LÁ THƯ LIÊN LẠC THÁNG 7-8/2014

Tường Tŕnh Đại Hội Hội Ái Hữu Y Khoa Huế Hải Ngoại tại New Jersey tháng 7/2014

Kính thưa quư thầy cô, quư anh chị cùng các bạn,

Dư hương của tuần qua vẫn c̣n làm tôi ngây ngất. Trong cái vị đắng cay chua chát của cuộc sống tha hương bỗng dưng có chút mật ngọt thơm ngon khiến ḷng người dịu hẳn niềm đau! Một tuần lễ đầu xanh đầu bạc bên nhau, chia sẻ cùng nhau niềm thương nỗi nhớ; một tuần lễ bên nhau tṛ 60, 70 lại được sống như trẻ con bên thầy, bên cô tuổi đà tám, chín chục làm cuộc đời như rạng rỡ hẳn lên!

Vâng, cho dù cuộc đời lắm nỗi đau thương cũng vẫn c̣n đâu đây chút hương vị dịu ngọt của t́nh người, t́nh thầy tṛ, t́nh bạn, và t́nh anh em. Một tuần qua là một tuần hạnh phúc cho tất cả mọi người. Những tiếng cười sảng khoái, những cái bắt tay thật chặt, những lần ôm hôn thân t́nh chừng như xóa đi tất cả mọi rào cản! Thầy tṛ, bạn bè, anh chị em thân mật với nhau, thoải mái với nhau như thể tất cả chỉ là một! Chưa bao giờ tôi có cái cảm giác gần gũi, thân thương đến vậy.

Kính thưa quư thầy cô, quư anh chị và các bạn thân mến,

Sau mấy tháng trường chuẩn bị, cuộc hội ngộ của các thành viên Hội Ái Hữu Y Khoa Huế Hải Ngoại đă bắt đầu một cách rất thuận lợi bởi sự nhiệt t́nh của anh Lê Đ́nh Thương Khóa 1 khi mau mắn nhận lời đứng ra tổ chức Đại Hội tại New Jersey. Với nhiệt tâm sẵn có, chỉ mấy ngày sau, anh đă có được địa điểm tổ chức và các thông tin cần thiết khác cho việc tổ chức Đại Hội. Anh lại kéo được anh Bửu Cần Khóa 2, người vốn dĩ không xài điện thoại di động, không cả email vào làm Đồng Trưởng Ban Tổ chức để cùng lo công việc với anh. Chỉ vài cuộc họp ngắn, việc phân bổ nhiệm vụ cũng như chương tŕnh tổ chức Đại Hội đă hoàn tất.

Mỗi người một việc, tin tức về Đại Hội liên tục được cập nhật, nhiều tin vui được báo về. Vui nhất là có một số anh chị, trước đây chưa từng tham dự nay xuất đầu lộ diện, thông báo là sẽ về New Jersey. Một số thư mời tham dự họp mặt bên lề Đại Hội ngày càng nhiều khiến mọi người càng ngày càng nô nức! Quư thầy cô và quư anh chị ở các tiểu bang hay thành phố lân cận như Virginia, Philadelphia, Boston liên tục mời tham dự Tiền, Hậu Đại Hội khiến không khí trước Đại Hội ngày càng nhộn nhịp hẳn lên.

Đại Hội chính thức bắt đầu ngày 26 tháng 7 nhưng thực ra đă khởi động từ ngày 23 tại Virginia. Quư thầy cô Tôn Thất Chiểu-Bùi Bội Tiên cùng quư anh chị ở Virginia như anh chị Ngô Trọng Thọ, anh Lữ Đức Kỳ, chị Trần Tiễn Hiền… đă mời dự tiệc Tiền Đại Hội vào ngày 23. Chúng tôi thấy trong những người tham dự có anh chị Danh-Tinh Châu, anh chị Vĩnh Chánh-Minh Châu, chị Tôn nữ Hải Lan… Quư anh chị nào tham dự tiệc Tiền Đại Hội này xin cho một phóng sự để cả nhà cùng vui theo, chắc là anh Vĩnh Chánh phải viết rồi! Sau đó, đêm 24 lại có thêm một tiệc khác để khoản đăi BS Trần Hữu Thế #2 và phu nhân Hélène từ Pháp qua. Vậy là Virginia có hai tiệc. Miền Đông này làm ăn khấm khá quá làm Đại Hội kéo dài thật dài từ Tiền Đại Hội cho đến Hậu Đại Hội. Bravo!

Sáng sớm ngày 25 tháng 7, vợ chồng tôi ra sân bay đi Philadelphia. Tại sân bay, chúng tôi gặp anh Châu Lam Sơn Khóa 14. Anh đi cùng chuyến bay với chúng tôi. Th́ ra Khóa 14 có một mini reunion tại Philadelphia trước Đại Hội tại nhà anh Vơ văn Hạnh. Tiếc là phu nhân của anh, chị Nguyễn Thanh Trúc cũng cùng khóa 14, bị bệnh nên không tham dự được. Chúng tôi đi Philly chủ yếu là để thăm song thân anh Hạnh (cậu của tôi), không ngờ lại được tham dự “tiểu hội” của Khóa 14!

Đến Philly, đă thấy anh Hạnh và anh Huỳnh văn Quang chờ sẵn, chúng tôi lên xe và đi thẳng đến nhà cậu tôi. Ở đây, chúng tôi được ăn một bữa trưa ngon lành với các món ăn rất Huế do mợ tôi nấu, đặc biệt nhất là món chả tôm và bánh ram ít tuyệt vời. Chiều, chúng tôi về nhà anh Hạnh, chuyện tṛ rôm rả và ăn tối rồi chờ đến 10g tối để đi đón anh Hồ đăng Thuận cùng vợ chồng anh Bảo Tiên. Sau khi hai anh đến, chúng tôi ngồi uống rượu đến khuya mới chịu đi ngủ.

Sáng hôm sau, chúng tôi lại được một bữa điểm tâm thịnh soạn, và sau đó được anh Hạnh chị Kim cho đi dạo một ṿng phố xá, thăm Trường Đại Học Pennsylvania và Ṭa nhà nơi mà Bản Hiến Pháp của Quốc Hội được phác thảo và kư ngày 17 tháng 9 năm 1787, là căn bản để chính phủ mới được thành lập vào ngày 4 tháng 3 năm 1789, sau các cuộc tranh luận sôi nổi về việc phê chuẩn hiến pháp trong các tiểu bang. Tiếc là chúng tôi không đủ th́ giờ để xếp hàng vào thăm cái chuông bể mà chúng ta thường thấy h́nh của nó trên các con timbres Hoa Kỳ v́ phải lên đường đi New Jersey cho kịp giờ. Lẽ ra chúng tôi có chương tŕnh đến thăm nhà anh Nguyễn văn Bách nhưng anh Bách đă đi đón anh Bùi Cao Đệ rồi trực chỉ New Jersey sớm v́ phải đem theo đồ ăn chuẩn bị cho Hậu Đại Hội tại nhà anh chị Lê Đ́nh Thương-Thanh Túy ngày hôm sau.

