Mục Lục

Máu đỏ, t́nh người

BS. Tôn Thất Hứa  ***** 

Ân t́nh

v    Chân thành cảm tạ quí Thầy & Cô cấp Tiểu, Trung, Đại Học và các bậc đàn Anh đă dạy dỗ cho con để có được ngày hôm nay.

v    Kính dâng hương hồn:

·        thân phụ dạy cho con t́nh người.

·        nhạc phụ đă chỉ dẫn cho con về y đạo và dẫn giải cho con nghề thầy thuốc.

·        nhạc mẫu đă trao truyền cho con t́nh thương.

v    Cám ơn Mẹ đă nuôi nấng và bảo bọc cho con nên người.

v    Ánh Ngân, em bao nhiêu ngày đêm ṃn mỏi gánh vác gia đ́nh để tôi hoàn thành cái nghiệp đă mang vào thân.      

v    Cảm ơn những bệnh nhân đă ban cho tôi niềm tin.

 

“Ấy là T̀NH nặng, ấy là ÂN sâu”

(Kiều, câu số 1966)

 

   Từ năm 1991 cho đến năm 1996 tôi đă tham gia nhiều lần công tác thiện nguyện để giải phẫu cho các bệnh nhân tật nguyền bẩm sinh hay do tai nạn gây nên, huấn luyện bằng những phương tiện, máy móc và thuốc men sẵn có ngay tại địa phương, đồng thời chỉ dẫn những phương pháp đơn giản nhất để nâng cao khả năng chẩn bệnh và chữa bệnh hữu hiệu cho y tá và đồng nghiệp tại các quốc gia thuộc khối Đông Nam Á và Phi Châu do các cơ quan các chính phủ tại Âu Châu, các hội từ thiện phi chính phủ (NGO) và Bộ Giáo Dục Đức chịu trách nhiệm. Các cơ quan hay hội đoàn nêu trên phải lo liệu tất cả thủ tục hành chánh như liên lạc với chính phủ liên hệ để xin chiếu khán, xin giấy cho phép được làm việc tại các bệnh viện của cơ quan y tế địa phương...

 

Thành viên của đoàn thiện nguyện thuộc khối y tế gồm nhiều ngành chuyên khoa khác nhau và kết hợp từ nhiều quốc gia của Á, Âu, Mỹ và Phi Châu. Tôi chưa gặp lần nào các đồng nghiệp từ Úc hay Tân Tây Lan. Chúng tôi làm việc không nhận thù lao và thường tham gia công tác trong thời gian nghỉ hè hàng năm của ḿnh.

 

Tháng 2-1997, thật bất ngờ và vui sướng khi tôi nhận được thư của tổ chức Association for Overseas MedicalService - Medical Mission Institute (Association des services médicaux d' Outremer -  Institut Missionaire Médical + Verein für aerztlichen Dienst in Uerbersee - Missionsaerztliches Institut) yêu cầu tôi thực hiện  một chuyến công tác huấn luyện tại chỗ cho các nước chậm tiến kéo dài 3 tháng: Phi Châu, Ấn Độ và Nam Mỹ. Những điểm chính của chương tŕnh làm việc là khám bệnh ngoại chẩn, chuẩn bị bệnh trước khi đưa lên bàn mổ, săn sóc sau khi mổ (có hay không có thở  hỗ trợ), chú trọng nhất là phần cấp cứu và hồi sinh (Emergency+Intensive and Critical Care Medicine-Notfall-+ Intensivmedizin), giải quyết các bệnh mổ cấp cứu... Tổ chức này đă cung cấp cho tôi rất đầy đủ tài liệu cần thiết để t́m hiểu ngôn ngữ thông dụng của từng quốc gia, tín ngưỡng của dân tộc, phong tục và tập quán của địa phương. Tôi có 3 tuần lễ suy nghĩ để chọn một nơi...

 

Thật khó quyết định, v́ mỗi nơi đều có cái quyến rũ riêng của nó, một vùng trời xa lạ so với những nơi tôi đă được đặt chân tới.

 

Nam Mỹ th́ ngay phút đầu  tiên tôi đă bị loại ra khỏi ṿng lựa chọn v́ tôi không xử dụng được tiếng Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha, là 2 ngôn ngữ chính tại các quốc gia trước đây đă chịu ảnh hưởng mạnh mẽ dưới ách đô hộ trong ḍng lịch sử. Nam Mỹ kích thích tôi nhiều nhất v́ tôi rất mê đá bóng. Ba Tây, Á Căn Đ́nh hiện tại là những đội bóng mạnh của thế giới, đă nhiều lần vô địch thế giới. Tôi thích nhất lối đá bóng linh động của cầu thủ Ba Tây, lúc nào cũng xông xáo theo đường banh làm cho người xem tưởng như số cầu thủ nhiều hơn 11 người. Tôi  cũng thích lối giao bóng nhanh nhẹn và rất điệu nghệ của đội bóng tṛn Ư và Pháp. Thắng hay thua vẫn là kết quả của cuộc tranh giải. Nhưng tôi lại không đồng ư với lối chơi chỉ để tranh thắng của Đức. Huấn luyện viên đội bóng quốc gia CHLB Đức trước đây đă đả kích lối chơi cho đẹp mà chỉ bằng ḷng tranh tài để mà thắng. Ông luôn luôn chủ trương, người cầu thủ ông phải là một diễn viên trên sân khấu hay nghệ sĩ kịch ảnh, không chấp nhận suốt 90 phút tranh tài là thời gian để tŕnh diễn văn nghệ. Tôi cũng không thích lối chơi mà các cầu thủ đứng trơ như các cột trụ đồng, chỉ dùng cặp chân để đưa bóng qua lại, nhồi đối thủ cho mệt đừ... rồi thừa cơ xông lên. Các quốc gia trước đây như Péru, Uraguay cũng đă làm mưa làm gió trên sân cỏ và để lại nhiều kỷ niệm ước mơ trong kư ức thuở ấu thơ của tôi.

Phi Châu, tôi chỉ biết qua sách vở. Phi Châu rộng lớn, man rợ, rừng núi hoang vu và nhiều mới lạ nhất là các loại muôn thú sư tử, cọp beo hươu cao cổ, lạc đà... mà chúng ta không thể t́m đâu ra được cả. Phi Châu cũng là nguồn gốc của nhiều loại bệnh độc đáo. Tôi cũng có một ham muốn mà biết rằng không thể thực hiện được v́ một ư nghĩ rất ngộ nghĩnh là biết đâu vô t́nh tôi bắt gặp được con khỉ truyền bệnh Aids rồi... để danh lại với núi non! Phi Châu là món mồi ngon của Anh, Bỉ, Pháp, Tây Ban Nha trước đây. Các đế quốc đă để lại vết giày thực dân trên vùng đất bao la, trù phú, hoang dại này. Tại đây, các nước thuộc địa cũ phần nhiều vẫn dùng ngôn ngữ của mẫu quốc để làm phương tiện giao dịch hàng ngày.

 

 Dẹp tất cả mộng mơ, tôi nghĩ đến thân tôi trong lớp tuổi xế chiều... Tôi chọn Ấn Độ. Khi chọn Ấn Độ, tôi cũng có mặc cảm với chính ḿnh. Tôi sinh ra trong một gia đ́nh theo đạo Phật. Tổ tiên đă có nhiều vị xuất gia mà cho đến bây giờ tôi vẫn chưa có duyên nợ với Phật Tổ. Tôi muốn đến xứ Phật để học đạo. Địa phương công tác cũng gay cấn và làm tôi bận tâm không ít, v́ tôi không muốn đến một nơi mà trước đó có nhiều đoàn y tế ngoại quốc đă đến làm việc. Tôi chỉ muốn phục vụ tại  một địa danh mà người bản xứ sẽ thật sự cần đến sự giúp đỡ từ bên ngoài.

