Mục Lục

 

NĂM MƯƠI NĂM GỈNG ĐỜI

CẢM ƠN ĐỜI, CẢM ƠN NGƯỜI

         BS. Nguyễn văn Thuận

   Hơn hai năm trước,  dịp Tết Kỷ Sửu 2009, anh chị Viên (Tôn Thất Viên ) có ư rủ chúng tôi: vợ chồng Lê quốc Bảo, Lê đ́nh Thương và Nguyễn văn Thuận, về ăn Tết chung ở Honolulu. Từ nhiều năm, biết đă bước vào tuổi già, chúng tôi thường cố tạo dịp gặp nhau, liên lạc với nhau nhiều hơn, lâu lâu về với nhau năm, ba ngày, nói đôi điều, ba chuyện, ăn tục, tán phét, rồi chia tay, hẹn lời gặp lại.

Bảo ở phía tây bờ lục địa, nơi đô hội Santa Ana, Orange County, chỗ đến đi của bè bạn. Nhà anh chị là nơi tiếp đón mọi người, nhưng lâu lâu anh chị cũng thèm một chuyến đi xa. Thương ở xa, măi bên New Jersey, mỗi chuyến bay non-stop cũng phải trên mười tiếng, nhưng vẫn thường về Hawaii, v́ Túy có ba người em sinh sống bên đó. C̣n Viên với tôi, chỗ gần gũi, thân nhau từ thời trung học, lại có chung với nhau một cha linh hướng. Chúng tôi, bốn cặp có khi tưởng như anh em, chia xẽ vui buồn, thành bại. Cũng năm đó, t́nh cờ  sinh nhật bảy mươi của tôi nhằm ngày mồng một Tết. Tối đầu năm, vợ chồng Phong-Lô đăi cơm chúng tôi trong một nhà hàng Tàu. Mọi người hát mừng và chúc nhau bằng an. Chúng tôi đă được ăn một cái Tết đầy đủ, thịnh soạn, nhờ chị Bảo đă chuyển qua hàng thùng mứt bánh, bánh chưng, bánh tét, dưa hành, dưa món,... thêm vào là đủ loại trái cây bản địa. Nhưng vui nhất, vẫn là một cáiTết có nhau, như ngày xưa ở nhà. Chúng tôi chung sống dưới mái nhà của Viên Thư, bên bờ hải đảo. Các con của Viên Thư đă lớn, đă rời nhà từ lâu. Buổi sáng, chúng tôi dậy sớm, đi bộ hàng giờ trong rừng. Chiều về tắm biển, lặn xem cá, hay đi bắn súng (súng thiệt). Tối uống rượu, đấu hót, nghe sóng vỗ bờ. Vợ chồng Viên có nếp sống lành và khỏe mạnh, giản dị. Viên đă nghỉ hưu. Thư c̣n đi dạy ở đại học Hawaii. Sau mười ngày chung sống, chúng tôi chia tay, hẹn gặp nhau lại hai năm sau, nơi này, để mừng sinh nhật bảy mươi của Thương, vào dịp sau Tết. Đó chỉ là một dự tính nhỏ, tùy hứng của một nhúm bạn bè. Honolulu được nghĩ tới như một nối kết chuyện cũ, chuyện mới, chuyện của một quăng đời năm mươi năm.

Thanh Túy, vợ Thương là con gái đầu ḷng của Bác sĩ Quyến, Bọ Quyến, hai chữ thân t́nh. Chúng tôi gọi Thầy bằng Bọ. Thầy cũng như cha, nhưng cũng có đứa năo thúi, gọi Bọ, v́ Bọ có nhiều con gái. Thật t́nh theo chỗ tôi biết, hay phong thanh, th́ không đứa nào có chuyện dính dấp với mấy cô tiểu thư con thầy. Chuyện của Thanh Túy và Thương là ngoại lệ, hai đứa nớ hoang sớm, Thương thương Túy khi chàng chưa vào học y khoa, c̣n nàng th́ cũng chưa xong cái tú tài.

