Mục Lục

 

Hồi tưởng về những chuyến đi

 

   Kỳ nghỉ lễ Phục sinh vừa rồi, một cô bạn rủ tôi đi Melbourne chơi vài ngày. Phượng (tên cô bạn của tôi) có vài người thân ở đó nên mỗi năm hay về thăm. Con gái của P. cũng đi cùng với chúng tôi, và đă book vé xe đ̣ cho mọi người qua Internet.

Tôi đón xe ở trung tâm Sydney khoảng 7 giờ tối, sau đó xe ghé vài địa điểm nữa th́ đến trạm Parramatta nơi hai mẹ con P. đứng chờ. Sau khi đón đủ người, tài xế cũng nói qua về các điểm mà xe sẽ dừng để mọi người ăn tối hoặc nghỉ một lát. Melbourne cách Sydney khoảng 1000km, chừng 6 giờ sáng là tới. Tài xế cũng khuyên mọi người không được hút thuốc hoặc tháo giày trên xe (xe có máy lạnh, chắc sợ hành khách chết ngộp v́ mùi hôi của bít tất!). Ông ta nói đùa là ai vi phạm sẽ bị cho xuống giữa đường.

Xe chạy qua nhiều thị trấn trong cảnh yên b́nh, tĩnh lặng của ban đêm, chỉ có các tiệm ăn như McDonald hoặc trạm xăng là c̣n mở cửa. Nếu đi vào ban ngày cũng vậy, dọc đường chỉ thấy toàn những cánh đồng cỏ, xa xa mới có một căn nhà. Các nông trại đồn điền đều vắng vẻ, mọi thứ đă sắp đặt sẵn, cả hệ thống tưới nước cũng tự động, hiếm thấy bóng dáng một ai.

Sáng hôm sau chúng tôi đến Melbourne, chị của P. đă đi holiday và giao ch́a khóa nhà lại để chúng tôi ở. Ngày nào chúng tôi cũng đi dạo phố và mua sắm. Tôi nhận thấy các tiệm quần áo ở đây có nhiều kiểu áo mùa Đông đẹp và rẻ hơn Sydney. C̣n các khu phố VN cũng đông đảo, tấp nập cảnh mua bán. Lạc vào những nơi này cứ tưởng ḿnh đang ở chợ Bến thành.

Ngày vui qua mau, đă đến ngày trở về. Do thấy đi xe đ̣ ngồi lâu mỏi quá nên chúng tôi chọn cách về Sydney bằng xe lửa. Hành lư lúc về c̣n nhiều hơn lúc đi, v́ ‘chiến lợi phẩm’ là một lô quần áo lạnh đă mua được.

Buổi tối lúc rời Melbourne, trong lúc đứng chờ P. đi gửi hành lư ở ga Southern Cross, tôi nh́n quanh nhà ga và chợt nghĩ đến em bé Pumpkin đến từ New Zealand, một ngày giữa tháng Chín 2007 em đă bị bố ruột là Nai Yin Xue bỏ rơi tại đây. Bố của em là một vơ sư người Hoa đă giết vợ giấu vào cốp xe rồi đem con từ New Zealand trốn qua Úc, ông ta bỏ em tại trạm xe lửa này rồi sau đó đáp máy bay sang Mỹ. Pumpkin (cái tên này do cảnh sát Úc đặt cho v́ em mặc áo có thương hiệu Pumpkin Patch, tên tiếng Hoa của em là Qian Xun) lúc đó được ba tuổi. Cảnh trên Ti-vi trích từ máy thu h́nh giám sát của nhà ga cho thấy một cô bé đứng ngơ ngác giữa ḍng người qua lại, và rồi được cảnh sát nắm tay dắt đi. Pumpkin về sau được ông bà ngoại từ Hoa Lục qua đón về nuôi. C̣n bố của em đă bị bắt và vừa rồi ṭa án New Zealand đă phán quyết ông ta phạm tội sát nhân.

Lên toa rồi chúng tôi mới nhận thấy là khỏi gửi hành lư cũng được, v́ các hàng ghế chỉ chiếm hơn nửa toa, c̣n lại là khoảng trống nên dư chỗ để va ly trên sàn. Con gái của P. măi nghe nhạc trên máy iPod c̣n chúng tôi tha hồ tṛ chuyện và cho là ḿnh đă quyết định đúng khi đi xe lửa, chỗ ngồi rộng răi, có thể đi tới lui cho giăn gân cốt, rồi lại ăn uống lúc nào cũng được, trên xe lại có toa bán thức ăn nhưng P đă chuẩn bị đủ cả, nào xôi bánh rồi nước trà, và có cả muối ớt để ăn với trái cây.Thật ra nếu đi máy bay th́ giá vé c̣n rẻ hơn, nhưng chúng tôi cũng muốn đi xe lửa xuyên tiểu bang cho biết, vả lại cũng chỉ ngủ một đêm là tới.