 

Bệnh viện Thiên Chúa Giáo St. Thomas Hospital and Leprosy Center, Chettupattu trong tiểu bang Tamil Nadu, miền nam xứ Ấn Độ là mục tiêu tôi chọn. Tôi đến phi trường Madras lúc gần nửa đêm vào tháng 11, nhưng thời tiết c̣n rất nóng, nồng độ ẩm cũng khá cao chẳng thua chi Sàig̣n (Madras cùng nằm trên vĩ tuyến +12o với Nha Trang). Tôi đứng lạc lơng trong nhóm người lạ và chờ đợi người đến đón. Khổ thay, họ đứng trước mặt tôi, tôi đă tŕnh diện với họ, nhưng nhất định họ muốn đón một người Đức da trắng, tóc vàng, mắt xanh và mũi lơ...! Cuối cùng họ cũng chịu nhận tôi khi hành khách chẳng c̣n một ai...

 

Rồi chúng tôi trở về. Vừa ra khỏi phi trường th́ thấy ḅ đi dập d́u, hàng hàng lớp lớp đi nghênh ngang ngay cả trên mặt đường. Ḅ đang t́m nơi nghỉ đêm. Tổng số ḅ trên toàn xứ Ấn phỏng chừng 200 triệu con. Khoảng đường từ phi trường Madras đến Cheput chỉ có 150 cây số, nhưng chúng tôi phải mất gần 4 tiếng đồng hồ mới đến được địa điểm chỉ định. Lư do, một phần v́ đường xá quá gồ ghề, chưa kể là thiên hạ chờ về khuya ra ngồi hai bên lề đường để thưởng thức cái thú “thứ nhứt quận công, thứ nh́ ỉa... đồng.” C̣n lái xe th́ khỏi bàn tới v́ h́nh như cái xứ ni không có luật đi đường, mạnh ai  cứ chạy, tài xế cứ ấn c̣i chát tai trong đêm khuya để qua mặt hay lấn đường nhau. Hơn nữa xe hơi chạy bên trái mà tôi cứ sợ 2 xe đang chạy ngược chiều như sắp cụng vào nhau làm tôi không thể nào nhắm mắt được.

Ấn Độ, ơi Ấn Độ! Nhưng Ấn Độ có một chiều dài lịch sử cần nói đến. Qua sự lănh đạo tài ba và khéo léo của Thánh Gandhi, Ấn Độ đă giành lại độc lập sau 40 năm thống trị của nước Anh. Hiện tại Ấn Độ đang lâm vào một t́nh trạng xáo trộn kinh khủng đặc biệt là khủng hoảng chính trị, kinh tế và xă hội. Kể từ năm 1947 chính phủ do Ông Nehru lănh đạo đă bắt đầu ban bố một chính sách dân chủ rộng lớn. Triều đại Nehru chấm dứt vào năm 1991 sau vụ thảm sát đẫm máu Rajiv Gandhi, con trai của Bà Indira Gandhi. Thật ra trong thời gian qua đă có nhiều vị Thủ Tướng đă bị Quốc Hội Ấn bất tín nhiệm sau một nhiệm kỳ ngắn hạn hay bị ám sát do những phần tử đối lập cuồng tín chủ trương. Kể từ ngày rời khỏi ách đô hộ Anh,  Ấn Độ đă có 13 lần đầu phiếu toàn quốc mà chỉ  nội trong ṿng 3 năm sau cùng đă có 3 chính phủ khác nhau được thành h́nh. Từ năm 1950 Ấn Độ là một nước dân chủ độc lập trong khối Liên Hiệp Anh được chia ra 25 tiểu bang và 7 lănh thổ với rất nhiều dị biệt về văn hóa và tôn  giáo. Các tiểu bang được điều hành bởi một chính quyền của tiểu bang. Các Thống Đốc (Governer) lănh thổ do Thủ Tướng Chính Phủ Trung Ương chỉ định. Để giản dị hóa vấn đề hành chánh, chính quyền được chia ra 5 khối: Đông-Tây-Nam-Bắc và khối Trung  Ương. Về chính trị có 46 đảng phái, 3 đảng hiện đang có uy tín nhất là Congress Party, National Hindu (BJP) và Cộng Sản. Đảng Cộng Sản Ấn Độ hiện có nhiều uy tín tại miền Tây Bengal và vùng Kerala. Hiện nay Đảng Congress Party có thể đứng lên thay thế Đảng National Hindu (BJP) để nắm chính quyền nhưng nội bộ đảng phân hoá nặng nề. Trong t́nh thế chính trị rối ren hiện tại, một người có thể thu lại quyền lực của đảng National Hindu để cải tổ lại một chính phủ mạnh là Sonia Gandhi, quả phụ của Rajiv Gandhi. Tuy nhiên bà Sonia lại bị quần chúng chống đối dữ dội v́ bà là một người gốc Ư mặc dù bà đă có quốc tịch Ấn trên 20 năm, hơn nữa bà là một người Công giáo.

 

Theo thống kê 1997, Ấn Độ có diện tích 3.287.593 kilô mét vuông (đứng vào hàng thứ 7 của thế giới, 13 lần lớn hơn Việt-Nam), khoảng cách Nam - Bắc 3.200 cây số, Đông - Tây 2.750 cây số. Những thành phố lớn (tính bằng số 1.000.000 dân) Bombay 14.5; Calcutta 12.0; Dehli 10.1; Madras 5.7 và 20 thành phố lớn khác có trên 1 triệu dân. Vào năm 1947 đă có đến 98% dân Ấn bị nạn mù chữ. Hiện tại theo thống kê có 35% đàn ông và 13% đàn bà biết đọc và biết viết. Tiếng nói và chữ viết cũng là một vấn đề nan giải: 1.672 tiếng mẹ đẻ (gồm những tiếng địa phương và tiếng lóng) khác nhau, 18 thứ tiếng được thông dụng chính (languages officially) bao gồm (số người sử dụng được tính bằng triệu): Hindi 135, Telugu 39, Bengali 35, Marathi 34, Tamil 31, Urdu 24, Gujarati 21, Kannada 19, Malayalam 17, Oriya 16, Punjabi 11, Assamesisch 7, và Kaschmiri 2. Ngoài tiếng Anh, thứ tiếng của thuộc địa mẫu quốc ngẫu nhiên được hoan hỉ đón nhận là một ngôn ngữ thông dụng chính để giao dịch trong một quốc gia quá nhiều phân hóa, nhiều địa phương tính, Ấn đang cố t́m cho được một  tiếng nói chung cho quốc gia.  Khoảng 50% dân Ấn nói được tiếng Hindi; ngày 26 tháng Giêng 1965 tiếng Hindi được chọn là  ngôn ngữ hành chính của quốc gia. Theo mong muốn của Thánh Gandhi th́ quốc gia Ấn Độ phải có một thứ tiếng chung, tiếng Anh chỉ một ngôn ngữ giao thời mà thôi. Ngôn ngữ mới dự trù cho cả nước Ấn Độ sẽ do 2 thứ tiếng Hindi và Urdu kết hợp lại với nhau là 2 thứ tiếng được sử dụng nhiều tại miền Bắc dùng để nói. C̣n chữ viết th́ lấy từ tiếng Hindi hay Urdu. Nếu sự kết hợp ngôn ngữ này được thành công th́  sẽ truyền bá xuống miền Nam để thay thế lần lần thổ âm địa phương. Than ôi, sự  mong muốn của người lănh đạo tối cao, người đă giành lại độc lập cho quốc gia Ấn Độ cho đến thế kỷ thứ 21 này vẫn không thể thực hiện được. Người ngoại quốc đến du lịch nơi đây được lợi điểm trong vấn đề giao dịch bằng Anh ngữ (chỉ tại các tỉnh lớn, tài xế taxi, khách sạn...)

