BS. Trần Quý Trâm
Tháng 5, năm 1977, sau khi đi ở tù “cải tạo” về, tôi được Ty Y Tế Quảng Nam bố trí công tác tại Bệnh Viện Đại Lộc, xa Đà Nẳng khoảng 35 cây số. Nói là bố trí công tác, chứ chẳng qua là một hình thức quản chế. Nên tôi chỉ ở nội trú trong bệnh viện, có đi ra ngoài chỉ lòng dòng xuống chợ Ái Nghiả mà thôi. Bệnh viện xây dưới chân núi Lở, trên một bải tha ma, xung quanh là mồ mả tùm lum. Đã là bải tha ma, nên có ma. Một đêm trăng gió âm u thổi lào xào qua những hang cây dương liễu nghe như tiếng nỉ non của những oan hồn ở đâu đây, khi đám mây đen bắt đầu che khuất nữa mặt trăng, một tia chớp loé sáng trên bầu trời xám xịt, nhìn qua của sổ phòng nội trú, tôi thấy thấp thoáng mấy cái cái bóng trắng bay là đà trên mặt đất. Đúng là ma rồi! Tôi vội trùm mền và niệm chú Đại Bi, thì bổng tiếng gỏ của dồn dập, nghe tiếng anh Cử, trưởng khoa ngoại kêu cửa, giọng đứt khoảng: “anh Trâm ơi! Ma quậy tôi. Tôi đang nằm, bổng có tiếng gỏ của, mở của thì không thấy ai hết. Liên tiếp nhiều lần. Tôi sợ quá. Cho tôi vô phòng với.” Tôi nói: “anh là đảng viên mà sợ ma à!!”. “Anh nói chi rứa! Đảng cũng có người chớ. Riêng tôi thì tôi tin có ma, tôi sợ lắm”. Mở của, Anh Cử mặt mày xanh lè, chạy ùa vào. Đúng là anh ta sợ ma thật! đêm đó, hai anh em trùm kín mền, người run bần bật, thao thức cho đến sáng. Anh kể: “sáng nay người ta vét cái giếng trước mặt bệnh viện, lấy lên mấy cái đầu lâu, có cả quần áo, giày dép của lính nửa, có lẽ trong mấy trận đánh vừa qua người ta vất xác xuống giếng. Chu cha, bấy lâu nay mình uống nước giếng, ghê sợ quá!”. Người tôi nôn nao muốn ói. Anh lại nói: “anh biết con Hống, y tá khoa của anh đó, nó theo dỏi để báo cáo, anh nên cẩn thận. Tôi biết anh về Đà Nẳng để tranh thủ khám bệnh ngoài giờ, chớ anh có hoạt động, hoạt điếc gì đâu. À, mà anh, trong quân đội, anh làm gì mà lên cấp bậc Thiếu Tá lận. Anh coi, tôi là y sĩ mà cấp bật chỉ có thượng sĩ thôi”. Tôi trả lời: “ra trường, vô Thủ Đức, đã mang lon Trung Úy BS, tôi lại ở đơn vị tác chiến, nên dễ lên lon lắm. Nghề nghiệp tôi là chửa bệnh, tôi không hại ai hết”. Anh Cử nói tiếp: “anh là BS lưu dụng, có nghỉa là nhà nước thương tình mà cho làm việc lại. Tôi sẽ cố gắng giúp đở anh.”Nghe lời anh, tôi ở luôn tại bệnh viện sau giờ làm việc, thỉnh thoảng cải thiện ăn tô mì quảng ở chợ Ái Nghỉa thôi. Nhưng vì nhớ nhà, nên sau giờ làm việc thỉnh thoảng tôi liều mạng dọt về Đà Nẳng. BS Liêm, bệnh viện trưởng, mới đầu còn cho người theo dỏi tôi, sau nầy không thấy có gì lạ, nên cũng thôi . Khi đi về thỉnh thoảng đèo sau xe trá mít, trái dưa về nhà cải thiện, nên anh cũng không để ý nữa.
