Hội Ái Hữu Y Khoa Huế Hải Ngoại

MỘT ĐOÀN THỂ ĐẶC BIỆT

 

(Diễn văn đọc trong buổi lễ kỷ niệm 25 năm thành lập Hội  Ái hữu cựu sinh viên Đại Học Y Khoa Huế Hải Ngoại 1986-2011)

 Thưa quí vị, các thầy cô, các bạn,

Cách đây 14 năm vào đầu tháng 8-1997 tôi có tham dự buổi gặp mặt hàng năm của gia đ́nh YKH hải ngoại tại thành phố này Montréal, Canada. Buổi họp mặt giữa thầy tṛ bạn bè cũ trường xưa thật là vui vẻ, cảm động. Năm nay và cũng trong đầu tháng 8 hội YK Huế hải ngoại trở lại Montréal, tổ chức đại hội long trọng qui mô để đón nhận 25 năm ngày thành lập Hội 1986-2011.Tôi lại c̣n thấy năm này chúng ta cũng kỷ niệm 50 năm ngày trường Đại học Y Khoa Huế chính thức mở cửa khai giảng niên khóa đầu tiên 1961-62, YK1. Tính ra năm nay sẽ là khóa YK 50.

 

Thưa các bạn,

Có xưa mới có nay, ôn chuyện cũ bàn chuyện mới, trong dịp này kỷ niệm 25 năm thành lập hội ái hữu cựu sinh viên ĐHYK Huế hải ngoại, tôi sẽ nói về Huế, về trường, thầy, tṛ, hội, đất nước để chúng ta hiểu và yêu thương tất cả, hơn nữa nhất là trong các giai đoạn 15 năm trước 1975 đầy biến động và t́nh tiết bi hoan lẫn lộn mà không phải ai trong chúng ta hiện ở đây cũng là chứng nhân trọn vẹn.

 

*Tôi xin nói về Huế trước, là địa bàn của trường ĐHYK Huế. Trong thập niên 1950 Huế là thành phố đẹp và lớn nhất ở miền Trung vượt xa các thị xă khác, từ Đồng hới đến Đà nẵng, Nha trang, Phan thiết. Đặc biệt Huế có các trường trung học đệ nhị cấp độc nhất ở Trung kỳ, nhiều trường trung học tư thục khác, học sinh ngoại tỉnh đến học rất đông, nơi nào cũng thấy có học sinh tứ xứ trọ học. Huế là một thành phố văn hóa, hiếu khách, nay sắp là một thành phố Đại học, thật là một hănh diện. Người Huế và người miền Trung rất ưa thơ văn, song độc đáo nhất ở Huế là ca Huế, chỉ riêng cho Huế, đặc biệt là ca Huế trên sông Hương trong khi chèo, quan họ là của cả miền Bắc, vọng cổ là của cả Nam bộ.

 

*Trường ĐHYK Huế th́ lại là của cả miền Trung, nay là của cả nước. Năm 1957 miền Nam thái b́nh, “bốn phương phẳng lặng hai kinh vững vàng”, Sài g̣n và Huế. Trong bối cảnh đó Tổng thống Ngô đ́nh Diệm cho thiết lập ở Huế một Viện Đại học gồm bốn trường Luật, Văn, Khoa học, Sư phạm, đồng thời bổ nhiệm linh mục Cao văn Luận làm Viện trưởng. V́ là sáng kiến của chính Tổng thống nên Đại học Huế thành lập dễ dàng và đi vào hoạt động nhanh chóng. Cuối năm sau đến khi Đại học Huế ngỏ ư xin lập thêm trường Đại học Y khoa th́ hội đồng các bộ trưởng nhóm họp đồng thanh bác bỏ dự án trên sau khi tham khảo ư kiến giới Y khoa Sài g̣n chống đối mạnh. Chung cuộc Tổng Thống NĐ Diệm đă dùng uy tín áp đặt, phê chuẩn thành lập ĐHYK Huế, ngày 21 tháng 8 năm 1959. TT NĐ Diệm là người Lệ thủy, Quảng b́nh, LM CV Luận là người Đông tràng, Hà tĩnh, là 2 vị đă khai sinh Đại học Huế và trường Y khoa.