Năm 1900 chỉ có 250 triệu dân, đầu năm 1967 đă lên tới 500 triệu và theo đà đó th́ năm 2000 dân số Ấn Độ lên 1 tỷ người (1/6 dân số thế giới). Chỉ từ trong khoảng 1951 - 1961 dân số Ấn gia tăng 70 triệu có nghĩa 10 lần dân của nước Áo. Vào năm 1900 tuổi thọ trung b́nh của người Ấn chỉ có 24 tuổi, hiện nay phỏng chừng 43. 75% dân số trẻ hơn 35 tuổi và chỉ có 8% trên 55 tuổi. 200  triệu dân Ấn có cuộc sống vô cùng nghèo nàn và cơ cực. 75% dân số sống nhờ chăn nuôi, trồng trọt và chài lưới, có những gia súc, thú rừng và cây cối đặc biệt. Quan trọng nhất là hệ thống giao thông, với 60.000 cây số đường rầy xe lửa. Ấn Độ đứng đầu tại Á châu và thứ ba trên thế giới với 7.000 ga xe lửa, 11.000 đầu tàu (3/4 đầu tàu chạy bằng than, số c̣n lại bằng Diesel hay điện) và có 8.000.000 hành khách mỗi ngày .

Tổng sản lượng quốc gia (GNP) khoảng 100 tỷ Đức Mă/năm.

82% dân Ấn theo đạo Hindus, 12% đạo Hồi, 2,3% Thiên Chúa Giáo, 1,9% đạo Sikhs, 0,8% Phật Giáo, phần c̣n lại là những tôn giáo nhỏ khác như Jainas 0.46%, Parsen 0.37%...

 

Cuối cùng, tôi cũng xin nói thêm vài hàng về St. Thomas Hospital & Leprosy Center, nơi tôi đến làm việc thiện nguyện. Bệnh viện Cheput là một trong những trung tâm y tế được sự tài trợ của Medical Mission Institute Wuerzburg - Missionsaerztliches Institut Wuerzburg, Cộng Ḥa Liên Bang Đức tài trợ. Cha Christoph Becker, người đă sáng lập ra học viện từ thiện này vào năm 1922 sau khi hoàn thành sứ mạng của Hội Đồng Giám Mục giao phó từ miền bắc Ấn Độ về. Vào đầu năm 1960, bác sĩ F. Hemerijcks một chuyên gia bệnh Cùi người Bỉ kêu gọi sự giúp đỡ cho chương tŕnh chống bệnh nan y đang bành trướng mạnh tại tiểu bang Tamil Nadu; sự hỗ trợ được đáp ứng tức thời và ngày 16.05.1960 bệnh viện Chetput dưới sự điều khiển của nữ bác sĩ người Đức M. Asschoff được thành lập, có 230 giường với các khoa Nội, Giải Phẫu, Nhi, Bài Lao và chống Cùi. Năm 1975 bệnh viện được xem là một trung tâm y tế kiểu mẫu để chăm lo sức khỏe cho 350.000 dân của vùng phụ cận Cheput. 34.000 người bị bệnh cùi đă được đăng kư. Trong khuôn viên rộng răi của bệnh viện, c̣n có một ngôi Thánh Đường để chăm lo tâm linh cho bệnh nhân. Ngay sáng hôm sau tôi được giới thiệu với các đồng nghiệp. Người mà tôi chú ư nhất là Dr. C.K. Job nguyên Giáo Sư Đại Học Y Khoa Tulane, New Orleans, Head of the Pathology Research Department of the National Hansen' s Disease Center in Carville -USA. Ông ta, sau khi về hưu đă t́nh nguyện làm việc không lương để giúp đồng bào ruột thịt bị bênh cùi. Ngôn ngữ đựơc sử dụng trong tất cả buổi họp mặt như đă tŕnh bày trên là Anh ngữ, v́ đây là một nhóm người từ nhiều quốc gia khác nhau. Mỗi tuần chỉ mổ định kỳ 2 ngày, những ngày c̣n lại để khám ngoại chẩn. Mổ cấp cứu vẫn được mổ hàng ngày. Khu giải phẫu có 3 tay mổ: một là nội trú, một vừa có cấp bằng chuyên khoa giải phẫu và vị lớn tuổi nhất  là một Y sĩ Thiếu tướng không quân hồi hưu đến làm việc cho qua th́ giờ. Ông ta là một phẫu thuật viên có hạng và có nhiều khả năng điều hành. Phải nói mổ cấp cứu cũng nhiều như mổ định kỳ, v́ dân nghèo chỉ trèo lên bàn mổ trong đường cùng thế tận, họ lấy tiền đâu ra mà mua thuốc men??? Những ngày khám ngoại chẩn có 4 bác sĩ, vừa khám vừa cho thuốc miễn phí từ 400 - 450 bệnh nhân đủ mọi thứ bệnh và luân phiên nhau mổ. Người dân nghèo không có tiền đi khám tại các bệnh viện chính phủ hay pḥng mạch tư nhân v́ họ phải trả tiền khám và mua thuốc. Bệnh nhân đến từ những vùng xa xôi bằng xe đ̣, hoặc chuyên chở bằng xe ḅ hay vuợt đường xa bằng cặp gị khẳng khiu. Hàng tháng chúng tôi có tổ chức khoảng 20-25 lần đi khám bệnh cộng đồng (outclinics under the trees.)

Phong là một bệnh được nói đến nhiều nhất ở vùng nam Ấn Độ thuộc tiểu bang Tamil Nadu. Ở Việt Nam người ta chia ra nhiều thứ bệnh: phong, cùi và hủi. Tôi không biết người ta dựa trên tiêu chuẩn lâm sàng hay cách phát bệnh nào để phân loại. Tại trung tâm săn sóc, chữa trị và chống bệnh cùi St. Thomas Hospital & Leprosy Center, tôi thật sự sợ phải bị lây bệnh v́ đi đâu cũng gặp, trong công việc hàng ngày tại bệnh viện, trên công lộ đầy người chen chúc. Họ đến với tôi rất vồn vă, họ nắm tay tôi cũng v́ tính ṭ ṃ đối với khách lạ, cũng có thể họ nghĩ tôi có một phép mầu nhiệm nào để đem họ ra khỏi nỗi buồn của tâm linh và nỗi đau của thể xác. Chúng tôi vẫn cắt tay cưa chân cùi bị nhiễm trùng... Tay chân khẳng khiu v́ thiếu ăn, áo quần rách rưới và những vết thương đang c̣n rỉ máu làm tôi sợ. Qua sách vở th́ bệnh phong lây từ máu của người bệnh qua vết thương ở da của người lành cho nên có lúc tôi đă có ư bỏ chạy khi họ vồn vă kéo tay hay ôm chân tôi, nhưng lương tâm chức nghiệp đă giữ tôi nán lại với họ. Cái sợ ám ảnh tôi hàng ngày cho nên tôi đă gặp bác sĩ C.K. Job để thỉnh ư. Sau khi giảng bài cho tôi và kết luận: người Ấn di cư sang Mỹ, Anh và các quốc gia khác tại Âu hay Á th́ không thấy mang bệnh phong cùi v́ tại các nơi định cư mới họ tắm rửa hàng ngày, vấn đề vệ sinh chung và cá nhân được đảm bảo. Dân Ấn không có vệ sinh tối thiểu cho nên không chận đứng được sự lan tràn của con bệnh nan y. Bác sĩ C.K. Job đă sống trong nghề 40 năm tặng cho tôi một cuốn sách nói về bệnh phong cùi hủi làm cho nỗi lo lắng đè nặng trong tim tôi giảm hẳn, mang cho tôi niềm tin. Từ đó tôi an tâm làm việc hăng hái hơn. Ân hận nghề nghiệp trong tâm tư tôi càng nặng nề hơn khi tôi đi theo một số y tá Đức và Ấn làm việc thường trực tại bệnh viện của hội “Verein fuer aerztlichen Dienst in Uebersee - Missionsaerztliches Institut.” Vào những lúc nghỉ giải lao, từ 16 giờ th́ họ mất dạng cho đến tối mịt mới về ăn cơm, có khi bỏ cả buổi cầu kinh ban chiều. Sau này tôi mới biết, họ đến nhà những người bị cùi để săn sóc sức khoẻ, họ đến những nhà tạm trú tập thể của những bệnh nhân không có gia đ́nh hay bị gia đ́nh bỏ rơi đút cơm cho người bị cụt tay thay áo giặt quần cho những người bị tàn tật. Nh́n thấy họ ham công việc mà tôi cảm thấy ngượng với lương tâm.