Thanh Lô là con thứ hai của Bọ. Lô cũng vào học Y khoa, khóa hai ở trường. Học chưa hết năm, Lô được học bổng qua Honolulu theo ngành sinh hóa. Học xong, Lô không chịu làm bà cống, ông nghè, mà lại học tính nghệ sĩ của gịng họ ngoại. Lô hát bài “Con đường t́nh ta đi” với một hoàng tử người Lào, bạn học cùng trường. Lô “bỏ thuyền, bỏ lái. bỏ gịng sông, cô bé ngày xưa đi lấy chồng.” Rồi từ đó, hai vợ chồng lập nghiệp ở Honolulu. Puongpun Sananikone, gọi theo tên Việt là Phong,  dễ thương, bặt thiệp, thông thạo nhiều ngôn ngữ, ngoài tiếng Lào, tiếng Anh, Phong c̣n nói giỏi tiếng Việt, tiếng Pháp, tiếng Trung hoa. Phong, Lô là những nhà kinh doanh thành công, thuộc cỡ đại gia. Ngoài Thanh Lô, Thanh Chân, con gái thứ ba của Bọ, và Thanh Hoàng (Sơn Ca) con gái út, cũng ở Honolulu. Mỗi lần qua đó, chúng tôi họp nhau lại thành một nhóm thật ồn ào. Phong và các em Túy khi nào cũng gọi Thương bằng cái tiếng rặt miền nam “Anh Hai”. Vợ tôi người nam chính gốc nghe vậy, vui lắm.

Dạo c̣n ở quê nhà, Bảo, Thương, Viên đều làm ở Cộng ḥa, c̣n tôi th́ ở xóm nhà lá Phú nhuận, gần khu chị T́nh, ngă ba Chú Ía. Nhờ vậy mà được các anh cứ cách dăm ngày tiện đường xẹt ngang. Nhờ vậy mà giữ được  giao t́nh. Năm '74, Viên được gởi qua tu nghiệp về giải phẫu thần kinh ở Tripler Army Medical Center. Tháng Tư '75, vợ con Viên được bốc qua Honolulu. Có một kỷ niệm nhỏ tôi c̣n nhớ: cũng tháng sáu năm đó, tôi được chuyển từ trại tỵ nạn Guam vào lục địa, máy bay ghé Honolulu. Tôi gọi thăm Viên. Viên hối hả trong máy “... chờ đó, moi ra với toi ngay. Moi có trong saving bảy trăm, để moi ra bank lấy hết cho toi.” Tội quá, Viên không nhớ Viên c̣n vợ và ba con mới chân ướt chân ráo đến Mỹ. Máy bay chở tôi vào Mỹ cất cánh trước khi Viên tới. Mấy năm sau, Viên vào lục địa học ngành Tê Mê ở Parkland Memorial Hospital-Dallas, c̣n tôi th́ làm việc ở Houston, cách nhau 260 dặm. Anh em lại có dịp gặp nhau, dẫu không c̣n dễ dàng và thường xuyên như những ngày ở xóm chị T́nh. Học xong, Viên-Thư và các cháu về lại Honolulu. Viên Thư có thêm một cháu trai. Viên-Thư có cháu gái đầu ḷng vào năm học thứ tư, đặt tên Tường Vi, đứa cháu đầu tiên của anh em chúng tôi. Ngày đó, các bác, các chú nghèo, không tiền mua quà cho cháu. Mỗi lần đến thăm, chúng tôi thay nhau bồng cháu để Viên Thư nấu cơm đăi bạn. Chúng tôi vừa à ơi ru cháu, vừa hát... “năm xưa khi tôi bước chân ra đi, đôi ta cùng đứng bên bờ tường vi, em nói rằng em sẽ chờ đợi tôi, đừng nói đến phân ly”... Hôm nay, đến với Viên Thư, chúng tôi cũng vẫn được cho ăn dưa cà, như thủa hàn vi. Vẫn nụ cười đó, như ngày nào c̣n trẻ dại. Như thời gian ngừng lại.