Khách quan mà nói tôi nhận xét sự phản đối của ĐHYK Sài g̣n về sự thành lập YK Huế thời đó không phải là không có cơ sở vững chắc. ‘Suy ta ra người’ ngay cả  tại ĐHYK Sài g̣n (và ĐHY Hà nội trước năm 1954) sự giảng dạy chính yếu đều do các giáo sư Pháp đầu ngành đảm trách.

Có sắc lệnh thành lập YKH, LM CVLuận và BS Lê khắc Quyến, giám đốc bệnh viện Trung ương Huế công du sang Tây Đức, đến phút chót tranh thủ được sự bảo trợ của Đại học Y Khoa Freiburg và qua Pháp mời được BS Lê tấn Vĩnh giáo sư tại ĐHYK Paris nhận lời làm Khoa trưởng YK Huế. Đồng thời Phái bộ viện trợ kỹ thuật Pháp nhận bảo trợ về khoa ngoại phẫu. Trước các sự kiện thiết thực đó trường ĐHYK Sài g̣n không c̣n ǵ để thắc mắc, giữ yên lặng, không can thiệp. Tôi nghĩ từ năm khai giảng 1961 cho đến tết Mậu Thân sự giảng dạy ở YKH là tốt nhất, ở vào điểm cực thịnh. Đầu năm 1963 GS Lê tấn Vĩnh chủ tọa kỳ thi tuyển giảng nghiệm viên đầu tiên cho trường. Ban giám khảo gồm các giáo sư của YKHuế : Krainick, Disher, Séror về Nhi, Nội và Ngoại phẫu. Trên số 13 dự thí, trúng tuyển 7 Bác sỹ.

 

*Được thành quả trên chính yếu nhờ các thầy người Đức. Rơ ràng không có các giáo sư đến từ Tây Đức, YKH chưa thể khai giảng vào năm 1961 và nếu để chậm hơn, thời cuộc biến chuyển, dự án mở ĐHYK Huế cơ hồ sẽ bị dẹp luôn. Các giáo sư Đức xử dụng tiếng Anh hoặc Pháp rành rẽ, giảng dạy tận tâm, nghiêm túc. Riêng giáo sư H. G. Krainick, Nhi khoa và giáo sư R. Discher, Nội khoa là hai giáo sư tận tụy bậc nhất đối với sinh viên YKH. Ngoài họ c̣n các giáo sư Pháp, Hoa kỳ. Chúng ta không quên công ơn dạy dỗ này.

 

Cũng như tại ĐHYK Sài g̣n, ban giảng huấn Việt được gởi đào tạo hậu đại học tại ngoại quốc, lần lượt trở về thay thế các giáo sư Đức, Pháp. Bác sỹ Lê văn Bách, nội khoa và Dược sỹ Lê bá Nhàn mà sẽ là Tiến sĩ Vi sinh vật học,  được gởi đi Tây Đức rất sớm. Hai giáo sư này phục vụ cho trường lâu dài nhất, từ khi trường thành lập cho đến khi về hưu trí trong thập niên 90, đào tạo nhiều thế hệ sinh viên. GS Lê tấn Vĩnh  là vị khoa trưởng đầu tiên đă đem lại uy tín cần thiết cho trường đang thành lập. Vừa từ Paris về Huế ông đă vào thuyết tŕnh khoa học trước các giáo sư ĐHYK Sài g̣n và rất được ngưỡng mộ. Bác sỹ Lê khắc Quyến kế vị GS Vĩnh. Trong nội bộ BS Quyến được xem là người gầy dựng, tổ chức, điều hành trường rất uy tín. Ông không có phó hoặc phụ tá khoa trưởng, tuy nhiên hồi đó giáo sư lăo thành H.G. Krainick, trưởng phái bộ Tây Đức là giám đốc học vụ.