Ngoài bệnh viện, hội c̣n có một căn nhà chung để giảng dạy và chăm sóc bài vở cho trẻ con. Nơi đây th́ những y tá Ấn Độ chịu trách nhiệm. Dân chúng chung quanh vùng sống chật hẹp, thiếu ánh sáng đèn điện cho nên nơi tập trung các trẻ con có chỗ để làm bài tập, có thầy giáo chỉ bày thêm bài vở...

Số lượng bệnh nhân phong cùi đang trên đường đi xuống, năm 1992 trên thế giới theo thống kê cho biết có 11 triệu người bị cùi, vào năm 1998 chỉ c̣n có 800.000. Bệnh có khả năng chữa trị lành nếu được chăm sóc và uống thuốc đầy đủ. Thống kê c̣n cho biết, tại vùng tôi đang công tác ở miền nam Ấn, tại tiểu bang Tamil Nadu này có đến những 6% dân chúng bị bệnh phong cùi. Tôi cũng biết Mẹ Theresa đă giúp ích rất nhiều cho người dân nghèo Ấn. Nay Bà đă mất, nhưng con cháu của Bà chắc chắn c̣n phải nhọc nhằn hơn nữa để cứu giúp dân nghèo khổ ở xứ này. Thế giới đă khâm phục Bà và Bà rất xứng đáng nhận Giải thưởng Nobel!

Bệnh th́ đủ loại, phần nhiều là bị nhiễm trùng. Có lần tôi đă gặp một người mà chân bị nhiễm trùng cả tháng v́ đốn củi trong rừng đạp phải mảnh gỗ vụn, không có thuốc để trị. Chân bị sưng phù lên, chỉ biết lấy tay bóp cẳng chân nặn mủ chảy như vắt sữa ḅ, mùi thối xông lên tận trời xanh mà không cần gây mê! Một bà chừng 60 tuổi bị té găy xương đùi. Đông con, nhà nghèo cho nên bà chỉ biết nằm vạ trên giường ngày này qua tháng khác không thuốc men, rồi chết dần chết ṃn v́ sưng phổi thật thảm thương. Thủng bao tử do bệnh loét dạ dày không có thuốc chữa trị, vỡ ruột thừa viêm xảy ra như cơm bữa. Trẻ con cũng như người lớn đi chân không. Người làm việc đồng áng, nhân công xây cất nhà cửa cũng không có mang giày vớ để bảo vệ cho đôi chân. Cho nên chúng tôi trở thành là những chuyên viên mổ xẻ gắp đinh hay t́m mảnh gỗ vụn đă đạp nhằm ở bàn chân hay chích vào cẳng tay... Chúng tôi không ai có học chuyên khoa Tai Mũi Họng nhưng lại trở thành những tay tổ moi đậu phụng, đậu xanh, ḥn bi chai v́ trẻ con thích nhét vào mũi... Một ca mổ khó quên là một thiếu phụ trong một cơn đau phần trên bụng khá dữ dội. Bà khai là bị tên chồng say rượu đấm đá vào bụng từ 2 năm trước. Cơn đau lâm râm cả mấy tháng trường cho đến khi không c̣n chịu đựng được nữa bà mới xin vào bệnh viện. Gần như là một công thức toán học, bác sĩ nội trú nghĩ đến ngay là thủng bao tử như bao nhiêu lần đă xảy ra. Khi mổ bụng ra mới phát hiện có một bướu to tướng của bao tử mà chắc chắn là ung thư. Tôi biết chắc là bà ta sẽ sống những ngày c̣n lại với những cơn đau quằn quại để kết thúc cuộc sống với tuổi đời c̣n quá trẻ.

 

Trong t́nh trạng tại chỗ thiếu mọi phương tiện cần thiết để chẩn bệnh, chúng tôi chỉ dựa trên lâm sàng, bệnh lư học, siêu âm (echographie - sonographie) và theo kinh nghiệm bản thân để đoán ṃ như... thầy bói để định bệnh và không có điều kiện làm sinh thiết (biopsie), nội soi (endoscopie) để có một chẩn đoán chính xác hơn. Tôi muốn nói là khả năng chịu đựng cũng như cường độ chịu đau của người dân nghèo bất cứ lục địa nào của thế giới thật vô bờ bến.

 

Một sự việc xảy ra làm tôi khó quên là một bệnh nhân nhập viện vào khoảng trưa v́ lủng bao tử. Tôi đưa ngay bệnh nhân vào pḥng mổ và chuẩn bị chụp thuốc mê nhưng không thấy bác sĩ giải phẫu trực hôm đó. Không có Funk để gọi, tôi phải chạy đi t́m, đến khi gặp được ông ta th́ tôi chưng hửng khi nghe “ngài” phán:”- Bao tử lủng cũng đă mấy ngày qua, chờ thêm một vài giờ cũng không sao! Lúc ni là giờ nghỉ trưa để ông ngủ xong giấc, rồi ông sẽ mổ sau!” Ở các vùng hẻo lánh hoang vu các ông thầy thuốc thật là cha mẹ thiên hạ! Ở đây lương y như “mụ chằng tinh” chứ không phải là “người mẹ hiền”!

 

Trong những ngày mổ định kỳ th́ tôi hướng dẫn y tá, đồng nghiệp về kỹ thuật gây mê và chú trọng thật nhiều về gây tê vùng và gây tê tại chỗ cho đỡ tốn kém, ít nguy hiểm cho bệnh, lại ít tai biến. Dân nghèo nói đúng ra rất chịu khó không cằn nhằn và không nhạy đau như dân Tây dân Mỹ.

 

Dụng cụ và máy móc y khoa th́ một số khá lớn do các hăng xưởng Ấn Độ chế tạo c̣n quá thô sơ cho nên không cạnh tranh nỗi với kỹ thuật các nước Âu châu, Nhật Bản, Đại Hàn để bán cho các nước láng giềng. Thuốc men cũng trong điều kiện tương tự cho nên sự xuất cảng đến Việt Nam và các nước Đông Nam Á rơ ràng giảm xuống so với những năm trước đây. Nếu so sánh với những bệnh viện tại Việt Nam như Bệnh Viện Trung Ương Huế, Bệnh Viện Toàn Khoa Đà Nẵng, Bệnh Viện Nhi Đồng tại Hải Pḥng... th́ rơ ràng khả năng hiện đang có tại Việt Nam vẫn c̣n cao hơn Ấn một bực.

 

Đặc biệt ở Vellore có bệnh viện của Giáo Hội Tin Lành - Christian Medical College in Vellore, cách bệnh viện tôi đang công tác khoảng 30 cây số và bệnh viện đại học Madras cách 150 km. Hai bệnh viện này có đủ khả năng để thay thận (transplantation rénale), có đủ phương tiện về máy móc, nhân viên để mổ lớn như các nước Âu Mỹ. Những người giàu có đều được chữa trị ở những nơi này. Đúng là có tiền mua tiên cũng được!

