DUYÊN MAY

 

Bài nói chuyện của GS. Nguyễn văn Trường trong buổi hội thường niên

HAHCSVYK Huế hải ngoại, 26 tháng 7, 2014

 

 

Thưa giáo sư Khoa Trưởng,

Thưa quư Vị,

Quư Bạn,

Và quư Anh Chị,

 

Tôi là Nguyễn văn Trường, một người bạn đến với quư anh chị…không là giáo sư tiến sĩ, phó tiến sĩ, không là bác sĩ, không là cựu tổng trưởng, bộ trưởng, phần v́ tôi không được có những tước vị, và những học hàm đó, phần khác, mấy cái danh vị nếu có được từ một thuở xa xưa, bây giờ nhắc lại, nghe sao cũng có chút vị đắng. Cho nên, nếu tôi được giới thiệu như một thành phần của tập thể những người có gốc Huế, đi ra từ Viện Đại hoc Huế, có dây mơ rễ má với Huế, có vợ Huế, có bạn Huế, biết ăn cơm Huế, dầu không phải là Huế chay, Huế mặn, tôi cũng sẽ sung sướng hơn nhiều. Và tôi xin gởi đến quư vị lời chào trong cái niềm vui đó.

 

Chúng tôi, một số anh em ở Houston, có dự tính về miền đông thăm bè bạn. Tuổi cao, cơ hội đi càng ít, nên nhân biết anh em cựu sinh viên y khoa Huế họp mặt, chúng tôi về. Anh Lê đ́nh Thương, thấy chúng tôi ghi danh, có liên lạc với tôi, và đề nghị giành cho tôi ít phút tṛ chuyện với môi trường cũ, trong không khí của những ngày c̣n trai trẻ. Tôi suy nghĩ về đề nghị của anh trong nhiều ngày, càng nghĩ càng thấy như ḿnh có được cho cái duyên, cái duyên gặp lại nhau, duyên tương ngộ cùng bạn xưa, người cũ, duyên được thêm bạn mới. Tôi suy nghĩ măi, hai chữ duyên may cứ ám ảnh tôi, để cuối cùng trở thành cái đề tài tôi soạn để nói chuyện với các anh chị, với quư vị tối nay. Xin cảm ơn anh Thương, các anh chị trong ban điều hành, và cảm ơn quư vị hiện diện.

 

Trong đời sống, tôi được nhiều duyên may. Gọi là duyên may, là cơ duyên,…gọi là vận số, gọi là cơ hội, chi chi đó cũng được. Duyên may là một yếu tố tương hợp, tương giao. Tôi người gốc miền Nam, Nam kỳ lục tỉnh chính gốc, tầm nh́n có khi không xa quá đồng bằng sông Cửu, bước chân đi không quá Bến Nghé, Thị Nghè,… Vậy mà tôi đă được đi học tận bên Pháp. Số là vào năm 1950, khi  học chưa hết chương tŕnh première th́ học đường Sài g̣n xẩy biến cố tṛ Ơn, tṛ lên đường, xuống đường, nay biểu t́nh, mai băi khóa, xáo trộn đến cùng cực, trường lớp đóng cửa. Vậy là tôi được gia đ́nh gởi cho qua Pháp học tiếp. Mấy năm sau, vừa học, vừa làm, vừa đi dạy thêm kiếm sống, vừa chơi, tôi cũng xong được học tŕnh cử nhân, thêm cái DES về toán. Nhưng càng ở lâu, tôi càng có cái ư muốn trở về quê cũ. Tôi muốn về lại nhà, v́ tôi không muốn vĩnh viễn mất đi con người Việt nam trong tôi, và tôi biết chỉ ở lại thêm một vài năm, tôi sẽ không c̣n cơ hội trở về. Tôi cũng nhớ mẹ, nhớ cha, nhớ xóm làng. Năm 1957, tôi viết một lá đơn gởi bộ giáo dục, xin cho cơ hội trở về phục vụ. Không lâu sau, tôi được một lá thư dài của cha Luận, khuyến khích tôi  về làm việc với cha, với Viện Đại học tân lập ở Huế, với nhiều hứa hẹn về quyền lợi, và những điều kiện làm việc tốt. Tôi không biết chi về Huế, nhưng ngày đó c̣n trẻ, điếc không sợ súng, không đắn đo cân nhắc nhiều, tôi về, rồi đi Huế. Khi quyết định về Huế, thật ḷng mà nói, tôi đă không nghĩ đến quyền lợi, mà chỉ nghĩ đến cơ hội, cơ hội san sẽ và phục vụ. Người buồn nhất cho quyết định của tôi là mẹ tôi, v́ mẹ tôi cứ nghĩ đi Huế là đi ngoại quốc, là đi xa lắm, như đă bỏ lại mẹ mà đi như mấy năm vừa qua.

