Bùi Thạch Thuần
Bà cụ vào bệnh viện như vậy là đã nhiều lần rồi, lần nầy chắc là dữ nhiều lành ít. Mỗi lần vào thăm phải trang bị cách ly từ đầu đến chân. Tôi đang bị một chứng bệnh ngoài da vì vậy mà không thể vào thăm được. Mỗi chiều sau khi công việc ở tiệm xong, thuận tiện là chúng tôi vào thăm ngay. Bà xả vào còn tôi thì lái xe lên tầng thượng của parking. Tôi thích như vậy, dù là chỉ tầng 2 nhưng vì bệnh viện nằm ở thế đất cao nên từ đấy tôi có thể nhìn một phần của thị trấn Encino. Thường tôi thích nhìn về phía bên kia đồi. Mùa nầy hoa Iceplant nở rộ từng mãng lớn dọc theo sườn đồi làm huyền thoại thêm những ngôi nhà mà tôi nghỉ giá chắc phải trên 7 con số. Nhìn về phía ấy, những khung cảnh ấy làm tôi nhớ lại những mộng mơ của thời tuổi trẻ. Tôi nhớ đến Đà Lạt của ngày xưa, của dĩ vãng. Thường thường mộng mơ của tuổi trẻ hình như có chung một mẫu số: Lãng mạn- sang trọng- binh yên. Thế nhưng tuổi trẻ của chúng tôi vào thời điểm đó lại bị chi phối bởi những biến động của chiến cuộc, của những xáo trộn về chính trị tất cả làm mỏi mòn những mộng và mơ. Không một điều gì vững chắc cả; tương lai phó mặc cho tình cờ định mệnh. Tuổi trẽ bây giờ chỉ có 2 con đường: tiếp tục được học hay vào lính. “Xin chào nhau giữa con đường, dip-lôm phía trước quân trường phía sau”-bắt chước thơ ông Bùi Giáng. Thật vậy, dạo đó nếu không may trong một năm thì cầm chắc là phải vào đại học lính. Tôi miên mang mộng mị trở về giấc mơ xưa. Sống ở cái xứ gọi là văn minh nhất nầy thì sự làm việc coi như một nhu cầu bắt buộc, vì vậy mỗi lần có dịp thanh thản nghỉ ngơi, suy tư hồi tưởng. Cái khoảng thời gian ấy như là một bonus cho cuộc sống ở đây.
Miên mang nhớ lại giấc mơ xưa phải không? Qua khung cửa xe tôi nhìn thấy hắn, người như vừa hỏi tôi câu đó. Chắc là hắn ta rồi vì quanh đây không còn ai khác. Thoáng nhìn qua và mơ hồ ở tôi có chút cảm tình, cái cảm tình của sự tri ân. Hắn ta khoảng tuổi tôi hay già hơn chút đĩnh, chỉ đoán thôi, vì tôi không thể nhìn hắn rỏ ràng dù tôi cố ý làm điều đó.
