Mục Lục

 

OAN  NGHIỆT

 

DS. Lê bá Châu

 

Lời tác giả: Phỏng theo cốt truyện Bút Máu của V.H. Để tưởng niệm Bà ngoại và cậu Tư đă bị sát hại trong đợt Cải Cách Ruộng Đất tại miền Bắc vào năm 1958.

                                               ***

Nguyên Vũ vốn ḍng dơi thế gia. Tổ tiên gốc Bắc Hà không rơ vùng nào. Thời Lê mạt, theo chúa Nguyễn vào Nam, lập nhiều chiến công đời đời đều là khai quốc công thần đời Nguyễn sơ. Thông minh đĩnh ngộ, 6 tuổi đă biết làm thơ, nổi tiếng thần đồng. Phụ thân chàng cũng là vơ tướng, nhưng trót sinh vào lúc quốc phá gia vong, vận nước suy tàn bị giặc Tây di thống trị. Không muốn khom lưng cúi đầu trước loài dị tộc, nên bèn lui về quê ẩn dật. Lúc chàng lên 10 tuổi, phụ thân chàng đem vơ công truyền thụ bắt chàng dụng công học tập để giữ lấy nghiệp nhà. Nguyên Vũ vốn tư chất thông minh lại gặp danh sư nên chỉ trong thời gian ngắn đă lănh hội được bí quyết chân truyền. Nhưng khi phụ thân trao kiếm báu và đem 36 đường “Phong Lôi Kiếm Pháp” nổi tiếng của ḍng họ truyền thụ th́ chàng từ chối.

Chàng cúi đầu thưa rằng: “Gươm đao vốn không khỏi nhuộm máu người vô tội, vơ học càng cao càng khỏa lấp cái thiện lương. Con trộm nghĩ, việc nhân nghĩa cốt ở yên dân. Con chỉ muốn xử dụng văn chương làm đẹp cuộc sống, xóa bỏ bất công giúp người cô thế.”

Cha chàng vốn người khoáng đạt, hơn nữa nghĩ ḿnh mang một thân vơ học rốt cuộc cũng chẳng thi hành được sở đắc, bèn nói: “Thôi tùy ư con, ta cũng không cưỡng ép. Tuy nhiên con phải biết rằng, đao kiếm tuy là hung khí nhưng xưa nay hại người cũng trong ṿng hữu hạn, sát nghiệp dẫu có gây th́ hậu quả cũng chỉ nhất thời. Văn chương nếu không biết dùng, cái hại e rằng c̣n lớn hơn nhiều.” Tô son điểm phấn cho hung tàn, bẻ cong ngọn bút che đậy bạo ngược, khóc gió than mây, trêu hoa ghẹo nguyệt làm kích động ḷng dục thiếu nữ ở chốn pḥng khuê, trong cơi vô h́nh tác hại của văn chương thật chẳng biết đâu mà lường, chẳng biết lúc nào mới dứt.

Nguyên Vũ từ đó không người kềm thúc, văn tài càng phát triển tột độ. Những bài “Tiết Phụ Ngâm”, “Khuê Trung Oán” của chàng được truyền tụng, thanh niên nam nữ thuộc làu, đề quạt thêu khăn. Hơn nữa vốn có ḍng máu vơ tướng trong huyết quản, văn khí của chàng có lúc rất hùng tráng. Những bài “Bạch Đằng Giang Phú”, “Điếu Cổ Chiến Trường Văn” phảng phất có tiếng ngựa hí, quân reo làm bầu máu nóng sục sôi, xúc động ḷng người một cách kỳ lạ. 