 

Sự phân chia các tầng lớp giai cấp trong xă hội Ấn rất rơ ràng. Ngoài đường phố người ăn xin nắm tay, kéo đai áo hay giựt nịt quần người ngoại quốc khá bạo tay để xin tiền. Trong khi đó, v́ có phân chia đẳng cấp trong xă hội Ấn, nên họ lại không dám sờ vào người bản xứ ở khác giai cấp khác để mong có một ân huệ. Theo kinh nghiệm, v́ số người ăn xin quá đông, sau khi nh́n tổng quát số người đang bao quanh và quyết định nhanh phải biếu tiền cho ai th́ chỉ nên thực hiện trước khi trèo lên xe hơi hay xe thồ tẩu thoát, bằng không th́ vô cùng chật vật để thoát khỏi ṿng vây của cả một “tiểu đoàn” bị gậy của Cái Bang... T́nh trạng tệ hại hơn là trước các quán ăn chỉ cần khách ăn xong th́ một tốp người chờ sẵn liếm sạch chén bát. Tôi có ư nghĩ là chủ quán khỏi cần phải rửa chén bát lại, v́ có rửa chưa chắc đă sạch bằng!  Một sự khó chịu hơn nữa, là khách lạ nhất là khách nước ngoài bị người bồi bàn đ̣i tiền trà nước rất công khai và lỗ măng…

 

Nhờ công tác tại một xứ quá nghèo nàn tôi mới thấy được cảnh khổ của cuộc sống hàng ngày. Đây chỉ là một phần đất vô cùng nhỏ của một quốc gia rộng lớn. Tôi cầu mong sự đói khổ sẽ không được t́m thấy ở bất cứ nơi nào nữa trên thế giới này. Một thành phố 4-5 triệu dân như Chennai đă có những 60.000 trẻ con sinh sống trên vỉa hè. Tuy nhiên có một sự thật thê thảm ở một vài tỉnh phía bắc Ấn Độ, khi sinh con ra, cha mẹ cố ư gây cho đứa bé tật nguyền để dễ đánh động vào ḷng thương hại của du khách khi dẫn con đi ăn xin! Số tiền “ăn xin” mỗi ngày của những đứa bé tội nghiệp này thường cao hơn số tiền lương hàng tháng của người dân lao động! Tôi tự hỏi, đây có phải là oan gia nghiệp chướng của con người hay không? Trong thời gian tôi công tác, có trận lụt tại Madras. Chỉ trong ṿng 2 ngày mà đă có 230 người bị nước cuốn đi, phần đông là những người sống ngoài vỉa hè hay trong những căn nhà xiêu vẹo che bằng tôn hay bằng những miếng các-tông rất khiêm nhường dựa vào những bức tường của những ngôi nhà kiên cố. T́nh trạng thê thảm như vậy mà tôi không thấy một phản ứng ǵ về phía chính phủ hay sự chia sẻ đau buồn của nhóm dân trong vùng. Người th́ quá đông mà t́nh người th́ lại quá hiếm hoi!

 

Ngoài công việc hàng ngày trước khi đến Cheput tôi đă liên hệ với Terre des hommes để chuẩn bị mổ cho các trẻ con bị bại 2 chân do bệnh “Poliomyelitis” mà trước đây không thể thực hiện v́ thiếu chuyên viên và kỹ thuật để chuẩn bị cho các trẻ con trước, trong khi mổ, gây mê và săn sóc sau khi mổ. Tôi đă “dụ khị” trẻ con phải tắm nhiều lần, mỗi lần tắm phải kỳ cọ thật sạch, cạo cho hết các lớp đất đóng cứng 2 cặp chân lê lết quanh năm suốt tháng trước khi mổ để tránh nhiễm trùng và tiết kiệm một số thuốc trụ sinh. Tôi đă chứng kiến những vết thương rướm máu khi bóc lớp đất quá dày và đă đóng cứng.  Không biết da tê giác, da voi... trên rừng có dày bằng da của các cháu hay không! Có đứa cứ xin được tắm măi v́ mỗi lần chịu làm vệ sinh th́ có quà, có kẹo, có chocolat mua tại địa phương. Công việc rất căng thẳng, không có y tá gây mê. Người cộng sự viên duy nhất của tôi là một sinh viên Đức t́nh nguyện thay v́ làm nghĩa vụ quân dịch tại quê nhà sang các nước chậm tiến làm công tác nhân đạo. Không có sự giúp đỡ sốt sắng ngày đêm của anh ta th́ tôi cũng không kham nỗi công tác trên. Hàng trăm trẻ được mổ miễn phí nhưng không biết bao nhiêu trẻ sẽ tiếp tục đến bệnh viện để được tiếp tục chữa trị, tập y pháp trị liệu để có một cuộc sống tương đối b́nh thường trở lại. Các trẻ không có phương tiện di chuyển, lại ở những vùng xa lánh, thêm cái đói cứ biểu t́nh thường trực trong bao tử làm ngưng trệ tất cả mọi chuyện ngay cả sức khỏe cho bản thân cha mẹ và con cái. Công việc cứ như vậy kéo dài trong suốt thời gian tôi công tác từ 7 giờ sáng cho đến 16 giờ chiều. Sau đó tôi hướng dẫn lư thuyết và thực tập đặt nội khí quản trên búp bê bằng cao-su, thở hỗ trợ cho các đồng nghiệp và y tá tại pḥng. Một vài lần tôi đă cho lệnh cấp cứu giả để tập nhân viên quen việc. Ngôn ngữ lúc này hỗn độn Anh, Hindi, Tamil v́ cái phản xạ tự nhiên cho nên có lúc tôi lại... nói tiếng Việt Nam bằng giọng Huế nữa!  Điều đáng ghi nhận là đồng nghiệp Ấn của tôi rất ham học v́ họ biết trong những phiên trực đêm trong suốt đời họ sau này, họ phải tự giải quyết tất cả khó khăn một ḿnh. Sau thời gian đó nếu pḥng mổ không có bệnh th́ tôi thả bộ quanh hay ra khỏi phạm vi của bệnh viện. Trước cổng vào là con đường chính duy nhất chạy ngang. Tôi chỉ có thể đi ra theo phía trái hay phải để khi cần nhân viên gác cổng xách xe đạp đi t́m. Con đường duy nhất băng qua tỉnh mà ranh giới hai vệ đường là những hàng cây me to lớn. Con đường trữ t́nh “hàng me” ở Huế thật quá nhỏ so với hàng ngàn cây số đường của tiểu bang Tamil Nadu. Nghe đâu theo lệnh của chính phủ bắt buộc dân phải trồng me trên vỉa hè để che nắng.

 

Tôi trực suốt trong thời gian sống tại Cheput, ban đêm rất ít có ca mổ nhưng lại nhiều trường hợp ngộ độc do thức ăn hay tự tử bằng thuốc trừ sâu bọ, thuốc giết chuột hay phân hoá học... Phần ngộ độc thức ăn đôi khi tôi không t́m ra đáp số được v́ có lắm thức ăn, cây cỏ mà tôi không biết, cho nên lại phải kêu cứu đồng nghiệp. Cứu tử hoàn sinh đây không chỉ giải quyết mọi chuyện mà phải t́m nguyên nhân các vụ tự tử để chấm dứt t́nh trạng có thể tái diễn. Tôi gặp khó khăn nhất là vấn đề ngôn ngữ v́ không phải ai cũng xử dụng tiếng Anh được. Người dân quê không viết nỗi tiếng mẹ đẻ th́ làm thế nào tôi có thể cảm thông với họ được bằng ngoại ngữ. Chúng tôi hiểu nhau bằng ngôn ngữ tay, chân loạn xạ lên để... chữa những căn bệnh tâm linh.

 

Trong bệnh viện St. Thomas Hospital & Leprosy Center, làng hẻo lánh Cheput tôi chỉ t́m thấy có nước mắt và thương đau. Người dân trong làng nghèo đói và nhiều bệnh tật. Vùng phụ cận chung quanh cũng không khá hơn. Họ đến bệnh viện phần nhiều trong t́nh trạng khẩn cấp, nước mắt tràn đầy với lo lắng. Họ rời pḥng bệnh sớm hơn thời gian chữa trị cần thiết, trong lúc vết thương chưa lành hẳn, máu đang c̣n rướm trên vết mổ v́ khó khăn gia đ́nh mặc dù họ hoàn toàn không trả tiền viện phí, thuốc men... Người lớn phải về kiếm gạo nuôi thân và cho gia đ́nh con cái. Trẻ con th́ cha mẹ không thể bỏ nhà bỏ cửa chưa kể là phần nhiều đông con cho nên phải về lo lắng cho những đứa may mắn không ốm đau. Đúng là bể khổ trầm luân!

 

Tôi đă có dịp lê chân đến những vùng hẻo lánh, nơi nghèo khổ tận cùng của thế giới ta bà, đă chứng kiến những thảm cảnh của người bệnh ràn rụa nước mắt khi xin được chữa trị tại bệnh viện và nụ cười héo hắt trên môi từ giă chúng tôi khi vết thuơng vẫn c̣n đang rướm máu.