 

Cận hè 1957, tôi đến Huế nhận việc. Tôi là một người trẻ đầu tiên, không gốc rễ, từ một nơi xa, đến một xứ xa,  để nhận một cái việc chưa rơ là việc chi, với một chức vụ mơ hồ và nhỏ nhất, thấp nhất trong nấc thang đại học: giảng nghiệm viên. Ngày đó đại học Huế hầu  chỉ mới có cái tên, và cái nghị định thành lập, chưa có trường ốc, chưa có lớp học, chưa có sinh viên, chưa có giáo tŕnh, chưa có một đội ngũ giáo sư cơ hữu. Tất cả cái có của Huế chỉ là trong trí năo, trong dự tính, có nghĩa là chưa có chi hết. Tôi được cấp cho một pḥng trên lầu Thư Viện, khá khang trang, ăn cơm tháng, ngày ngày đi bộ đến chỗ làm, loe que mấy mống nửa thầy, nửa thợ, ngơ ngơ ngác ngác, không biết bắt đầu từ nơi mô.

 

Rồi lần hồi, từ cái trạng huống sơ khai khập khểnh đó, h́nh thành một cơ sở, từ cái mông lung, h́nh thành một nền giáo dục, một tiến tŕnh, một cơ sở  văn hóa cho một thành phố,  giữa cái được gọi là kinh đô văn vật. Sau tôi, thêm một số người trẻ trở về, hoặc t́m đến, cũng không nhiều-chỉ năm bảy người, Lê Văn, Lê Tuyên, Nguyễn văn Trung, Trần Nhật Tân, Trần văn Bé,… Trở về, cùng đến trong một ư niệm, một quyết tâm, một ước muốn  được truyền đạt từ cha viện trưởng đến từng cá nhân người cộng sự:  giúp cho những người dân Huế, những con người trẻ nghèo, thua thiệt, mà chịu khó, chịu cực,  hiếu học, một duyên may, một cơ hội học hỏi,  thăng tiến. Từ cái tâm niệm đó, mà Viện đại học Huế  thành h́nh với cái bản sắc sơ khởi, để từ đó, mau chóng phát triển, trở thành một định chế có căn bản và đẳng cấp, có quy cũ, nề nếp, có cái hồn, có tư tưởng, có ngôn ngữ, có tập tục, lễ nghi.

 