Tuổi trẻ tài cao, danh vọng sớm, chàng không khỏi sinh ḷng tự đắc, xem ḿnh như thế ngoại cao nhân, và ngôn từ không khỏi có phần khinh bạc. Năm hai mươi hai tuổi, vâng lệnh gia nghiêm, chàng cưới con gái họ Phương làm vợ. Phương thị cũng con nhà vọng tộc nhưng tài sắc b́nh thường khiến chàng không được toại nguyện. Chàng hay mượn cớ đi thăm bạn, du ngoạn đó đây, có khi vắng nhà nhiều tháng. Cả hai miền nam bắc dọc sông Hồng chẳng có nơi nào không lưu vết chân lăng tử của chàng. Hoặc cùng vài người bạn lênh đênh trên chiếc thuyền nhỏ ngược ḍng sông Vị, dưới nước trên trăng. Hoặc một ḿnh bầu rượu túi thơ leo lên tận đỉnh Sài Sơn đón chờ vừng đông ló dạng. Đi đến đâu cũng lưu lại những vần thơ trác tuyệt. Cứ như vậy Vũ sống lăng đăng bên lề xă hội trong lúc khắp đất nước sục sôi ngoại địch tranh quyền, và nửa quả địa cầu bao trùm trong binh đao khói lửa.

Mùa thu năm Ất Dậu, gặp lúc quân Thiên Hoàng bại trận khắp chiến trường, Hồ Vương chụp lấy “Thiên thời” dựng cờ khởi nghĩa. Nhân dân trăm họ nô nức theo lá xích kỳ ào ào như ngọn triều dâng. Giành được “Nhơn ḥa”, Hồ Vương chẳng mấy chốc thu hồi nền độc lập, chễm chệ lên ngôi báu lập nên triều đại mới.

Thế là:

                         “Giang sơn từ đây mở mặt

                           Xă tắc từ đây vững bền

                           Nhật nguyệt hối mà lại minh

                           Càn khôn bỉ mà lại thái.”

                           B́nh Ngô Đại Cáo – Nguyễn Trăi.

Nhân dân nghễnh cổ trông mong đợi thời thịnh trị Lư Trần. Nào ngờ tân triều chính sự phiền hà, giành hết công lao trăm họ, tàn hại công thần. Mầm mống bất b́nh đă manh nha từ đấy.

Mùa đông Hồ Vương năm thứ ba, giặc Tây di theo luồng gió bẻ măng tràn vào đất nước mong tái diễn cảnh “Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn. Vùi con đỏ xuống dưới hầm tai vạ.” Nhân dân trăm họ gác nỗi bất b́nh theo Hồ Vương giương cao ngọn cờ kháng chiến. Khắp nơi sông núi khí thế tưng bừng, người dân hiền lành tay không lăn vào lửa đạn, lấy thân ḿnh bịt mũi súng quân thù. Trong ngọn sóng dâng cao tận hang cùng ngơ hẻm, Nguyên Vũ chợt bừng tỉnh giấc mơ hoa bướm, ḍng máu hào hùng sục sôi, chàng lăn ḿnh vào cuộc chiến đấu “B́nh Tây Sát Tả”. Triều đ́nh sớm biết tài danh, trọng dụng chàng ban cho quyền cao tước lớn. Nay thỏa chí b́nh sinh, ngọn bút tung hoành kích thích chiến sĩ lăn xả vào quân thù, khí thế quả thật c̣n hơn trăm ngàn đại pháo. Một lần nữa, ngoại địch cuốn cờ bó giáp ôm đầu lủi thủi về nước. Thế là một dải non sông gấm vóc nay sạch bóng quân thù.

                        “Thẹn ngh́n thu nay rửa sạch lầu lầu.”

Hỡi ôi! Hồ Vương nay ngai vàng ổn định, thi hành chánh sách quái lạ, nêu cao chủ nghĩa “vô thần”, phá bỏ đền đài miếu mạo, đảo lộn đạo lư cương thường, xem nhẹ t́nh phụ tử nghĩa phu thê. Lấy danh nghĩa đem lại thanh b́nh an vui cho bá tánh, tân triều bắt chước sách lược “Ngũ gia liên bảo” của Thương Ưởng đời Chiến Quốc, nhà nhà xóm xóm kiểm soát lẫn nhau. Lại mượn cớ đem lại công b́nh cơm áo ấm no cho mọi người, dùng cực h́nh tàn bạo sắt máu “qui kết thành phần” để thi hành phép quân điền phân chia ruộng đất.

Nhân dân đồ thán uất ức, nhưng nha trảo lớp lớp như ruồi nhặng, nào ai dám kêu ca. Chỉ một số con dân nh́n xa thấy rộng nhanh chân vượt biển băng ngàn vào Nam, phù lập một Vương triều mới, giành lại được nửa mảnh Sơn Hà.