Đến khách sạn Crowne Plaza Fairfield lúc 3g chiều, chúng tôi thấy một số quư thầy cô và quư anh chị đă có mặt. Tại đây, tôi chứng kiến một việc làm rất cảm động: Chị Vơ Đại Lợi, sau khi biết các pḥng không có nước, đă tất bật đi mua 5 caisses nước uống về để quư thầy cô và quư anh chị tùy nghi sử dụng. Đây là một sự quan tâm chỉ có đối với những người trong cùng một gia đ́nh. Xin kính cảm ơn chị. Chị đă cho tôi một cảm giác ấm áp lạ lùng, cảm giác của những người thân thuộc chăm sóc cho nhau.

Sau khi về pḥng thay áo quần và trở lại khách sảnh, nhiều anh chị đă có mặt. Quư anh chị trong Ban Tổ chức tất bật chạy ngược chạy xuôi chuẩn bị cho buổi lễ. Quư Bà đă sẵn sàng cho Bàn Tiếp Tân, chẳng ai xa lạ: Chị Tinh Châu, chị Lộc phu nhân anh Lại Đức Thuần, chị Linh Khang phu nhân anh Đồng Sĩ Nam, cô con dâu rất tháo vát của Hội Ái Hữu Y Khoa Huế Hải Ngoại. Tôi chạy đến đóng lệ phí trước khi đi lo các công việc khác. Đóng tiền xong, đă thấy anh Thuần gọi và chỉ cho xem chiếc máy ảnh trước tấm font để chụp h́nh lưu niệm. Anh đă chỉnh xong foyer, lại cẩn thận làm dấu vị trí để quư thầy cô đứng chụp ảnh. Quả t́nh, mấy ông anh ḿnh cẩn thận và chu đáo từng ly, từng tí một, lớp trẻ chúng tôi khó b́ kịp!

Tôi lại thấy anh Lữ Đức Kỳ khệ nệ bưng các chồng sách để lên bàn. Đây là số sách anh dành tặng quư Hội viên và thân hữu mỗi người một cuốn làm kỷ niệm. Anh chu đáo làm thăm để ai bốc được thăm nào th́ nhận sách đó. Chúng tôi chào nhau, anh bắt tay tôi thật chặt và rất thân t́nh cho dù chúng tôi chỉ mới gặp nhau lần đầu: “Phước đây hả, anh Lữ Đức Kỳ đây. Em ráng viết nhiều lên nghe, viết được lắm.” Anh em chúng tôi chỉ nói chuyện được vài câu v́ ai cũng c̣n có việc phải làm. Gặp vợ chồng Hồ Ngọc Ánh-Bích Ngọc #17 và vợ chồng anh Lê văn Khanh-Mộng Hoa Khóa 15, chúng tôi rất lấy làm vui v́ người th́ học cùng lớp, kẻ là hàng xóm thời xưa. Mộng Hoa th́ mấy năm trước có gặp một lần, c̣n Bích Ngọc và Hồ Ngọc Ánh th́ hơn 30 năm nay chưa hề gặp lại. Tay bắt mặt mừng rồi đứa nào cũng phải đi lo việc đứa nấy. Tôi được quư anh chị thương, đi đâu cũng nghe kêu, nghe gọi. Gặp quư thầy cô Lê Thanh Minh Châu-Tăng Thành Trai, thầy Lê Bá Vận, thầy cô Nguyễn văn Vĩnh-Kim Soa, thầy cô Tôn Thất Chiểu-Bội Tiên, cô Đinh văn Tùng, cô Quế Hương phu nhân BS Nguyễn Khoa Nam Anh, thấy quư thầy cô đă già yếu, sức khỏe sút kém mà c̣n cố gắng về tham dự với Hội, chúng tôi rất lấy làm cảm động. Riêng thầy cô Nguyễn văn Trường-Hồ Đắc A Trang, đây là lần đầu tiên thầy cô tham dự nhưng thầy cô cũng rất gần gũi, thân mật với mọi người. Tôi được gặp thầy ngay khi mới vào khách sạn, thấy thầy giản dị và rất cởi mở. Sau này được gặp cô, quả nhiên thấy hai vị rất là hợp nhau.

Thầy Lê Bá Vận, chân đau phải đi khập khiễng nhưng vẫn muốn tham dự Đại Hội nên gia đ́nh phải cử anh con rể Nguyễn văn Minh là chồng của bạn Xuân Đào tháp tùng để đỡ tay đỡ chân cho thầy.

Vừa dùng fingerfood vừa chuyện tṛ với nhau, mọi người trông rất hoan hỉ. Tôi gặp được anh Nguyễn Tường Thụy, lần đầu tiên đến với Đại Hội nhưng rất thân mật và vui tính. Anh có nhiều bạn nên nhiều người hỏi chuyện và tôi liên tục được làm phóng viên.

Khách từ xa đến, tôi nhận thấy có anh chị Trần Hữu Thế-Hélène #2, anh chị Phạm Đăng Thiện #3 từ Pháp Quốc, quư anh chị Văn Quảng-Tuyết Nga, anh chị Hoàng Ngọc Vinh-Mộng Thúy, anh chị Đặng Mạnh Hùng-Tôn Nữ San từ Gia Nă Đại. Riêng cặp Hồ Ngọc Ánh-Bích Ngọc # 17 tuy mới trở về từ Tân Gia Ba nhưng là công dân Hoa Kỳ nên không được tính là khách xa. Ngoài ra, trong Đại Hội này c̣n có nhiều anh tham dự lần đầu tiên. Ngoại trừ anh Nguyễn Tường Thụy đă nói ở trên, chúng ta c̣n thấy có anh Lữ Đức Kỳ, anh Hoàng Anh Tuấn, anh Bửu Cần, anh Phan Tuấn …..

Rồi cũng đến giờ chính thức, mọi người tề tựu về hội trường. Hội trường rộng, thoáng và đẹp. Các bàn tiệc đều được sắp hai bên, ở giữa là sân khấu và phía dưới, một khoảng rất rộng được dùng làm sàn nhảy. Hai MC điều khiển chương tŕnh là Nguyễn Mộng Hoa #15 và Hồ Ngọc Ánh #17. Sau nghi thức chào cờ và tưởng niệm quư thầy cô cùng đồng môn quá văng, BS Phan Tiên Thái đọc diễn văn Khai mạc Đại Hội. Anh Thái có biệt tài nói chuyện trước đám đông, tuy đă chuẩn bị sẵn diễn văn nhưng khi đăng đàn anh thường nói theo cảm hứng một cách rất mạch lạc và đầy đủ.