Ăn uống xong xuôi rồi mới đến việc ngủ, bây giờ mới thấy là khó ngủ. Xe đ̣ chạy êm ru không nghe một tiếng động, c̣n xe lửa th́ tuy cửa cũng kín mít nhưng vẫn nghe được tiếng ồn xập x́nh của nó! Một cô gái trong toa đă t́m ra một cách để ngủ cho thoải mái: cô ta nằm ngay ở chỗ sàn trống phía sau. Nhân viên đi qua cũng không nói ǵ. Tôi nghĩ bụng không biết cô này có từng đi Việt Nam hay không, mà rành cái kiểu ngủ dưới sàn như vậy. Đêm đă khuya mà tôi vẫn chưa ngủ được; tôi miên man suy nghĩ, nhớ về những chuyến đi của tôi ở Việt Nam, vào những ngày xa xưa lắm…

=================

Chuyến đi xa lần đầu trong đời của tôi là khoảng năm 1960, lúc tôi chừng ba hoặc bốn tuổi. Một bà bạn của Mẹ tôi là bác T. đưa cô em bịnh nặng từ Phan thiết vào bệnh viện Sài g̣n và nhờ Mẹ tôi đi cùng, và Mẹ dẫn tôi theo. Buổi tối hôm trước mọi người đi lối tắt ven theo đường rầy đến nhà ‘sếp ga’ để mua vé trước. Sáng hôm sau th́ ra ga để khởi hành. Tôi c̣n nhớ toa của chúng tôi là pḥng riêng có giường nằm, và có một cô bé dắt một người hát xẩm đến trước cửa pḥng để xin tiền. Đến Biên Ḥa hay Thủ Đức ǵ đó, có thân nhân của bác T. ra đón và đưa mọi người đi ăn tối.

Sau đó tôi được theo Mẹ vào Sài g̣n nhiều lần, Mẹ tôi làm nữ hộ sinh nên hay vào dự các khóa tu nghiệp ở bệnh viện Từ Dũ. Có lần cậu tôi từ Cần Thơ lái xe lên đón hai mẹ con về chơi nhà cậu vài ngày. Nhận xét của tôi là đường xá Sài g̣n thật rộng đẹp, nhiều tiệm buôn to lớn, lúc đó tôi mới biết đọc nên hay đọc tên các cửa tiệm lúc đi ngang qua, Mẹ tôi cười bảo: “Con đọc không xuể đâu”. Có lúc Mẹ tôi cần t́m mua thứ ǵ đó nên tới rất nhiều tiệm thuốc tây, chị tôi với tôi đi theo, đến tiệm nào hai chị em cũng bước lên cái bàn cân đứng, kê gần cửa, để coi ḿnh nặng bao nhiêu.

Những năm sau đó ít có người đi xe lửa v́ mất th́ giờ, lại dễ bị Việt Cộng đặt ḿn. Trạm Phan thiết rốt cuộc bị đóng cửa. Mỗi khi vào chơi nhà một người bạn gần đó, tôi thấy quang cảnh nhà ga thật tiêu điều v́ bỏ hoang lâu ngày, cỏ mọc cao che lấp cả cửa vào. Thời hoàng kim của nhà ga này có lẽ là những thập niên 1930, lúc thi nhân Hàn Mặc Tử từ Quy Nhơn đánh điện tín hẹn gặp Mộng Cầm ở ga Phan thiết rồi cùng nhau đi thăm Lầu ông Hoàng.

Đường xe đ̣ liên tỉnh cũng không an toàn vào những năm chiến tranh cao điểm. Có lần Mẹ tôi đi thăm chị tôi ở Phước Long (khoảng 1972), cả xe bị ‘mấy ổng’ lùa vô núi, cho ăn cháo, coi phim tuyên truyền rồi mới thả cho đi. V́ thế mỗi khi chị tôi về thăm nhà th́ hay đi nhờ máy bay quân sự. Và v́ đi nhờ không có giấy chính thức, nên có bữa gặp rắc rối khi về đến Tân Sơn Nhất, bị vô bót cảnh sát Đô Thành ngủ một đêm.

