ĐI T̀M THUỐC TRƯỜNG SINH

(bài nói chuyện của BS. Nguyễn văn Thuận, mồng 3 tháng 8, 2012)

 

Thưa quư Vị, quư Thầy, quư Anh Chị, và các Bạn,

 

 

Lời nói đầu tiên của chúng tôi là xin được chung lời với các bạn để gởi đến quư vị những t́nh cảm thân thiết và chân thành của chúng tôi. Cũng như mọi năm, sự hiện diện của quư thân hữu, của Thầy Cô, Anh Chị luôn luôn là niềm khích lệ cho chúng tôi, giúp chúng tôi làm tốt hơn trong nỗ lực tổ chức cho anh em về với nhau, giữ anh em lại bên nhau, để nuôi dưỡng cái t́nh. Sự có mặt của quư vị giúp buổi hội ngộ của anh em chúng tôi được phần trang trọng, đầy đủ, và nhiều quyến dụ hơn. Chúng tôi xin thâm tạ. Riêng cá nhân tôi, xin cảm ơn quư anh em trong ban điều hành hội, trong ban tổ chức đă cho cơ hội được  một lần nữa trở lại góp chuyện. Tôi không tự coi ḿnh là một diễn giả, a guest speaker. Tôi chỉ là một người trong anh em, được cử ra nói dăm điều ba chuyện cho vui thêm. Tôi mong làm tốt cái phần được giao phó đó.

 

Lần đầu tiên khi anh em mấy chục người họp nhau lại tại thủ đô người Việt ở Orange County để chính thức cho thành lập Hội Ái Hữu cựu sinh viên Y Khoa Huế cũng vào tuần lễ đầu tiên của tháng tám, hai mươi sáu năm trước. Nói chính xác là ngày 6 tháng tám năm 1986. Chủ tịch đầu tiên của hội là anh Đoàn Yến. Từ ngày đó, phần đông những anh em thành viên của buổi đầu, đến nay vẫn c̣n ngồi lại giúp điều hành mọi sinh hoạt của hội. Hội có chị Tinh Châu, giám đốc chung sự, có anh Đồng sĩ Nam, thủ quỹ trọn đời, có anh Vĩnh Chánh, nhà văn malgré lui có tài thủ thỉ, biến chuyện trên trời dưới đất thành những vần thơ, có Lê văn Hùng, Hồ đăng Thuận, ban chánh thư kư, và nhiều anh em khác, mỗi giai đoạn có một tài năng mới, mỗi nhu cầu phát hiện những thiện chí. Chức vụ chủ tịch được luân nhiệm mỗi hai năm. Không rơ cái chức chủ tịch có khó khăn, nhức đầu lắm không, nhưng từ đó đến nay, dầu không có term limits, đă chưa một vị nào dám theo gương Vladimir Putin t́m cách lưu nhiệm, ngoại trừ anh Lê đ́nh Thương ở lại với ban chấp hành hội trong chức vụ phó chủ tịch ngoại vụ gần như cả hai mươi năm nay sau khi hết nhiệm kỳ hai năm làm chủ tịch. Anh mặc nhiên hiện diện như một người giúp nắm giữ riềng mối. Đương kim chủ tịch là anh Phan tiên Thái.

 

Việc thành lập hội vào thời điểm trên thật ra cũng có một ư nghĩa chủ ư. Vào lúc đó, sau mười năm ly hương, phần đông anh em đă bước qua đoạn đường khó khăn, đă có được một số kinh nghiệm cho cuộc sống làm lại nơi xứ người, đồng thời cũng ư thức được sự cần thiết ngồi lại với nhau trong t́nh huynh đệ. Mặt khác, anh em ở lại vượt thoát được ngày càng nhiều, khiến phát sinh nhu cầu phải có một nơi gặp gỡ. Hội ban đầu quy tụ gần 100 anh em. Hội không có nội quy, không điều lệ, không cương lĩnh, không chương tŕnh hoạt động, không đao to, búa lớn. Hội chỉ có một tấm ḷng, một tấm ḷng không cần được sơn vẽ bằng nhăn hiệu.