Tiếp theo là Trưởng Ban Tổ Chức, BS Lăo Ngoan Đồng Lê Đ́nh Thương lên tường tŕnh tiến tŕnh tổ chức Đại hội. Anh Thương quả thật không hổ danh Khóa 1 đầu đàn, 73 tuổi vẫn tả xung hữu đột, chỗ nào cũng có, việc ǵ cũng làm, rất xốc vác, nhanh nhẹn cho dù sức khỏe không c̣n được như xưa. Nh́n anh làm việc mà phục cho tinh thần hy sinh và nhiệt tâm của anh. Kính anh, bọn đàn em chúng em mà không cố gắng để lo công việc chung như anh đă từng lo trước đây và bây giờ th́ thật là hổ thẹn! Chúng em phải cố gắng, hết sức cố gắng để đền đáp phần nào công sức quư anh chị đă bỏ ra cho sự tồn tại và phát triển của Hội Ái hữu Y Khoa Huế của chúng ta.

Sau tường tŕnh của anh Trưởng Ban Tổ chức là bài nói chuyện của GS Nguyễn văn Trường, Keynote Speaker của Đại Hội lần này. Với giọng Nam nhẹ nhàng dễ mến nhưng ngay từ đầu GS đă làm tôi rơi nước mắt v́ xúc động! Có chút ǵ đó chua chát và ngậm ngùi khi nhắc nhớ những ngày xưa! Bài nói chuyện của GS đă nhắc nhớ nhiều chuyện xưa khiến quư thầy cô và quư anh chị có dịp hồi tưởng chuyện đă qua. Những kư ức trỗi dậy, ngày tháng cũ dần theo bài nói chuyện như được tái hiện theo hồi tưởng của GS. V́ vậy, chẳng lạ ǵ khi kết thúc bài nói chuyện, những tràng pháo tay nở rộ liên tục kéo dài.

Ngay sau khi diễn văn của GS. Trường chấm dứt, bài hợp ca T́nh Bạn do anh Hoàng Thế Định sáng tác và ban chấp hành già trẻ đứng lên cất tiếng là một điểm son của đại hội. Lời nhạc được viết riêng cho YKH, cũng như năm tháng đau thương đất nước trải qua làm mọi người xúc động, cảm giác lâng lâng tŕu mến như khi cùng nghe và hát lại quốc ca Việt Nam.

Rồi tiếp đó là bài nói chuyện của GS Lê Bá Vận. Thầy đă chuẩn bị sẵn bài nói nhưng lại để quên ở nhà. Nhưng đâu có hề ǵ, thầy đă nói chuyện mạch lạc, sắc bén chừng như mọi thứ đă có sẵn trong đầu, chỉ có dịp là nói ra! Ở tuổi ngoại bát tuần, mấy ai c̣n minh mẫn được như thầy! Xin cám ơn thầy đă giúp toàn thể Cựu sinh viên Y Khoa Huế thêm tự hào về ngôi trường thân yêu của ḿnh.  

Với nỗ lực của Ban Biên Tập, cũng như tiến bộ về internet, tất cả các bài diễn văn, phát biểu trong đêm đại hội New Jersey đă được sẵn sàng, chỉ chờ h́nh ảnh các anh trong ban biên tập gởi về, sau vài phút được các anh Bửu Phụng, Lê Văn Hùng, Phan Chánh Đức tại California post lên diễn đàn yahooo group, website YKHHN, nhờ thế bạn bè khắp năm châu đều theo dơi được ngay. Hàng ngày, hàng tuần các anh chị em có thể theo dơi tin tức, trao đổi và sinh hoạt với nhau qua mạng internet, nhưng thật ra có nhiều anh em đang thầm lặng làm việc để mối dây liên lạc này chưa bao giờ bị ngắt quăng, đ́nh trệ trong suốt nhiều năm qua.

Sau phần nghi lễ, chương tŕnh văn nghệ được bắt đầu với hai MC Châu Khánh Trang #15 và Nguyễn Bích Ngọc phu nhân của anh Hồ Ngọc Ánh #17. Hai chị em thay nhau tung hứng trên sân khấu, liên tục mời các ca sĩ nghiệp dư lên tŕnh diễn. Tuy là cây nhà lá vườn nhưng thật ra, anh tài YK Huế không thiếu và chẳng hề thua kém ai. Các anh chị tuy tuổi đă cao nhưng vẫn rất lả lướt trong lời ca tiếng nhạc khiến sàn nhảy càng lúc càng đông, càng hào hứng. Một số bài hát được chính các anh chị soạn và tŕnh bày, một số do quư bà soạn và phu quân của ḿnh thể hiện. Thêm vào đó, các thân hữu cũng đua nhau thể hiện tài năng. Vui nhất là đôi vợ chồng trung niên thi sĩ Đồng sĩ Nam-Linh Khang (chữ dùng của Kim Cang Hồ Đăng Thuận) tŕnh bày rất t́nh tứ bài Ngày xưa Hoàng Thị, y hệt như một đôi thiếu niên tuổi mới lớn được mọi người nhiệt liệt tán thưởng.

Tiếp theo là phần tuyên bố kết quả bầu cử, tuyên bố măn nhiệm của Chủ tịch Phan Tiên Thái và Ban Chấp Hành cùng diễn văn tuyên bố nhậm chức của Tân Chủ tịch Châu Lam Sơn #14. Với bài diễn văn ngắn gọn nhưng đầy đủ, Tân Chủ Tịch Châu Lam Sơn đă tỏ rơ quyết tâm theo chân đàn anh nỗ lực lèo lái con thuyền Ái Hữu Y Khoa Huế Hải ngoại vượt mọi phong ba vững tay chèo tiến tới bến bờ mới. Anh cũng mong mỏi quư anh chị em trong Ban Chấp Hành cũ cùng góp sức với Ban Chấp Hành mới để truyền trao kinh nghiệm quư báu trong suốt thời gian qua. Sau đó, thay mặt Hội, anh trao tặng Cựu Chủ Tịch Phan Tiên Thái một tấm plaque rất đẹp để ghi nhớ công sức đóng góp cho Hội trong suốt hai nhiệm kỳ qua.