Nguyên Vũ từ lúc hưởng ân sủng của triều đ́nh quên hết lời cha dặn. Hồ Vương giỏi thuật dùng người, lấy hư danh cám dỗ, lấy vật chất mua chuộc. Nay lộc cao tước lớn, ba ngày tiệc nhỏ, bảy ngày tiệc lớn, chàng một ḷng qui phục, múa bút lộng văn ca tụng tân pháp đương triều, thần thánh hóa quân vương như đệ nhất vĩ nhân của thời đại. Dưới ngọn bút tài hoa tưởng quỉ sứ cũng biến thành Phật, địa ngục cũng được tô điểm như thiên đường. Phụ thân chàng bất lực nh́n cảnh ngang trái, tiếc cho cây ngọt sanh trái đắng, buồn phiền mang bệnh rồi qua đời.

Một buổi chiều không nhớ rơ, lúc đang phóng bút bài từ “Đứng dưới cờ Hồ Thiên Tuế, Lao động vinh quang” chàng bỗng xây xẩm mặt mày. Trên trang giấy chưa khô nét mực, hàng hàng chữ máu hiện ra trước mắt. Sợ hăi ngừng tay, vệt máu theo ngọn bút lông từng giọt từng giọt ma quái thấm qua mấy lần giấy mỏng. Hoảng hốt ném bút hắt nghiên máu tung tóe đầy nhà, mùi tanh hôi bốc lên lợm giọng. Từ đó tâm thần hoảng hốt, thần trí mê man, hễ cầm bút động đến nghiên lại thấy bàn tay đầy máu, văng vẳng có tiếng rên la gào thét từ cơi nào vọng lại.

  Phương thị nghe tin chồng lâm bệnh, bương bả từ quê nhà lên thăm. Thấy chàng h́nh dung tiều tụy, thần sắc chẳng c̣n, bèn khóc mà rằng: “Chàng há chẳng nhớ lời thân phụ. Ôi thôi! Ngọn bút đă vấy máu người vô tội, cơi u minh mù mịt, nay sát nghiệp đă trót gây, e khó bề trốn tránh. Chàng hăy tỉnh lại, xem đă tạo oan nghiệt chi đây, mau mau kẻo không c̣n kịp nữa.” Nguyên Vũ nghe được lời, tỉnh ngộ mà bệnh cũng thuyên giảm đôi phần. Phương thị ngày đêm săn sóc thuốc men, lựa lời an ủi, thần trí chàng dần dần minh mẫn trở lại và sức khỏe cũng được hồi phục. Bên án thư lần hồi đọc lại những vần thơ cũ, chỉ thấy toàn lời viễn vông khóc gió than mây, chẳng ích lợi chi cho thế nhân, nhưng nghĩ lại cũng chẳng hại chi đến con sâu cái kiến. Khi xem đến những áng văn ca ngợi tân triều, trong ḷng có phần hổ thẹn nhưng xét cho cùng dù có lỗi lầm cũng không đến nỗi động đến quỉ thần.

Một ngày đầu thu, Nguyên Vũ từ biệt vợ lên đường lần theo dấu chân phiêu lăng ngày trước, mong t́m ra đầu mối oan nghiệt. Trên những con đường đi qua, chàng xót xa thấy nơi nơi khác xa với cảnh ấm no chàng đă ca tụng, có đâu cái cảnh thiên đường nơi hạ giới mà chàng  vẫn huênh hoang tâng bốc. Đâu đâu cũng xơ xác tiêu điều, những bóng người lặng lẽ, nét nhẫn nhục hằn sâu trên vừng trán khóe mắt. Chẳng c̣n đâu câu cười rộn ră, tiếng hát câu ḥ êm ả ngày trước.