Con đường từ Sài g̣n về Phan thiết hay bị ‘Việt Cộng đắp mô’. Ban đêm du kích VC ra đắp một mô đất nhỏ ở giữa đường, nhất là ở đoạn Rừng Lá, gần Long Khánh. Những vụ như vậy làm xe cộ chậm trễ, v́ phải chờ quân đội ḍ ḿn rồi mới cho qua được. Khoảng năm 69, tôi và Thuận (là cháu gái của ba tôi đang ở PT để học Tú Tài) đem một đứa bé (em họ của Thuận) đi xe đ̣ vào Sài g̣n, gặp lúc bị đắp mô, xe không chạy lại càng thêm nóng nực. Đứa bé khóc nhè, mấy bà già trên xe cằn nhằn: “có con nhỏ mà không biết dỗ cho nó nín”, làm Thuận mặt buồn thiu. Ngoài những người lính VN c̣n có những người Mỹ đeo súng đi tới đi lui nh́n ngó vào các xe. Có một người lính Mỹ mua cà rem cho mấy đứa con nít vây quanh và thích thú nh́n chúng ăn. Cả tiếng sau họ mới cho xe đi sau khi đă dẹp xong cái mô đất.

Khoảng một vài năm sau tôi lại có dịp từ Phan thiết vào Sài g̣n với anh chị của tôi vào dịp nghỉ hè, lần này bằng máy bay Air Việt Nam. Tiền vé máy bay khứ hồi lúc đó là 700 đồng mỗi người. Chúng tôi đi đến đại lư của Air Việt Nam, gần ngân hàng Việt Nam Thương Tín bên phố. Từ đại lư có xe đưa lên phi trường Phan thiết.

Pḥng đợi của phi trường cũng là nơi có quầy bán thức ăn, và có nhiều bàn với khách ngồi rải rác; chúng tôi ngồi uống nước trong lúc chờ máy bay đến. Có vài quân nhân Mỹ trong quán, v́ phi trường cũng có căn cứ trú đóng của quân đội Mỹ. Tôi nh́n bảng tên trên áo của họ, mà nhớ tới người hàng xóm của tôi có lănh thầu thêu tên cho lính Mỹ, người thêu được trả công 10 đồng cho mỗi cái tên, tương đương giá một thanh sô cô la. Có một lần họ đưa thử vài cái cho Thuận thêu, sau đó Thuận dùng tiền đó mua kẹo rượu (là những viên sô cô la mà bên trong là rượu ngọt lỏng) và chia cho tôi.

Có một người lính Mỹ đi tới các bàn mà hành khách đang ngồi. Đến bàn nào anh ta cũng vui vẻ bắt tay từng người, và giới thiệu tên của anh ta. Đến bàn của chị em tôi, chị tôi cũng lịch sự bắt tay anh ta, và giới thiệu tên ḿnh. Anh ta cứ đi ḷng ṿng chào hỏi khắp pḥng. Một lát sau có hai người quân cảnh Mỹ hối hả đi vào, họ đội nón sắt có chữ MP (Military Police) trên nón, và lập tức áp giải anh ta ra khỏi pḥng. Không ai hiểu lư do tại sao. Bây giờ tôi nghĩ có thể v́ lúc đó anh ta say rượu, nhưng nếu có th́ cũng không ai nhận ra, v́ cử chỉ của anh ta tuy hơi quá thân thiện nhưng không có vẻ ǵ là suồng să cả.

Sau đó chúng tôi ra sân bay, cô chiêu đăi viên hàng không mặc áo dài màu thiên thanh (màu biểu tượng của Air Việt Nam) đứng đón dưới chân thang máy bay, chị em tôi cũng mặc áo dài. Đó là lần đầu tiên tôi đi máy bay, đường bay ngắn nên họ chỉ phát nước uống, bánh bích quy và chuối. Đến Sài g̣n có Thuận đi taxi ra đón chúng tôi ở phi trường Tân Sơn Nhất.

==============

Sau năm 75 th́ việc đi lại rất khó khăn. Đường máy bay dân dụng ngưng hoạt động đă đành mà việc đi xe đ̣ cũng rất nhiêu khê. Phải ra công an xin giấy đi đường, rồi c̣n xếp hàng cả ngày để mua vé.

Chỉ một đoạn đường 200km Phan thiết-Sài g̣n mà người ta đi bằng đủ loại phương tiện: xe đạp, honda, xe đ̣, rồi xe chạy bằng than (các ḷ gaz hồi xưa bây giờ được cưa lại làm thùng than gắn ở đuôi xe) mỗi khi xe chạy là than hồng rơi lả tả trên đường. Có lần Ba tôi cũng đi honda vào Sài g̣n, mới tới Long Khánh th́ trời mưa nên ngă xe và găy xương bả vai, cũng may là ở Long Khánh có nhà d́ tôi ở đó. Sau một tuần dưỡng sức ông trở về Phan thiết với một bên vai bị băng bột, làm cho Mẹ tôi buồn ḷng quá đỗi.