Honolulu với chúng tôi là vậy, là những ngày cũ, là cái t́nh, là những đùm bọc. Mấy chục năm qua, chúng tôi về lại Honolulu nhiều lần. Và h́nh như có mấy lần, hội của chúng ta họp thường niên ở đó. Tháng Sáu vừa rồi, 2011, chúng tôi cũng vừa họp nhau ở đó. Một cuộc họp mở rộng, không định mà thành. Từ dự tính chỉ mấy anh em, đă có gần bốn mươi người về với nhau. Từ chuyện quanh quẩn trong một góc nhà, cuộc chơi chuyển thành một chuyến hải hành bảy ngày quanh Hawaii, và năm ngày trên băi Waikiki. Chuyện cũng dễ hiểu thôi, v́ từ cái tháng Giêng năm 2009, chúng tôi c̣n có thêm mấy dịp gặp nhau ở Nam Cali trong căn nhà giành riêng cho bạn của anh chị Bảo: Hè 2009, có thêm vợ chồng Lê quang Tái, vợ chồng Bùi an B́nh, Trần viết Phồn ở Việt nam, Tôn thất Hứa ở Đức, vợ chồng Lê văn Mộ từ Na uy, Tô đ́nh Đài từ Iowa; Hè 2010 có Hứa, vợ chồng Mộ,  Almuth, và Đoàn Yến từ LA xuống chơi. Người này nói với người kia một tiếng, vậy là cái dự tính của mấy anh em gặp nhau đầu năm 2011 trở thành cuộc hội mừng “thất tuần đại khánh” chung cho mọi anh em của trường. Khóa 1 nhập trường năm 1961, và khóa 2, trung b́nh ở tuổi hai mươi. Bây giờ, năm mươi năm sau, người nào cũng thất thập, phải ăn mừng lớn. Chị Bảo được nhờ đứng ra tổ chức, c̣n mọi người khác lo chuyện rủ rê.

Có khoảng trên dưới năm mươi anh, và hai chị nhập học khóa 1 trường y khoa Huế năm 1961. V́ là khóa đầu tiên nên cũng có chút đặc biệt về thành phần và tuổi tác. Chung chung th́ cũng là sinh viên đă có một chứng chỉ dự bị PCB, SPCN. Nhưng cũng có người đă tốt nghiệp đại học, đă đi làm, đi dạy. Anh Nguyễn minh Triết đă có 3 chứng chỉ khoa học (một năm sau, anh hoàn tất học tŕnh cử nhân giáo khoa), anh Trương như Sản, nha sĩ, chị Thiều Anh, dược sĩ, anh Đỗ văn Minh có gốc 20 năm y tá quốc gia. Người trẻ nhất có lẽ là Tôn Thất Hứa, sinh năm '43. Anh Vĩnh Tùng mất vào năm học thứ hai. Sau sáu năm học, có 25 người ra trường. Lứa tốt nghiệp đầu tiên đều đi vào lính, khóa 10 trưng tập, ngoại trừ anh Triết miễn dịch v́ lư do gia cảnh - con một, và chị Quế v́ cơ thể bất túc, thiếu mất một bộ phận. Số anh em khác, gặp chút trắc trở, phần lớn ra trường một hai năm sau. Có mấy anh em vắn số, rời bỏ cuộc chơi: anh Trịnh b́nh Tây, chết trong một tai nạn lưu thông ba năm sau khi ra trường, anh Phạm bá Khá, chết trong tù cải tạo, anh Đặng ngọc Hồ, chết bệnh, anh Trương như Sản, Đỗ văn Minh chết bệnh già. Chị Thiều Anh nay đă trên tám chục. Như vậy, hầu như tất cả c̣n gần như nguyên vẹn, không đau ốm, sứt mẻ. Cảm ơn đất trời. Thương hải tang điền, bao nhiêu chuyện đă xẩy ra trong cái nửa thế kỷ của chúng tôi. Chúng tôi quả thật may mắn khi c̣n có nhau cho đến lúc này.

