hoặc thiếu sót bằng những câu hỏi: Đúng không? Đúng chứ? Không biết tôi nghe như vậy có đúng không?...

 

C. Những kỹ thuật đương đầu với sự chỉ trích, đổ lỗi…

Có chuyện kể rằng chính Đức Phật đă đương đầu với một người Bà La Môn giáo ở Ràjagaha khi người này phỉ báng Đức Phật: “Đồ ăn trộm, đồ con lừa…” v́ một người trong gia tộc của ông ta quy y Phật. Đức Phật đă b́nh thản để cho ông ấy nguyền rủa, rồi bỗng nhiên ngài hỏi ông ấy thỉnh thoảng có mời bạn bè về nhà ăn cơm không. Khi nghe trả lời là có, ngài hỏi tiếp ông ấy phải làm sao nếu khách không dùng các món ăn. Người Bà La Môn đáp các món ăn ấy sẽ dành cho phần ḿnh.  Đức Phật tuyên bố: “Thế cũng giống hệt lời phỉ báng kia, ta không nhận nó, vậy nó trở lại với ông!” [11].

Tâm lư học hiện đại đưa ra 3 kỹ thuật đương đầu với sự chỉ trích, đổ lỗi,…[10]:

-công nhận (acknowledgement)

-tung hỏa mù (clouding)

-và thăm ḍ (probing)

Tùy theo sự chỉ trích đó đúng hay không đúng hay chỉ đúng phần nào, mà cách thức áp dụng các kỹ thuật sẽ khác nhau.

1. Công nhận hoàn toàn (acknowledgement) khi sự chỉ trích đó có tinh thần xây dựng và đúng. Lời công nhận cần có đủ 3 phần: 

- Công nhận người đó phê b́nh đúng

- Nhắc lại điều ḿnh đă làm sai hoặc không đúng

- Xin lỗi, hoặc nói lư do

Ví dụ, khi bạn vừa bước vào pḥng họp, người trưởng nhóm chỉ trích bạn: “Anh đă đi trễ 15 phút rồi đó.” Nh́n đồng hồ bạn thấy quả thật bạn đă trễ mất 15 phút; bạn cần trả lời như sau:

Anh nói đúngTôi đă trể mất 15 phút; v́ có 2 xe húc nhau trên đường tôi đi đến đây.”

Khi phát biểu “Anh nói đúng” có nghĩa là người chỉ trích đă được công nhận, đồng thời cũng hàm ư được khen. Có ai lại không thích được khen? Một khi thích rồi th́ sẽ hạ hỏa ngay.  Khi nói “Tôi đă trễ mất 15 phút” nghĩa là “Tôi đă cẩn thận lắng nghe anh”. C̣n nếu không nói đến phần ba “v́ có 2 xe húc nhau trên đường tôi đi đến đây” th́ sẽ khiến cho người chỉ trích vẫn chưa thỏa măn.

2. Kỹ thuật tung hỏa mù (clouding)

Kỹ thuật này được áp dụng cho những lời chỉ trích không đúng theo ư bạn hay những chỉ trích thiếu tinh thần xây dựng hoặc láu cá. Đa số những chỉ trích này đều rơi vào những người có tư duy tiêu cực (negative thoughts) hoặc méo mó trong suy nghĩ (cognitive distortions). 

Có 3 cách đương đầu với loại chỉ trích này:

a. Công nhận một phần nào đó (agreeing in part) của toàn bộ ư kiến chỉ trích. 

Bạn chọn 1 điều bạn đồng ư trong số những điều chỉ trích, và lờ đi những điều chỉ trích sai hoặc bạn không đồng ư. Lời nói đương đầu cũng cần có đủ 3 phần như trong câu công nhận hoàn toàn: ngoài phần nói lư do và xin lỗi, bạn có thể hỏi thêm ư kiến trợ giúp của người chỉ trích.