Đường xe lửa bấy lâu bỏ hoang như nàng công chúa ngủ trong rừng, lúc đó lại được mở ra, cũng làm giảm bớt áp lực giao thông phần nào. Nhưng v́ cầu nhiều hơn cung, phải bán vé không hạn chế nên dân chúng ngồi chen chúc như cá ṃi khắp sàn xe, bậc xe và cả trên nóc xe; c̣n cảnh chờ đợi trên sân ga th́ y hệt như trong phim Dr. Jhivago mà tôi đă xem trước 75 nói về thời cách mạng Liên Xô, trong đó có cảnh hàng ngàn người chờ chực xe lửa.

Thời gian đó tôi đang học ở Sài g̣n nên hay đi về bằng xe lửa nhiều lần mà lần nào cũng gặp ‘sự cố’. Một lần th́ bọn trẻ quăng đá vào cửa sổ trúng một bà ngồi đối diện chị em tôi, làm bà ta bị lỗ đầu chảy máu. Một lần th́ có đứa nhỏ bán rong nhân lúc tôi ngủ gật nên tḥ tay vào giỏ lấy mất một ít tiền. Chuyện như vậy là thường. Tới các trạm th́ hành khách phải cúi rạp xuống hết và lấy tay che đầu, v́ những người đi buôn quăng củi ào ào vô xe qua cửa sổ (thời đó điện gaz ǵ cũng cúp nên phải nấu ăn bằng than hoặc củi). Có lần xe lửa phải dừng lại cả tiếng, v́ một cậu thanh niên ngồi trên nóc, tới một cây cầu có ṿm gần Sài g̣n th́ những người ngồi trên nóc xe phải khom xuống cho đến khi qua khỏi cầu, cậu ta ngẩng lên sớm quá nên bị ṿm cầu đánh văng xuống đất chết tại chỗ. Lại có một cậu ngồi ở bậc xe ngủ gật nên văng ra khỏi xe, cũng may là không chết. C̣n có bà già nhân lúc xe lửa dừng, bà ta xuống để đi tiểu. Tới khi xe lửa chạy rồi, đám con cháu bà nhoài người ra cửa sổ kêu thảm thiết bằng giọng ngoài Trung: “Mệ ơi Mệ”, mà ai cũng thấy là ‘Mệ’ c̣n ngồi xa xa ở giữa cánh đồng, không đứng lên được! Rốt cuộc th́ xe lửa cũng dừng lại để những người ở toa chót lôi bà ta lên.

Vậy mà có một lần tôi có được cảm giác thật vui thích khi đi xe lửa từ Sài g̣n về Phan thiết mà tôi c̣n nhớ măi đến bây giờ. Đó là khoảng năm 1976, nhà nước tổ chức bầu đại biểu Quốc Hội lần đầu tiên trên toàn quốc. Lần đó, như để dằn mặt giới trí thức Sài g̣n và đề cao tầng lớp lao động vô sản, một công nhân đổ rác Sở Vệ Sinh được đề cử trong danh sách đại biểu của thành phố Hồ Chí Minh (tên của chị h́nh như là Nguyễn thị Thêu, nếu tôi nhớ không lầm). Ngày nào báo đài cũng ca tụng tiểu sử và thành tích của chị. Thể thức đi bầu của thành phố cũng rất dễ dàng (có sẵn tên 10 đảng viên trên phiếu bầu, chỉ việc gạch bỏ tên một người c̣n 9 người). Được nghỉ học vào ngày bầu cử nên tôi nghỉ thêm vài ngày và đă xin sẵn giấy đi đường, để về thăm nhà. Mờ sáng tôi đă xếp hàng đi bầu, sau đó đón xích lô ra ga Sài g̣n, xế cửa chợ Bến Thành.