Sau tháng Tư '75, lớp chúng tôi có ba người thoát được ra ngoài:  Hầu Mặc Sửu, Lê quốc Bảo, và tôi, cộng thêm bốn anh em du học từ trước: Bùi an B́nh, Trần viết Phồn, Tôn thất Hứa, nhân viên giảng huấn của trường đang theo học ở Đức và Pháp, và Tôn thất Viên, ở Honolulu. B́nh và Phồn trở về Việt nam sau đó. Hứa ở lại Đức, rồi lập gia đ́nh ở Pháp. Tôi vẫn thường gặp Hứa, gặp t́nh cờ, như một cái duyên. Một lần vào năm '73, vừa ở Việt Nam qua, đang lang thang bất định trên đường phố Paris th́ gặp Hứa cũng vừa ở Đức qua. Hứa có viết lại cuộc gặp không hẹn đó trong bài Tha hương ngộ cố nhân. Sau này, mỗi lần tôi qua Pháp, Hứa đều lấy tàu lửa từ Munchen về Paris, anh em sống với nhau. Hứa cũng thường xuyên qua Mỹ. Những người ở lại, vào tù ra khám, rồi cuối cùng cũng được cho yên, cho sống. Thương trốn được qua Pháp, hai năm sau qua Mỹ. Yến đến California. Trần hữu Thế, Huỳnh gia Quang qua Pháp, ở vùng Toulouse. Nhiều năm sau, Tô đ́nh Đài, Tạ trọng Thu, Lê bá Dũng đến Mỹ. Tổng cộng anh em chúng tôi ở Mỹ 9 người. Hai người ở Pháp. Một người ở Đúc. Thế thường qua Mỹ thăm chúng tôi. C̣n Huỳnh gia Quang th́ tuyệt vô âm tín. Tất cả đều hành nghề trở lại, không gặp khó khăn chi, ngoại trừ mấy anh em qua sau, tuổi đă lớn, không c̣n cơ hội làm lại từ đầu. Tất cả đều có cuộc sống dễ chịu, yên vui. Về sau này, khi chế độ cởi mở hơn, và đời sống vật chất khấm khá hơn, nhiều anh em có dịp xuất ngoại, hoặc tham dự các hội nghị quốc tế, hoặc để quan sát và học hỏi thêm, như trường hợp các anh em về tu nghiệp ở Galveston qua chương tŕnh huấn luyện bổ túc của giáo sư Đinh văn Tùng và Đại Học Y Khoa UTMB. Cá nhân tôi cũng đă được có nhiều dịp tiếp đón các anh em của trường ḿnh.