Cho đến hôm nay, hội quy tụ trên dưới 300 hội viên, phần đông ở Mỹ, Canada, Australia, và rải rác ở Europe. Vẫn c̣n một số nhỏ không vào hội. Thời gian qua, cũng có nhiều đổi khác. Ngôn ngữ, cách cung sử, kỳ vọng, cũng có phần khác. Nhưng ngôi nhà của hội th́ vẫn vậy, vẫn chỉ là một chái tranh làm nơi che nắng, đụt mưa đó mà thôi. Hai mươi lăm năm qua, hàng năm anh em về với hội, ḷng vui được về với Thầy cũ, bạn xưa, để có ít nhất mỗi năm một tuần lễ anh em gặp nhau, nhắc chuyện cũ, hỏi thăm nhau về những ngày đang sống, thấy nhau khỏe mạnh mà mừng. Có một điều hội chưa làm được, hay vẫn c̣n phân vân, là quy tụ các con em của thế hệ thứ hai cùng ngồi chung sinh hoạt. Được vậy th́ hội sẽ đông, vui và mạnh lắm, sẽ có nhiều nguồn tài lực hơn, sẽ có thêm cả ngàn bác sĩ, kỹ sư, tiến sĩ, giáo sư để đưa hội bước vào kỷ nguyên sinh hoạt mới, đáp ứng những tiến bộ mới.

 

Bây giờ tôi xin được vào chuyện.

Tôi xin kể một chuyện joke thời c̣n đi học, trên 50 năm trước: một ông nhà giàu ở Paris bị thương nặng trong một tai nạn lưu thông, và bị nghiến nát đi một cái đùi. Ông được chở qua Boston, nhập viện vào Massachusetts General Hospital, MGH, để được cấp tốc giải phẫu làm transplant. Nhưng ngân hàng chân của bệnh viện không có sẵn chân đàn ông. Chẳng đặng đừng, ông nhà giàu phải kư giấy chấp nhận cuộc giải phẫu thay chân bằng một cái chân của đàn bà. Cuộc giải phẫu thành công. Ba tháng sau, ông trở lại MGH để tái khám. Ông rất sung sướng với kết quả giải phẫu, và cuộc khám nghiệm cho thấy mọi chuyện đều tốt. Nhưng bác sĩ chuyên gia thay thế cơ phận vẫn cảm thấy như có điều không ổn, có điều chi đó ngượng ngùng. Ông cố gặng hỏi. Cuối cùng ông nhà giàu thú nhận: thưa bác sĩ, mọi chuyện đều tốt, chỉ có điều mỗi khi tôi đi tiểu tiện th́ cái chân lành bắt tôi phải đứng, c̣n cái chân ráp lại bắt tôi phải ngồi xuống.

Kể câu chuyện này, thật tâm tôi cũng có dụng ư: thế giới ngày nay, y học ngày nay đă đổi khác nhiều, đổi khác từng ngày. Thế hệ chúng ta được cái may mắn chứng kiến và dự phần vào những đổi thay, tiến bộ đó. Câu chuyện ghép chân tay, thay cả một cái mặt nếu được kể ra năm năm trước th́ vẫn c̣n là một câu chuyện hoang tưởng. Nhưng ở vào thời điểm này, những chuyện như vậy đă trở thành đă một phần của y học. Sau năm 2000, kỷ nguyên này của chúng ta là kỷ nguyên thay thế cơ phận, bất cứ một bộ phận nào trong cơ thể cũng có thể được thay thế. Hàng ngày trong các pḥng giải phẫu trên khắp thế giới, người ta thay tim, thay phổi, thay gan, thận, thay ruột… hà rầm.Tháng 12  năm 1967, Christiaan Barnard thực hiện cuộc thay tim đầu tiên ở Nam Phi, người bệnh chỉ sống được 18 ngày. Một tháng sau, người được thay tim thứ hai sống 19 tháng. Dirk Van Zyl, được thay tim năm 1971, sống 23 năm. Năm ngoái, Dick Cheney, nguyên Phó Tổng thống Mỹ, một con người suốt cả cuộc đời ở tột đỉnh quyền lực, được thay tim năm ông đă 71 tuổi. Ông đă bị bệnh đau tim rất nặng từ năm ông 37 tuổi, với 5 lần đột trụy tim, và từ năm trước, ông phải mang tim nhân tạo, LVAD, left ventricular assist device. Trước ông, riêng chỉ ở nước Mỹ, 23 ngàn người được thay tim, và nhiều trăm ngàn người được thay thận, thay gan... Ông đă phải chờ nhiều năm để được thay tim, v́ danh sách chờ vẫn c̣n khoảng trên 3 ngàn người, và mỗi năm chỉ có tim để thay cho khoảng 2,200 người. Cho nên chuyện hôm nay tôi đang nói không phải là chuyện trên trời dưới biển.