Ví dụ vợ bạn chỉ trích bạn: “Anh không được chi hết cả, nhờ coi dùm nồi cơm mà cũng để cho bị khê. Biết như ri, tui lấy ông X. c̣n hơn.” Trong câu nói của bà vợ này có 3 ư: - trách ông chồng để cơm bị khê, - hàm ư chê cả những việc khác nữa (Anh không được chi hết cả), - đừng có sống với tui nữa.

 

Câu trả lời có thể là: “Em nói đúngNồi cơm đă bị khê rồi! Anh ham viết bài để nộp cho Hội Y Khoa Huế Hải Ngoại kịp thời hạn nên quên lửng. Thôi ḿnh đi kéo ghế (ăn tiệm) nhé?

b. Công nhận nửa vời (agreeing in probability) bằng cách dùng các nhóm chữ:  “Có thể em nói đúng”, “Em nói có thể đúng”… thay v́ nói “Em nói đúng” như khi công nhận hoàn toàn. “Có thể đúng” hàm ư rằng “đúng với em nhưng không đúng với anh đâu.” 

Ví dụ khi bị chỉ trích:  “Nếu mày không dùng chỉ cạo (floss) răng; mày sẽ bị bệnh nướu răng và cuộc đời c̣n lại của mầy sẽ khổ sở.” Câu trả lời trong trường hợp này sẽ là:

-Có thể mày nói đúngTao có thể sẽ bị bệnh nếu răngCám ơn mày nhắc nhở.

Kỹ thuật này khá hữu hiệu để đương đầu với câu chỉ trích mang tính triệt buộc hoặc bị cưỡng bức phải đồng ư với người chỉ trích mà người bị chỉ trích lại ở trong thế yếu hoặc muốn cho êm chuyện. Chẳng hạn sau khi chỉ trích nặng nề, người đó hàm hồ hỏi tiếp: “…Anh có thấy anh sai hoàn toàn không? Há… Anh nói đi… “  th́ câu đương đầu lại có thể là: “Có thể em đúng... ”

c. Công nhận trong điều kiện (Agreeing in principle). Lời đương đầu thường mở đầu bằng chữ NẾU (If).  Ví dụ ông bố chỉ trích đứa con trai: 

-“Tóc tai của mày tao thấy bù xù và kệch cỡm quá, chắc là hơn một tháng chưa cắt tóc phải không mày? Tao không muốn mày đi ra ngoài với cái đầu tóc như vậy. Nếu mày cứ đương cái đầu đó ra th́ người ta sẽ cười cho thúi óc!”

Câu trả lời lại có thể là:

-Ba nói đúng. NẾU tóc con mà kệch cỡm th́ có thể đă hơn một tháng con chưa đi cắt tóc. Cám ơn ba.”

Ngoài miệng th́ nói vậy nhưng trong ḷng cậu ta có thể lư luận: “Ông già quá lạc model!”, nhưng cái hay của cách trả lời từ miệng của cậu ta là sẽ tạm thời làm hạ hỏa cơn giận của ba cậu.

Kỹ thuật tung hỏa mù có thể sẽ bị chỉ trích là xảo trá, ma mănh, nhưng dầu sao cũng không làm leo thang khắc khẩu; nó tốt hơn những thái độ gây gổ hoặc thụ động.  Gây gổ sẽ làm leo thang xung đột, c̣n thụ động sẽ bị coi thường hoặc bị đè bẹp.

3. Kỹ thuật thăm ḍ (probing).

Kỹ thuật này được xử dụng khi bạn không biết hoặc chưa biết lời chỉ trích là có tinh thần xây dựng hay không xây dựng, hoặc bạn không biết hoặc chưa biết lời chỉ trích đó đúng hay sai.  Những lời chỉ trích này thường là của những người có tư duy sai trái hoặc bóp méo (negative thoughts/cognitive distortions) như đă được tŕnh bày trong phần “Các nguyên nhân sâu xa”.