Thỉnh thoảng tôi vẫn lên đây, hắn bảo, nhất là trong những chiều mưa gợi nhớ như hôm nay. Tôi cũng thích nhìn về phía bên kia đồi; ngày xưa nhà tôi ở đấy. Tôi lớn lên trong sự đầy đủ, nhiệt thành và lý tưởng. Sau khi tốt nghiệp ở một trường quân sự, tôi tình nguyện đến chiến đấu ở xứ của bạn, dù rằng cái xứ VN đó không có một liên hệ lịch sữ nào với tôi cả. Thế nhưng đến đó rồi dần dần tôi thấy yêu thích nó. Tôi cũng có “người yêu”- hai chữ gói ghém đầy đủ cái ý nghĩa linh thiêng và lãng mạn, sự gặp gỡ phải nói là tình cờ định mạng. Quê nàng ở Tân Uyên, một quận kế cạnh với thị trấn Biên Hoà. Nàng theo học về văn chương Anh tại ĐH Văn Khoa. Tình yêu nào cũng vậy, nó luôn vẻ một bức tranh thật đẹp ở phía trước! Chúng tôi như chìm trong hạnh phúc tuyệt vời. Thế rồi một hôm tình cờ nàng đến thăm tôi tại căn cứ trước khi về quê, và lần đó- đau thay- là lần cuối. Người ta đã giết nàng vì tội danh “việt gian và gián điệp”. Đau khổ, tuyệt vọng và tức giận như cột chặt chân tôi vào xứ của bạn. Tôi tình nguyện ở lại chiến đấu nhiều lần cho đến ngày không tình nguyện được nữa. Tôi đã góp một phần thân thể tôi trong cuộc chiến. Tôi trở về trong chán chườn cùng cực- mất mát và hụt hổng. Lý tưởng chiến đấu, bảo vệ cho một thành trì của tự do giờ chỉ là dĩ vãng. Truyền thông, truyền hình đua nhau lên án cuộc chiến đó , cho là sai lầm, là xâm lược. Bọn họ muốn đi ngược lại các tiêu đề cao đẹp trước đây khi họ khở động cuộc chiến. Điều ấy giúp tôi nhận ra một sự thật đau lòng rằng đây chỉ là một cuộc chiến tư bản, và sau khi họ đạt được những gì họ muốn, họ đã bỏ lại- tất cả- không thương tiếc, bạn cũng như thù. Tôi gật đầu thông cảm với anh ta vì chính tôi cũng là một người lính thua cuộc. Và tôi hiễu tại sao rồi những phó sản còn lại của chiến tranh sau nầy lại là những lợi phẩm bạc tỉ. Ở xứ tôi giờ có đủ mọi thứ để bán, để xuất khẩu…
Ngoài trời bây giờ đã tối hẳn. Tiếng còi hụ của xe cứu thương đâu đó! Hắn bảo là đến giờ phải đi, nếu có duyên sẽ gặp lại. Trước khi đi hắn nói: bà cụ bệnh nặng nhưng sẽ khỏi và xuất viện. Rồi sẽ trở lại, bệnh già mà! Cái phòng 209 đó ngày xưa tôi cũng đã từng nằm. A, bà xả bạn sắp đến đây rồi. ..Tiếng động của cửa xe mở làm tôi tỉnh giấc. Uể oải, tôi biết là tôi vừa tiếp xúc với ai, thế nhưng tôi không nói cho bà xã tôi biết.. Câu chuyện vẫn ám ảnh tôi trên suốt đường về. Trời se lạnh, mưa vẫn rơi nhẹ, mông lung, mơ hồ, hàng đèn bên đường võ vàng, chịu đựng!
Chiều nay chúng tôi lại đến thăm bà cụ. Tôi tìm đến chổ đậu cũ; tôi thích chổ ấy dù rằng giấc mơ chập chờn vài ngày trước đó vẫn còn ám ảnh tôi. Thế nhưng trong tôi không có một cảm giác e ngại hay sợ sệt . Gặp lại anh ta cũng hay! Trời hôm nay có nhiều mây bay thấp, thành phố mờ sương; chắc là mua muộn đêm nay. Năm nay Cali mưa nhiều quá. Thiên nhiên hình như cũng đổi thay. Những căn nhà bên kia đồi đã lên đèn. Tôi liên tưởng đến sự ấm cúng và bình yên trong ấy. Gió thoảng nhẹ mang theo chút lạnh và thơm mùi nước. Buồn!-và trong thoáng hiện mơ hồ đó tôi mường tượng như có bong người , linh cảm cho tôi biết là anh ta và tôi cũng nhận rỏ là tôi rất tỉnh táo. Một chút ớn lạnh, nhung không sợ hải! Như một thói quen tôi hỏi: Anh có khỏe không?. Hắn bảo, Anh đã biết tôi là ai rồi, một linh hồn, một bóng ma, nếu muốn gọi như vậy, thì làm gì có mạnh khỏe hay bệnh hoạn! nó chỉ hiện ra và thoáng mất.