Có một cái mốc, xin nhắc lại: dạo chúng tôi sắp bước chân vào trường y khoa, ngày 4 tháng 10, 1957, Nga sô cho phóng vào quỹ đạo trái đất một vệ tinh nhân tạo nhỏ, chỉ nặng 184 lbs, h́nh dáng như một trái bí rợ, được gọi tên là Sputnik. Khi vệ tinh bay qua các thành phố Mỹ, người dân Mỹ có thể nghe được những tín hiệu bíp-bíp. Người Mỹ và cả thế giới tự do lo sợ, rền rĩ "chắc là cả cái trái đất này rồi đây sẽ lọt vào quỹ đạo của Nga sô." Chuyện đó đă không xẩy ra. Spunik sống được 22 ngày. Nhưng từ cái điểm mốc đó, một thời đại không gian ra đời, khởi đầu cho những cuộc chạy đua và những bước nhảy vọt cao trong mọi ngành, đưa đến những phát minh khoa học, những khám phá mới, để chỉ trong mấy chục năm, hoàn toàn thay đổi bộ mặt thế giới. Quanh ta, mọi sinh hoạt đều liên đới và quan hệ: phát minh khoa học làm thay đổi nhân sinh quan, đẩy kinh tế phát triển, gia tăng sản xuất, cấu trúc xă hội cũng phải thay đổi cho thích ứng với thời đại. Và cứ vậy, từ đó con người ở giữa như bị quay trong cơn lốc, trở thành nạn nhân của con người, nạn nhân của những sản phẩm do chính con người nặn, đẻ ra. Quanh ta, cái ǵ bây giờ cũng khác: thành phố, đường đi, ngọn đèn khuya, cho đến cái máy h́nh, cái TV, cái computer,  tất cả mọi thứ... đều khác đến tận gốc rễ, khác từng ngày. Quê hương bây giờ cũng khác. Ḷng người cũng đă khác, một sáng một chiều sao đă có phần xa lạ.

                     Sông kia rày đă nên đồng

                 Nửa làm nhà cửa, nửa trồng ngô khoai

                 Vẳng nghe tiếng ếch bên tai

                 Giật ḿnh c̣n ngỡ tiếng ai gọi đ̣

Trên một trăm năm trước, chỉ một cái lạch kênh đào trên sông Vị bị lấp, cụ Tú Xương nhà ta đă buồn đến phải viết ra những câu thơ hoài niệm đau đớn xé ḷng. Nếu cụ sống lại, phải sống lại trong cái thế giới ngày nay, với bao nhiêu nhân t́nh thế thái, vật đổi sao dời, cụ c̣n buồn biết bao nhiêu. Nghĩ cũng thương, mà cũng mừng cho cụ.

 

Trong lănh vực y khoa cũng vậy. Theo các nhà nghiên cứu y sử, những tiến bộ đạt được trong năm mươi năm đầu của thế kỷ 20 c̣n vượt trội hơn cả cái vốn hiểu biết tích lũy suốt cả hai ngàn năm trước, và trong năm mươi năm cuối của thế kỷ này, hầu như mọi ẩn số trong bài toán y học đều có giải đáp. Y học, từ những hiểu biết mập mờ, nặng phần mê tín, thiếu chính xác (superstitious, indefinite), v́ chỉ căn cứ vào thực nghiệm (empirical expectancy), đă bước vào một kỷ nguyên thuần lư, rational medicine. Giai đoạn này chỉ mới bắt đầu từ cuối thế kỷ 19, kết hợp thực nghiệm với luận lư khoa học, đưa đến sự cáo chung của nền y học lang băm (quackery) đă ngự trị từ nhiều ngàn năm.