Bước lên xe lửa, tôi ngạc nhiên quá sức: toa xe hầu như trống trơn, chỉ có một vài người. Th́ ra dân chúng không ai dám vắng mặt trong ngày bầu cử và đă nghỉ ở nhà hết để đi bầu! Điều bất ngờ này làm tôi cảm thấy mừng vô cùng. Thường ngày xe lửa chật như nêm, người ta quăng củi trên đầu tôi, người ta chen chúc sát bên tôi, người ta treo vơng ở những chỗ nào có thể treo được, có người nằm dưới gầm ghế và tḥ tay nhéo chân tôi khi tôi vô ư dẫm phải họ. Vậy mà bây giờ các toa xe đều trống vắng như một con tàu ma! Xe lửa đă chạy rồi nhưng tôi vẫn chưa muốn ngồi, tôi đi tới đi lui khắp các toa. Tới các trạm cũng chẳng có ai lên, chỉ có vài người lên bán hàng. Tôi mua được một nải chuối để đem về làm quà, mà cảm thấy ḿnh giàu có lắm. Xe chạy qua các rừng rậm hoang dă lúc trời đă xế chiều, ánh sáng mờ mờ xuyên qua đám cây lá, các nhánh cây quét loạt soạt vào thân xe, tôi nh́n ngắm phong cảnh ngoài trời và lúc đó mới cảm nhận hết tâm trạng hạnh phúc, tự do giữa cảnh núi rừng. Thật là một cảm giác nhớ đời! Về đến nhà trời đă tối mịt, cả nhà lúc đó đang ăn cơm tối dưới ánh đèn dầu lù mù v́ cúp điện.

Vài hôm sau tôi trở về Sài g̣n, cũng là lúc có kết quả cuộc bầu cử. Lúc đi bầu tôi đă cố ư đánh trật để cho lá phiếu của ḿnh bất hợp lệ. Bà cụ chủ nhà trọ của tôi, là một người Bắc di cư hồi 54, cũng nói là bà không biết cách bầu nên đă gạch tên vào bích chương treo tường trong pḥng phiếu thay v́ trong lá phiếu. Những chuyện vặt này dĩ nhiên không hề hấn ǵ đến kết quả bầu cử, và chị Thêu đă đắc cử vẻ vang.

(Nhiều năm về sau, tôi đă có dịp đi xe lửa hiện đại ở Tokyo, đi metro ngầm ‘không người lái’ ở Paris, thậm chí đi cruise ở Egypt… mà vẫn chưa bao giờ có được cái cảm giác khoan khoái như lần đi xe lửa ở VN vào ngày bầu cử năm đó. Quả thật hạnh phúc là một cái ǵ rất là tương đối. Bữa nọ tôi xem 1 bản tin thống kê – không biết do đâu thực hiện – nói rằng dân Việt nam có mức hạnh phúc hàng đầu trên thế giới? Điều này có thể đúng, nếu nằm trong ‘phạm trù’ tương đối nói trên.)

Những chuyến xe đ̣ Sài g̣n - Phan thiết cũng bị lục xét triền miên, dù tài xế đă chạy ṿng vèo trong rừng để tránh bớt các trạm. Thời đó hầu hết nghề nào cũng bị cấm v́ cho là bóc lột, không làm ra của cải vật chất. Nhưng dễ ǵ có được việc làm với nhà nước, dù là với đồng lương chết đói. Thành ra hậu quả của việc cấm đoán này là số người đi buôn càng nhiều hơn trước và đi thường xuyên hơn, v́ mỗi lần họ chỉ đem được rất ít, bó vào người. Từ miền Tây họ đem thịt cột vào bụng vào đùi, từ Đà Lạt đem cà phê lận trong ngực, c̣n từ Phan thiết th́ buôn khô mực. Mực khô thường được gói trong bao dày (loại bao xi măng) để khỏi nghe mùi rồi quấn vào người. Có lần tôi ngồi gần hai cô có vẻ là hai chị em, tới mỗi trạm xét th́ cả xe phải xuống hết để họ lên lục giỏ. Mỗi khi cô ngồi kế bên tôi bước xuống th́ đùi cô như cái chày, thúc vào đùi tôi đau điếng. Tôi biết ngay là cô bó mực vào đùi. Tới một trạm chót gần Sài g̣n th́ một cô nói với một bà già trên xe: “Tới đây được rồi, thôi mẹ về đi.” Bà mẹ xuống xe để đón xe khác quay về. Có lẽ hai cô đem bà mẹ theo để nếu bị bắt th́ bà sẽ nhận thay và dễ năn nỉ hơn.