Và lời nói để đương đầu thường là những câu hỏi, những yêu cầu muốn người chỉ trích làm sáng tỏ vấn đề hoặc cung cấp thêm chi tiết. Những chữ hoặc cụm từ quan trọng mà người bị chỉ trích nên xử dụng cho câu nói của ḿnh là: “Xin bạn vui ḷng cho ví dụ về vấn đề đó”,“Bằng cách nào….”, “Xin bạn giải thích cho về….”, “C̣n chi nữa…”, “Có điều ǵ làm phiền bạn đến không, khi tôi….?”

Ví dụ khi chàng chỉ trích: “Em răng mà nhác trướng mỡ rứa?”

Nàng nên trả lời: “Nhác trướng mỡ! Em không hiểu, xin anh cho một vài ví dụ.

Hoặc ví dụ có người chỉ trích:  “Mọi người ở đây đang làm việc ngoài giờ như một con chó; c̣n anh th́ lại đi nhảy đầm hằng đêm, bắt đầu từ lúc 5:00 PM.”

Câu trả lời đúng với kỹ thuật thăm ḍ này là: Có điều ǵ làm phiền đến bạn không khi tôi rời sở làm đúng giờ trong lúc những người khác đang làm ngoài giờ?

Nếu người chỉ trích không trả lời được, hăy để họ suy nghĩ về những negative thoughts/cognitive distortions của họ, không nên hỏi tiếp v́ hỏi tiếp sẽ càng làm cho họ bị quê thêm. Hăy coi chừng con chó bị dồn vào chân tường!

Để đương đầu với những bệnh nhân dễ nổi giận hoặc không làm chủ được lời nói hoặc hành vi do sự mất quân b́nh hormone trong năo bộ nơi các bệnh nhân về mood disorders (Bipolar Disorder I & II…), anxiety disorders (PTSD, Special Phobia, ….), Intermittent Explosive Disorders, Personality Disorders,…[4]; những bệnh nhân này cần được giới thiệu đến các psychiatrists và psychologists để được điều trị.

V́ sự xung đột lời qua tiếng lại cũng được học từ gia đ́nh. “Cha nào con nấy” hay là “Con hư tại mẹ, cháu hư tại bà” là những câu tục ngữ mà người dân thường hàm ư đến điều đó. Và v́ những xung đột trong gia đ́nh thường tạo ra những liên minh phức tạp và trầm trọng, lắm lúc lại dính líu đến cả ḍng họ hoặc sui gia hai phía cho nên các đương sự cần được giới thiệu gặp Asian family therapists để được điều trị.

Đặc biệt những hành vi bạo hành hoặc lời nói khủng bố của một người cũng được sinh ra và phát triển một cách tự nhiên bởi chính sách trị dân của một chính thể. Nếu người dân sống trong thể chế chính trị cổ vơ chuyên chính bạo lực và duy vật biện chứng dối trá th́ người dân sẽ thoải mái bạo hành và dối trá mà chẳng hề cảm thấy hổ thẹn hoặc cắn rứt lương tâm tí nào cả, v́ đó là cách sống của xă hội đó hay nói đúng hơn là đă trở thành một thứ văn hóa của xă hội đó.

Hăy nghe bà Tạ Phong Tần [12], một cựu sĩ quan công an nhân dân của nhà nước Cộng Ḥa Xă Hội Chủ Nghĩa Việt Nam giảng dạy đàn em Nguyễn Trường Thành, thiếu úy công an phường 8, quận 3, thành phố Hồ Chí Minh và các đồng chí của viên thiếu úy này tại trụ sở công an phường vào ngày 5 tháng 6 năm 2011 về ảnh hưởng của chế độ cộng sản lên đạo đức và hành vi của người dân Việt Nam ra sao:

