Mục Lục

 

LAN MAN VÀI HÀNG VỀ NƯỚC ÚC

        BS. Phạm Đ́nh Dương 

 

   Nước Úc mênh mông bát ngát, cũng như người Úc thân thiện và b́nh dân,  là những ǵ tôi biết sơ qua lần đầu tiên trước khi đến tỵ nạn ở đây từ năm 1990. Tôi cũng từng có cảm nghĩ nước và dân Úc có vẻ ḥa nhập với thiên nhiên đến độ c̣n quê mùa. Hồi c̣n học văn hóa và đời sống Úc ở trại tỵ nạn, khi tôi xem h́nh ảnh Australia và phim Crocodile Dundee nổi tiếng của chàng tài tử Paul Hogan trông rất b́nh dân chân chất!

Sau hai mươi năm sống ở đây, tôi mới nhận ra nét tương đồng giữa người dân Úc (gọi thân mật là Aussie) và dân Nam Bộ của nước VN chúng ta. Cả hai đều trực tính, bộc tuệch bộc toạc, ruột để ngoài da v. v.  nhất là chưởi thề không khác với dân miền Nam ḿnh vậy. Nếu dân ḿnh luôn mồm đ. mẹ th́ dân Aussie cũng thoải mái đệm vô trong câu chuyện của họ là f.  hay f. ing v. v. Ngay trong show truyền h́nh có tên Rove, người dẫn chương tŕnh là Rove McManus cũng f.  lia lịa trước bàn dân thiên hạ! Đối với người cầm quyền như thủ tướng chẳng hạn, họ cũng thẳng thừng đốp chát vào mặt như thường! Tuy nhiên, tính thẳng thừng này đôi khi cũng chuốc lấy hậu quả không hay.  Nếu đi quá trớn, nó biểu hiện cho sự thô lỗ của tính cách nông dân chất phác, dễ gây hiểu lầm, thậm chí có thể bị cảnh sát c̣ng tay như chơi. Điển h́nh như là chàng diễn viên điện ảnh Russel Crowe hay mới đây Mel Gibson bị cảnh sát Mỹ bắt. Một chàng về tội ném điện thoại vào người dọn pḥng khách sạn và chàng kia về tội… thượng cẳng tay hạ cẳng chân đối với người đẹp là t́nh nhân của ḿnh.

 

Tuy nhiên nói chung dân Úc hiền lành,  thân thiện,  dễ tính và hay giúp đỡ người không may bị hoạn nạn,  thiếu thốn.  Ấy chính v́ tính hay thương người này mà họ bị dân nước khác phê b́nh chỉ trích là khùng. Chẳng hạn nhà báo Huy Phương viết nguyên một bài “Úc khùng”.  Sở dĩ thế là v́ ông này nhân khi qua Úc chơi nghe tin phong thanh nhưng hăi hùng cứ như bị Hồi giáo cực đoan khủng bố… rằng th́ là mà… lính Úc sẽ diễn hành với bộ đội VC ở Hà Nội! Cũng sững sờ lắm chứ! Thế nhưng, chính tôi nghe trực tiếp từ miệng ông cựu chủ tịch cộng đồng người VN tự do liên bang Úc th́ biết rằng chỉ là đề nghị của riêng một lăo chủ tịch RSL cựu chiến binh Úc một tiểu bang mà thôi, chứ không phải liên bang. Có điều là dân Mít tỵ nạn cũng nên cảnh giác như dân biểu Chris Hayes chẳng hạn khi ông tŕnh bày trước Quốc Hội Úc sự khó hiểu của ông trước việc nói trên. Nhân đó, ông nêu ra vấn đề nhân quyền ở VN chưa được cải thiện bao nhiêu mà tại sao trong danh sách những tổ chức được cấp viện trợ của Cơ quan viện trợ Úc (AusAID) lại có tên của Bộ Công An chuyên vi phạm nhân quyền th́ quả là ngược đời hay nói theo kiểu Huy Phương là đồ… Úc khùng vậy! 