Một buổi chiều cuối thu, chàng dừng chân đầu làng Đại, nơi đây ngày xưa trù phú bậc nhất trấn Sơn Nam Hạ. Cây đa bến nước vẫn c̣n, nhưng cảnh xưa sao đă khác nhiều. Bên vệ đường, trên g̣ đất hoang, ngổn ngang mười lăm ngôi mả mới đắp điếm vội vàng. Trong cái vắng lặng của chiều thu muộn, vùng cỏ tàn úa xơ xác làm tăng thêm vẻ thê lương ảm đạm. Chàng ngơ ngác nh́n quanh, bàng hoàng trước cảnh vật đổi sao dời. Bên hai ngôi mộ nằm cạnh nhau, một bóng người ăn mặc lam lũ đang lúi húi cắm vội mấy nén hương. Nguyên Vũ bước lại gần lựa lời thăm hỏi. Người lạ thân h́nh c̣n tráng kiện, nhưng nét đau thương in đậm trên gương mặt già nua trước tuổi, ngước mắt nh́n chàng hồi lâu bèn nói: “Khách quan đây chắc chẳng phải người trong vùng”. Đắn đo hồi lâu, thở dài chỉ vào hai ngôi mộ nói: “Đây là Cụ ông Cụ bà tộc trưởng chúng tôi, nhân đức nổi tiếng suốt vùng. Nạn đói năm Thân năm Mùi, nơi khác người chết đói đầy đường, hai cụ đổ hết thóc lúa phân phát cho bà con mấy xă sống sót. Những năm chống giặc Tây di, đem hết gia tài nuôi quân đánh giặc.”

Thế mà năm ngoái đây, lệnh triều đ́nh đưa xuống: cải cách ruộng đất, phát động phong trào đấu tố. Hai Cụ bị qui vào thành phần địa chủ cường hào ác bá. Thật là đầy trời oan ức. Nhân dân trong xă, lớp dân nghèo được lệnh phải đứng lên buộc tội hai Cụ, nào là bóc lột tham tàn, thậm chí c̣n vu cho tội cưỡng hiếp kẻ cô đơn. Nhưng bà con hầu hết đều mang ơn sâu, nên mặc dầu bị cưỡng ép đe dọa cũng chẳng ai chịu làm chuyện thất đức với ân nhân. Nhưng lệnh ở trên nếu không qui được tội th́ làm sao thi hành được chính sách. 

Thế là bỗng đâu từ trên đưa xuống những bài vè, bài thơ khích động, vang đến hang cùng ngơ hẻm.

Nào là: “Địa hào đối lập ra tro

               Lưng chừng phản động đến giờ tan xương.”

Nào là: “Lôi cổ bọn nó ra đây,

                  Bắt qú gục xuống khi nào chết thôi.

                 …………………………………………”   

Ôi thôi tên văn sĩ Nguyên Vũ nào đó có giọng lưỡi kinh hồn. Văn chương của hắn như có ma lực kích động máu chảy thịt rơi. Mọi người bỗng trở nên điên cuồng mất hết lương tri lăn xả vào ṿng đấu tố. Con tố cha, vợ tố chồng, anh em tố lẫn nhau. Hai Cụ của chúng tôi bị đổ cho mọi thứ tội, bị nhục mạ hành hạ đủ điều và bị đem đi chôn sống.

Người nông phu khoác một ṿng tay trọn một vùng g̣ đất ngổn ngang những nắm đất sè sè ngọn cỏ nửa vàng nửa xanh rồi nói tiếp trong tiếng nấc: “Biết bao bà con đây cùng chung số phận bi thảm, chỉ v́ có được mười sào ruộng hương hỏa”. Ngừng một lát rồi nói tiếp: “Mà đâu phải chỉ nơi đây, đâu đâu cũng vang lời thúc giục chém, giết của tên văn sĩ đă bán ḿnh cho quỉ sứ, đâu đâu cũng máu chảy thịt rơi. Thật là đầy trời tang tóc. Cụ Tổ của chúng tôi trước khi chết c̣n trối trăn: “Thật đáng giận thay cho nó, mà cũng đáng thương thay cho nó”. Hôm nay ngày giỗ đầu năm của hai Cụ, tôi lén ra đây thắp mấy nắm hương. Ôi! Nỗi oan khiên này biết đến bao giờ mới rửa được sạch để hai Cụ tôi và bà con đây ngậm cười nơi chín suối.” Nguyên Vũ phục xuống ôm lấy nắm mồ, nước mắt chan ḥa.