 

Chúng tôi vào trường y cuối thập niên '50 của thế kỷ trước, và may mắn đă được hấp thụ một nền giáo dục tiên tiến, kỷ cương, từ một đội ngũ những người đàn anh, những người thầy giàu kiến thức, giàu nhân ái. Ngày đó cái học y khoa có thể c̣n có phần chưa được khai triển hết, phần lư thuyết c̣n nhiều điều chưa cạn, khoa học cơ bản chưa hoàn bị, nhiều ngành học mới chưa xuất hiện, phần thực hành chỉ dựa vào chẩn đoán lâm sàng. Trang bị của người thầy thuốc chỉ có cái áo choàng trắng, cái ống nghe, cái búa gơ, và ngọn đèn dọi, và cái vốn của người thầy thuốc chỉ có cái đầu và đôi bàn tay, head and hands. Những phương tiện phụ giúp t́m bệnh ngoại lâm sàng không có chi ngoài một ít thử nghiệm máu, nước tiểu, và một máy quang tuyến. Chúng tôi tốt nghiệp, bước chân vào đời với những hành trang khiêm tốn, nhưng sau bảy năm trên ghế nhà trường, trong những pḥng ốc bệnh viện nghèo nàn, chúng tôi đă trưởng thành, tự tin được  sửa soạn để làm cái việc gọi là nhân đạo, cái đạo làm người, giúp người, chứ không phải cái đạo ban phát, ra ơn cho người. Sự thật, người bác sĩ ngày đó làm việc trong cô đơn, với một kiến thức  chưa đầy đủ, và với những phương tiện quá thô sơ. Năm mươi năm vừa qua, mọi chuyện đă thay đổi hết cả. Riêng tại đây, từ ngày tôi bước chân trở lại trường năm 1976 cho đến ngày nghỉ hưu mấy năm trước, không biết đă bao nhiêu lần tôi hụt hẫng v́ những thay đổi quá mau và quá đột ngột trong sinh hoạt của kỹ nghệ y tế ở đây. Quả thật nền y tế Mỹ là một kỹ nghệ đúng nghĩa, như kỹ nghệ khách sạn vậy. Hầu như tất cả những cơ sở y tế đều đă được xây cất lại, hay thay thế toàn bộ trong hai mươi lăm năm qua, để thích ứng với những trang bị, sắp xếp mới, những đ̣i hỏi cơ sở mới với hàng chục loại máy scan, và hằng hà vô số những máy móc thử nghiệm điện tử. Pḥng ốc và khu bệnh nhân được xây cất, trang trí như những khách sạn 5 sao, nhân viên phục vụ như những tiếp viên chuyên nghiệp, với khả năng tiếp thị cao. Người bác sĩ trên căn bản vẫn c̣n phụ thuộc vào những chỉ hướng lâm sàng, nhưng chẩn đoán và trị liệu cuối cùng phải dựa trên kết quả thử nghiệm, hoặc scanning. Ngày nay, một người bác sĩ giải phẫu không khỏi bị chỉ trích khi mổ một trường hợp sưng ruột dư mà không có kết quả thử máu và scan. Trong lịch ghi chương tŕnh giải phẫu hàng ngày, từ lâu không c̣n thấy hai chữ exploratory, theo nghĩa chuyên môn là mổ để t́m bệnh. Người bác sĩ ngày nay không hoạt động độc lập, không là một cá thể riêng rẽ, lấy quyết định theo hiểu biết, suy đoán cá nhân, hay theo trường phái, mà phải chấp hành như một cái máy vi tính, dựa vào những dữ liệu, data của máy. Mặt khác, họ phải đứng chung thành tổ hợp, phải chịu nhiều sự kiểm soát hơn, không những chỉ về chuyên môn, mà c̣n cả về khả năng thích nghi, và tinh thần team work. Một người khi có bệnh, không c̣n là bệnh của một người, mà là bệnh của cả một hệ thống trách nhiệm. Mọi phương tiện phải được sử dụng đến tối đa, trong một thời gian tối thiểu, đồng đều cho hết mọi người, không giới hạn bởi khả năng tài chính, hay vị thế xă hội.