Nhân Đại Hội kỳ này, Lễ kỷ niệm 40 năm ra trường của các anh chị Khóa 8 cũng đă được tiến hành. Đại diện cho Khóa 8 có các anh chị Vũ văn Trọng, Vơ Đại Lợi, Tôn nữ Tuyết Nga đă cùng hai vị Tân, Cựu Chủ Tịch cắt bánh Kỷ niệm. Thời gian qua mau, thấm thoắt cũng đă 40 năm, nay kẻ c̣n người mất, cắt chiếc bánh kỷ niệm để cùng nhau nhớ lại ngày xưa, những ngày xưa tươi đẹp và cũng để nhớ đến nhau, bạn bè một thời và một đời, phải không quư anh chị? Xin được chúc mừng quư anh chị đă đi gần trọn cuộc đời ḿnh cho lư tưởng thời thanh xuân, cống hiến gần trọn cuộc đời ḿnh cho sự nghiệp Y tế của nhân loại.

Cũng trong dịp này, những túi quà nho nhỏ nhưng mang nặng nghĩa t́nh của anh Tân Chủ Tịch đă được trao đến cho quư anh chị Trưởng Ban Tổ Chúc Đại Hội cùng quư anh chị trong Ban Chấp Hành Hội như là một lời cám ơn chân thành đến sự hy sinh cho Hội. Quư anh chị, tuổi cao, sức yếu nhưng nhiệt tâm và t́nh cảm không thiếu, đă cùng nhau chung tay gầy dựng Hội và đóng góp cho sự phát triển của Hội ngày càng vững mạnh trong t́nh đồng môn đáng trân quư. Các anh chị đă và sẽ là những tấm gương sáng cho lớp đàn em tiếp tục noi theo.

Chương tŕnh văn nghệ lại được tiếp tục cho đến nửa khuya với sự góp mặt của quư vị thân hữu cũng như ca sĩ cây nhà lá vườn. Tiết mục gây được sự chú ư và nhiều tiếng cười vui nhất lại cũng do đôi uyên ương Linh Khang-Đồng sĩ Nam tŕnh bày trong hóa trang của vũ công Ba Tây với vũ điệu Samba cuồng nhiệt miền Nam Mỹ!

Cuộc vui nào rồi cũng tàn, mọi người rời pḥng hội lúc 11g đêm nhưng vẫn c̣n quyến luyến tṛ chuyện cùng nhau ngoài hành lang cho đến tận nửa đêm. Những cái bắt tay thật chặt, những trao đổi thân ái, những lời chào hỏi, nhắc nhở nhau đến ngày hội năm sau và cả những poses h́nh vội vă tưởng chừng như không ai muốn rời xa cái không khí thắm đậm t́nh cảm này. Một không khí khó có thể t́m được trong chuỗi ngày tha hương!

Và rồi, những ly rượu cuối ngày trong pḥng bar của Khách sạn, chút thức ăn chia sẻ cùng nhau cho những anh chị em trước đó không thể ngồi vào bàn v́ công việc đă làm ấm ḷng người khi chia tay nhau về pḥng lúc 1g sáng. Ngày mới bắt đầu và cuộc vui vẫn c̣n tiếp tục. Mọi người hẹn gặp nhau tại nhà anh chị Thương-Túy trưa chủ nhật.

Sáng sớm, nh́n qua cửa sổ pḥng, chúng tôi đă thấy anh Thương đưa xe đến rước một số quư anh chị đi lễ nhà thờ. Chao ơi, ông anh ḿnh, tuổi th́ cao, sức khỏe mỏi ṃn mà làm việc cật lực như vậy, coi bộ đám trẻ có kẻ theo chân không kịp! Tôi xuống pḥng tiếp tân, dúi vội vào tay quư thầy cô và quư anh chị mấy chai nước rồi trở về pḥng chuẩn bị cho chuyến tàu du lịch trên sông Hudson cùng quư anh chị Khóa 14.

Sông Hudson - nơi mà năm năm trước đây đă xuất hiện một kỳ tích, đó là cú đáp tuyệt vời của chiếc phi cơ hành khách, cứu thoát hàng trăm mạng người trên chuyến bay cũng như trên mặt đất – ngăn cách đôi bờ New York-New Jersey quả là đẹp. Từ trên tàu, chúng tôi đă có thể nh́n thấy kiến trúc mới mọc lên ở nơi mà trước đây chiếc tháp đôi của World Trading Center sụp đổ dưới bàn tay sắt máu của những kẻ khủng bố không có trái tim. Từ trên tàu, chúng tôi đă có thể nh́n thấy Tượng Nữ thần Tự Do, món quà của Pháp Quốc thực hiện qua bàn tay đầy sáng tạo của Kỹ sư Hóa Học Eiffel! Từ trên tàu, chúng tôi đă có thể nh́n thấy chiếc đồng hồ Colgate khổng lồ với đường kính 50 feet chế tạo 90 năm trước đây, đă từng được xem là chiếc đồng hồ lớn nhất thế giới. Nó đă từng ngự trị trên nóc ṭa nhà Colgate, và hiện nay được đặt cạnh bờ sông Hudson xinh đẹp phía Jersey City. Cũng trên chuyến tàu này, chúng tôi được làm quen với các bạn gái Mỹ vui nhộn. Chúng tôi cùng chụp h́nh với nhau, khiêu vũ cùng nhau, được cùng nhau cười đùa vui vẻ với nghi án “Hắn sờ mông tao”! Thế nhưng người được hâm mộ không phải là chàng lăng tử Kim Cang tài hoa mà lại chính là chàng Huỳnh Quang hiền lành, nhỏ nhẹ. Hay thiệt! Có duyên ngầm phải không anh Quang? Chỉ tội cho mấy chàng trai không dám hó hé. Chàng Sơn áo đỏ dù không có vợ bên cạnh nhưng rất nhớ lời vợ dặn phải tránh xa cạm bẫy của cuộc đời. Bốn chàng kia, Trần Kim, Vơ Hạnh, Bảo Tiên và Nguyễn Phước v́ có “nài” đi kèm nên ngựa chẳng dám lồng, sợ ăn đ̣n, khổ thân “mỹ nam tử”! Chỉ có chàng La Quang Vinh, bào đệ O La Thanh Thảo thoải mái bắt chuyện cùng quư American Ladies! Cũng trên chuyến tàu này, bữa ăn trưa ngon lành được dọn ra, đặc biệt nhất là món beefsteak đựng trong chiếc hộp giấy nhỏ. Chỉ khổ cho thân tôi ăn vội ăn vàng nên không được tận hưởng, cũng do cái tội ham chụp h́nh phong cảnh đôi bờ vui! Lại cũng trên chuyến tàu này, o bạn La Thanh Thảo nhất quyết bắt đôi tài tử giai nhân… già Phước Trang diễn cảnh Titanic! Vậy là ra trước mũi tàu, dang tay ôm nhau làm mẫu cho o Thanh Thảo nghịch ngợm bấm máy! Úy trời ơi, Leonardo Di Caprio và Kate Winslet mà thấy cái h́nh ni th́ một là cười bể bụng, hai là đ̣i tiền bản quyền h́nh mẫu trong phim. O Thảo ơi, o chuyển cái h́nh nớ đi mô rồi? Nhớ đừng chuyển qua Kinh đô Điện ảnh Hollywood nghe!

