MỘT NGÀY VỚI THẦY CÔ Ở MELBOURNE

 
 

 
Nguyễn Diêu


     Đã 35 năm từ ngày rời trường củ năm 1970 để vào Quân Đội VNCH theo tiếng gọi núi sông, hiến dâng tuổi xuân cho tự do của Miền Nam VN. Những tháng ngày huynh đệ chi binh ở trường Bộ Binh Thủ Đức, trường Quân Y. Đêm dài vui chơi, nhảy nhót _ Valentino, Hencock club, cùng Thọ, Cần, Cầu, Sang, Thuần. Lấy binh chủng làm tên người yêu. Cầu vai đỏ, giữa nước trời Tiên Sa. Đà Nẳng mến yêu với Hoàng Sa Trấn, ải biên phòng. Rồi tai họa chụp xuống miền nam. Cơm bo bo gắn liền đời “cải tạo”, từ miền đất đỏ Long Khánh, núi rừng Tây Ninh đến tận Trường Sơn, miền Trung.
Một Tôn Thất Sơn, Vĩnh Chánh, Phạm Đăng Thiện, Tạ Quang Hát, Vỏ Văn Cầu cùng Nguyễn Diêu đã trả giá quá đắt cho sự lừng khừng, không dứt khoác của những người đã một thời là lính, không phải là lính kiển mà là lính chiến. Chỉ có một con đường- Ra đi và phải ra đi…
Những năm tháng tôi luyện nói theo ngôn từ của Vĩnh Chánh, đã cho bạn và tôi hiểu bể đầu và nát tim những điều thường nghe mà chưa một lần nhìn thấy! Đến nay tất cả đã qua đi, chỉ còn là kỷ niệm và ác mộng của tuổi muối tiêu. Thế nhưng, trường xưa, bạn củ ngày nào vẫn còn đó. Một vòng tay lớn đang dang ra để ôm trọn, nối lại những người áo trắng đã một thời bên nhau dưới mái trường YK Huế.
Minh Chỉnh và tôi đến nhà Bảo Chu đệ sớm hơn giờ định để gặp lại Thầy và Cô, Tôn Nữ San, một tiểu muội đến từ Canada. Gặp tiểu muội không nhận ra! Vì cách nhau những 7 khóa. Nhưng tình đồng môn thủa nào không xa cách. Tiểu muội nhí nhảnh, dễ thương như trong phim chưởng. luôn luôn tìm cách “kê” các sư huynh. Qua hình ảnh Tôn Nữ San tự nhiên thân mật, tôi ước mong gặp được tất cả bạn hiền cùng trường và cùng khóa một lần nào đó trước khi giả từ hành tinh nầy để về cỏi hư vô- Xin Chúa hãy ban cho tất cả chúng con, kể cả người ngoại đạo như con, một phép mầu đuợc cùng hội ngộ với nhau. Một nén hương cho Trời Phật, cho Thầy và Bạn đã nằm xuống. Và cho một lời cầu nguyện.
Cuối cùng Thầy và Cô đã đến. Thầy ôm chặt lấy tôi. Xúc động nghẹn ngào. Một cảm xúc thai nghén 35 năm đang bừng cháy trong tim tôi. Những giọt nước mắt nhỏ xuống- Cho tình thầy trò nghỉa đồng môn. Cho khoảnh khắc gặp lại nơi phương trời xa lạ mà không bao giờ nghỉ đến. Đêm đã xuống, tiết trời lành lạnh, ngoại ô Melbourne đang đi vào giấc ngủ. Thầy vẫn như xưa, vẫn giọng nói đó. Nhưng môn đồ thì đã đổi thay nhiều; cái nét thơ ngây của tuổi học trò ngày nào đâu rồi, nay đã nhường bước cho sự trưởng thành dày dạn. Nhưng tình thầy trò vẫn mãi mãi bền vững.
Thế rồi, rượu vào ngôn xuất. Chuyện nổ như pháo bông. Tôi chịu nhất là cái trẻ trung và tiếu lâm của Cô Quý. ứng đối gọn gàn, nhanh nhẹn và luôn mang một chút hài hước trong ngôn từ. Tôi nghỉ thầm trong bụng: “đúng là sư mẩu của các bà mẹ VN đây rồi”. Tôi muốn bật cười vì nghỉ đế`n rules mà các bà đã tự ý đặc ra, nhất là trong làng áo trắng YKH để chế ngự chúng tôi là những người chồng hiền lành, “đảm đang” hàng đầu trên hành tinh nầy. Ở USA, Europe, Australia, đàn ông chúng tôi không làm ra family rules mà chính do quý bà.

Từ trái sang phải: anh chị Nguyễn Diêu, anh chị Hùng-San, anh chị Vĩnh Tu, anh chi Bảo Chủ.