Thật ra, đa số dân Úc thật thà và ít có tinh thần kỳ thị nhất, chỉ ngoại trừ bà Hanson hồi ra tranh cử th́ bà hô hoán ầm ỹ về… họa da vàng để câu phiếu một thành phần cử tri mà bà nhắm đến. Thế thôi! Đặc điểm của người Úc là tính “b́nh dân học vụ” nhất trên qủa địa cầu! Họ thích người tay trắng làm nên. Ai học ít mà có khả năng là được họ nể phục như thủ tướng Paul Keating, bỏ học lớp 9 nhưng thành công ở trường đời. Ông này từng đánh bại ứng cử viên tiến sĩ John Hewson là nhờ người dân dành nhiều thiện cảm ủng hộ v́ tài hùng biện thẳng thừng đốp chát của ông! Thực sự là về giáo dục,  nước Úc chú trọng vấn đề đào tạo lao động trung cấp mà không coi trọng bao nhiêu giới hàn lâm và trí thức! Họ hâm mộ đến độ sùng bái giới thể thao,  do đó họ tạc tượng đủ loại vận động viên trong khi hầu hết các nhà khoa học th́ chẳng ai đoái hoài tới để tạc tượng cả, dù là khoa học gia chiếm giải Nobel đi nữa! Cũng lạ là khi người  dân “kính nhi viễn chi” giới học thức như thế th́ đại học Úc lại được quốc tế đánh giá khá cao, nhờ vào thành tích dễ nể, chứ chẳng phải chuyện đùa đâu nhé! Điều đáng tiếc là có sự chảy máu chất xám, khi hầu hết nhân tài Úc thường t́m đường qua Mỹ để tiến thân, v́ nơi đây có nhiều điều kiện nghiên cứu tốt hơn ở Úc. Tuy thế, có chuyện tréo… cẳng ngỗng là bằng cấp tất cả các nơi khác chưa chắc đă được Úc công nhận mà phải thi lại để hành nghề, kể cả Mỹ.

Tưởng cũng nên dài ḍng một chút về một điển h́nh “Úc khùng” qua câu chuyện về bác sĩ chuyên khoa tim người Ấn có tên Inderjit Singh Virdi.  Là một thành viên của Hội phẫu thuật gia Anh quốc, bác sĩ Virdi đang hành nghề thay van tim ở Anh năm 1986 th́ được mời sang Úc cộng tác trong nhóm thay tim ở bệnh viện St. Vincent. Tại đây, ông đă thực hiện hơn 160 ca mổ tim,  bao gồm cả mổ phụ lẫn mổ chính và là phụ tá cho bác sĩ chuyên khoa tim nổi tiếng Victor Chang. Thế mà oái oăm thay, năm 1992 khi trở thành thường trú nhân và công dân xứ Miệt Dưới, ông bị buộc phải thi lại bằng chuyên môn mới được hành nghề! Chán lên tận cổ về việc này, ông… bai bái nước Úc và qua hành nghề ở ba nước New Zeland, Anh và Ấn Độ! Các bác sĩ thuộc Khối Thịnh Vượng Chung mà c̣n... trầy vi tróc vảy như thế, huống hồ các bác sĩ Mít tỵ nạn. Theo một bản điều tra th́ chỉ 10% bác sĩ nước ngoài trở lại nghề cũ.

Cách đây 10 năm, có một bài báo gây chấn động là  Úc có  “Chính sách chống bác sĩ ngoại quốc” trong đó nêu lên nhiều khó khăn và đưa ra đến những 33 đề nghị cải tổ nhưng cũng không đi tới đâu.  Nói một cách thực tế và công bằng, dân số Úc quá ít so với số bác sĩ tốt nghiệp hàng năm (từ mười mấy trường y khoa ở đây) lại quá nhiều, do đó Úc có ưu tiên cho chính con dân của ḿnh cũng là điều dễ hiểu.  Có điều... khùng là hiện Úc hạn chế dân nhập cư học nghề thầy thuốc bằng cuộc khảo hạch gọi là UMAT, nếu không siêu Anh ngữ th́… đi chỗ khác chơi! Nói về quan hệ giữa Úc và VNCH th́ cả 2 có mối duyên nợ khi cùng ngăn chận đại nạn CS tràn xuống Đông Nam Á trước 1975 mà có Đài Tưởng Niệm chiến sĩ Úc-Việt ở Cabravale Park do cộng đồng VN xây dựng. Mới đây tháng 4-2011, đài này được nâng lên cao nên ai đi qua cũng thấy bức tượng 2 chiến Sĩ Úc-Viêt ngồi sát bên nhau, với tư thế trầm tư về chiến tranh. Trước kia, đài đó xây dựng ở tầm thấp ngang mặt đất. Ấy thế mà cũng bị bọn phản chiến một chiều (hay ví von theo kiểu ‘yêu’ đơn phương) phá hư vài chỗ, nay đă được phục chế lại.