Rời tàu, chúng tôi về nhà anh chị Thương-Túy. Dù đă có kẻ đến người đi, vẫn c̣n rất đông người ở đó. Anh Thuần đề nghị chụp một tấm h́nh chung, vậy là tôi phải đi khắp nhà réo mời từng vị một ra sau deck sắp hàng để chụp ảnh kỷ niệm. Tiếng cười nói râm ran, tiếng hát vọng lên từ basement, tiếng chuyện tṛ không dứt, và thầy Lê Bá Vận vẫn là tâm điểm của mọi người. Mấy lần thầy đ̣i về khách sạn để nghỉ, rồi cũng mấy lần thầy ngồi lại để nói chuyện với nhiều người. Thầy hỏi han người hùng Hồ Ngọc Ánh #17 về t́nh h́nh chính trị, quân sự ở Biển Đông, thầy bàn luận chữ nghĩa với nhiều người, thầy kể chuyện xưa và thầy lại cũng là nhân vật được nhiều anh chị đến xin chụp h́nh chung. Vợ chồng tôi không có được tấm h́nh nào chụp chung với thầy, nhưng không sao, nh́n h́nh tôi chụp cho quư anh chị khác tôi sẽ tưởng tượng ḿnh trong đó, vậy cũng đủ rồi! Thầy tuổi ngoại 80, vẫn c̣n sắc sảo với những ư kiến, nhận xét về mọi lănh vực, vẫn với trí nhớ phi thường về đủ mọi thứ chuyện. Tôi giật ḿnh khi thầy nhắc lại với tôi về những email bàn qua tán lại về cái tên của tôi khi có anh chị thắc mắc tại sao tôi gốc Bắc Kỳ mà lại có tên Phước chứ không phải là Phúc! Xin cám ơn thầy dù tuổi già sức yếu vẫn cố gắng họp mặt cùng anh chị em chúng tôi. Xin cám ơn cô đă đồng ư để thầy có chuyến viễn tŕnh hôm nay. Xin cám ơn nghĩa tế của thầy - bạn Minh - đă đi theo pḥ tá thầy. Sự hiện diện của thầy đă làm cho cuộc hội ngộ năm nay càng có ư nghĩa.

Bàn thức ăn với đầy đủ các món ăn Huế mà quư nội tướng của anh Thương, anh Bửu Cần, anh Nguyễn văn Bách và một số thân hữu khác đă chuẩn bị quả là phong phú về h́nh thức, nội dung cũng như số lượng! Ước ǵ tôi có cái bụng thật to để có thể thưởng thức đầy đủ các món ăn được bày biện trên bàn dù mỗi thứ chỉ một ít! Nghe nói món chè đậu xanh đánh của chị Bửu Cần tuyệt vời lắm mà chưa được thưởng thức. Chỉ nghe anh Thương kể lại là khi chị đem chè tới, anh vội lấy một chén để ăn ngay kẻo hết là đủ thấy ngon rồi. Chị Thanh Túy th́ đi lui đi tới hết bày thứ này đến món khác, miệng cười tươi như hoa. Nh́n chị như thấy cả một trời xuân! Chị tôi quá đẹp, đẹp cả tứ đức. Ông anh tôi quả thật diễm phúc, và hai người rất mực vừa lứa xứng đôi!

Trong bữa tiệc này, chúng tôi được thưởng thức món xôi thịt hon mà tối hôm qua, các anh khóa 14 vừa nhắc với tôi khi nhớ lại những ngày xưa cũ, lúc đang c̣n ở dưới mái trường Y Khoa Huế trong t́nh trạng đói rách triền miên. Càng có ư nghĩa hơn khi món ăn này lại được chế biến bởi cô Bê, em của chị Phan Tiên Thái và được đưa đến bởi Đỗ Tú Khanh, người bạn thuở thiếu thời của nhà tôi, Châu Khánh Trang. Chính anh chị Phan Tiên Thái-Mỹ Hoa đă dành cho chúng tôi một sự ngạc nhiên khi mời Đỗ Tú Khanh tham dự Đại Hội để đôi bạn ngày xưa có dịp gặp nhau hàn huyên tâm sự sau gần 40 năm xa cách. Xin cám ơn anh chị đă ưu ái vợ chồng em.

Phụ anh Thương đưa một số quư thầy cô và anh chị về khách sạn xong, tôi xuống basement tham gia văn nghệ. Tại đây, anh Bùi Cao Đệ vẫn là người dẫn dắt chương tŕnh và tham gia ca hát. Cả anh Hoàng Thế Định, cả Bích Ngọc cùng nhiều anh chị và thân hữu khác cùng hát, cùng nhảy. Tôi dù khan giọng v́ rượu, v́ thức khuya, v́ nói nhiều vẫn bị gọi lên góp vui với bài hát Dạ Khúc của Nguyễn Mỹ Ca do anh Hoàng Thế Định yêu cầu. Ráng hết sức nhưng rồi cũng có lúc tắt tiếng. Không sao, vui là chính mà. Hát ḥ, nhảy nhót đến tận nửa đêm, khi mọi người đă ra về, chị Minh Châu phu nhân anh Phạm Đăng Thiện cùng vợ chồng tôi cùng nhau thu dọn chiến trường, rồi về nghỉ để chuẩn bị đi Boston sáng mai.

Sáng sớm hôm sau, chúng tôi dậy sớm chuẩn bị đồ đạc để đi Boston. Hôm qua chơi th́ nhiều mà ăn uống lại ít, tôi thấy bụng cồn cào v́ đói. Thời may, chị Thanh Túy đă chuẩn bị cho một dĩa xôi to thật to ăn với ruốc sả. Chà, buồn ngủ gặp chiếu manh, món ruốc sả từ lâu không được ăn, lại thêm đói bụng, chẳng khách sáo, tôi đổ béton cho chắc bụng, thêm ly café thật đậm, vậy là yên tâm lên đường.

Chờ xe măi chẳng thấy đâu, anh Thương sốt ruột gọi điện thoại liên tục, té ra xe lại đến khách sạn đón quư thầy cô và quư anh chị trước rồi mới đến đón chúng tôi sau. Măi đến 10g sáng, xe mới khởi hành đi Boston, một chuyến đi đầy tiếng cười rộn ră, một chuyến đi với nhiều kỷ niệm khó quên.