 

Chao ôi, số lượng máu hằng năm sử dụng trong khu hồi sinh và sau khi mổ của bệnh viện chúng tôi chỉ khoảng 100 lít; cả nước Đức khoảng 1 triệu lít trong khi ở Hoa Kỳ hơn 4 triệu lít. Nhân loại đă tự hiến máu để cứu sống đồng chủng mà sao t́nh người lại quá ích kỷ hẹp ḥi, không chịu san sẻ cho nhau!

 

Là người Việt, chúng ta mang trong người ḍng máu Lạc Hồng, ḍng máu Lạc Hồng cũng có màu đỏ giống như bao sinh vật sống trên quả đất này, cũng có 4 nhóm máu A, B, AB và O. Dù tôi đă tham gia công việc từ thiện nhiều nơi, tiếp xúc với nhiều sắc dân có màu da khác nhau, nhưng chảy trong người tôi chỉ có ḍng máu Việt Nam tràn đầy t́nh người và t́nh tự quê hương, đám con của Mẹ Âu Cơ.

 

Tại các bệnh viện ở Đức với chức năng điều trị, th́ phải nói những cảm t́nh cá nhân, những liên hệ có từ trước, th́ tôi đến với người bệnh hay nói rơ hơn với người quen trong tinh thần rất “lương y như từ mẫu”. Phần nhiều chúng tôi đến với họ v́ công việc hàng ngày như những dịch vụ buôn bán không hơn không kém, “tiền trao cháo múc” và chuẩn bị tư thế.

 

Cảm t́nh riêng của người bệnh với một thầy thuốc ngoại quốc thật vạn đường lắt léo. Tôi đă nhận được những bức thư cám ơn ngắn, những gói quà nhỏ nói lên sự cảm thông giữa người và người, giữa kẻ ốm đau và người chăm sóc không phân biệt màu da tiếng nói; nhưng tôi cũng đă đón nhận những câu trả lời của bệnh nhân như bị “tát nước lạnh” vào mặt khi khám bệnh. Tôi đă sống những giây phút ngượng ngùng v́ bệnh nhân cũng người ngoại quốc lại từ chối một người thầy thuốc không có cặp mắt xanh, tóc vàng da trắng chẩn bệnh. Họ yêu cầu (v́... ta đây cũng có bảo hiểm y tế mà!)  được một người Đức chính gốc khám nghiệm mặc dù đó là những đồng nghiệp trẻ đang thực tập nội trú đang được chúng tôi hướng dẫn.

 

Trong thời gian làm việc tôi cũng thấy được những h́nh ảnh rất mặn nồng và quá dễ thương đă khắc măi trong tâm tư của tôi. Cách bệnh viện chừng 500 mét có một gốc cây khá lớn, phần gia tài c̣n lại của trời đất để dành sau khi chính phủ cho khai phá con đường. Cứ chiều chiều một đôi vợ chồng c̣n trẻ và như thông lệ người chồng đi trước, người vợ lẽo đẽo theo sau. Họ dừng lại gốc cây và đốn phần c̣n lại để làm củi, cứ chốc chốc người chồng nghỉ việc uống một ngụm nước do người vợ trao, lau những giọt mồ hôi cho chồng. Rồi lại tiếp tục cho đến khi họ có được một bó củi nhỏ để về nhà lo cơm nước. Tôi không biết trong nhà có đủ gạo, thức ăn  để sống qua ngày không, nhưng tôi biết họ thừa t́nh thương và nghĩa vợ chồng. Tại đây không có những nụ hôn đốt cháy, những pha cụp lạc xác thịt nhầy nhụa qua những quảng cáo của các màn truyền h́nh hay chiếu bóng nhan nhản ở Âu Mỹ để rồi 30% các hôn nhân đưa tới ly dị. Đến với nhau trong t́nh thương của con người đó mới là giá trị tuyệt đối để duy tŕ cuộc sống hạnh phúc của tổ ấm gia đ́nh trăm năm.

 

Tại Đức, tôi đă gặp quá nhiều phũ phàng trong t́nh cảm gia đ́nh, liên hệ giữa vợ với chồng, cha mẹ với con cái. Xe cứu thương chuyển đến cho chúng tôi một người bệnh bị bại liệt từ 3 năm qua, t́nh trạng sức khỏe như chỉ mành treo chuông. Chúng tôi, rất nhiều chuyên ngành khác nhau đều xúm lại, mang tất cả sự hiểu biết đă học hỏi để cố cứu lấy mạng người. Bệnh nhân được cứu tử hoàn sinh nhưng tê liệt th́ vẫn c̣n là bại xuội, một cố bệnh không thể chữa trị được. Sau gần 2 tháng trời bệnh nhân được cho phép về nhà để tiếp tục săn sóc. Thay v́ vồn vă săn đón người thân được cứu sống về nhà sau một t́nh trạng thập tử nhất sinh, th́ tôi chưng hửng khi nghe bà vợ phán: “Cái giường ngủ của ông nhà tôi chúng tôi đă vất bỏ. Căn pḥng dành cho đă xử dụng làm chuyện khác! Nay các quan thầy đă “cải tử hoàn sinh” th́ xin các quan thầy lo giùm luôn hậu sự!” Ôi là sự đời, khi c̣n đi c̣n chạy được th́ tay trong tay d́u nhau đi đó đi đây, cà-phê, tửu lầu, xem hát coi tuồng. Nay thân thể bất toại th́ ngay nguời thân nhất trong gia đ́nh cũng ngoảnh mặt làm lơ. Một định mạng oan nghiệt, một sự việc không thể xảy ra ở Việt Nam!

 

Tôi c̣n phải ra hầu Ṭa thêm lần nữa. Ṭa yêu cầu Giám Đốc bệnh viện phải cho tôi đến đúng giờ, nếu không tôi sẽ bị phạt nặng. Tôi chẳng hiểu ḿnh đă làm ǵ nên tội tày đ́nh. Câu chuyện từ 3 năm trước. Số là một bà quả phụ vào bệnh viện để mổ v́ bị ung thư ruột. Sau khi mổ, bà phải điều trị lâu ở khu hồi sức v́ bị mất máu và có biến chứng. Trong thời gian điều trị tại bệnh viện, con cái rất ít đến thăm viếng bà, nên tinh thần của bà rất khủng hoảng. Điều này các nhân viên đều thấy rơ. Sau khi xuất viện, dựa theo cảm t́nh, bà có yêu cầu một số nhân viên tiếp tục chăm sóc sức khỏe cho bà với tư cách riêng. Sự kiện xảy ra sau một thời gian khá dài khi bà quả phụ mất. Trong di chúc, với một gia tài đồ sộ, th́ cái villa rộng răi của bà thuộc về người dưng nước lă là một ông bác sĩ Tiệp Khắc, người đă tận t́nh chăm sóc cho bà trong những ngày cuối cùng, c̣n con cái bà chỉ đến thăm bà cũng chỉ v́ của thừa tự. Tôi bị lôi ra Ṭa cũng chỉ để trả lời một câu hỏi, là trong thời gian c̣n điều trị tại khu hồi sức, bà ta có b́nh thường hay không, hay là bị hai tên bác sĩ gốc Tiệp và gốc Việt Nam cho vào mê hồn trận để giựt... gia tài! Trước Ṭa, theo hồ sơ bịnh lư, tôi xác định, trong thời gian điều trị, bà ta hoàn toàn tỉnh táo v́ không uống thuốc an thần, không bị chích morphine. Tôi chỉ cần hai phút trả lời và ra khỏi Ṭa như đă cất gánh nặng ngàn cân. Tên bạn Tiệp đồng nghiệp th́ được cái villa, c̣n tôi may ra được cái va ly... mua ở chợ trời! T́nh người và t́nh đời là thế!