Vài tia nắng cuối xen qua kẽ lá để lại một vết dài vàng úa trên lưng chàng. Xung quanh tiếng côn trùng rền rĩ ḥa với tiếng gió nghe năo nuột buồn tênh.

  

Lê bá Châu “Tùy Bút”

Xuân Tân Mùi

(Đăng trong đặc san “Xuân Tân Mùi” của hội Ái Hữu người Việt tại Odense)

 

BBT: Xin giới thiệu DS. Lê Bá Châu là bào đệ thầy Lê Bá Vận

 

Lê bá Vận (Lời bàn)

                                    “BA ĐIỀU OAN NGHIỆT”

 

                               “Chưa thấy quan tài chưa đổ lệ,

                                Có tới huỳnh tuyền có khóc than

 

Phải sống vào thời đó, tận mắt chứng kiến những cảnh đấu tố, giết người chôn sống theo lệnh Hồ Vương mới hiểu được phần nào sự thống khổ của nhân dân không văn tài nào tả xiết dù là dưới ngọn bút của Nguyên Vũ. Ở địa ngục âm phủ cực h́nh rùng rợn, tuy nhiên tội nhân là những phần hồn và đúng tội. Trong đấu tố cải cách ruộng đất ở dương gian, chế độ phải t́m mọi cách qui tội mới thi hành được chính sách. Nạn nhân hàm oan là những thể xác phàm làm sao chịu đựng nỗi nhục h́nh tra tấn, chôn sống, ngoài ra c̣n đau đớn liên lụy gia đ́nh, uất ức chôn vùi danh dự.

1) Ngoài đời Cụ ông và Cụ bà điển h́nh bị đấu tố chôn sống, cho trâu ḅ giẫm lên đầu dưới Triều đ́nh Hồ Vương là nhạc phụ nhạc mẫu của nhà thơ Nguyễn hữu Loan tác giả bài thơ “Màu tím hoa sim” nổi tiếng kể lại tỉ mỉ.

                           “Ai ngăn Loan khóc chuyện của ḿnh,

                            Khóc nàng (Trinh) mệnh yểu tuổi vừa xanh.

                            Khóc em (Nhu) phụ mẫu đất vùi cạn,

                           Ló đầu trâu giẫm chịu thảm h́nh.

 

                           ‘Giết người chôn sống thời quốc loạn,

                           Đầu trộm đuôi cướp giữa thái b́nh’.

                           Giă từ bang phỉ, ḷng thanh thản,

                           ‘Màu tím hoa sim’ gửi mảnh t́nh”.

                            Lê bá Vận đề vịnh.

 

 2) Tố Hữu, nhà thơ của chế độ cũng có những vần thơ điển h́nh bản chất chế độ:

      

                            “Giết giết nữa bàn tay không phút nghỉ,

                            Cho ruộng đồng lúa tốt thuế mau xong,

                            Cho Đảng bền lâu cùng rập bước chung ḷng,

                            Thờ Mao chủ tịch, thờ Stalin bất diệt”.

Cho hay văn chương khí thế quả thật c̣n hơn trăm ngh́n đại pháo!

3) Cùng thời ấy Việt Nam Cộng Ḥa tại miền Nam thi hành chính sách “Người cày có ruộng”, th́ cũng là cải cách ruộng đất nhưng ḥa b́nh. Nông dân được Nhà nước cho vay tiền mua lại ruộng đất từ các chủ điền. Mọi người đều vui vẻ.