Trên đường đi, tour guide Lê Đ́nh Thương đă cho chúng tôi biết khá nhiều thông tin rất thú vị về những nơi mà xe đi qua. Đi được một đoạn, do có tai nạn lưu thông ở đằng trước, mặc dù tài xế đă cố gắng t́m đường rẽ nhưng có lúc xe hầu như không di chuyển được. Để quư thầy cô và quư anh chị đỡ sốt ruột v́ phải chờ đợi, Phước Cận được quư anh kêu lên làm hoạt náo viên bất đắc dĩ. Chàng hoạt náo viên ni bèn tặng cho cả xe mấy bài ca Huế, rồi một loạt nhạc tiền chiến, nhớ đâu hát đó, nhạc Mỹ, nhạc Pháp, có lúc hát cả  nhạc… Đức nữa! (đứt khúc v́ không thuộc bài, he he ). Thấy thằng em gồng ḿnh, mấy ông anh Lê Đ́nh Thương, Lê văn Danh, Đồng Sĩ Nam bèn lên tiếp sức bằng những bài hát, những câu chuyện tiếu lâm. Rồi cả chị Vơ Đại Lợi cũng lên hát mấy bài. Và quư thầy cô v́ vui lây, cũng tham gia chương tŕnh văn nghệ bỏ túi này. Hoạt náo viên dù ráng lắm cũng không theo nỗi v́ quư thầy cô hát mấy bài hát tiếng Pháp từ cái thời mà hoạt náo viên c̣n ở… đâu đó giữa trời, chỉ hát theo được chút ít nhờ cha già xưa kia dạy cho! Có cả chương tŕnh phỏng vấn các nhân vật nổi tiếng y hệt như chương tŕnh vô tuyến tàng h́nh của Mỹ quốc cờ hoa! Và các nhân vật nổi tiếng này đều phải tường thuật rơ ràng mọi chi tiết các câu phỏng vấn về “chuyện ngày xưa đôi ta có nhau”, không chối chạy, kể cả thầy Vận sau khi “thành thật khai báo” xong bèn phán một câu: “Ở đây có tai vách mạch rừng không hè, ai nghe mô bỏ nấy giùm cho hí!” Quư vị nào muốn nghe tường thuật chi tiết, xin vui ḷng hối lộ cho Phước Cận sẽ được nghe tường thuật từng chi tiết một, hấp dẫn vô cùng. Và quư nhân vật nổi tiếng được phỏng vấn nếu không muốn lộ “bem” xin hối lộ cho Phước Cận để Phước Cận giấu bớt những chi tiết cần giấu. Hối lộ càng nhiều, mức độ giấu diếm càng cao. Phước Cận chỉ xin nói nhỏ vừa đủ cho cả làng nghe thôi, a lô, a lô!!! Định viết nhiều hơn cho quư vị nào bỏ lỡ chuyến xe bus tràn đầy t́nh thương, tràn đầy kỷ niệm này tiếc nhỏ dăi chơi, nhưng thôi, thầy Vận đă có bài đăng ở mục 99 độ rồi, quư vị nào muốn biết xin vô website của Hội mà xem cho biết sự t́nh! Xin cám ơn thầy đă có bài viết về chuyến hành tŕnh vui nhộn này. Mong quư thầy cô có được những phút giây vui tươi thoải mái, làm cho quư thầy cô trẻ lại v́ được trở về với những kỷ niệm êm đềm thuở xa xưa.

Cũng nhờ những bài hát, những câu chuyện dí dỏm này, cuộc hành tŕnh như được rút ngắn lại, hành khách bớt cảm thấy đói bụng cho dù khi đến nhà anh chị Phong-Như Quỳnh th́ mặt trời đă bắt đầu ngă về Tây. Ba giờ chiều, nh́n bàn thức ăn với bánh nậm, bánh bèo, bánh ít ram, bún thịt nướng, đồ chay đồ mặn có đủ và cả gia đ́nh 3 thế hệ của anh chị Phong-Như Quỳnh vui mừng đón khách, mọi người cảm động vô cùng! Vậy là ăn, vừa ăn vừa nói chuyện, uống thêm tí rượu chát cho đỡ ngán. Trong khi đó, chị Như Mỹ, phu nhân anh Lê văn Chỉnh #6, bào muội chị Như Quỳnh và Cô Nguyễn văn Tự liên tục gọi điện thoại réo mọi người không được ăn nhiều, để dành bụng cho party tối nay tại nhà anh chị. Trời đất thánh thần ơi, đi chơi mà quá sướng, đi đâu cũng được cho ăn, mà lại là món ăn ngon quê hương do chính tay quư nội trợ đảm đang xứ Huế chuẩn bị mới là quá đă! Đồ ăn ngon, người tiếp thân t́nh, ân cần làm người ăn nghẹn ngào v́ cảm động. Huế ơi, người Huế ơi, biết nói ǵ hơn!

Rồi sau vài poses ảnh lưu niệm, chúng tôi chia tay chủ nhà và hẹn gặp lại tối nay tại nhà anh chị Lê văn Chỉnh-Hồng Như Mỹ. Xe tiếp tục lên đường về khách sạn, check in và vệ sinh qua loa rồi mọi người lại tiếp tục lên xe đi dự tiệc.

Đến nhà anh chị Chỉnh-Mỹ, thấy trước cổng có treo mấy cái bong bóng chào mừng, vào đến sân lại thấy ông bà chủ nhà chờ sẵn, tay bắt mặt mừng, ríu rít, reo ca như hội! Bước vào nhà th́ ôi chao, y hệt tiệc mừng đám cưới. Hoa thơm khoe sắc khắp nơi, bàn ăn chuẩn bị sẵn như chỉ chờ khách đến là dọn tiệc. Chúng tôi được giao nhiệm vụ mời khách vào bàn. Quư thầy cô và quư anh chị lớn được xếp ngồi vào một bàn tiệc lớn, c̣n lại, mỗi bàn 10 người dành cho quư khách của anh chị cũng như anh chị em trong đoàn. Tại đây, chúng tôi được gặp anh Lê Đ́nh Thành #10, chủ nhân tiệm phở Ḥa, là người đă mời quư thầy cô và anh chị em dự tiệc tối hôm sau. Ngoài ra, chúng tôi c̣n được gặp anh Vơ Di Sơn #10 từ Belgique qua thăm, hiện đang ở lại nhà anh Thành.

