ĐI BẮC CỰC

 
 


Bùi Duy Tâm

Trên máy bay từ Oslo trở về San Francisco ngày 26 tháng Tư năm 2006.


Các bạn thân mến,
Tiếp theo thư ngày 09/04/2006 trước khi lên đường đi Bắc Cực, hôm nay tôi xin tường trình với các bạn rằng tôi đã thực hiện chuyến đi đúng như dự định: Tôi đã đeo cái bảng VIỆT NAM bước chân lên Bắc Cực (Geographic North Pole 90 degrees N.) và được Cơ Quan Quản Lý Bắc Cực của Nga chứng nhận:

BÙI DUY TÂM was the first VIETNAMESE at the NORTH POLE

            Tôi viết bản tường thuật này để nói về CHÍNH MÌNH, người VIỆT NAM MÌNH, NHÂN LOẠI MÌNH và cũng để tạ ơn các bậc tiền bối, chia xẻ với bạn bè cùng lứa nhất là tiếp tục trao lại các kinh nghiệm xương máu của mình cho đám hậu sinh gồm các học trò cũ, các em, các con, các cháu. (Nói về chính mình thì tương đối đỡ sai hơn nói về người khác, nói về người Việt Nam mình thì đỡ sai hơn nói về người nước ngoài, nói về nhân loại mình thì đỡ sai hơn nói về các sinh vật khác).

            Tôi rất YÊU ĐỜI
“…với đẹp muôn hình muôn thể
Mượn lấy bút nàng Ly Tao tôi vẽ
Và cây đàn ngàn phím tôi ca...”

Nhưng sẵn sàng từ bỏ CUỘC SỐNG nếu không thể tiếp tục làm một CON NGƯỜI TỬ TẾ được.
Tôi sống theo trật tự xã hội để tôn trọng mọi người. Nhưng TÂM HỒN tôi hoàn toàn TỰ DO bay bổng như cánh diều không ràng buộc với bất cứ một thành kiến, một tín ngưỡng, một giáo điều hay một hệ thống tư tưởng nào.
Cho nên tôi đã không làm nhiều việc mọi người thường làm và hay làm những việc ít người muốn làm hay dám làm.
Bắc Cực không phải là đất liền như Nam Cực. Bắc Cực ở trên mặt biển Bắc Băng Dương (Artic Ocean). Trước kia tầu bè của các nhà thám hiểm đều bị vỡ nát bởi băng tuyết. Chiếc tàu lịch sử FRAM của Nansen được đóng thật chắc thật nhẹ để trôi theo băng thạch lên Bắc Cực (theo dự tính của Nansen). Nhưng sau 3 năm 1893-1895 bị kẹt trong đá băng, chiếc tàu FRAM chỉ tới vĩ tuyến 85 độ 57 phút Bắc. Nansen cùng một bạn đồng hành Johansen bỏ tàu lại cho thủy thủ doàn. Hai người đi bằng xe chó kéo (dog-drawn sledge) cố lên Bắc Cực nhưng sau gần một tháng cũng chỉ tới được 86 độ 16 phút Bắc rồi phải bỏ về. Tôi đã đến thăm chiếc tàu FRAM lịch sử đó trong Viện Bảo Tàng tại Oslo.

