CƠN SỐT KINH NIÊN CỦA TIẾNG VIỆT

 
 

 

Người Bắc phát âm lẫn lộn x và s…của đáng tội, thật ra cái lưỡi họ không phát âm /s/ được và đều uốn âm thành ra /x/ hết cả. Thì có bảo họ học viết phân biệt /s/ và /x/ cho đúng cũng vô ích, cũng “dê kêu” thôi; họ nói là xét (lightning) thì họ viết lá xét cũng là phải thôi, có cho vàng họ cũng không phát âm là sét được. Ai viết đúng thì chỉ là bề ngoài thôi, bề trong, cả 40 triệu người Bắc đều không phát âm /s/ cho “ra hồn”.
Đây là một vấn đề không phát âm được /s/ chứ không phải lẫn lộn (cô xướng ngôn …đài truyền hình xxx, người Bắc cứ nhất định đọc là tổng thống Buss, tổng thống Buss, vì cô tưởng như vậy là đọc đúng! Cũng như 40 triệu người Bắc cứ đọc biệu ziễn mà không hề ý thức được là họ lẫn lộn dấu hỏi với dấu nặngz với d tùm lum.
Vậy mà bảo tiếng Bắc phải là “tiếng làm chuẫn” sao được, trong khi vẫn còn ăn nói kiểu 5 cha 7 mẹ như thế?!
Của đáng tội, có chừng 300 từ bắt đầu với phụ âm /s/ và chừng 300 từ bắt đầu với phụ âm /x/ mà cái lưỡi người Bắc thì đều phát ra mỗi một phụ âm duy nhất là /x/ mà thôi; họ có biết /s/ là cái gì đâu cho nên có nói giải thích bao nhiêu họ cũng không ý thức được cái tiếng nào thì viết với /s/ cái tiếng nào thì viết với /x/, cho nên họ viết sai là phải. Vì viết thì phải học nhưng mà họ học cái mà họ không hề có nói được thì làm sao mà học? Dầu là đại học hay học đại thì cũng dê kêu thôi. Vì vậy mà có nhiều ông chí thức người Bắc ăn nói ra zì lắm mà viết x với s thì cứ là loạn xà ngầu.
Còn tiếng miền Nam và Trung thì lẫn lộn hỏi với ngã, vì thật ra, họ chỉ nói ra có một dấu thôi, hỏi cũng đó mà ngã cũng đó, bảo họ lẫn lộn thì không đúng, hơn nữa họ có đòi làm chuẩn hồi nào đâu! Nói sao nghe hiểu là được mà lẫn lộn hỏi hay ngã thì cái nghĩa vẫn thế có sai chạy một tí ti nào đâu. Nếu cả nước bỏ hẵn cái dấu hỏi đi hay bỏ hẵn cái dấu ngã đi thì có chết một từ nào đâu, có sai một nghĩa nào đâu, hởi ông cố đạo Al. de Rh?! Biệu ziễn…hay biễu giểng…hay biếu giếng (miền Nam) thì ai chả biết nó là demonstrate/ demontrer, phải không ạ? Dù cho viết ba cách khá xa lạ.
Xin đừng quá quan trọng chữ viết, vì nó chỉ là cái quần mặc vào cho cái âm, cái tiếng phát ra, dù ba cái tiếng trên đây có viết ra hay không, cái âm vẫn khác (ba cách) nhưng cái nghĩa vẫn là một, phải không các cụ nhà ta?!
Đừng có vội xí xọn hung hăng con bọ xít mà đòi chuẩn lên chuẩn xuống, làm ra cái đều ta đây là le lắm, ta đây nói ra thì chuẩn còn nhà ngươi thì không chuẩn…hóa ra cũng là một thứ nói năng chả ra cái thể thống gì, người thì ngọng, kẻ thì nghịu, ai kia thì ngợm, vậy mà không biết thân phận, đòi làm chuẩn cho kẻ khác trong khi cái tiếng của mình đầy sai trái từ đời ông đời bà kia mà.
Những khác biệt ba miền của tiếng Việt đánh dấu một quá khứ nguồn gốc đa dạng, chứ chẳng thống nhất thống nhị gì đâu mà vì ngu dốt không biết được tiếng Mường hồi xưa nó đã biến chuyển như thế nào mà bây giờ sinh ra ba miền dấu giọng như thể là ba cái nhức nhối cho tiếng Việt. Chừng nào chưa biết chi cả thì đừng có đòi sửa đổi lung tung hay theo kiểu cò con nhỏ giọt chỉ làm trò cười cho chúng mà thôi.

                                                                    Nguyễn Hy Vọng, M.D

 
 
Copyright 2007. ykhoahuehaingoai. All rights reserved