“Chế độ cộng sản này là chế độ gian ác, bất nhân. Truyền thống người Việt từ xưa là “kính già yêu trẻ”, “tôn sư trọng đạo”, con cái hiếu để với ông bà cha mẹ. Chúng nó cướp chính quyền, một trận cải cách ruộng đất xui nguyên giục bị, làm cho con tố cáo cha, cha tố ngược lại con, vợ chồng, anh em, ông bà, cháu chắt, họ hàng, bạn bè tố cáo lẫn nhau. Luân thường đạo lư đảo ngược, đạo đức tiêu vong, con người trở thành con vật. Có đứa nào đọc báo Tuổi Trẻ cười số ngày 1/6 chưa? Chưa đọc th́ về mua đọc. Trong số đó có ông Lê Minh Quốc giới thiệu một cuốn sách mới của ông Nguyễn Hải Tùng- Nguyên Giám đốc sở văn hóa- thông tin tỉnh Minh Hải cũ. Ông Nguyễn Hải Tùng là nhân chứng sống, ghi lại những câu chuyện mà ông gọi là “vui” thời kháng chiến chống Mỹ ở miền Nam. Trong đó có chuyện “đồng chí cha” họp chi bộ chung với “đồng chí con”. “Đồng chí con” phê b́nh “đồng chí cha” là “lo chuyện gia đ́nh nhiều quá lơ là công tác tổ chức”. “Đồng chí cha” tức quá không dám trả lời, xong họp ra ngoài mới chửi thề:“Đụ mẹ mày đừng có về nhà tao”. Những người cộng sản coi đó là chuyện b́nh thường, chuyện vui cười, mà tao đọc tao thấy cười không nỗi, cười ra nước mắt. Cha lo cho gia đ́nh th́ lo cho con chớ lo cho ai? Vậy mà thằng con dám“ăn cháo đái bát” mắng cha, cha lại không có quyền và không dám dạy cho thằng con hỗn xược một bài học. Thiệt là chuyện “lộn cứt lên đầu”. Cộng sản tạo ra một cái xă hội đảo lộn luân thường đạo lư làm người, cha không ra cha, con không ra con, một cái trại súc vật chớ đâu phải con người.

Đức Phật sống Đạt Lai Lạt Ma nhận xét:“Cộng sản là loài cỏ dại, mọc trên hoang tàn của chiến tranh; là loài trùng độc, sinh sôi nảy nở trên rác rưới của cuộc đời.”

Đương kim Thủ Tướng Đức, bà Angela Merkel: “Cộng sản đă làm cho người dân trở thành gian dối.”

Để điều trị cái văn hóa bạo hành và dối trá của cộng sản, cựu Tổng Thống Nga Boris Yelsin khẳng định: “Cộng sản không thể nào sửa chữa, mà cần phải đào thải nó.”

Đương kim Thủ Tướng Nga Vladimir Putin c̣n bồi thêm:“Kẻ nào tin những ǵ cộng sản nói là không có cái đầu. Kẻ nào làm theo lời của cộng sản là không có trái tim.”

Nhà văn Nga Alexandre Soljenitsym, người được giải Nobel lại cụ thể hơn nữa: “Khi thấy thằng cộng sản nói láo, ta phải đứng lên nói nó nói láo. Nếu không đủ can đảm nói nó nói láo, ta phải đứng lên ra đi, không ở lại nghe nó nói láo. Nếu không đủ can đảm bỏ đi, mà phải ngồi lại nghe, ta sẽ không nói lại những lời nó nói láo với người khác.”

 

I I I. PHẦN KẾT:

Tôi hy vọng với toàn bộ những điều thô thiển vừa được tŕnh bày ở trên sẽ giúp ích phần nào cho quí vị đương đầu được với sự khắc khẩu xảy ra trong gia đ́nh, giữa bạn bè và đặc biệt là trong các tổ chức, hội đoàn... Một khi đă biết cách đương đầu với khắc khẩu th́ sẽ không c̣n mất ăn mất ngủ v́ nó. Nghị quyết 36 của Bộ Chính Trị Đảng Cộng Sản Việt Nam nhằm gây xung đột chia rẽ cộng đồng người Việt tị nạn cộng sản sẽ bị vô hiệu hóa. Chúng ta sẽ tiết kiệm được công sức, th́ giờ và tiền bạc để cùng lo việc nước, v́ thuận vợ thuận chồng tát biển đông cũng cạn.