Ồ! Xin lỗi, đó là thói quen. Tôi biết quên đi một thói quen là một điều khó khăn; nó là tích lũy của kinh nghiệm học hỏi và tập tành. Có những thói quen tốt và xấu, Anh có biết có những nơi người ta phải nói dối với nhau, vì nếu nói thật sẽ chuốc lấy tai họa. Thế rồi thói quen nói dối trở nên thực tế và cần thiết; bấy giờ nói thật trở nên giả dối; nghe kỳ lạ nhưng đó là sự thật. Một chút gió lạnh, hơi khó chịu, tôi hún hắt ho, và tôi cảm nghe biết bao điều trao đổi với anh tathế nhưng những động tác cơ học để phát âm tôi không phải dùng đến nó, lạ hơn nữa,”số vốn liếng” tiếng Anh của tôi là vậy thế mà không một trở ngại nào khi trao đổi, tôi chia xẽ với anh ta về thắc mắc đó. Một ngày nào rồi anh cũng như tôi, lúc ấy anh sẽ hiểu tại sao, thực ra cái suy nghĩ nguyên gốc của nó ở nảo bộ thì giống nhau cả, nhưng khi diễn dịch bằng ngôn ngữ hay hành động thì lại tùy theo nơi chốn, thói quen và phong tục. Điều đó dẫn đến sự khác biệt về ngôn ngữ, kết quả là mọi người hay từng nhóm người không thông cảm nhau; đó là một thảm họa lớn. Thảm hại hơn nữa có nhiều khi cùng một nhóm người cùng chung một dân tộc vậy mà cũng khác ngôn ngữ. Tôi tâm đắc với anh ta về nhận xét nầy. Sương xuống nhiều hơn và hình như bóng của anh ta có một chút rỏ ràng hơn, tôi bảo là nhìn hơi rõ!! Tôi cũng cảm thấy thế. Anh ta bảo khi một bóng ma làm được một chút hữu ích nào cho người sống thì bóng sẽ được cải thiện; những thần linh, những vị anh hùng cũng ở vào trường hợp này! Tôi bảo điều này thì tôi biết, ở xứ tôi cũng có bóng tôikhông biết họ có rỏ hay không, nhưng hình thì nhiều lắm. Có luôn cả tượng nữa. Nó như là bùa hộ mạng vậy.
Hắn bảo- chẳng có giá trị trường cữu gì cả vì thiên hạ sẽ không lầm lạc quá lâu trong sự phân biệt giữa vị thánh và thuật sĩ. Điều thật lắm khi còn bị đào thải huống chi là giả trá. Sợ hải và ích kỷ là đất sống của bạo lực. Điều lạ lùng là người sống đôi khi chỉ là một cá nhân tầm thường thế nhưng khi họ mất đi chẳng lẻ họ lại có một sức mạnh huyền bí và đe dọa?? Chỉ là sự tưởng tượng, hắn ta bảo, thế giới cỏi âm là mông lung sương khói, là đon cực; thế giới của người sống là lưỡng cực âm-dương. Chẳng qua cõi âm chỉ có thể phần nào ảnh hưởng đến sự cân bằng lưỡng cực. Sự bạo hành của cõi âm vào thế giới sống chỉ là sản phẩm của ảo tưởng, của mê tín, của phim ảnh; người ta bảocó thể giết và trói bóng ma lại, điều đó chẳng khác nào lấy một sợi dây và cột không khí lại. Không biết có ai biết trường hợp điển hình nào về sự bạo hành của cỏi âm hay chỉ là đồn đải. Sau đó chúng tôi lại miên mang về những vấn đề tâm linh khác. Có dịp tôi sẽ viết lại trong lần khác.
Bà cụ bớt và xuất viện. Tôi không biết có còn cơ hội gặp lại hắn không, nhưng những câu chuyện trao đổi với nhau dù tuy khoảng thời gian giới hạn nhưng bao quát nhiếu vấn đề mà phạm vi của bài không cho phép tôi viết hết. Sau cùng, chuyện có thật hay bịa, xin đừng quan tâm, ít ra đây chỉ là một mảng chuyện đọc cho vui- mục đích đơn giản là vậy.
|