4) Đất nước Việt nam hiện đang được cai trị dưới bàn tay sắt của đảng Cộng sản VN. Như thế là tốt hay xấu, phúc hay họa? Tranh luận về chính trị th́ ai cũng giữ lẽ phải của ḿnh. Tuy nhiên có những điều cơ bản ai cũng thấy rơ:

   1- Chưa biết Hồ chí Minh hay dở, song vừa giành được miền Bắc, là chủ tịch đảng đồng thời chủ tịch nước, y đă nhẫn tâm ra lệnh phát động chiến dịch ‘cải cách ruộng đất’ kéo dài, cao điểm các năm 1955-57, toàn quốc đấu tố dă man, chôn sống ghê rợn hàng trăm ngàn con dân (những đồng bào đă chọn ở lại miền Bắc với y sau hiệp định đ́nh chiến chia đôi đất nước), vậy dứt khoát y là kẻ xấu; “Giang sơn dị cải (dễ đổi) bản tính nan di (khó  thay)”, bản tính thiên nhiên tàn bạo thấm sâu cốt tủy y không thể thay đổi; y coi thường sinh mạng dân, muốn giết là giết, bàn tay y vấy máu, tội diệt chủng của y tày trời. Sau đó do tư cách hèn hạ y phủ nhận mọi trách nhiệm, đổ lỗi cho thuộc cấp giết càn, làm bậy. Hồ chí Minh và Phạm văn Đồng ngày 14-9-1958 lại bán đứng các quần đảo Hoàng sa, Trường sa cho Trung quốc. Tội bán nước vĩ đại.

   2- Chưa biết đảng Cộng sản Việt nam hay dở, song ở thế kỷ 21 văn minh dân chủ mà chúng đ̣i chuyên chính đảng trị, độc tôn độc tài, phải đàn áp khủng bố để tồn tại th́ dứt khoát đó là một đảng xấu. Tập đoàn chuyên chế công an tàn bạo chúng cai trị, nước Việt nam theo truyền thống lịch sử sẽ nhanh chóng bị Trung quốc lợi dụng yếu hèn vô cảm mâu thuẫn thôn tính rồi tiêu diệt; lẽ nào chúng chẳng biết: không c̣n “tổ quốc Việt nam muôn năm” th́ làm sao c̣n “đảng Cộng sản Việt nam quang vinh muôn năm!” của chúng? “Quốc tương bất quốc hà dĩ gia vi?”, nước c̣n sắp mất th́ nhà sao c̣n?

   3- Chưa biết các lănh đạo đảng Cộng sản Việt nam hay dở, song chúng tham nhũng quá trời th́ dứt khoát chúng là một lũ xấu. Chế độ của chúng tạo điều kiện tham nhũng là một chế độ xấu. “Công sinh minh liêm sinh uy” , công b́nh th́ sẽ sáng suốt, liêm khiết th́ sẽ có oai. Tuy nhiên cả hai chúng đều thiếu hẳn để cai trị lănh đạo; tài nguyên đất nước chúng chia sẻ nhau, sống xa hoa phè phỡn. Ḷng tham khiến chúng trở nên bất công mù quáng, hèn hạ, chỉ duy nhất biết đảng cộng sản quang vinh của chúng là con gà đẻ trứng vàng, dùng chế độ công an đàn áp khủng bố để bảo vệ. 

Nhân tham tài (tiền tài) tắc tử. Đảng tham thực tắc vong.” Kéo theo sự diệt vong của tổ quốc Việt nam.

5) Sơ kết: Nước Việt Nam có Hồ chí Minh, đảng Cộng sản (do y thừa lệnh Liên Xô thành lập năm 1930) và lũ lănh đạo tham nhũng là ba OAN NGHIỆT cho nước nhà, dân tộc. Một tên gian hùng, một đảng khốn nạn, một lũ tham quan, (ba cái hung hăng nó hại ta…***) Oan nghiệt, oan nghiệt, oan nghiệt!

                                  “Tiền thế vô oan kim thế vô cừu

Đời trước không gây oán, đời nay chẳng có thù. Oan nghiệt nghiệp chướng xin đừng tạo. Cầu mong các vị ‘tam oan’ buông tha cho ḍng giống con Hồng cháu Lạc tránh tai kiếp ngoại bang gây họa diệt vong. Chúng tôi xin kết cỏ ngậm vành nguyện lập đàn cầu siêu tế độ vớt người trầm luân.

 

bá Vận

 

***Toàn bài : “Một thằng một đảng một lũ tà,

                       Ba cái oan nghiệt nó hại ta.

                       Trừ được cái nào hay cái ấy,

                       Có chăng trừ một ấy trừ ba?”                      

 

Trở về Mục Lục