Đi lại bằng phương tiện ǵ cũng khó khăn, nên có một bà hàng xóm của tôi đă ‘vận dụng sáng tạo’ ra một kiểu di chuyển mới, như sau: Số là phía sau nhà của chúng tôi là nhà của một gia đ́nh y sĩ tên N., trước đây có tập kết ra Bắc, chị vợ gốc người Hàm Tân. Gọi là y sĩ v́ họ không có bằng cấp như bác sĩ ‘Ngụy’ trước kia, mà chỉ là y tá sau một thời gian phục vụ và ‘chuyên tu’ th́ trở thành y sĩ. Mẹ của chị thỉnh thoảng từ Hàm Tân vào thăm con cháu và ở lại một vài tuần. Một buổi tối bà sang nhà chúng tôi chơi, và chào từ giă cả nhà để mai về lại Hàm Tân. Ngồi tṛ chuyện với bà một lát, tôi hỏi bà:

“Vậy bác đă mua trước được vé xe chưa?”

Hỏi thăm cho có lệ vậy thôi, chứ tôi nghĩ thầm rằng con của bà này làm cán bộ th́ thể nào cũng chạy được cho bà một tờ giấy giới thiệu để đi đường.

Không ngờ bà ta thản nhiên trả lời:

“Tôi đi bộ.”

“Bác đi bộ?!”

“Phải, chứ chờ chực ngoài bến xe cả nửa ngày mới mua được cái vé, rồi xe chạy cà rịch cà tang, qua mấy cái trạm xét tới xét lui th́ đến tối mới về được tới nhà. C̣n tôi đi bộ th́ đến tối cũng về tới nhà. Bữa hổm từ Hàm Tân vào đây tôi cũng đi bộ.”

Tôi hỏi thêm th́ được biết là sáng sớm hôm sau, chừng ba bốn giờ sáng th́ bà sẽ từ nhà đi bộ ra biển Thương Chánh (nội từ nhà ra biển cũng khoảng ba cây số) rồi cứ thế rẽ phải về hướng Nam đi dọc theo bờ biển mà về đến Hàm Tân.

Quận Hàm Tân nằm trong khoảng giữa Phan thiết và Long Khánh, nếu đi xe đ̣ theo đường quốc lộ chưa tới 40km là đến ngă rẽ trái, thêm khoảng vài cây số nữa mới đến nơi. Không biết bà già này đi bộ theo đường bờ biển th́ có gần hơn hay không.

Kỷ lục của bà đă ăn đứt anh em chúng tôi, v́ chúng tôi có lần cũng đi bộ nhưng ngắn hơn nhiều. Khoảng năm 1979, tôi theo anh của tôi ra Nha Trang chơi vài ngày. Lúc về lại, xe lửa chỉ dừng ở trạm Mường Mán rồi đi thẳng Sài g̣n, chúng tôi phải xuống để chờ xe khác. Từ Mường Mán về Phan thiết chừng mười mấy cây số, mà ba tiếng nữa mới có chuyến. Lúc đó chừng bốn giờ chiều. Nóng ḷng về nhà nên chúng tôi đi bộ, mất khoảng hơn ba tiếng th́ về đến nhà.

Cũng trong một chuyến xe vào Sài g̣n mà tôi đă chứng kiến một vụ ngộ sát, dẫn đến cái chết của một hành khách trên xe. Đó là khoảng năm 1985, lúc tôi hay vào miền Tây để t́m cách vượt biên. Thời đó chưa có điện thoại tư nhân, nên chị họ của tôi (chị Bé) có nhiệm vụ về Phan thiết kêu tôi mỗi khi có chuyến đi gấp. Việc xe cộ cũng dễ dàng hơn lúc trước, v́ mới dẹp chế độ bao cấp, một vài xe đ̣ tư nhân được phép hoạt động.

Lần đó tôi với chị Bé đi trên một chiếc xe đ̣ lớn, ông tài xế có mang vợ đi theo, bà ta ngồi ở phía trước, cạnh cửa lên xuống. Tôi nhận thấy bà ta mới chính là người nắm quyền, bà ta sai bảo lơ xe, và lo mặc cả và thu tiền với những hành khách đón dọc đường. Ông chồng chỉ có mỗi một việc là lái xe mà thôi.  Lúc xe chạy gần đến Long Khánh, tôi thấy có một người bộ đội, vai đeo súng, ba lô để dưới chân, đang đứng ở bên đường và giơ tay ra hiệu cho xe dừng lại.

Ai cũng biết bộ đội là những người chẳng có tiền bạc ǵ, th́ một là họ xin đi quá giang không trả tiền, hai là nếu có trả th́ chẳng thấm ǵ so với những người có hàng hóa. Đó là chưa kể cũng không mấy ai có cảm t́nh với họ.

Ông tài xế đă chạy chậm chậm sắp dừng lại th́ bà vợ ông ta bỗng gằn giọng và rít lên (tôi nhớ nguyên văn câu nói của bà ta):

“Trời ơi đón cái thứ đó làm ǵ? Chạy luôn đi!”