Vào tiệc, tôi lại được anh Chỉnh giao cho một chai Johnny Walker Blue Label cỡ lớn để đi mời mọi người. Tiếc là chỉ có một ít anh thưởng thức: anh Vĩnh Chánh, anh Đặng Hùng, anh Sơn, anh Khanh chồng bạn Mộng Hoa nhấm nháp một tí rồi thôi. Riêng anh Đồng Sĩ Nam và tôi, hai anh em uống cũng được vài ly. Chai rượu này sau đó được anh Chỉnh chuyển cho anh Vĩnh Chánh về giao lại cho Lăng tử Kim Cang giải quyết. Thức ăn quá nhiều, các món ăn chơi bày khắp nơi, không biết bụng dạ đâu mà chứa cho hết, tôi chỉ nhâm nhi tí chút để dành chỗ trống cho mấy chai rượu vang đỏ!

Một bất ngờ trong bữa tiệc này là chúng tôi được gặp lại Hải Anh, phu nhân của anh Phan Tuấn. Hải Anh là bạn học của em gái chúng tôi. Em rất ân cần và thân mật, giản dị và tự nhiên làm chúng tôi cảm thấy gần gũi và tự nhiên hơn.

Tiệc tàn lúc 11g khuya. Mọi người ra xe về lại khách sạn, riêng anh chị Vĩnh Chánh-Minh Châu và vợ chồng tôi ở lại nhà anh Chỉnh, vợ chồng anh Khanh-Mộng Hoa và hai con ở lại nhà anh Lê Đ́nh Thành. Khánh Trang và Mộng Hoa ở lại giúp chị Như Mỹ thu dọn chén bát, quét nhà rồi cũng đi nghỉ để lấy sức ngày mai tiếp tục ăn chơi.

Sáng hôm sau, anh chị Vĩnh Chánh và vợ chồng chúng tôi được cho uống café và ăn sáng, ngồi chuyện tṛ với nhau ở sau deck. Khung cảnh thật thanh b́nh, thật êm đềm. Chị Như Mỹ sau đó lại chụp cho vợ chồng chúng tôi một số h́nh làm kỷ niệm, v́ thực ra đi với nhau nhưng tôi măi lo đi chụp h́nh người khác nên ít có dịp chụp h́nh chung với vợ. Cám ơn chị đă rất chu đáo. Rồi sau đó, chị lấy xe đưa anh chị Vĩnh Chánh và chúng tôi ra khách sạn để cùng đoàn đi Duck tour dạo quanh Boston trên bờ cũng như dưới nước. Chúng tôi được đưa đi ngang nơi mà hơn một năm trước đây, vào ngày 15/4/2013, vụ nổ bom tại gần đích đến trong cuộc chạy marathon được tổ chức thường niên tại Boston gây thương vong cho hơn 250 người vô tội. Chúng tôi cũng được nh́n quanh phố phường, vườn hoa cổ xưa bậc nhất Hoa Kỳ, vài trường Đại học, Nhà tù xưa mà ngày nay thành khách sạn đắt tiền nhất Boston, một số kiến trúc cổ xưa, nhà thờ, State House… Sau chuyến Duck Tour thú vị, chúng tôi được xe bus chở đến chợ Quincy đi dạo và ăn cơm trưa tại đó. Chợ bán nhiều thứ thức ăn khác nhau, đồ lưu niệm… Bên ngoài c̣n có gánh cirque lưu động, nhộn nhịp vô cùng. Trong cùng một ngày, chúng tôi được hưởng nhiều không khí khác nhau rất là thú vị.

Trở lại khách sạn, anh Chỉnh đến đón anh chị Vĩnh Chánh và chúng tôi về nhà. Ba anh em vừa nhâm nhi ít rượu Bourbon rồi Martell Cordon Bleu vừa tṛ chuyện. Sau đó chúng tôi nghỉ ngơi một lát, tắm rửa rồi lại chuẩn bị đi dự tiệc tại Nhà hàng Phở Ḥa do anh Lê Đ́nh Thành mời. Trong một không khí vô cùng thân mật và đầy cảm xúc, anh Thành tỏ ra rất vui vẻ được đón tiếp quư thầy cô và quư anh chị em đồng môn. Thầy cô Tự tuy đến trễ chút ít nhưng cũng đă dành th́ giờ có đôi lời cùng phái đoàn và anh Thành. Cả đoàn rất cảm động với t́nh cảm mà anh Thành và Thầy cô Tự đă dành cho. Và với t́nh cảm đó, phái đoàn hứa sẽ đến dự bữa ăn sáng ngày hôm sau do Thầy Cô Tự mời. Vợ chồng tôi không có được vinh dự đó v́ phải ra sân bay trở về lúc 3g sáng. Bữa tiệc diễn ra trong một không khí rất đằm thắm. Lại văn nghệ, lại hát ḥ. Các ca sĩ không chuyên của tiệm ăn đă hát nhiều bài hát thật hay và bất ngờ nhất khi được biết ông chủ tiệm Lê Đ́nh Thành lại là một nhạc sĩ và là một ca sĩ đầy tài năng khi anh thể hiện một bài hát nồng nàn t́nh quê hương với xứ Huế thân yêu do chính anh sáng tác! Chị nhà cũng không kém, những nhạc phẩm Đạo và Đời được chị tŕnh bày rất thành công. Tôi c̣n được biết chị thường tham gia trong những đêm văn nghệ do chùa Việt Nam ở Boston tổ chức. Càng bất ngờ hơn khi biết chị là bạn học của Diệu Hoàng, một giọng ca quen thuộc ở Nam California, bạn đời của Lê Đức Hoằng học cùng lớp với chúng tôi, một cây Saxo tài danh! Ôi, cái Trường Y Khoa Huế này sao lại có nhiều tài năng đến thế nhỉ! Tôi yêu Đại Học Y Khoa Huế cho dù tôi cũng đă từng theo học tại Đại Học Y Khoa Sài g̣n. Các thân hữu của anh Thành cũng không kém, quư chị cũng đă cống hiến những nhạc phẩm hay với giọng ca thật điêu luyện.

Bữa tiệc cứ kéo dài, kéo dài, chừng như chẳng ai muốn rời xa nhau. Nhưng dù sao th́ cũng phải có giây phút này. Ra khỏi nhà hàng, lại đứng bên nhau quanh vỉa hè, quyến luyến, bịn rịn v́ nỗi khổ ái biệt ly!

Vợ chồng tôi theo vợ chồng anh Phan Tuấn về nhà chị Như Mỹ lấy hành lư qua ngủ lại nhà anh Tuấn. Ba giờ sáng hôm sau, anh chị đưa chúng tôi ra phi trường. Anh em ôm nhau thật chặt để từ biệt mà ḷng măi bâng khuâng. Hẹn sang năm lại gặp nhau nhưng thấy ngày như dài quá. Chút bùi ngùi khi nghĩ nhớ về nhau, thoáng bâng khuâng v́ ngày vui quá ngắn! Thôi th́ cùng nhau chờ đợi, biết phải làm sao hơn!