Anh em c̣n ở lại bên nhà: chị Phạm Xuân Quế, các anh: Nguyễn minh Triết, Hoàng Quỳnh, Lê quang Tái, Bùi an B́nh, Trần viết Phồn, Hoàng đại May, Bửu Hàm, Lê hồng Sơn, Phạm lương Giỏng, Nguyễn đại Hiền, Tạ Tích, và c̣n ai nữa??? C̣n Mai văn Tuấn tuyệt không ai biết ở đâu từ mấy chục năm nay. Có người cho biết anh ở Úc, tôi cố t́m tin anh, nhưng vô ích. Tất cả anh em ở nhà đều đă nghỉ hưu, nhưng vẫn c̣n những hoạt động tư trong ngành. Chị Quế mở y viện Thường Lạc, khám và trị bệnh miễn phí, đặc biệt giúp đỡ các bệnh nhân bị ung thư vào giai đoạn cuối. B́nh và Phồn trở lại trường. B́nh đảm trách khoa nhi, và làm trưởng khoa nhi cho đến lúc về hưu. Phồn dạy nội thương, chị là dược sĩ, cũng có chân trong ban giảng huấn. Một thời gian sau, anh chị chuyển vào Sài gon, tiếp tục giảng dạy ở bệnh viện Nguyễn văn Học. Đầu tháng 3 vừa qua, có nghe tin em chị Phồn, Bác sĩ Bùi Đức Phú khóa 15, giám đốc Bệnh viện Huế, đă thành công trong một trường hợp giải phẫu thay tim đầu tiên tại Việt nam với một đội ngũ gồm toàn chuyên viên Việt nam, xin thành thật chia vui với anh Phồn, Chị Điệp và bác sĩ  Phú. Bác sĩ Nguyễn minh Triết có một thời giữ những chức vụ trọng yếu trong ngành y tế ở Sài g̣n. Hoàng Quỳnh về xây dựng cơ sở ở Cần thơ, hiện là một đại đại gia. Bửu Hàm chuyên giải phẫu sắc đẹp, vẫn đêm bảy ngày ba, vô ra không kể, Hoàng đại May chuyên ngành chỉnh trực. Nguyễn đại Hiền sức khỏe không tốt,.. Đại khái là vậy. Ecoute dans le vent, trúng trật xin lượng t́nh, và sửa dùm.

Để sửa soạn cho cuộc hội ngộ, B́nh, Phồn lo tiếp xúc với anh em ở nhà. Bên này anh em gọi nhau.  Chúng tôi cầu trông mọi chuyện suông sẻ, cho anh em đến với nhau thật đông. Chỉ một lần. Khó c̣n cơ hội thứ hai. Thời gian qua mau, mau lắm ở tuổi thất thập.

Đầu tháng 6, 2011 chúng tôi lục tục kéo về Honolulu. Thương Túy về trước nhất, rồi đến Hứa bay từ Đức qua San Francisco, đổi tàu về Hawaii, chuyến đi dài nhất. 1 tháng 6, vợ chồng Sửu-Huế đến từ Houston, Almuth đến từ Ohio. Almuth Riggs-Krainick là con gái của giáo sư và bà Krainick. Năm ngoái, một anh em trong hội t́m được nơi bà ở trên đất Mỹ. Nhân cuộc họp thường niên vào đầu tháng 8 năm ngoái ở Orange County, hội mời Almuth và con trai bà tham dự. Bà đến ở chung với anh em từ xa về tại nhà Bảo-Phương, và hết sức vui mừng cùng chúng tôi ôn lại kỷ niệm cũ. Cũng nhân dịp này, Bảo, Thương, Viên ngỏ ư mời bà về Hawaii. Sáng sớm mồng 2, B́nh-Thủy, Phồn-Điệp, Mộ-Sương đến từ Việt nam qua ngă Manila. Chuyện hi hữu là Mộ-Sương vừa từ Na uy về nghỉ hè ở Việt nam, cũng ham vui bay qua Honolulu với anh em. Mộ đang bị Parkinson's ở thời kỳ khá nặng, nhưng chị Sương đă không bao giờ nề hà đưa anh đến với bạn bè, ở bất cứ nơi đâu, “để anh được vui”- chị nói vậy. Trưa mồng 2, phái đoàn hùng hậu từ California đến: anh chị Bảo-Phương, trưởng nhóm, giáo sư và bà Lê thanh Minh Châu, ông bà Bửu Hoan, Tinh Châu và Danh, Thuần-Lộc, anh chị Quư ( từ Fresno ), Vinh-Ái Linh ( anh của chị Phương, từ Seattle), 14 người.  Mười lăm phút sau, anh chị bác sĩ Nguyễn văn Vĩnh và chúng tôi, Thuận-Xuân đến từ Houston. Chiều lại, có thêm anh chị Bùi xuân Định đến từ Florida, và hôm sau, con gái và con rể Châu-Danh ( Quỳnh Trâm và Gaston) cùng Sơn Ca từ Oakland, CA nhập đoàn. Thanh Chân cũng có mặt. Bốn mươi người, không đông như dự tính, nhưng quả đă là một khích lệ. Chúng tôi mong có nhiều anh em hơn: Hoàng Quỳnh, Bửu Hàm, Lê quang Tái, Hoàng đại May, Nguyễn minh Triết, ở Việt nam, Trần hữu Thế ở Pháp, vợ chồng Tôn thất Sơn ở Na uy có hứa đi, nhưng rút lui vào giờ chót. Bên ni, thiếu Đoàn Yến, Hà thúc Như Hỷ, Hà công Lương, Vơ văn Cầu, Đồng sĩ Nam... ở California, Nguyễn văn Bách ở Philadelphia, Ngô trọng Thọ ở Maryland, Tạ trọng Thu ở California, Tô đ́nh Đài ở Iowa, Vơ văn Đàn ở Vancouver... Vợ chồng Lê bá Dũng ở Houston muốn đi mà không đi được v́ chị bị đau sống lưng. Bác sĩ và bà Nguyễn văn Tự (anh chị Tự) hẹn mà không đến. Anh cứ hẹn nhưng anh đừng đến nhé...