Sự phát triển của đại học Huế những năm sau đó chắc không cần phải nhắc lại. Viện đại học Huế đă khắc phục được khó khăn, những khó khăn nhiều khi tưởng không thể vượt qua, để trở thành một đại học thứ hai của miền Nam với hầu hết mọi phân khoa. Chỉ một điều đặc biệt mà tôi muốn nói tới, là từ ngày khởi lập cho đến nhiều năm về sau, đại học Huế vẫn chưa thể hoàn bị  một đội ngũ giáo sư cơ bản, với những điều kiên về bằng cấp, học vụ, công tŕnh nghiên cứu,… thỏa đáng. Tại sao vậy? Thật khó nói! Tại v́ cái vị thế địa lư non bất cao, thủy bất thâm, tại ḷng người, hay tại những hờn ghen của đất trời? Tại v́ Huế nghèo, và chặt ḷng quá, Huế không cho ai một cơ hội? Hay bởi không đủ quyến dụ, thiếu điều kiện thăng tiến!!!  Cái thực tế đó càng cho thấy sự hiện diện của chúng tôi, ban giảng huấn thường trực với những người trẻ tuy có thiếu  tầm cở, nhưng mang cùng tâm huyết, mang tính san sẻ, ḥa đồng, …hợp cùng những người sinh viên trẻ thành một khối tương tri, tương ngộ,  ḥa nhập, thích ứng. Và cái tinh thần đó là căn bản trong tiến tŕnh trưởng thành đặc thù của Viện đại hoc Huế từ khởi đầu, cho đến về sau, hay ít nhất cho đến sáu năm sau, lúc tôi rời Huế: Đó là một môi trường giáo dục không nặng tính áp đặt, mà nặng tính san sẻ, chuyển hóa. Giữa chúng tôi, vượt trên nguyên tắc thầy tṛ, quân sư phụ, là một thực tế tương quan cọng sinh, nương nhau, giúp nhau trong một nỗ lực đồng tiến. V́ dạy là học, là đào sâu vào những điều thủ đắc, để hiểu thêm về những điều đă biết, khơi rộng hơn, và truyền bá đến người khác. Khi khả năng chuyển đạt càng mạnh, tác dụng truyền bá càng hữu hiệu, cái dạy và cái học mang tính lưỡng lợi. Và như vậy, cái dạy và cái học cùng mang một nghĩa như nhau. Đó là cái đặc thù bất biến của giáo dục, là cái lợi thế của những cơ sở giáo dục mà chưa có những cái khung cứng ngắc đóng hộp cá thể vào trong định kiến, định chế. Cái đặc thù này thường chỉ có thể t́m thấy, bắt gặp trong những môi trường giáo dục mới, cởi mở, chưa bị g̣ bó bởi truyền thống, gạt bỏ ra ngoài những cố chấp, những ư niệm và vị thế tự cho là tuyệt đối.

 

Trong tinh thần đó, tôi đă ở lại làm việc với đại học Huế trong suốt sáu năm, để được chứng kiến sự trưởng thành, và những thành quả của nỗ lực. Tôi đă được thấy, được tham dự, trong một thời gian ngắn ngủi, bao lớp sinh viên tốt nghiệp  các trường khoa học, sư phạm, luật khoa, văn khoa,…các viện hán học, mỹ thuật, âm nhạc, …từ đó đi ra, nhập vào gịng đời với bao niềm hảnh tiến, tự tin, và thành đạt.

 

Trường đại học y khoa Huế cũng đă thành h́nh, và trưởng thành trong bối cảnh chung đó. Đă không có một đại học y khoa nào được thai nghén và tượng h́nh trong một thời gian kỹ lục, và trong một hoàn cảnh khó khăn như vậy. Chỉ không đầy hai năm, một ư nghĩ, một dự tính không tưởng đă trở thành hiện thực, trở thành một thực tế. Tôi không biết nhiều về những diễn biến chi tiết của từng giai đoạn, nhưng trên đại thể tôi vẫn nghĩ từ những quyết tâm của một ông tổng thống nặng ḷng với Huế, của một ông viện trưởng biết khai thác thời cơ, óc thực tế của bác sĩ Lê khắc Quyến, cơ hội đă được nắm bắt, phối hợp thiên thời, địa lợi, nhân ḥa, trong một giai đoạn chính trị ổn cố nhất của miền Nam. Sự quyết tâm đối diện với nhu cầu, với thực tế, và trên hết là ư thức công bằng, chia xẽ đă thắng vượt trở ngạiƯ thức công bằng đó phát sinh từ sự đồng đều trong cơ hội, trong duyên may cho mọi người.