Hiện nay người Nga dùng ICEBREAKER là tàu chạy bằng năng lượng nguyên tử phá băng lên Bắc Cực trong vòng 30 ngày khoảng tháng Bẩy tháng Tám là lúc băng tuyết mềm nhất. Đi kiểu này như đi du thuyền (cruise) ăn nhậu phè phỡn trong những cabin sang trọng đầy đủ tiện nghi trong hai tuần lễ rồi nhảy xuống mặt đá băng, mở champagne nâng ly chúc mừng nhau đã tới Bắc Cực. Thật là vô duyên ! Không phải phong cách của Bùi Duy Tâm.
Ngược lại trong khoảng 30 ngày từ cuối tháng Ba đến cuối tháng Tư là lúc băng cứng nhất, người ta có thể đi náy bay đặt biệt lên Ice Camp BARNEO (89 degree N), rồi từ đó lên Bắc Cực (90 degree N):
hoặc bằng Ski Cross-Country trong 9 ngày 9 đêm (rất chán và rất mệt) hoặc bằng Helicopter trong vài giờ (không mệt nhưng không hào hứng)
Là con cháu của hai cụ Nguyễn Trãi và Nguyễn Huệ, tôi xếp đặt một cách đi riêng cho tôi: hào hứng hơn, gần thiên nhiên hơn, thưởng thức nhiều hơn và thông minh hơn.
Cuộc đi lên Bắc Cực của tôi bắt đầu từ Longyearbyen (78 độ Bắc) trên đảo Spitsbergen thuộc quần đảo Svalbard trên biển Barents Sea, sát với Bắc Băng Dương (Artic Ocean).
1)Trước hết bằng một xe tăng trược tuyết  tôi đến một hang băng thạch (glacier) ngầm dưới lòng đất. Lên xuống bằng một lỗ nhỏ vừa vặn cho một người bám dây thừng để leo lên leo xuống chừng mười thước sâu. Thật dễ sợ ! Đường đi dưới hang rất hẹp nhiều khi phải nằm trườn người ra để chui qua. Thỉnh thoảng mới đứng thẳng lên được. Nhưng bù lại, thật kỳ ảo chưa từng thấy trên thế giới này. Đây là băng thạch (glacier) chứ không phải nhũ thạch (stalactite, stalagmite) như mọi hang động khác.
2) Đoạn dường kế tiếp bằng SNOWMOBILE hơn 200 cây số dường đồi núi với 6 tay Na Uy to như voi lại quen với thủy thổ núi non khí hậu lạnh giá. Mấy lần tôi mệt quá lỏng tay lái nên đâm xuống hố tuyết. Cả bọn xúm lại kéo mải mới lôi được xe và người lện. Đã vậy thằng trưởng đoàn còn dọa dẫm: “ Anh không chạy nổi 50 km/giờ thì chúng tôi bắt buộc phải bỏ anh lại cho gấu Bắc Cực (Polar Bear)” và còn dậy dỗ: “ Trên sườn núi dốc nghiên, anh phải đứng lên nghiêng người về bên này, ngả người về bên kia để giữ thăng bằng như ta đây. ” Nhưng “Thánh nhân đãi kẻ khù khờ” rút cuộc chính thằng đó cũng húc vào hốc núi gần chết. Còn thằng Mít già yếu bé nhỏ này vẫn tới điểm hẹn vào nửa đêm chẳng gẫy cái xương nào (À, nên nhớ ở trên đó lúc này đêm cũng sáng như ban ngày). Tuy mệt và nguy hiểm nhưng phong cảnh sơn thủy dẹp tuyệt vời, lác đác vài ba con hươu reindeer ngơ ngác trên mặt tuyết trắng phau.

3) Ngày hôm sau nhẹ nhàng hơn nhiều. Lên máy bay đặc biệt vượt biển Barent Sea qua Bắc Băng Dương (Artic Ocean). Ngồi trên máy bay ngắm bức thành băng (Ice Edge), ranh giới giữa biể nước và biển băng và mặt Bắc Băng Dương lồi lõm lởm chởm đẹp vô cùng.