Có một chuyện vui, nhờ tôi, anh Liêm đở mất mặt.Sau nầy, anh đối xử với tôi rất tốt. Số là anh Liêm, Bệnh viện trưởng Bệnh viện Đại Lộc bị mắc cái bệnh ngoài da, ngứa ngáy, da thịt sưng lên, chảy nước ròng ròng, mặt mủi sần sì kể từ khi anh mua nhà ở tại xả Đại Hiệp. Anh chửa rất nhiều thuốc, có nằm điều trị ở Bệnh viện C-Đà Nẳng, nhưng lành rồi lại tái lại. Một buổi kia, khi tôi từ Đà Nẳng lên, thì thấy xe cứu thương đang chuẩn bị chở cấp cứu anh Liêm đi nhập viện ở Đà Nẳng. Người anh nhợt nhạc mất máu. Anh được chuyện tiếp sức một chai Moriamia. Trong bình, máu từ tỉnh mạch chảy ngược lên đỏ rực. Mọi người chạy tới, chạy lui rần rần, vẻ mặt ai nấy đều khẩn trương. Dược sỉ Cát ở khoa Dược lăng xăng đem dồ xét nghiệm thử TS, TC. Còn anh Liêm thì mặt mày tái ngắt, da thịt sưng tẩy, nước vàng chảy ròng ròng như sắp chết.
Chị Thanh, y sỉ trưởng khoa nội, nhác thấy tôi, la bải bải: “anh làm cái thớ gì ở Đà Nẳng, mà lên trể dzẫy; anh Liêm bị cái bệnh gì mà máu cứ chảy ngược lên bình serum. Tôi chẩn đoán không được, phải chở anh đi cấp cứu”. Còn cô y tá tên Hồng thì chẩu miệng vô “chắc là bị ma bắt, anh Liêm không tin vô thần thánh nên bị ngài phạt”. Chị Hồng là y tá củ, tư tưởng còn nhuốm ngụy, bệnh gì khó chửa thì chị nói là do ma bắt. Tôi hớt hải tới coi bình dịch chuyền. Trời đất quỷ thần ơi! Ai mà ngu quá, cắm cái mủi kim của dây chuyền, thay vì vô chổ “IN”, lại cắm nó vô chổ “OUT”, nên máu của anh Liêm cứ cuồn cuộn chảy ngược vô bình serum. Tôi nhanh chóng rút dây chuyền ra và cắm ngược lại. Lúc sau dịch chuyền chảy bình thường và máu không còn chảy ngược lên nữa. Cái nầy mà đến tai Bệnh viện C Đà Nẳng thì lòi cái dốt của bệnh viện, và anh Liêm có thể bị mất chức. Sau vụ nầy, uy tín của tôi tăng lên. Một lần ở Đà Nẳng lên, đi ngang qua nhà anh Liêm ở xả Đại Hiệp, nhác thấy trước mặt nhà anh có một bà đang nấu bún bò. Bà đun lửa với một đống củi; khói bốt xanh lè mù mịt. Tôi khám phá: À, thì ra bà đun lửa với cây sơn. Cây nầy, ai không chịu, hay bị allergy lắm, nên người ta gọi là cây sơn phù. Ở trại cải tạo, tôi gặp trường hợp nầy nhiều lần. Một bửa anh Liêm kêu tôi lên, nói rất tội nghiệp: “anh giúp tôi rất nhiều, tôi biết ơn anh. Tôi sẽ đề bạt anh vô biên chế nhà nước. Có điều anh cố gắng chửa cái bệnh nan y của tôi, thì tôi cám ơn anh lắm”. Tôi trình bày cho anh biết là bệnh anh chửa rất dễ; anh bị khói của cây sơn làm anh dị ứng; anh chỉ cần nói bà ở trước mặt nhà anh không thổi lửa bằng cây sơn nữa thì bệnh anh khỏi ngay. Nhân tiện tôi đem cái bằng Đức ngữ (kỳ tôi học chung với anh Hậu Mặc Sửu ở ĐH Huế) và cái bằng Nga ngữ (học ban đêm ở ĐH trong 2 năm qua) cho anh coi để xin anh cân nhắc. Sau đó, anh cho tôi giữ chức đi lòng nhòng từ khoa nầy qua khoa khác, ưa làm chi thì làm, nhất là đi về Đà Nẳng, thì thoải mái, đi lúc nào cũng được. Công việc của tôi là chỉ đọc tên thuốc và cách dùng. Thuốc tây thì đủ loại, Liên Sô cũng có, Tây, Tàu, Đức…lung tung. Phần đông không ai đọc các toa thuốc vì vốn ngoại ngữ họ không có, hể chút gì thì họ gọi tôi. Nhưng có một điều mọi người đều thắc mắc về tôi, không phải vì tôi là một BS ngụy, mà trái lại họ thắc mắc về vợ tôi. Tôi thường hay than vản là vợ tôi già cả, chân yếu tay mềm, thua các chị ở đây xa lắm. Có một lần, chị Thanh trưởng khoa Nội họp khoa. Chị nói: “lãng đạo Bệnh viện chia cho khoa Nội ta được một cái bầu. Mà khoa lại có 7 chị em ở diện được mang bầu. Vậy ai là người được mang bầu”. Tôi phát biểu: “vợ tôi”. Chị Thanh nói: “anh nói tầm bậy- Đi ra chổ khác chơi”. Tôi phân trần với chị: “vợ chồng tôi có 4 con, nhưng sinh trước 75 hết, nên là con của ngụy- Cho tôi xin một đứa con cách mạng”. Thấy tôi nói tội nghiệp, chị Thanh an ủi: “để rồi tôi trình bày lên Lãnh Đạo giải quyết. Còn cái bầu của khoa nầy thì cho tôi được có, vì tôi công tác tốt hơn hết”.