 

Ngoài ra, tôi cũng xin kể thêm một câu chuyện cấp cứu. Khi hữu sự, chiếc xe cứu cấp lao đi với tốc độ nhanh nhất có thể được trên đường phố đông người, qua Funk đang trực cấp cứu (Notarzt - Emergency physician) một bệnh nhân đang ngộp thở. Đến nơi th́ nhân viên cấp cứu đang hồi sinh bằng hô hấp nhân taọ... Tôi lao nhanh ngay vào để tiếp tục công việc hồi sức nhưng cũng quá muộn màng. Chúng tôi báo cho thân nhân tin buồn và đón nhận một quyết định rất táo bạo mà suốt thời gian từ ngày ra trường 1967 đến giờ chưa nghe được: “Yêu cầu Herr Doctor gọi cho Cơ Thể Học Viện Đại Học Y đến nhận xác để cho sinh viên mổ thực tập!” Sự ngạc nhiên của tôi không phải chỉ những cái quyết định bất ngờ của gia đ́nh, mà v́ sau đó một nhân viên trong đội cấp cứu c̣n nói thêm: “Như vậy cũng đỡ phải tốn tiền ma chay, mồ đám! Tránh được cảnh hàng năm phải tảo mộ, trồng hoa...” Tôi bàng hoàng không dám nghĩ thêm để tôn trọng tinh thần đóng góp cho y học của gia đ́nh người quá cố hay ước muốn của người vừa nhắm mắt trở về với cát bụi, tuy nhiên mắt tôi cũng cay cay ngậm ngùi...

 

Phong tục tập quán tây ta không thể gặp nhau được, thật hoàn toàn khác nhau. Ở quê hương, con cháu đi t́m mồ mả ông bà bao nhiêu đời để chạp mộ, nhớ đến những ngày cúng giỗ của tiền nhân bao nhiêu thế hệ đă đi qua. C̣n ở đây t́nh người... th́ làm sao ấy!

 

Lại thêm một chuyện khó tin nhưng đó là sự thật. Vào một buổi trưa, một sản phụ người Đức đi bộ và mang đến khu Sản một trẻ mới lọt ḷng mẹ, máu me đầy người. Mới đến bà ta đă tru tréo ông chồng bất nhơn cả ngày chỉ lo rượu chè be bét. Đúng ngày sinh hoa nở nhụy, chồng cũng theo thói rượu chè, rong chơi không thèm chở vợ đến bịnh viện, để bà phải đẻ rơi đẻ rớt dọc đường. Chúng tôi xúm nhau lại kẻ lo người mẹ, người khác săn sóc đứa trẻ mới ra đời. Mọi chuyện trôi chảy mẹ tṛn con vuông. Tiếng khóc trẻ con vang lên, da dẻ hồng hào trở lại. Chúng tôi nh́n nhau vui sướng v́ công việc được hoàn mỹ. Bỗng từ ngoài có giọng lèm nhèm của một bợm rượu. Ông uống đă rồi, ông đến bệnh viện kéo tay người vợ ra khỏi pḥng... Rồi những ngày sau đó chúng tôi không thấy họ trở lại nhận con về. Báo hại văn pḥng bệnh viện phải làm thêm những dịch vụ phiền toái và t́m người đang kiếm con nuôi.

 

T́nh cha nghĩa mẹ dành cho con chỉ có 9 tháng 10 ngày cưu mang. Đứa con sinh ra không nằm trong kế hoạch hóa gia đ́nh hay bào thai tượng h́nh trong bất chợt của cơn say bí tỉ... T́nh thương ở đây không có, mà t́nh người cũng chẳng t́m ra! Đó cũng là một trong nhiều lư do để nhân số quả đất tăng thêm hàng ngày 230.000 người. Mà 1/4 trong số trẻ con mới ra đời tại các nước chậm tiến thường không được chuẩn bị hay có thể bị tổ Ogino Knaus trác.

 

Đức Dalai Lama trong diễn từ cuối năm qua đă phát biểu: “Nếu chúng ta không tự chủ để chận đứng sự phát triển dân số trên thế giới th́ chính chúng ta phải đối phó với sự gia tăng quá nhanh chóng mà nguồn dinh dưỡng thiên nhiên sẽ không đủ để cung cấp cho nhân loại!” Theo tài liệu của văn pḥng thống kê dân số thế giới, Tiến sĩ Hans Fleisch đă phúc tŕnh như sau: “Vào năm 1800 đă có mặt trên quả điạ cầu 1 tỷ người. Đầu thế kỷ 20 nhân loại đă 1,6 tỷ và mới bước chân vào thiên kỷ thứ 21 hành tinh chúng ta chứa 6 tỷ người. Nước Đức và Việt Nam đóng góp mỗi nước đồng đều cho thế giới 80 triệu người dân. 98% dân số tăng nằm gọn trong các nước chậm tiến. Tại các nước phát triển nhờ chương tŕnh kế hoạch hóa gia đ́nh, c̣n các nước chậm tiến qua sự triệt sản và thuốc ngừa thai trong 40 năm qua đă giảm số đẻ ít nhất 400 triệu lần. Những cặp vợ chồng tại các nước chậm tiến thấu hiểu kế hoạch gia đ́nh nếu được cung cấp đầy đủ thuốc và dụng cụ ngừa thai th́ số sinh theo kế hoạch chắc chắn sẽ giảm thêm được 1/5 trong tổng số. Nếu chúng ta thực hiện được mỗi người đàn bà chỉ sinh 2 con, chúng ta sẽ có khả năng đứng vững rất lâu với dân số của thế giới khoảng 11 tỷ. Đó là tiên đoán của các nhà chuyên môn. Muốn thực hiện mong muốn trên con người c̣n phải được dạy dỗ về t́nh dục, kế hoạch gia đ́nh. Kế hoạch gia đ́nh chỉ đứng vững khi chúng ta giảm thiểu tối đa tử vong trẻ con, tạo công ăn việc làm cho các bà cũng là một điều kiện quan trọng cho chương tŕnh.

 

Năm 1994 hội nghị về hạn chế dân số thế giới đă khai mạc và chấm dứt  tại Cairo-Ai Cập. Trong số các nước tham dự có nhiều quốc gia chậm tiến đă đồng ư tham gia. Tuy nhiên 9 trong số 10 nước đă nộp đơn rút ra khỏi tổ chức, v́ sau 6 năm làm việc các nước kỹ nghệ tân tiến chỉ nói chuyện giảm sinh bằng mồm, giảm đẻ bằng nước miếng mà chẳng muốn chi cho chương tŕnh một đồng một cắc nào cả. Ai đói mặc ai! Chính phủ Đức cũng cắt giảm ngân sách dành cho chương nhân đạo này. 

                                                      *

                                                  *     *

Trở lại chuyện Ấn Độ, 2 vấn đề trọng đại khó khăn là dân quá đông, ḅ quá nhiều. Thủ Tướng Ấn, bà Indira Gandhi đă bị cận vệ rất tín cẩn giết khi bà đă cố chận đứng sự sinh sản bừa băi và xuất cảng ḅ. Triệt sản (sterilisation) là một quốc sách của Ấn. Hàng ngày có những nhóm chuyên gia “thiến người” đến những ngôi đ́nh hay những điểm hẹn có chuẩn bị, cờ xí tung bay, tiếng dân chúng bàn bạc cộng với tiếng nhạc, trống kèn nổi lên chói tai chờ đón hàng trăm người đàn ông đến để được cắt ống dẫn tinh. Cuộc triệt sản qua những bàn tay nghề nghiệp chỉ kéo dài chừng 10-15 phút bằng phương pháp gây tê tại chỗ.   

 

Đến Ấn Độ ngoài công việc tại Cheput, tôi cũng c̣n ước mong t́m hiểu thêm đạo Phật qua sách vở bằng Anh ngữ t́m thấy tại chỗ và hành trang có cuốn “Đường Xưa Mây Trắng” của Thầy Thích Nhất Hạnh, cộng thêm một ít kiến thức nhờ báo Viên Giác. Ấn Độ là nơi phát xuất 2 tôn giáo lớn: Ấn Giáo và Phật Giáo. Vào thế kỷ thứ 3, nghĩa là 200 năm sau khi Đức Phật Nhập Niết Bàn dưới triều đại hưng thịnh vua Aschoka cai trị nước Ấn đă biến Phật Giáo trở thành quốc giáo. Vào thế kỷ thứ 7 Phật Giáo phát triển mạnh đến cao điểm và chuyển hướng về phía Nam thấm vào ḷng tin của con dân các quốc gia Sri Lanka, Miến Điện, Thái Lan, Cao Miên, Ai Lao phát huy đến những quốc gia Trung Á như Syrie, Hy Lạp; về phía đông th́ đến Nhật Bản, Triều Tiên, Trung Hoa và Việt Nam.