Thế là ông ta lại rồ ga chạy tiếp qua mặt anh ta, chỉ vài giây sau th́ nghe 'đoàng' môt tiếng. Ai nấy đều hết hồn, tôi nghĩ là tên bộ đội v́ tức giận nên bắn chỉ thiên để dọa nạt vậy thôi, ai dè một chị la lên: “Trời ơi bà già chết rồi!”. Xe lập tức dừng lại, mọi người nháo nhào túa xuống theo cửa trước, tôi với chị Bé chạy xuống theo và nh́n vào cửa sau xe th́ thấy một bà cụ ngồi giữa băng ghế chót, đầu gục trên đống giỏ xách chất cao để trước chân, trông giống như người đang ngủ! Chung quanh tôi họ náo động cả lên, có người đoán rằng viên đạn bị bắn xiên xuống ḷng đường đă dội ngược lên gầm xe và trúng phải bà cụ. Chị ngồi cạnh bà cụ là người hoảng nhất, v́ cái chết đă đến với chị trong gang tấc. Một cô không quen biết bỗng kéo tay tôi: “Chị biết bác này không? Bác là mẹ của M. làm ở bệnh viện đó!” (M. th́ tôi biết v́ là bạn tiểu học với tôi, tôi nhớ bạn có giọng nói rất trong trẻo, thánh thót như tiếng chuông ngân và thường được cô giáo nhờ đọc bài vào giờ tập đọc.) Lúc đó có vài xe từ Sài g̣n chạy về Phan thiết, họ chạy rề rề để xem việc ǵ xảy ra. Tôi vẫy một chiếc xe và nhờ anh lơ xe lúc về đến Phan thiết th́ lên bệnh viện báo tin dùm cho cô M. Dân quân địa phương tới bắt giữ tên bộ đội, lúc đó hắn đứng ngây ra và mặt tái mét. (Về sau tôi có nghe nói là M. mượn được xe cứu thương để vào chở thi hài bà cụ về ngày hôm đó). Tôi với chị Bé lo đón xe khác để vào Sài g̣n. Hôm sau tôi đi miền Tây và được biết chuyến vượt biên đă hoăn lại, và tôi lại trở về Phan thiết.

Lúc mới qua Úc, có lần tôi đọc trên nhật báo Úc một bài báo có tựa đề ‘A Ride from Hell’, trong đó một phóng viên Úc kể về chuyến đi của ông ta và người bạn trên một chuyến tàu xuyên Việt xuất phát từ Hà Nội, và chứng kiến đủ cảnh hỉ nộ ái ố trên tàu. Lúc đó khoảng năm 1987, người nước ngoài không được đi xe lửa v́ không an toàn, nên họ chỉ được cấp giấy đi từ Hà Nội vào Huế mà thôi. Nhưng khi họ đến Huế, sau một chầu nhậu có bia và đồ biển với một quan chức ở đây, ông ta tuyên bố đây là lănh thổ của ông ta, ông ta muốn làm ǵ th́ làm và cấp cho họ một giấy phép đi đến tận Sài g̣n. Tuy vậy, chỉ tới Đà Nẵng th́ hai tay phóng viên này bỏ cuộc, xuống ga đứng nh́n con tàu tiếp tục hành tŕnh khổ ải của nó và mong cho nó đến b́nh yên.