 

Trong bài viết “Lịch sử Y khoa Đại học Huế”, giáo sư Bùi duy Tâm, Tiến sĩ Sinh hóa học thuộc ĐHYK Sài g̣n và được bổ nhiệm khoa trưởng YK Huế thời biến cố Mậu Thân 1968 cho hay về giai đoạn đầu tiên của trường :“Từ lúc bắt đầu thành lập năm 1957… cho đến đầu năm 1968 khi các giáo sư người Đức bị tàn sát. BS Lê khắc Quyến đă phải chống chọi với các chống đối từ Y khoa Sài g̣n (mà đại diện là Giáo sư Phạm biểu Tâm). BS Quyến nhấn mạnh về Y tế công cộng để YK Huế có một sắc thái đặc biệt khác YK Sài g̣n để có lư do tồn tại nhưng không đủ hiệu quả chống trả”.

 

Riêng tôi là chứng nhân từ những ngày đầu, tôi nghĩ YK Huế như con cầu tự, thai nghén có khó khăn, nhưng sau sinh lại rất mạnh khỏe. Tôi biết trường (BS Quyến và các giáo sư Đức) không hề và cũng không có nhu cầu nhấn mạnh về Y tế công cộng, như là một sắc thái đặc biệt để YKH có lư do tồn tại (không bị đóng cửa?). Tôi thấy BS Quyến từ khi nắm quyền lănh đạo YK Huế có nhiều bận tâm làm chính trị nhưng không thấy ông bận tâm lo chống chọi với các chống đối từ YK Sài g̣n? Trường Sài g̣n không xấu bụng. Tương quan giữa 2 trường Y Khoa Sài g̣n và Huế là “nước sông nước giếng không phạm nhau” không tương lân nhưng cùng tương kính, những bất đồng chống đối cũ lúc YKH dự tính thành lập đă qua. Vào tháng 11 năm 1967 các giáo sư ĐHYK Sài g̣n ra Huế để cùng với các giáo sư ĐHYK Huế thành lập hội đồng cứu xét và đề biện luận án Tiến sỹ Y khoa kỳ đầu tiên tại ĐHYK Huế. Sau tết Mậu Thân 1968, Huế bị tàn phá nặng, trường YKH tạm rời vào Nam, được ĐHYK Sài g̣n giúp đỡ rất nhiều.

 

Giáo sư tân khoa trưởng Bùi duy Tâm sau tết Mậu Thân đem trường tạm vào học tại Sài g̣n. Ông lo liệu chu đáo cho sinh viên từ chỗ ăn ở đến việc học tập, công lao này rất lớn. GS Tâm khi đảm nhận chức vụ khoa trưởng YKH đă đặt nguyên tắc giảng dạy Y khoa tổng hợp Đông Tây Y tiến đến một nền Quốc Y Việt nam nhằm tạo một sắc thái riêng, không phải là một phó bản của trường YK Sài g̣n để trường Huế có lư do tồn tại. GS Tâm đồng thời thêm lời thề Hải thượng lăn ông và sinh viên vận quốc phục trong buổi lễ tốt nghiệp. Tuy nhiên tất cả các cải cách của ông đă không tồn tại khi ông rời chức vụ khoa trưởng sau biến cố Quảng trị, mùa hè đỏ lửa 1972.

Tôi (Lê bá Vận) lên làm khoa trưởng đă đem trường trở lại mục tiêu đào tạo, tinh thần, lề lối giảng dạy y khoa khi thành lập. Thời gian lănh đạo trường Y khoa Huế tôi nhận thấy thái độ trường YK Sài g̣n thân thiện. Hiện nay toàn ban giảng huấn cũ ĐHYK Huế đều sinh sống ở nước ngoài, Bắc Mỹ và Pháp, chỉ GS Lê bá Nhàn c̣n ở tại Huế, ấy là không kể một số ít trong ban giảng huấn thế hệ 2 tức là các bác sĩ cựu sinh viên YKH tốt nghiệp trước năm 1975 thật xuất sắc, được giữ lại trường.