 

Sáng thứ tư, phái đoàn lại đến Phở Ḥa để dự bữa điểm tâm với thầy cô Tự, sau đó đưa một số quư anh chị ra phi trường rồi một số trở về New Jersey để thứ năm anh Lê Đ́nh Thương lại lái xe đưa quư vị đi Philly dự tiệc nhà anh Nguyễn văn Bách. Trước đó, hôm thứ hai, cũng tại nhà anh Bách cũng có một bữa tiệc nhỏ để khoản đăi các anh ở Khóa 14 gồm anh Vơ văn Hạnh và anh Huỳnh văn Quang. Nghe chị kể, các anh đă ngồi uống rượu nói chuyện với nhau cho đến hơn 1g khuya. Nghe đâu, Philly muốn tổ chức Đại Hội ở đó, nghe đâu rằng anh Bách dạo này hào hứng hẳn lên, gọi điện thoại khắp nơi. Nghe gió mách bảo rằng, chị Bách cũng vui theo với chồng, chị nói rằng vui được ngày nào th́ vui. Chắc tôi phải kiếm dịp nào bay lên uống rượu với anh Bách, anh Tuấn, anh Huỳnh, anh Hạnh mới được! Nghe kể mà thấy ham, Anh Hạnh ơi, kể chuyện tiệc hôm thứ năm cho mọi người nghe với. Thấy h́nh anh chụp với cụ thân sinh chị Mỹ Đức trăm tuổi c̣n khỏe mạnh mà tủi cho phận ḿnh trẻ nhỏ hơn nhiều mà đă mồ côi cả mẹ lẫn cha! Nghe kể thứ sáu anh Thương phải lái xe quay trở lại Philly để lấy túi xách thầy Minh Châu để quên mà thương cho ông anh ḿnh. Cơ chi có tôi ở đó, tôi sẽ đỡ tay cho ông anh!

Philadelphia vừa qua, lại nghe gió Tây thổi về kể rằng xa xôi, bên Tây Nam Hoa Kỳ lại đang tổ chức một cái gọi là Hậu Hậu Đại Hội để đón tiếp anh chị Phong-Như Quỳnh và cả anh chị Thương-Túy nữa. Ôi chao, ước chi tôi có phép Cân Đẩu Vân để bay qua đó nhỉ!

Kính thưa quư thầy cô, quư anh chị cùng các bạn,

Quả đúng như anh Lê Đ́nh Thương viết trong lá thư gần đây, sau khi tiễn người cuối cùng ra sân bay, về nhà anh cảm thấy buồn v́ những ngày vừa qua quá vui. Tôi cũng như vậy, đây là lần đầu tiên sau gần 8 năm lưu lạc, vợ chồng chúng tôi mới có được một kỳ phép vui trọn vẹn qua lần Đại Hội này. Vui v́ được gặp nhau, thăm hỏi nhau. Vui v́ được sống lại những ngày xưa thân ái. Vui v́ t́nh thầy tṛ, t́nh anh em đồng môn gắn bó, không ǵ chia cách. Tôi cảm nhận được tất cả t́nh cảm mà người anh cả Nguyễn văn Thuận trao cho qua ánh mắt, qua một đôi cử chỉ nhỏ. Tôi đă dặn với ḷng rằng lần này sẽ nói chuyện với anh được nhiều hơn để được anh dạy bảo, để được anh khuyên răn nhưng rồi không thể v́ công việc. Tôi cảm nhận được t́nh thương anh Thương dành cho một cách chân thật qua lời nói, cử chỉ, qua những việc cần nhờ tới nhau một tay như anh em ruột thịt trong nhà với nhau, không khách sáo, không câu nệ. Tôi cảm nhận được t́nh thương của chị Thanh Túy qua từng nụ cười, từng cái liếc mắt, nhướng mày! Tôi cảm nhận được t́nh cảm của ông anh họ Vơ văn Hạnh qua từng cử chỉ chăm sóc, khuyên răn, qua những đêm tâm t́nh bên nhau. Tôi nhận biết t́nh thương thầy Lê Bá Vận trao cho qua từng lời nói, qua những điều thầy nhớ như in. Tôi cảm nhận được sự tŕu mến mà thầy cô Nguyễn văn Trường dành cho qua những lời tâm t́nh nhỏ nhẹ. Tôi cảm nhận được t́nh thương mà thầy cô Nguyễn văn Vĩnh, thầy cô Nguyễn văn Tự, thầy cô Tôn Thất Chiểu trao cho…và nhiều anh chị nữa, anh chị Phan Tiên Thái, anh chị Nguyễn văn Bách, anh chị Lê văn Chỉnh, anh chị Phan Tuấn, anh Nguyễn Tường Thụy, anh Lữ Đức Kỳ, anh chị Lại Đức Thuần, anh chị Đồng sĩ Nam, anh chị Danh-Châu, anh chị Vũ văn Trọng, anh chị Vơ Đức Lợi, anh chị Vĩnh Chánh… cũng như tất cả các anh chị khác. Gia đ́nh lớn của tôi, một gia đ́nh thân thiết, rất thân thiết và cần thiết đối với cái thằng tôi nhạy cảm trong cuộc sống tha hương này.

Ngày vui qua mau, trở về với đời sống thường nhật, nhưng những ngày qua là nguồn năng lượng cần thiết bổ sung cho tôi, và có thể là cho tất cả mọi người. Xin cho tôi được gởi lời cám ơn đến quư thầy cô, quư anh chị và các bạn đă hết ḷng v́ nhau, đă thương quư và chăm sóc nhau như t́nh thân ruột thịt. Ngồi nhớ lại những ngày vừa qua, ḷng tôi bỗng dâng lên một mối cảm xúc dịu êm. Chỉ mong rằng như lời Việt của bài hát Shalom: “Bạn ơi giờ chia ly, bạn ơi vui lên đi bạn ơi, vui lên đi. Gian khó ta không nề, luôn nhớ nhau trong đời, giờ đây, cách xa. Vâng, xin nhớ, luôn nhớ nhau trong đời. Chúng ta luôn có nhau.” Và cũng xin như lời của bài hát Giữ chặt mối dây: “Dẫu khi xa xôi đường dài, ḷng ta không phai. Sớm khuya không quên giờ này, giữ chặt mối dây.”

Kính thưa quư thầy cô, quư anh chị và các bạn,

Vâng, xin cùng nhau giữ chặt mối dây.

Hẹn cùng nhau lại được thấy nhau sang năm.

 

Tháng 8 năm 2014

Nguyễn Thế Phước

Ban Liên Lạc Hội Ái Hữu Y Khoa Huế Hải Ngoại

 

Đại Hội YKHHN 2014 New Jersey