Do vậy, tiền đầu tư hay tiêu tốn vào lănh vực y tế, và chi phí y tế tại Mỹ, vào năm 2009  đă lên đến 17.6% tổng sản lượng quốc gia (GDP), chia đều là $8,086 cho mỗi người dân, hay $2.5 trillions mỹ kim hàng năm. Đó là một sự tiêu tốn khổng lồ, tạo nhiều mối lo, và gây nhiều tranh căi. Y tế đă trở thành một dịch vụ quá lớn, nằm dưới sự thao túng của tư bản. Nhưng thực tế cũng cho thấy đó là một dịch vụ hữu hiệu, đáp ứng được hầu hết đ̣i hỏi, trong mọi t́nh huống. Ngày nay không c̣n một căn bệnh nào được gọi là nan y, dầu kết quả chữa trị trong một số trường hợp chưa đạt mức trông đợi. Ngay cả bệnh ung thư, nay cũng đă được xem là bệnh của quá khứ. Tại Houston, có bệnh viện ung thư MD Anderson Cancer Center, cùng với bệnh viện Memorial Sloan Kettering Cancer Center ở New York, là một trong hai cơ sở chuyên trị ung thư lớn nhất không những của nước Mỹ, mà cho cả thế giới. Chữ cancer nay không phải đă bị xóa đi, nhưng là bị gạch bỏ bằng một vạch sơn đỏ. Đó là một cố t́nh, nhằm đánh dấu sự cáo chung của một căn bệnh hiểm nghèo. Chỉ trong ṿng 100 năm, tiến bộ y học kéo dài đời sống con người từ 41 năm lên đến 77 năm. Thế giới thu nhỏ lại trong bàn tay nhờ những phương tiện truyền thông và chuyển vận. Năo bộ được thay thế bằng những cái chips li ti trong máy vi tính. Tất cả như trong mơ, như trong chuyện thần thoại, như một hiện thực không tưởng, Utopia! Đời sống chắc chắn phải đẹp hơn, và được bảo đảm hơn ngày xưa nhiều lắm. Tôi chỉ nói đẹp hơn, c̣n có hạnh phúc hơn không, là chuyện của mỗi người. Đó không là một vơ đoán, mà là một thực tế. Nhưng cũng từ thực tế đó, có người sẽ thắc mắc: vậy th́ cái mục tiêu của cuộc trường chinh về chốn thiên thai, cuộc trường chinh đi t́m cơi trường sinh có đạt đến chưa, và có đạt đến không? Và đó có phải là mục tiêu tối hậu của những nỗ lực của con người 100 năm qua, trong 100 năm tới, một ngàn năm sau? Từ ngàn xưa cho đến ngàn sau ước mơ mănh liệt nhất của con người vẫn là được sống. Sống để mưu t́m hạnh phúc. Nhưng thế nào là được sống, là sống đến bao nhiêu lâu trong cuộc đời này. Được sống trong một giới hạn tương đối, hay là một tham muốn không cùng. Và hạnh phúc nào là thứ con người đang giữ được trong tầm tay, hay hạnh phúc chỉ là một măi măi trèo vói. Con người đă thỏa măn với cái tuổi thọ 80, 90, hay 100, hay vẫn c̣n cho là chưa đủ?