 

 Thời giờ, và bối cảnh của một bài nói chuyện không cho phép  tôi dông dài đi vào chi tiết của những điều đáng tự hào, những khó khăn, những niềm vui, những giọt nước mắt, những đau thương trong đời sống của ngôi trường đó. Các bạn biết và nhớ rơ hơn tôi. Các bạn và những vị đă sống chết với trường y khoa Huế bây giờ đang đă và đang ngẩng mặt nh́n lên, hănh diện và tự hào về những đóng góp, về những khởi đầu, về nơi chốn từ đó đi ra. Tôi cũng không dám nói đến những thành quả, những đóng góp của tập thể những bác sĩ y khoa Huế đă cho cộng đồng  quê nhà, và hải ngoại cùng những hội nhập vào cộng đồng y khoa quốc tế, dầu có biết bao nhiêu điều hay, điều tốt tôi muốn nói tới, từ từng cá nhân tôi được biết, cho đến quư vị giáo sư, khoa trưởng tôi thường được nghe nhắc nhở.

 

Bây giờ, về già, tôi vẫn thường nghĩ đến hai chữ duyên may, thành bại qua hai chữ số phần, cơ hội. Cho nên tôi vẫn thấy quyết định về làm việc ở Huế của tôi là đúng. Đó là chưa nói đến những ân sủng đă đến với tôi như một dự phần trong quyết định.Ước chi trong cuộc đời có được những cơ hội san sẽ, cho nhau một chút duyên may. Với một chút duyên may đó, bao nhiêu người đă vươn lên, và cuộc sống đă tốt hơn, đă đẹp hơn biết bao.

 

Sau 1963, Huế nói chung, và đại học Huế nói riêng ch́m ngập trong đấu tranh, trong thù hận, ngột ngạt. Trong một dịp về Sài g̣n công tác vào khoảng cuối hè 1963, đang lang thang trên đường Phan Thanh Giản, t́nh cờ tôi gặp người bạn cũ, giáo sư Trần văn Tấn. Ảnh rủ tôi ghé thăm giáo sư Phạm Hoàng Hộ, ngày đó mới được bổ nhiệm làm tổng trưởng giáo dục. Ông Hộ đă giữ tôi lại làm việc trong bộ, để rồi từ đó tôi đi vào hệ thống cấp quyền trung ương. Lại cũng là một t́nh cờ, một duyên may. Và như vậy, tôi đă bỏ lại đàng sau một thành phố của tôi, một phần đời của tôi, quê hương của Mẹ những đứa con của chúng tôi, những bạn bè, những người học tṛ thân quư. Bây giờ, gần sáu mươi năm sau, Huế vẫn là của tôi, bên tôi, một phần đời của tôi. Bên tôi, như người vợ gịng họ Hồ đắc của tôi. Bên tôi, như những người học tṛ cũ của tôi, như ḍng sông Hương, như núi Ngự đă ấp ủ tôi, chia xẽ buồn vui.

 

Cũng trong pḥng hội hôm nay, tôi có một người đàn anh, một người bạn cũ, giáo sư  Lê Thanh Minh Châu, nguyên Viện trưởng Viện Đại học Huế, và phu nhân, Giáo sư Tăng Thị Thành Trai, vị khoa trưởng Luật khoa đầu tiên của Huế. Giáo sư Châu đă dính liền với đời sống của Đại học Huế từ buổi đầu, năm 1957, cho đến ngày cuối của đại học trong chế độ miền Nam. Có giáo sư Châu ở đây, mà không nói đến những thành quả do giáo sư đă đem lại cho Viện Đại học Huế là một sự thiếu sót lớn. V́ giáo sư Châu là biểu tượng của sự ổn định, sự phát triển và tồn tại của Viện ĐH Huế, nhất là trong những năm 1970-1975. Sau 1975, tại hải ngoại, giáo sư Châu là Chủ tịch hội đồng khoa lưu vong, cùng các giáo sư Nguyễn văn Hai, Đinh Văn Tùng, bác sĩ Bùi minh Đức, làm việc bên cạnh tổ chức AMA lo cho các bác sĩ Huế hội nhập vào sinh hoạt của cộng đồng y tế Mỹ. Cũng hiện diện tối nay, trong không gian này, chúng tôi biết có bà Đinh Văn Tùng. Chúng tôi xin các bạn giành một phút tri ân cho những người thân của chúng ta.

 

Tôi xin cảm ơn quư Vị và các Bạn.

 

GS. Nguyễn văn Trường

 

Trở về Trang Nhà YKHHN