 

*Năm 1988 trong bài viết tường tŕnh kinh nghiệm giảng dạy Y khoa tại Việt nam trước 1975, hiệp hội AMA (American Medical Association) đánh giá cao sự giảng dạy Y khoa tại ĐHYK Huế. Điều này làm chúng ta vinh hạnh, nhưng đó là chuyện về sau. Ngay trong thời điểm ấy điều làm Trường YKH vui mừng và hănh diện nhất chính là thành quả học tập cụ thể của các sinh viên của trường. “Đem chuông đi đấm nước người” , tôi nghe kể lại trong thời gian sau tết Mậu Thân, vào học chung với các bạn sinh viên Y khoa Sài g̣n, sinh viên Y khoa Huế từ năm 1 đến năm 6 được các thầy Sài g̣n khen ngợi học giỏi tŕnh độ ngang tài đồng sức với sinh viên của họ. Điều này là bằng cớ sự đào tạo ở ĐHYK Huế trong luôn sáu năm trước đó rất tốt, chẳng nhường ai, đánh tan mọi nghi ngờ. Nếu sinh viên YKH học không bắt kịp bạn bè Sài g̣n, các thầy phàn nàn th́ trường Huế cũng bẽ mặt. “Có thử lửa mới biết mặt vàng”, sinh viên YKH làm rạng danh cho trường ḿnh.

 

Sinh viên Y khoa Huế trước 1975 hàng năm tuyển sinh không nhiều, nhưng ưu tú và được sự giảng dạy chu đáo. Trong mỗi lớp mọi người đều biết nhau cặn kẽ, rất thân ái, đoàn kết gắn bó. Giữa các lớp chỉ cách nhau một hai năm lắm khi cũng được vậy. Có lớp “huyền thoại” v́ có lắm huyền thoại, có lớp “chủ tịch” v́ có lắm người được bầu làm chủ tịch, có lớp “kinh thượng” v́ có sinh viên sắc tộc, có lớp “tôn giáo” v́ có các tu sĩ, có lớp “giáo sư”, có lớp ‘mỹ nhân”, có lớp v.v… Thời đó sinh viên dự thí vào Y khoa phải có chứng chỉ “Lư Hóa Sinh” (dự bị Y Khoa APM) tại trường Đại học Khoa học năm học trước, mà không phải là dễ. Với sự thông minh, cần cù nhẫn nại của con dân miền Trung và sự giảng dạy tốt của ban giảng huấn, các thành quả học tập ắt phải rất cao, như đă được chứng minh.

 

*Ngày 30 tháng tư năm 1975 miền Nam tự do dân chủ hoàn toàn sụp đổ, thiệt người hao của to lớn, nhưng đau đớn nhất là mất luôn các từ ngữ phổ cập quen thuộc “tự do, dân chủ” mà nay là những đại húy, đại cấm kỵ (taboo) dưới chế độ mới. Các cựu sinh viên YK Huế chia sẻ tang tóc bất hạnh với toàn nhân dân miền Nam. Một số lớn, là trại viên các trại tù đày cải tạo nơi sơn lam chướng khí nham hiểm tinh vi kiểu cộng sản hận thù tàn ác gấp mười trại tù Côn đảo của Pháp xưa, và là những thuyền nhân trốn thoát trên những con thuyền mong manh đáng sợ vượt biển cả, “tam thập lục kế”.

 

Những người may mắn đến được nước ngoài, thở lại không khí tự do, làm lại cuộc đời, ổn định dần cuộc sống, t́m cách gặp lại bạn bè xưa. Khoảng 10 năm sau, năm 1986  họ thành lập hội Ái hữu Đại học Y khoa Huế  Hải ngoại nhằm mục đích tương thân tương ái tương trợ giữa các cựu sinh viên ĐHYK Huế một thời, gồm mọi khóa trước và sau năm 1975 hiện sống ở nước người. Hội đông dần, lớn thêm nhất là kể từ năm 2004-05. Qua năm 2007 các chuyên viên hội thành lập trang mạng Web ykhoahuehaingoai.com và điện thư ykhoahue@yahoogroups.com , các hội viên khắp năm châu từ đó thường xuyên liên lạc, số lượng tin tức, h́nh ảnh quí báu phong phú trong ngày đưa lên mục điện thư lắm lúc đọc không xuể, chưa kể các bài viết ở Đặc san trên trang mạng.