Lần chót tôi đi xe lửa ở VN là năm 2001, từ Lào Cai về Hà Nội, sau chuyến đi chơi ở Sa Pa. Lúc đi Lào Cai, tôi mua được vé tàu nằm, một cái pḥng bé xíu có hai cái giường ba tầng chứa được 6 người. Tôi nằm tầng trên cùng gần sát trần, nếu mỏi quá cũng không thể ngồi lên được dù là khom lưng. C̣n lúc về Hà Nội th́ hết vé tàu nằm, phải mua vé thường. Cứ sáu hành khách ngồi trên hai băng ghế đối diện nhau, không có tay vịn hoặc chỗ tựa đầu ǵ cả, suốt 10 tiếng đồng hồ như vậy, mỏi quá th́ gác chân lên đồ đạc hoặc băng ghế đối diện. Chỗ tôi ngồi là hàng ghế chót sát cầu tiêu nên mùi hôi xông lên nồng nặc, vậy mà chẳng thấy ai than phiền ǵ cả, chắc họ khổ quen rồi nên không thấy khổ. Tôi cũng ‘ngộ’ ra chân lư cho chính ḿnh: khổ tạm thời th́ cũng không thấy khổ. Tuy không sử dụng đến cầu tiêu, tôi cũng vô đó hứng nước từ lavabo và dội sàn thật lâu, mà vẫn không hết mùi khai. (Cầu tiêu chỉ là một cái lỗ nhỏ trên sàn, chất thải rớt xuống đường rầy nhờ gió mưa dọn hộ. Nhân viên hỏa xa giao luôn ch́a khóa cho mấy thằng bé đánh giầy, tới mỗi trạm dừng th́ bọn trẻ chạy đi khóa các cầu tiêu để hành khách khỏi sử dụng, nếu không con đường rầy trước mặt sân ga sẽ hôi thối). C̣n toa căng tin chỉ có một cái tủ nhỏ bán thuốc lá với vài cái két nhựa úp ngược làm ghế ngồi. Đến 4 giờ sáng th́ tới ga Hàng Cỏ, tàu lại đậu cách nhà ga một khoảng. Trong ánh sáng lờ mờ hắt ra từ sân ga, đám hành khách tuôn xuống và men theo đường rầy đi vào ga. C̣n sớm quá nên tôi không về nhà cô bạn ngay v́ sợ làm phiền. Cũng may là trong pḥng đợi có đèn, có nhiều hành khách. Tôi nằm trên băng ghế ngủ một giấc tới sáng mới đi taxi về nhà bạn.

Lần rồi về thăm VN (2008) tôi nhận thấy đường xá nhà cửa có phần rộng đẹp hơn, nhưng việc đi lại vẫn không cải thiện ǵ mấy. Để chạy cho mau và tránh xe gắn máy th́ các xe đ̣ cứ chạy nghênh ngang giữa đường hoặc sang hẳn qua lằn đường bên kia, khi nào có xe ngược chiều chạy tới cách chừng mươi mét th́ họ mới lách trở về lằn đường dành cho ḿnh. Do chạy đấu đầu như vậy nên nếu có tai nạn xảy ra th́ rất thảm khốc. Một du khách nước ngoài đă gọi những hàng ghế đầu là ‘suicidal seats’. Một lần chúng tôi thuê taxi đi Mũi Né, thấy tài xế cứ lạng lách nguy hiểm quá, chúng tôi khuyên anh ta (gần như là năn nỉ) nên chạy chậm thôi, anh ta vẫn không đổi tốc độ và luôn miệng trả lời bằng một câu bất di bất dịch: ‘Ở Việt Nam là vậy đó, nếu không th́ làm sao mà chạy được!’.

Nhắc tới chuyện đi chơi Việt Nam tôi lại nhớ tới lần quá cảnh ở Singapore, tôi có gặp một Việt kiều cũng đang trên đường trở qua Úc. Anh kể rằng ba của anh đau nặng nên người nhà điện tín gọi anh về gấp, sau đó th́ ông cụ khỏi bệnh. Quê của anh ở miền Tây, cả xóm nghèo chỉ có ba mẹ anh là có con đi nước ngoài nên bà con trong xóm hay đến mượn tiền ba của anh và gọi ông là ông Tư Việt kiều. Về quê nhưng anh không đi chơi đâu hết v́ sợ xe cộ. Anh có một người bà con của anh bị đụng xe mười mấy lần từ hồi ‘giải phóng’ tới giờ. Vậy là trong suốt thời gian về thăm quê, tối ngày anh ta chỉ nằm trên vơng trước nhà để hầu chuyện với cha mẹ, ăn cơm bằng gạo từ ruộng lúa của chính nhà anh trồng (không có dùng chất trừ sâu độc hại), cứ thế cho đến ngày qua Úc. Xem ra, đi du lịch Việt Nam như anh là an toàn nhất!

==================

Măi suy nghĩ mông lung mà trời đă gần sáng. Ở ghế bên cạnh tôi, Phượng cũng vừa cựa ḿnh thức giấc nh́n qua tôi và nói:

“Ủa bà không ngủ được sao?”

Tôi lơ đăng trả lời bạn, tâm trí c̣n vương vấn những mảng kư ức xa xưa:

“Ờ ờ... xe lửa chạy hơi ồn nên ḿnh khó ngủ.”

 "Mà tui thấy ngồi xe lửa cũng mỏi quá bà, chỉ có đi máy bay là khỏe nhất.”

“Dù sao cũng c̣n đỡ hơn Việt Nam.”

“Việt Nam th́ c̣n nói ǵ nữa!”

 

Bạch Vân

 

   Trở về Mục Lục