V́ điều thắc mắc này, có lẽ cũng nên định lại cho rơ cái mục tiêu, xét lại cái cứu cánh của y học.  Y học nhằm cứu con người thoát khỏi cơn bệnh, khỏi cái chết khi chưa đúng lúc, làm dịu cơn đau thể xác cũng như tinh thần, điều này thuộc lănh vực pḥng ngừa và trị liệu (patient's care), đồng thời giúp cho con người có được cuộc sống xứng đáng, có ư nghĩa (quality of life), và sống trong an toàn (safety of life). Đó là 3 mục tiêu chính của y học, và cũng là những chỉ hướng chủ yếu cho mọi nỗ lực khảo cứu và chữa trị. Có những phát minh rất nhỏ, nhưng thật có ư nghĩa, dầu hạn hẹp, như khi nh́n người sản phụ ngày nay không c̣n đau đớn, la hét khi sinh con nhờ epidural block, hay thấy một người bệnh được đẩy ra khỏi pḥng mổ với nét b́nh an, tỉnh táo sau một cơn mổ lớn nhờ được cho thuốc midazolam, hay morphine. Niềm vui đó, nét b́nh an đó là h́nh ảnh của hy vọng, là sự thành công của mọi nỗ lực y tế. Nhưng vấn đề c̣n lại là làm sao dung hợp sự đâm chồi của sự sống với cái tàn rữa sinh hóa? Do vậy, kéo dài đời sống con người không là cứu cánh, mà chỉ là hệ quả. Con đường từ ước mơ đến thực tế không đơn giản. Tuổi thọ của con người thật là đáng quư, nhưng làm sao quư bằng cái phẩm chất và giá trị của đời sống. Phải có một lựa chọn, một quy luật, phải biết ngừng lại ở một lúc nào đó, để mọi cố gắng  kéo dài đời sống sẽ không đi quá xa, để trở thành một nỗ lực vô ích và tàn nhẫn, và cuối cùng là một nỗi thê lương đến cùng cực. Do no harm, (science sans conscience n'est que ruine de l' âme,) đơn thuần chỉ có vậy, nhưng là một quy luật phổ quát. Tiền bạc, bao nhiêu nỗ lực, công sức, và với những phương tiện khổng lồ đổ vào đâu phải chỉ để làm thỏa măn cái ước vọng trường sinh của con người, nhưng là để giúp con người sống tốt đẹp hơn, an toàn hơn, để từ đó con người biết trân quư đời sống, biết thăng tiến, biết sống hợp lư và phải đạo hơn. Tiến bộ khoa học đang c̣n tiếp diễn. Y học của 25 năm sau sẽ không là y học của hôm nay và như vậy, chắc chắn con người sẽ được sống lâu hơn, tuổi thọ mỗi ngày mỗi lớn hơn. Người nào cũng có thể cho cơ hội có được ít  nhiều năm trên tuổi thọ trung b́nh tùy theo thể lực, tùy theo cách sống và khả năng ǵn giữ bản thân. Cũng như y học không thể ngăn con người đột tử, chết trẻ, chết khi chưa đáng chết, chết như một t́nh cờ, một phi lư. Khó mà nói được sai số của tuổi thọ, cho nên không ai nói chắc được ḿnh c̣n bao nhiêu năm để sống, và như thế mỗi ngày được sống là một ân huệ, để rồi đến một lúc phải giă từ, th́ cũng chỉ là một sự tuân phục mà thôi. Để qua một bên mọi khía cạnh tâm linh, mọi suy nghĩ siêu h́nh, th́ tất cả chỉ c̣n là một trạng thái sinh hóa đơn thuần của tế bào. Vậy th́ có chi phải thắc mắc về cái chết, về cái sống, về cái sự biến mất của một tế bào trong cái vũ trụ mênh mông này. Xin cứ sẵn sàng để đón nhận những đổi thay, những bất ngờ, với những khám phá mới có thể đi ra ngoài những hiểu biết đương đại rất nhiều với nhiều điều chưa rơ, too many unknowns, và nhiều điều chưa biết hết, too many unknown unknowns, và v́ nỗi đau của con người là vô tận, mà ước vọng và đ̣i hỏi của con người lại vô cùng.