 

Trong đại gia đ́nh YKH hải ngoại, các tiểu gia đ́nh đồng khóa có những sinh hoạt nhộn nhịp và thân mật riêng. Khóa YK1 trưởng tràng hội họp với nhau tại Honolulu mừng “cổ lai hi”, khóa YK15 (khóa vào trường đầu tiên sau năm 1975) gặp nhau tại Florida, cũng trong tháng 6 vừa qua. Khoá YK9 (khóa ra trường đầu tiên sau năm 1975) họp mặt tháng 8 năm 2009 tại California. Sống xa quê hương lâu ngày, tại mỗi địa phương lớn các người Việt tị nạn đă thành lập các hội đoàn ái hữu. Các hội cao niên, phụ nữ, các hội thân hữu Huế, Quảng nam-Đà nẵng, Quảng ngăi, B́nh thuận v.v… cho mỗi tỉnh; các hội cựu quân nhân, cựu sĩ quan trừ bị Thủ Đức, hải quân VNCH… và đáng chú ư nhất là các hội cựu học sinh các trường trung học Quốc học/Đồng khánh Huế, Phan chu Trinh/Hồng Đức Đà nẵng, Pétrus Kư Sài g̣n, Phan thanh Giản/Đ̣an thị Điểm Cần thơ v.v…là những nơi “tàng long ngọa hổ” sản xuất các nhân tài tương lai bậc nhất trong mọi ngành nghề cho đất nước. Nhiều cựu học sinh các trường ấy trở nên cựu sinh viên Đại học Y khoa Huế mà sinh hoạt của hội tại hải ngoại thật phong phú, gắn bó, thân t́nh.

 

Hội Ái hữu cựu sinh viên ĐHYK Huế hải ngoại là một đoàn thể đặc biệt. Đó là:

   -một đoàn thể trí thức, đại học.

   -các thành viên gồm đủ thành phần Trung Nam Bắc.

   -có cựu quân nhân, cựu viên chức, tư nhân.

   -có bác sĩ, nha sĩ, dược sĩ, có giáo sư đại học, kỹ sư, doanh nhân, văn nghệ sĩ…

   -luôn có thêm những hội viên trẻ đến từ các khóa YKH sau 1975.

   -địa bàn hoạt động khắp năm châu.

   -tính sinh hoạt gắn bó cao, thường trực.

   -là kỳ cựu nhất, được thành lập cách 25 năm v́ các thành viên có cơ hội sớm ổn định cuộc sống sau khi rời nước.

 

Bác sĩ Vơ hồng Khanh cựu sinh viên YKH khóa 23 (1983-1989) trong bài phát biểu trước Đại hội tại California kỷ niệm 50 năm thành lập ĐHYK Huế 1959-2009 có nói :“Theo tôi được biết h́nh như chỉ có một hội Ái hữu sinh viên YK Huế hải ngoại v́ các trường y khoa khác th́ không. Và đó cũng là điều đáng để cho chúng ta trân trọng và tự hào”. Trong thời gian 25 năm lập trường Hội rơ rệt, chủ trương tránh hoạt động chính trị, dễ sinh tranh luận gây bất ḥa, nứt rạn, chỉ thuần túy ái hữu nội bộ, do đó t́nh tương thân tương ái và ḥa khí bền chặt trong hội. Hội viên nếu làm chính trị là chuyện riêng tư không lấy danh nghĩa hội. Tuy nhiên t́nh h́nh đất nước mới đây thay đổi nhanh chóng và đến hồi nước mất c̣n, quyết liệt, điểm đỉnh. Liệu tập thể chúng ta thành phần trí thức, hiểu nhiều biết rộng c̣n nên giữ măi thái độ “tọa thị bàng quan?”