Viên-Thư mời Almuth, B́nh-Thủy, Phồn-Điệp và Hứa về chung nhà với anh chị. Thương-Túy ở nhà Phong-Lô, cũng gần đó. C̣n chúng tôi về ở khách sạn. Thật t́nh th́ chúng tôi chỉ về ngủ ở khách sạn. Ngủ rất ít, vui chơi th́ nhiều. Đến Honolulu không phải để ngủ, mà là để sống với trời xanh và biển xanh, màu trời và màu nước của Địa trung hải, của Côte d'Azur, để thở theo nhịp sóng dội, và để ḥa đồng trong t́nh bè bạn, để bỏ lại đàng sau những phiền toái, dao động. Nếu đă có những chương tŕnh thăm viếng, ăn uống được sắp xếp, chúng tôi cũng đều tham dự, không phải để cho biết đó biết đây, nhưng là để có dịp gần lại nhau, gắn bó với nhau, nghe nhau nói, nh́n nhau cười, nhắc chuyện cũ, hỏi thăm nhau về những ngày đang sống.

Trong đoàn c̣n có giáo sư và bà Lê thanh Minh Châu (chú, d́ Châu), giáo sư và bà Bửu Hoan, bác sĩ và bà Nguyễn văn Vĩnh (anh chi Vĩnh). Từ nhiều năm, nhiều chục năm nay, chú d́ Châu và anh chị Vĩnh, anh chị Tự hầu như lúc nào cũng có mặt trong những buổi họp mặt của anh em. Tuổi ngoại bát tuần, về với anh em ḿnh để vui với một chút sinh động, chút ngây ngô phá phách nơi cái đám học tṛ cũng đang nặng vai gánh thời gian. Có thể không hẵn vậy, về để thấy đâu đó vẫn c̣n t́nh anh em, nghĩa thầy tṛ, để sống với một quá khứ được ǵn giữ và trân trọng.