Đương say sưa đắc chí với hiện tại so với nỗi vất vả hôm qua thì thằng trưởng đoàn người Nga ra lệnh cởi bỏ một nửa số quần áo bên ngoài ra cho quen với lạnh. Khi máy bay gần đáp xuống mới được mặt lại, nếu không chút nữa ra khỏi máy bay là chết liền vì lạnh đột ngột. Thước khi đi, tôi đã mất hơn một tiếng đồng hồ để nai nịt từ trong ra ngoài:
- Hai bộ quần áo lót bằng vải bông.
- Một quần dài len của vợ mua cho mà chưa bao giờ mặc.
-Hai bộ jumpsuit, một bộ đã dùng trong lần
-Nam Cực cách đây mười năm. Còn một bộ mới được phát trong bộ đồ polar clothes.
- Hai cái áo len dằy.
- Ba đôi tất dài cao tới đùi.
- Ba đôi găng tay.
- Một khăn len quàng cổ.
- Một đôi ủng dầy để đi Bắc Cực, trong bọc ha
lần vải da (Polar Boots).
- Một mũ len bọc kín đầu và mặt chỉ hở hai mắ
và một phần trên mũi.
- Và môt mũ lông mua từ Nga.
Sau cùng bọc kín cái xác sống của tôi bằng một bộ đồ Bắc Cực POLAR SUIT.
Mặc xong từng ấy đồ vào người nặng đến nỗi đi lại rất khó khăn thế mà bây giờ nó bắt tôi cởi ra một nửa số lượng quầ áo. Phát khóc lên được    May quá có cô em người Ý, dung nhan thường thường bật trung nhưng rất tốt bụng, giúp tôi lột quần áo ra rồi lát nữa lại mặt hộ vào. Tôi không hiểu tại sao bọn da trắng nó cởi ra mặt vào nhanh đến thế. Còn tôi thì lúng túng vụn về, nộ việt dút chân vào đôi ủng cũng bở hơi tai.
Máy bay là là hạ cánh xuống phi đạo đá băng… Nhưng sao lại ngoi lên rồi chúc xuống tới ba bốn lần mới đáp hẳn xuống được. Thì ra hôm nay trời nắng phi đạo đá băng chảy mềm nhũn bố nó ra rồi. Phải kiê^’ m chỗ cứng hơn mới đáp được. Mẹ ơi
Đây là Ice Camp của Nga có tên là Barneo, 89 độ N cách Bắc Cực có 1 độ thôi. Mọi người đều vào lều co ro ngồi ăn súp borsch của Nga và nhận diện nhau: 8 ông người Ý, 2 cô người Ý (1 cô vừa giúp tôi mặc quần áo và 1 cô khá đẹp ăn mặt điệu như tài tử xi-nê), 1 ông người Mỹ và 1 cô Nhật Bản. Kể cả anh chàng trưởng đoàn người Nga và tôi nữa là mười bốn.
Bên phải tôi là David Hoffman người Mỹ ở Washington, DC. Bên trái tôi là ông già người Ý 70 tuổi mặt mũi nhăn nheo. Trừ tôi ra ông là người nhiều tuổi nhất trong đám.
Cô Nhật Bản thấy có mình tôi là dân Da Vàng đồng chủng với cô nên lại làm quen xưng tên là Tami, rủ tôi ra ngoài chụp ảnh.  Thật gãi đúng chỗ ngứa, tôi đương lo khômg có ai chụp ảnh cho mình. Thế là đôi chim Đông Phương tung tăng đi chụp ảnh ngoài trời băng giá -25 độ C trong khi bọn mũi lõ mắt xanh ngồi ru rú trong lều ăn cheese uống rượu vang hâm nóng, nói chuyện ồn ào.        Tôi biết người Nhật có tính tự hào dân tộc rất cao nên đọc cho cô ta nghe một bài thơ Haiku của Basho, một thi sĩ Nhật rất nổi tiếng, nhân trời hôm nay có nắng tuyết đương tan:
“Xuân gần tàn
Chim tràn lệ
Con cá mắt rưng rưng”
Em Nhật cảm động quá, cao hứng hát tặng lại tôi một bài dân ca Nhật Bản và tôi cũng ề à phụ họa theo:
“À Shì ta há ma à bê ề ô…”
(Hãy ra ngoài biển ngắm sóng xô bờ
Biết bao chuyện xưa dấu ở đó, bạn nhỉ)            

Em cười khúc khíc…làm cõi băng giá mêng mông này…đỡ hoang lạnh.

 
 
Copyright 2007. ykhoahuehaingoai. All rights reserved