Ngày nay, một người ở tuổi 70 có thể tin rằng c̣n 20 năm để sống, và sống tốt nếu biết tự ḿnh kiểm soát đời sống: biết vận động, biết tập thể dục, ngủ nhiều, giữ những thói quen vừa phải, cẩn thận trong vấn đề ăn uống, tiết độ, không hút thuốc, nghe theo lời khuyên của bác sĩ, và sau hết, mỗi khi đau t́m tới bác sĩ và yên tâm đặt ḿnh dưới sự săn sóc, chữa trị của người bác sĩ. Trong những năm sắp tới, vấn đề t́m bệnh và theo dơi bệnh (nanotech) có thể dễ dàng và chắc chắn hơn nhiều một khi những nghiên cứu về sự sắp xếp của nhiễm sắc thể, genome, của mỗi người đạt đến chỗ hiểu biết cần thiết để tự nó là một khoa học, đồng thời sẽ có vô số những thuốc mới ra đời để trị những căn bệnh từ lúc mới chớm, thêm vào là những thuốc chống lăo hóa, tăng cholesterol tốt, hạ cholesterol xấu... Các bệnh nan giải c̣n lại trong tương lai phần lớn là những bệnh tự tạo, hay một phần lớn do chính bản thân, như chứng mập ph́, cao huyết áp.

Và nếu cần được giải phẫu, kỹ thuật giải phẫu bây giờ cũng khác trước nhiều, an toàn và hữu hiệu hơn, ít đau đớn hơn từ thay tim cho đến thông nối các mạch máu tim. CABG bây giờ được thực hiện với tim c̣n đập, on a beating heart, và không xa sẽ được FDA chấp thuận bằng phương pháp nội phẫu, da Vinci robotic assisted minimally invasive surgery. Thay tim đă trở thành một phẫu thuật b́nh thường, và trong tương lai gần sẽ có nhiều người được thay tim hơn v́ rẻ, đơn giản và hữu hiệu hơn, và v́ tim heo, tim khỉ, tim của những động vật không cùng chủng loại (swine heart, xenograft) được dùng thay cho tim đồng loại.

Giải phẫu thay thế cơ phận cũng đă phát triển rất tốt. Ngày nay, giải phẫu thay gan là phương cách chữa trị ung thư gan tốt nhất, thay thận là chuyện làm hàng ngày. Những tiến bộ về ngành miễn nhiễm học đă giải quyết nhiều khó khăn do khuynh hướng tự nhiên loại trừ các vật lạ trong cơ thể gây ra. Nói chung, tham vọng của khoa học ngày nay là thay thế mọi cơ phận mỗi khi cần thiết, và có thể tiến đến chỗ tái tạo cơ phận từ những tế bào mẫu, stem cell. Không có ǵ chận đứng được tham vọng này v́ tất cả đều có thể thực hiện được,  và như thế, trên thực tế, hay ít nhất là trên lư thuyết, khoa học có thể kéo dài đời sống đến một lúc nào đó chưa được biết đến. Hai mươi lăm năm nữa, nền y học của hôm nay cũng sẽ được xem là lạc hậu.

Nhưng cũng có một thực tế cần được nói thêm là có những người sống đến cái mức của cái được gọi là giới hạn cuối cùng của sự tự nhiên, th́ cũng có những người đường đi không tới. Tất cả như một bù trừ. Chắc chắn là phải có một quy luật bù trừ.

Tôi có một người bạn, cũng là bác sĩ, nhiều năm rồi sống đời tu đạo trong một ngôi chùa ở vùng Hoa thịnh đốn. Một hôm tôi về thăm anh, lang bang nói với nhau về chuyện sống chết. Tôi nói với anh về cái chuyện thất thập cổ lai hi, và tôi cho rằng ở thời điểm này sống đến 70 là chuyện thường t́nh, không c̣n cái gọi là cổ lai hi nữa. Bạn tôi không nói ǵ, chỉ yên lặng dẫn tôi ra hậu điện nơi để di ảnh những người đă khuất, và một điều thật đáng ngạc nhiên là tôi đă thấy được những người trẻ giă từ cuộc sống này c̣n nhiều hơn những người đă luống tuổi. Tôi hỏi anh tại sao? Anh trả lời:- Không rơ, nhưng âu là số phần.

Số phần. Ờ có thể vậy. Khó có ai qua khỏi cái số phần. Cho nên, lúc c̣n có nhau, ráng nương nhau, cho nhau dầu chỉ là một nửa nụ cười.

 

Nguyễn Văn Thuận YKH-1

 

 

Trở về :     Trang chủ