 

*Đất nước Việt nam hiện đang được cai trị dưới bàn tay sắt của đảng Cộng sản Việt nam. Như thế là tốt hay xấu, phúc hay họa? Tuy nhiên có những điều cơ bản ai cũng thấy rơ:

   1- Hồ chí Minh vừa làm chủ miền Bắc đă nhẫn tâm ra lệnh ‘cải cách ruộng đất’ toàn quốc đấu tố dă man, chôn sống ghê rợn hàng trăm ngàn con dân, muốn giết là giết, vậy dứt khoát y là kẻ xấu.

   2- Cộng sản Việt nam ở thế kỷ 21 văn minh dân chủ mà chúng đ̣i chuyên chính đảng trị, độc tôn độc tài, phải  đàn áp khủng bố để tồn tại th́ dứt khoát đó là một đảng xấu

   3- Giới lănh đạo Cộng sản Việt nam tham nhũng quá trời th́ dứt khoát chúng là một lũ xấu. Tài nguyên đất nước chúng chia sẻ nhau, sống xa hoa phè phỡn. Chế độ của chúng tạo điều kiện tham nhũng là một chế độ xấu.

 

Quốc gia hưng vong thất phu hữu trách”, nước nhà mất c̣n người dân thường cũng có trách nhiệm, huống chi chúng ta là những trí thức, ưu tú trong xă hội! Đành rằng chúng ta nay mang quốc tịch nước người, song bạn bè, thân nhân chúng ta, mồ mả ông bà chúng ta ở Việt nam, ḍng máu Việt chúng ta luôn mang trong ḿnh. Tôi nghĩ hội chúng ta không thể giữ măi vô cảm, thờ ơ trước thời cuộc mà cần có hành động chính trị thích hợp, là bất đắc dĩ nhưng là một bổn phận.

Tôi đề nghị về hoạt động chính trị, hội chúng ta minh định:

      1- Cá nhân dù là ai hoặc ở đâu tuyệt đối không là đối tượng hội chúng ta có ư kiến, phê phán đả kích…

      2- Đại cuộc đất nước là chính yếu. Ḥa đồng với các đoàn thể bạn cùng chí hướng, đối tượng hội chúng ta lên án và chống đối có tính toàn thể, là chế độ công an trị nham hiểm ở Việt nam, các lănh đạo cuồng sản tham nhũng sa đọa của nó, đường lối chủ trương làm tê liệt tinh thần dân tộc, chính sách làm phong hóa suy đồi, hành vi khủng bố bắt bớ dân, mưu mô bán  nướcmại quốc cầu vinh” v.v…

 

Tôi nghĩ chúng ta sẽ làm được, ban chấp hành mà chúng ta tín nhiệm có đầy đủ khôn ngoan sáng suốt. Hội chúng ta là một hội gồm thành phần trí thức có uy tín, chúng ta ư thức tiếng nói của chúng ta có trọng lượng và được chờ đợi. Đó là những ǵ khiêm nhường chúng ta nghĩ có thể làm được để giúp đồng bào, giúp nước. Riêng trong nội bộ tôi trân trọng lề lối sinh hoạt t́nh cảm thân ái của thầy tṛ bằng hữu chúng ta trong 25 năm nay sống nơi đất khách và mong mỏi hội chúng ta duy tŕ tốt những t́nh cảm quí báu đó. Chúng là những sợi dây thân ái ràng buộc chặt chẽ chúng ta, khiến chúng ta thấy ham thích chuyện tṛ, trao đổi kỷ niệm, tin tức, t́m gặp mặt sinh hoạt vui vẻ với nhau trong t́nh nghĩa sư đệ đồng môn trường cũ, trong t́nh ái hữu của hội, ngoài ra không c̣n một lư do nào khác.

 

Tôi xin cám ơn ban chấp hành hội ái hữu ĐHYK Huế hải ngoại đă mời tôi phát biểu đề dẫn này (keynote speech) nhân ngày kỷ niệm 25 năm thành lập hội.

Xin kính chào quí vị, các bạn.

Lê bá Vận.

     

Trở về:   Trang trước          Trang chủ