Để trắc nghiệm xem thử mỗi một chúng ta có khả năng đương đầu với khắc khẩu hay không; mời quí vị tự ḿnh t́m ra phương cách đương đầu một cách hiệu quả với những khắc khẩu trong hai trường hợp sau đây:

1. Bạn sẽ đương đầu ra sao với những khắc khẩu đă xảy ra trong chuyện CON RUỒI, nếu bạn là người trong cuộc?

2. Bạn nên trả lời như thế nào với câu hỏi (hàm ư chỉ trích người Việt Nam vong ơn bội nghĩa, ăn cháo đái bát) của một người từ Đại Học Nam Kinh, Trung Cộng đă hỏi Giáo Sư, Bác Sĩ Nguyễn Ngọc Thạch (cựu sinh viên Y Khoa Huế, Giáo Sư Y Khoa tim mạch của Mỹ) trong chuyện kể của ông sau đây khi ông được mời giảng dạy tại Đại Học này, nếu bạn là GS Thạch:

"Last year (2009), in Beijing, during a meeting, I was surprised by the question of a close young friend from the U of Nanjing. Usually, I am very straight forward in dealing with business or scientific questions in Asia. This time, the question was about history of relation between China and Vietnam. The question was: Why after 1975, Vietnam did have an anti-China policy, while Vietnam received a lot of helps from China during the fight against the Americans? I did not know much in details the history on the relationship between China and VN from 1954 to 1975 in the North VN, so I could not answer his question.  However, the question my friend asked me reflects the trend or the general opinion of the public or of the intellectuals in China."

Chúc các bạn thành công.

Trần Đức Lợi  YKH10

June 18, 2011

 

TÀI LIỆU THAM KHẢO

 

[1]. Larry S. Baker. (2000). Pebbles in the Pond. (p. 4.6 & 4.7).  Library of Congress Catalog Number:  97-99999.

[2]. Aaron T. Beck & Weishaar, M.E. (2000). Current Psychotherapies.  (6th ed., pp. 241-272).  Itasca, IL: F.E. Peacock.

[3]. Robert Bolton.  (1979). People Skill. New York: Simmon & Schuster Inc.

[4]. Diagnostic & Statistical Manual of Mental Disorders (DSM-IV-TR). (2000). (4th ed.; pp. 449-450). American Psychiatric Association.

[5]. John Drakeford. (1967). The Awsome Power of the Listening Ear. (p. 17). Waco, Texas.

[6]. Albert Ellis. (1997). The Evolution of Albert Ellis and Tational Emotive Behavior therapy.  In J.K.Zeig (Ed.), The Evolution of Psychotherapy: The Third Conference. (pp. 69-82). New York: Brunner/Mazel.

[7]. Allen Ivey, Paul Pedersen & Mary Bradford Ivey.  (2008).  Group Microskills. (p. 84).  Microtraining Associates, Inc.  Hanover, Massachussett.

[8]. Dick Lee & Delmar Hatesohl.  (1993). Listening: Our Most Used Communication Skill.  University of Missouri Extension.

[9]. Mathew McKay, et al. (1995).  Messages. New Harbinger Publications Inc.

[10]. Mathew McKay & Patrick Fanning. (1992). Self Esteem. (pp. 135-158). New Harbinger Publications, Inc.

[11]. H.W. Schumann (Trần Phương Lan dịch). (2000). Đức Phật Lịch Sử.  Trang: 467-468. Nhà Xuất Bản tp HCM.

[12]. Tạ Phong Tần. (2011). Ngày Biểu T́nh 5/6/2011 và Chuyện Bà Tạ Phong Tần. 0:3:54 AM. Đàn Chim Việt Online.

[13]. Và những chuyện vui, xin phép được trích dẫn (có sửa đổi) từ Diễn Đàn của Đại Học Y Khoa Huế Hải Ngoại.

 

  Trở về Mục Lục