Thấm thoát tôi làm ở Bệnh viện Đại Lộc được 8 năm. Trước khi tôi chuyển công tác về Đà Nẳng, các chị có yêu cầu là được gặp vợ tôi vì nghe tôi than vản nầy nọ, nhất là được xem mặt vợ BS ngụy ra sao. Cứ nằn nỉ hoài, anh bệnh viện trưởng cũng xen vào: “đưa vợ anh lên, tôi mới ký lệnh chuyển công tác”. Tôi về năn nỉ vợ tôi “em lên thăm bệnh viện một chút, thăm cái chổ anh làm việc 7-8 năm đó”. Vợ tôi ngần ngại, nhưng sau đó vì nể tôi, vả lại vợ tôi cũng chưa đi Đại Lộc bao giờ, nên vợ tôi đồng ý đi tham quan cho vui.
Một ngày đẹp trời, vợ tôi mặt một bộ đồ màu hồng. Nàng tự trang điểm. Hôm nay vợ tôi trẻ hẳn ra. Xe Honda bon bon, tôi chở vợ tôi dừng lại trước bệnh viện. Mọi người đều la lên “vợ anh Trâm tới, vợ anh Trâm tới”. Cả một rừng người chạy ra, xúm xít quanh chúng tôi. Chị Thanh lườm tôi một cái; “anh Trâm thật xạo, chị Trâm đẹp như thế nầy mà anh cứ nói là già cả, xấu xí. Còn bàn tay của chị, anh nói sần sùi mà sao nỏn nà, thon nhỏ như ri!!”. Chị y tá tên Hồng, người thường theo dỏi tôi để báo cáo lên ban Lãnh đạo, người ốm tong teo, đen đủi như con mắm, nói một câu thật vô duyên “anh Trâm, có thuốc gì uống vô để tôi giống như chị được không”. Vợ chồng tôi đi thăm các khoa phòng, chào từ biệt mọi người. Ai nấy đều trầm trồ, xuýt xoa khen vợ tôi, còn tôi thì có hơi bị chê. Có chị buột miệng “ai ngờ vợ BS ngụy mà cũng hết sẩy”. Lên phòng Giám Đốc, lấy giấy thuyên chuyển, gặp anh Cử, nay là Bệnh viện phó, anh than thở “anh về rồi, sau nầy ban đêm, ma gỏ cửa, tôi sợ mà không biết chạy đi đâu!”.
Đường về Đà Nẳng, hôm nay trời thật đẹp. Ánh nắng chan hoà mọi nơi. Làn gió mát rượi thổi vào lòng chúng tôi hai tâm hồn phơi phới, yêu đời. Xe vẫn chạy bon bon, chúng tôi toàn nói chuyện tương lai con cái, và nhiều thứ nữa. Tôi tăng tốc độ xe để về kịp lo bửa ăn tối cho các con, thì bổng bụp một cái, bánh xe trước xìu dần rồi xẹp hẳn. Tôi mều mó nói với vợ tôi “xe xìu rối em ơi! chắc mình phải dắc bộ mất. Tội các con đang chờ”.
Bên kia đường tiếng thằng nhỏ sửa xe, vẽ mặt cô hồn (tôi tin nó là thủ phạm) : “anh chị ơi! Xe bị đinh rồi, vô đây tôi vá xe lấy giá hữu nghị cho”.
|