 

Thế nhưng tại sao Phật Giáo lại mất dần niềm tin tại Ấn Độ nơi mà Đức Phật đản sanh, trong lúc đó lại có ảnh hưởng lớn lao tại các quốc gia mới tiếp thu sau này? Phải chăng các nhà sư Ấn Độ trong giai đoạn cực thịnh của Phật Giáo chỉ lo t́m hiểu giáo lư và Phật Pháp mà quên đời, quên hẳn phục vụ chúng sanh? Phải chăng các vua kế tiếp của triều đại Aschoka không c̣n mạnh để thu phục ḷng dân cho nên Ấn Độ giáo lại vươn ḿnh lên trở lại chiếm lại vị trí thượng phong đă mất trước đây?

 

Trong nhận xét thiển cận của tôi th́ Phật Giáo đă thật sự có chân đứng vào thời điểm đó trong tập thể quần chúng Ấn. Phật Giáo chủ trương “lợi ḥa đồng chia” mà sự phân chia giai cấp xă hội Ấn đă ăn sâu đến tận gốc rễ rồi cho nên Ấn Độ Giáo theo thời gian đă phục hưng lại dễ dàng chỗ đứng cố hữu. V́ vậy, đến thế kỷ thứ 13 đạo Phật chỉ chiếm một tỷ số Phật Tử khiêm nhường trong tổng số đông đảo người dân Ấn. Tuy nhiên trong thập niên gần đây, Phật Giáo lại bắt đầu phát triển lại tại Ấn Độ.

 

Hiện tại theo thống kê vào năm 1989 “Britannica Book of the Year” th́ bắt đầu thế kỷ thứ 21 này có khoảng 300 (?) triệu Phật Tử rải rác khắp năm châu, gồm có 200.000 ở Âu Châu và Bắc Mỹ, 500.000 ở vùng Nam Mỹ và tại Nga có 300.000, phần c̣n lại ở các nước phương Đông và Đông Nam Á, nơi mà Phật Giáo đă có một chỗ đứng vững chăi.

 

Sự chuyển hướng mạnh của Phật Giáo đến Bắc Mỹ và Âu châu trong thời gian ngắn gần đây được Đức Phật sống Dalai Lama, Tenzin Gyatso, viết trong đề tựa cuốn sách Living Buddhism: “Phải chăng đạo Phật đang nắm giữ dần dần vai tṛ then chốt trong cuộc sống bon chen tại các nước Âu châu và Bắc Mỹ, con người đang giác ngộ được ánh đạo vàng của Đức Thích Ca Mâu Ni.” Văn minh thế giới đang băng hoại v́ nhu cầu vật chất, do tranh giành miếng cơm manh áo, tạo cảnh gia đ́nh ly tán; ly thân rồi ly hôn theo đà tiến triển trèo dần dần lên tột đỉnh thay thế cuộc sống trầm lặng đă trôi qua và đang chờ Đức Di Lặc ra đời để cứu độ chúng sinh thoát ra khỏi biển trầm luân...

 

Hàng ngày tại pḥng hồi sinh hay pḥng sau các ca mổ, tôi thấy sự sống và chết quá kề cận nhau. Văng vẳng tại đây luôn luôn nghe đến “Danang Schock Lunge” (Choáng phổi Đà Nẵng) cứ làm tôi giật ḿnh. Năm 1969 một y sĩ Hoa Kỳ đă lấy tên Đà Nẵng, một tỉnh miền Trung ngọt ngào, đặt tên cho một cơn bệnh. Đà Nẵng là nơi mà lần đầu tiên trong lịch sử y khoa đă t́m được và giải thích rơ ràng biến chứng gây tử vong do sự mất máu tạo ra, bật đèn xanh  một sự đấu trí giữa các bác sĩ pḥng hồi sinh sau mổ với tử thần làm tôi lại nhớ đến Việt Nam thân yêu và đau thương.

 

Trong sự phát triển hiện tại, chẩn đoán y học rất chính xác để phân biệt được giữa chết và sống nhờ nhiều khám nghiệm khác nhau. Chúng tôi đă nuôi những thây ma cả tháng trường bằng thở hỗ trợ, qua dịch chuyền trong khi bộ năo đă chết. Cắt máy thở để kết thúc một cuộc đời hay tiếp tục duy tŕ nuôi xác chết chập chờn chờ ngày tẩn liệm đó là một vấn đề vô cùng nan giải không có một đáp số chung. Bao nhiêu sách vở đă viết ra, nhiều hội thảo đă nêu lên vấn đề để có một bước đi đồng nhất cho y học... Nhưng từ tranh luận đến khi t́m được một đáp số phải c̣n cả một đoạn đường dài bất tận. Tôi đă chảy nước mắt khi vợ của một bệnh nhân yêu cầu được “rảy” vào thân người bệnh nước hoa mà bà đă sử dụng trong suốt thời gian hôn phối với ước mong là chồng bà sẽ tỉnh trở lại khi “hương cũ sẽ gây được mùi nhớ...” Chồng bà sẽ không bao giờ tỉnh lại được, dù bà có đổ cả lít nước hoa. Tim ông c̣n đập nhưng năo bộ ông đă chết từ lâu, giác quan đă mất, gan, tỳ, phổi đang bị nhiễu loạn qua bao lần mổ đi và xẻ lại v́ con bệnh ung thư vào lứa tuổi c̣n quá trẻ.

 

Mới đây tại bệnh viện thuộc Đại học Erlangen một sản phụ dựa theo triệu chứng lâm sàng xác nhận là đă chết, đang mang thai đến giai đoạn cuối của ngày sinh, các bác sĩ pḥng hồi sinh đă nuôi bà cho đến ngày sinh cháu bé. Y học đă thành công, cháu được sống những tuần cuối cùng trong bụng, được nuôi dưỡng do chính máu của mẹ, nhưng ngày cháu chào đời là lúc mẹ được chính thức khai tử trước pháp luật.

 

Tôi phân vân nghĩ ngợi về “t́nh mẹ bao la như biển thái b́nh ngọt ngào” mẹ sống cũng như khi mẹ nằm xuống với ông bà. Mẹ luôn luôn cố bao bọc che chở cho đàn con nhưng lắm lúc cả đàn con không lo tṛn cho một mẹ.

 

“Mẹ vào viện dưỡng lăo nghỉ ngơi, hàng ngày con sẽ đến thăm mẹ.”

“Không! Không! Con để cho mẹ chết sớm mà đừng kéo dài cuộc sống của mẹ.”

Tôi chép lại lời đối đáp trong một gia đ́nh Việt Nam ở hải ngoại. Ba thế hệ người Việt đang sống tại Đức: Ông bà, con, cháu. Ông bà không tiếp cận với cháu v́ ngôn ngữ Đức-Việt không giống nhau. Con lại không có th́ giờ lo cho cha mẹ. Con cái đi làm cả ngày, cuối tuần c̣n bao nhiêu chuyện phải giải quyết trước mặt cho đến với cái tuổi trên 65 th́ chỉ c̣n vui với 4 bức tường, với truyền h́nh và sách báo... Có cụ xa lánh xă hội bằng thuốc an thần, bằng ống thuốc ngủ trong một lúc không chế ngự được sự cô đơn buồn bă...

 

Nhưng làm thế nào cho các cụ vẫn c̣n niềm vui với cuộc sống vào tuổi xế chiều trên mảnh đất tha hương lạnh lẽo này? Tôi đang cố t́m một đáp số... và cuối cùng tôi đă t́m được qua sự chuẩn bị “Ngôi Nhà T́nh Thương” một “Nursing home” chứa chan t́nh người trong tương lai của thầy tôi, Thượng Toạ Thích Như Điển...     

 

Dr. Tôn-Thất Hứa

 

 

  Trở về Mục Lục