( Où sont les neiges d’antan )
Joaquim DuBellay
Tôì lững thững bước dọc theo đường Chi Lăng để trở về thăm căn nhà củ mà tôi đã sống từ hồi thơ ấu. Vì Nhà Nước muốn giữ Khu Gia Hộì này như một Khu phố cổ nên không có một sửa sang nào qui mô được thực hiện. Đường sá, nhà cửa vẫn như xưa. Qua khỏi đường Ngự Viên tôi đến trước số 128, ngỡ ngàng một lúc mới nhận ra. Bậc thềm đá bước lên đã đổ vở. Hành lang trước nhà với hai cột gạch một phần đã tróc vôi và loang lổ. Cáì nhà ngày xưa tôì vẫn cho là xinh xắng nay trông sao nhỏ bé và tiều tụy.
Tôi gỏ cửa, một cô gái ra mở. Điều làm tôì ngạc nhiên là một cái phên gổ chạy suốt từ trước ra sau chia nhà ra làm hai. Căn nhà này năm 1980 khi chúng tôi dọn vào Sàigòn, mẹ tôì bán lại cho một gia dình buôn bán ở chợ trời Tây Lộc, nay vợ chồng ly dị, căn nhà được chia làm hai, chồng ở một bên với các con lớn, vợ ở một bên với các con nhỏ. Tôi theo chân cô gái đi từ trước ra sau nhà. Cái sân nối liền cuối nhà với bờ sông, nơi mà tôi đã chơi đùa bao nhiều năm, nay đã thành một mảnh đất hoang phế, cỏ mọc um tùm, choáng hết lối đi. Cái bến bằng xi măng trên bờ sông, nơi mà chúng tôì thường tắm rữa, giặt áo quần, hay lấy nước, nơi mà chiếu chiều vào những ngày hè nóng nực chúng tôi vẫn thường ra ngồi hóng mát nay không còn nữa. Cỏ mọc lấn ra sông, mặt nước dơ bẩn và đầy rác. Nhớ lại khung cảnh thơ mộng khi đứng từ đó nhìn qua Cồn Hến mà nuối tiếc.
Tôi từ giã cô gái bước ra khỏi cửa thì trời đã bắt đầu tốì, những tia nắng chiều yếu ớt còn lại trên hành lang đang dần dần biến mất. Tôi ngồi xuống bậc thềm, nhớ lại ngày xưa cũng vào thời điểm này tôi vẫn ngồi ở đây để đón mẹ di bán ở chợ về. Giờ đó Chợ Đông Ba đã bắt đầu tan, bạn hàng: các chị,các o, các mệ… lũ lượt ra về, đi ngang trước nhà tôì, kẻ gánh thúng, người bưng rổ, kẻ xách giỏ, người đi tay không. Họ đều mặc áo dài đa số củ kỹ có khi rách vá, họ trông lam lủ nhưng trong cái lam lủ của họ có thoáng cái vẻ đài các của người phụ nữ xứ Huế. Họ nói nói cười cười, kể cho nhau nghe những chuyện buôn bán ở chợ. Mặt mày rạng rở, ánh mắt tươi vui, tuy vẫn còn đượm cái nhọc nhằn của một ngày vất vả. Có lẽ họ đang sung sướng khi nghĩ đến con cá miếng thịt mà họ đang đem theo để về nấu cho chồng, cho con, cho cha mẹ một bửa cơm ngon.
Có khi mấy đứa bạn trong xóm đến ngồi chơi với tôi, lợi dụng trời nhá nhem tối, chúng tôi buộc một đồng xu vào một sợi chĩ đen rồì liệng xuống giữa đường đi. Có chị, có mệ trông thấy cúi lượm, chúng tôi vội giựt mạnh. Chụp hụt đồng xu có ngườì đứng dậy ngó chung quanh rồi cười xòa, có ngưòi chửi đổng lên : đồ mất dạy. Chúng tôi núp sau cột nín im thin thít, chờ họ đi qua mới cười khúc khích.
Tôi ngồi như vậy đến khi mẹ tôi về, có khi bà đi bộ, có khi đi xich lô, cứ mẹ tôi vừa đến là tôi đã chạy ra ôm chầm lấy bà, thỉnh thoảng mẹ tôi lôi trong bị ra cái bánh đưa cho tôi và không quên dặn : cắn một miếng thôi nghe, để bụng ăn cơm. Chiều nào tôi cũng ra đón mẹ tôi, và chiều nào cũng như chiều nào, khi thấy mẹ tôì ở đằng xa là lòng tôi đã rộn rã vui mừng, có lẽ đó là giây phút sung sướng nhất trong ngày của tôi, và cũng là giây phút đẹp đẽ nhất trong cuộc đời của tôi.
Trời đã tối, đèn đường đã lên. Những chiếc xe gắn máy chạy qua chạy lại với tiếng còi binh binh đã giảm. Tôi sửa soạn đứng dậy ra về, bổng có tiếng ồn ào náo nhiệt vọng lại, và kìa đoàn người gồm có các chị, các o, các mệ, đang nói nói cười cười đi ngang qua tôi, và kìa rõ ràng me tôi đang từ từ trên xích lô bước xuống. Tôi buộc miệng kêu lên: Mẹ. Hai hàng nước mắt chảy ra. Không, mẹ tôi vĩnh viển chẵng bao giờ còn trở về với tôi nữa, doàn ngườì vui vẻ kia cũng chẳng bao giờ còn qua đây, và cũng chẳng còn ai chịu cúi xuống nhặt đồng xu mất dạy của tôi. Tuyết năm xưa của thời thơ ấu sao đẹp mà buồn.quá.
Tôi đứng dậy và bổng cãm thấy chung quanh tôi đang thiếu một cái gì. Tôi nhắm mắt xóa tan trong trí óc ký ức của ngày xưa, nhưng khi mở mắt nhìn lại tôi vẫn cảm thấy thiếu một cái gì. Cái thiếu là do tâm tư tôi tự tạo ra hay thực sự Gia Hộì của tôi hôm nay đang thiếu một cái gì ?
Em ở đâu rồì ?
Ôi,
Ánh mắt kiêu sa, nét gầy vương giả
Em ở đâu rồi, em hỡi em?
Võ Đăng Đài
(07/07)
|