Rời Honolulu trưa ngày 4 tháng 6, chúng tôi bắt đầu một tuần trên tàu loanh quanh các hải đảo Hawaii. Thật t́nh, đến Hawaii, chỉ cần ở Honolulu là đủ. V́ Honolulu là ḥn đảo đẹp nhất, có thành phố lớn nhất, đông dân cư nhất, có nhiều thắng cảnh nhất, có băi biển đẹp nhất. Nhưng cũng như mọi chuyến đi cruise, đó chỉ là một cách tạo cơ hội để gần nhau, để có trọn th́ giờ cho nhau, để các chị không phải lo đi chợ,  nấu nướng, chùi rửa, dọn dẹp, để các anh không phải lo lái xe đưa đón, không phải đọc bản đồ, không bị cảnh sát phạt. Đời sống trên cruise, trên tàu nào, đi đến đâu cũng giống nhau, không có chi phải nói. Chúng tôi sắp xếp chương tŕnh sinh hoạt chung, để mọi người tham dự khi có thể, gặp nhau từ sáng sớm cho đến lúc về pḥng.

Người vui nhất trong chuyến đi có lẽ là Almuth, vui bên bè bạn mới, vui với chuyện cũ, vui với trăng nước bồng bềnh, vui với mọi sinh hoạt. Có một buổi chiều, tôi đứng trên boong tàu một ḿnh, bà đến bên tôi, ngập ngừng hỏi “ông biết cha tôi nhiều không, ông có thể san sẻ với tôi một ít memories về cha tôi? Thú thật với ông, có thể tôi không biết cha tôi bằng các ông.” Từ khi sang giúp VĐH Huế mở trường Y Khoa, rồi ở lại giảng dạy, cho đến lúc nằm xuống, mười năm cuối cùng của đời ông, ông ở Huế. Tôi không rơ bấy giờ Almuth bao nhiêu tuổi, nhưng tôi chắc rằng khoảng thời gian bà được sống bên cha có lẽ không được bao nhiêu. Tôi nói với bà những điều tôi biết về ông, về những ngày ông đau ốm, về cái cảm nghĩ và xúc động của tôi khi đứng bên quan tài của ông bà Krainick, của giáo sư Discher, của Alterkoster trong căn nhà quàn bệnh viện Grall. Bà khóc. Và h́nh như mắt tôi cũng ướt. Tôi nhớ đến Cha tôi. Cảm ơn các anh chị, những người đă có nhă ư cho Almuth một cơ hội. Cảm ơn Viên Thư đă có nhiều lần đón tiếp người con trai của ông bà Krainick trong căn nhà của anh chị. Về đến Cleveland, Almuth viết thư riêng cho từng người bạn mới, và một thư chung. Tôi xin phép nhờ Tinh Châu chuyển lá thư chung của Almuth, cho scan vào bài này, đến các anh chị trong Hội.

Chiều thứ Sáu trước ngày xuống bến, chúng tôi có một buổi sinh hoạt chung trên tầng 14 của con tàu. Trong một lúc xúc động, anh Tôn thất Hứa đă đứng lên cảm ơn thầy Viện trưởng Lê thanh Minh Châu về mối quan thiết của thầy với trường trong những giai đoạn khó khăn nhất, về những giúp đỡ của thầy cho cá nhân Hứa khi thầy gởi anh qua Đức học tiếp hậu đại học. Có thể khi nào cũng nói được hai tiếng cảm ơn, nhưng khi nh́n mái tóc đă bạc phơ của Hứa, nh́n những giọt nước mắt đầm đ́a trên khuôn mặt của một người không c̣n trẻ nữa, mới thấy được cái tâm niệm chân thành về ḷng biết ơn. Từ lâu rồi, chúng tôi mong muốn không c̣n cứ măi biến những buổi sinh hoạt hàng năm của Hội thành sân khấu của những  vinh danh, không phải v́ thời gian qua đi, người ta quên dần ân t́nh, ân nghĩa, quên chuyện trước sau, trên trước, nhưng chỉ v́ ân nghĩa, ân t́nh không thể là sản phẩm của những đơn đặt hàng. Chính sự hiện diện đều đặn của những người như giáo sư Lê thanh Minh Châu, thầy Lê bá Vận, quư vị trong ban giảng huấn, anh chị Vĩnh... mới là bằng chứng của một tấm ḷng. Hội có tốt, ḷng có thành mới giữ được người về.