Úc tḥi ḷi.. nhà quê này cũng sản sinh ra một tên phản chiến hạng gộc, có thể nói là có công rất lớn với VC trên mặt trận quốc tế. Đó là nhà báo… (hại) thiên tả pḥ cộng Wilfred Burchett. Chính tên này làm việc cho Cộng sản Quốc tế để tuyên truyền… trọn gói cho VC từ đầu đến đuôi, nghĩa là anh ta được lệnh đích thân vào mật khu của cái gọị là MTGPMN, cho đến lúc mặt nạ rơi xuống th́ anh ta cũng về chầu… Mác Lê Hồ dưới mấy tầng âm phủ! Với tác động tuyên truyền của tên này mà khá nhiều người Úc cũng đă bị lôi kéo vào phong trào phản chiến. Thậm chí một thành phần trong đảng Lao Động (1 trong 2 đảng lớn ở Úc) có khuynh hướng ủng hộ miền Bắc CS nên khi chính phủ Gough Whitlam của đảng này lên cầm quyền vào lúc cuộc chiến VN sắp lụi tàn, họ đă công nhận MTGPMN và thiết lập quan hệ ngoại giao cả với Hà Nội.

Do đó,  thuyền nhân VN bấy giờ cũng phải trải qua rất nhiều gian nan mới được Úc đón nhận v́ chính phủ Lao Động không hoan nghênh họ khi tuyên bố trắng trợn là “bao giờ đá nở hoa th́ bọn này mới được chính phủ Úc cho tỵ nạn”! Thiên tả thân cộng… ác khẩu thế đấy! Có lẽ cũng nên nhắc lại là trong Australian Maritime Museum (Viện bảo tàng hàng hải) hiện nay vẫn c̣n trưng bày tàu, thuyền tỵ nạn VN và bức tranh “The last drop” của Đỗ Trọng Nhơn, cũng đồng thời là tác giả tượng điêu khắc 2 chiến sĩ Úc-Việt nói trên. Bức tranh vẽ ra một cô gái thuyền nhân (Boat People) đang uống giọt nước cuối cùng trên con tàu vượt biển!

 

Điều thú vị là nước Úc có đến 2 động vật tuyệt vời mà thế giới không hề có,  khiến cho vài tác giả đồng hương đến viếng Úc về thuật lại trong kư sự đều viết sai tên cả.  Chẳng hạn có người viết con Koala hóa ra Kaola hay con Kangaroo thành Kanguru là đại thử (Hán-Việt) hay chuột túi (thuần Việt). Koala chưa thấy tên gọi tiếng VN.  Nó hiền lành dễ thương như con thỏ nhưng chậm như rùa và lớn cỡ bằng con chó nhỏ.  Đồ ăn thường ngày của nó là lá bạch đàn hay lá khuynh diệp được trồng khắp nơi như rừng ở Úc! Thế nhưng con Kangaroo mới đây lại bị mang tiếng trên mạng nhân vụ án tiến sĩ luật Cù Huy Hà Vũ. Theo lịch sử tư pháp th́ loại ṭa án Kangaroo bị “chết tên” với xú danh như vậy là vào năm 1853. Tưởng cũng nên vớt vát “danh dự” cho con vật đặc biệt của xứ Miệt Dưới này (mà thủ tướng Keating trổ tài toạc móng heo diễn nôm là người Úc chúng ta nằm ở… mông đít của thế giới !) theo lối diễu nhại từ 2 câu thơ sau:

Ḥn đất mà biết nói năng

Th́ thầy địa lư hàm răng không c̣n!

Thành ra :

Kăngrù mà biết nói năng

Chánh án cà chớn hàm răng không c̣n!

 

Sở dĩ như thế là v́ vụ án trên xử nhanh kiểu đốt cháy giai đoạn vào hàng kỷ lục như cú nhảy của con đại thử.  Bằng 2 chân sau rất dài và lớn gấp mười lần 2 chân trước, con chuột túi phóng ḿnh về phía trước một khoảng cách khá xa. Cũng có người giải thích là vụ án bỏ túi như con đại thử có túi ở bụng trước để đựng con mới sinh. Bỏ túi tức là chưa xử mà lời tuyên án đă nằm sẵn trong túi áo chánh án rồi ! Nỗi oan…Thị Kính của con đại thử nằm ở đó vậy!

 

C̣n khối chuyện lan man không hết về nước Úc và người dân Miệt Dưới này! Nếu muốn biết mặt mũi một Aussie b́nh dân ra sao th́ cứ mường tượng ra trong trí h́nh ảnh: một anh chàng bụng phệ,  áo mặc không gài nút và một tay mang kè kè một chai bia hay rượu vừa bước đi ngất ngưỡng vừa chưởi thề… thoải mái, trông… rất ngầu như những nhân vật bạt mạng của truyện Thủy Hử thời xưa!

 

Phạm Đ́nh Dương

Tháng 6-Australia

 

 

  Trở về Mục Lục