Sáng thứ bảy, chúng tôi rời tàu. Almuth, B́nh-Thủy, Phồn-Điệp, Mộ-Sương, Hứa, và chúng tôi c̣n ở lại với Viên-Thư, Thương-Túy, kéo dài thêm ít ngày vui. Lại tiếp tục những ngày rong chơi, mua sắm. Chúng tôi có đến thăm vườn của Thanh Lô, một khu vườn rộng nhiều chục mẫu trải dài từ đường xe chạy lên đến chân núi. Vườn trồng đủ loại trái cây nhiệt đới, trái cây quê hương. Lưng chừng bờ núi là một cái am nhỏ, nơi Thầy Hằng Trường, con út của Bọ Quyến, tu hành nhiều năm cho đến khi thành đạo. Thanh Lô và Phong đi du thuyền trên sông Danube trong thời gian chúng tôi đến Honolulu, nhưng cũng đă vội vă từ Munchen trở về kịp ngày để hôm sau mời các học tṛ của Bọ, các bạn của anh Hai một bữa cơm. Cảm ơn Phong-Lô. Rồi mỗi người mỗi ngả. “Rồi mùa tót rạ rơm khô, Bạn về quê bạn biết nơi mô mà t́m.” Ngày các anh đi, Viên gởi tôi hàng chữ “Sáng nay tiễn đưa Phồn, B́nh và Mộ đi. Hai tuần qua vèo là hết. Lúc trở về cũng thấy buồn buồn.” Viên ạ, nghe trời nhè nhẹ, nghe ta buồn buồn, có buồn buồn là có vui rồi.

Tôi viết vội bài này, không với ư định phúc tŕnh một chuyến đi. Tôi chỉ nghĩ đây là một dịp thật tốt để nói về cái c̣n lại của nhóm anh em chúng tôi sau năm mươi năm. Tôi kể lại với một ḷng biết ơn chân thành nhất. Cảm ơn đời, cảm ơn người.

Một lần tôi được nói chuyện với thầy Lê bá Vận, thầy hỏi: anh có biết tại sao các anh em trong trường biết nhiều về các anh, và có khi gọi khóa 1 của các anh là khóa huyền thoại? Trong khi tôi c̣n ấp úng, thầy tiếp: V́ các anh chịu khó nói về các anh. Tôi ngạc nhiên, nhưng chỉ một chút suy nghĩ, tôi nhận thầy nói đúng. Hôm nay, tôi lại thêm một lần nữa nói nhiều về chúng tôi. Nhưng năm mươi năm đă qua rồi, c̣n bao nhiêu lâu nữa cho một kiếp người. Ví thử  các anh, các chị, các em cũng chịu nói nhiều như chúng tôi, mỗi người góp vào một câu chuyện, th́ bây giờ chúng ta đă có biết bao nhiêu câu chuyện, câu chuyện của chúng ta, câu chuyện của một ngôi trường, một ngôi trường c̣n đó, măi măi c̣n đó, câu chuyện của nhiều thế hệ, của những nụ cười, của thành bại, của những bi thương, của ḷng biết ơn và ḷng trắc ẩn. Ví thử chúng ta gần nhau hơn, để thấy quanh ta c̣n anh, c̣n em, đời chắc vui hơn.

Nguyễn văn Thuận.

7-13-2011

PS: Hôm đầu tháng bảy, tôi hứa với anh Vĩnh Chánh sẽ viết bài này cho đặc san online của hội, phát hành nhân kỷ niệm 25 năm ngày thành lập Hội. Anh cho tôi cái hẹn ngày 15/7 phải giao bài. Khi thấy hạn kỳ gần hết, tôi viết vội mấy trang trên mà không kịp kiểm chứng nhiều điều. Có chi sai sót, xin niệm t́nh cho.

 

Lá thư của bà Krainick Almuth

 

  Trở về Mục Lục