Em là cọng sản! my God. Tôi không ngờ Thầy nổ ra như rứa đó. Tôi nói nhỏ với Minh Chỉnh :sao anh nghe quen quá”. Một cùi chỏ đau thấu trời vào hông. Các bạn có biết không? Tôi cũng đã hơn một lần nói “em là cọng sản”. Thật không hiểu, tại sao các bà lại giống nhau thế! phải chăng Chúa tạo ra người đàn bà từ một mảnh xương sườn của người đàn ông! Không nhớ Cô đã phan lại như thế nào, nhưng tôi không quên nụ cười tươi và đôi mắt tròn xoe của Cô lúc đó. Thế rồi cái diểu trong tôi trổi dậy, muốn Thầy Cô nổ thêm cho vui, tôi tìm cách làm cho câu chuyện nhộn hơn và bốc hơn. Nhưng chưa có được nữa lời thi Thầy tiếp “em là tien nữ còn anh là tiều phu”. My God!!Cái sôi nổi của bàn tiệc chết lịm, không một tiếng động nhỏ của ly chén, muõn nỉa, mà chỉ có tiếng hát Lệ Thu qua bản Bài ca không tên của Vũ Thành An “đời người con gái, ước mơ đã nhiều trời không cho mấy đến khi lấy chồng…”

 

Thầy cô Tự, chị Tôn Nữ San, anh Bảo Chủ

Thấy nguy đến nơi, tôi nhanh nhẩu đốt hỏa pháo khôi hài. Thầy là tiều phu nhưng được ngủ với tiên nữ. Cả bàn lại ồn ào cả lên. Vui ơi là vui!! Cô đã một thời là hoa khoi của trường ông vua, còn Thầy, một y sỉ trung uý hào hoa của Cố Đô. Thế nhưng hoa hồng nào mà không gai. Chỉ một ly nước cho một lần sơ ngộ. Không một lời. và không một nụ cười. Mặc dù tình trạng như đã…thế nhung cái máu chinh phục và quyết thắng của dân quân y đâu có chịu thua để rồi cuối cùng Cô đã gật đầu trong e lệ muôn thủa của bong hoa đất thần kinh. Có điều bạn và tôi không biết Cô gốc Quảng Ngãi. Thời tuổi yêu đương mà nghe đến Quảng Ngãi là nổi da gà, đúng là Thầy uống thuốc liều, vì rằng:
Quảng Nam hay cải
Quảng Ngãi hay lo
Bình Định co dò
Thừa Thiên ních hết
Good luck, các bạn Thừa Thiên của tôi ơi! Tôi hiểu được cái lo Quảng Ngãi muôn thũa của Cô, lo từ chân đến đầu. Thế thì bạn hỏi tôi khúc giữa thì sao?! Chỉ có trời mới biết! Cô chẳng khác nào công chúa Diana nước Anh đã lo cho tình nhân của mình. Chính vì vậy mà Thầy khổ nhất trong những lần đi parties. Thầy đau đầu thì trò cũng sổ mủi. Đồng hộ, đồng thuyền. Trời cho thì ráng mà lãnh! Cô luôn luôn muốn hai người ăn diện phải perfect match. Không hiểu tại sao, ai lại vẻ ra cái kiểu chết người nầy, làm khổ chúng tôi, những người chồng binh dị, luôn luôn muốn thoải mái vì chúng tôi gốc lính, mình lo nhưng trời tinh. Và có một lần ví trể giờ nên Cô đã quên làm một màng “tổng kiểm tra” từ dày đến tóc. Thầy thì tuần đó mổ hơi nhiều nên đãng trí. Theo lời Cô kể, hôm đó là lể Thanksgiving mà Thầy lại chọn Christmas tie. Bạn hỏi tôi Cô xử trí ra sao khi đọc chử Christmas giữa party đông người. Thật tình tôi không muốn hỏi thêm, nhưng bụng tôi muốn quặn đau và nổ tung. Tôi chỉ biết làm thân Lê Lai “không lãng trí thì không thành tiên, sau nầy Thầy sẽ thành tiên ông và Cô không chừng…”
Xin lổi nghe Cô, tếu thì tếu nhưng cũng sợ. Vì Minh Chỉnh đã cảnh cáo rằng “viết về Thầy Cô phải cẩn thận, phải cho em đọc trước khi gởi đi”. Lại một rule gì nữa đây! Mo Phật, Lạy Chúa- Xin các bà hãy cho chúng tôi, cựu sinh viên YKH, những người chồng dễ thương và tuyệt vời nhất trên thế giới vì cày như trâu mà không một lời than thở, không một chút xíu tình cho không biếu không và khi nào cũng cười tươi khi về đến nhà. I am home, honey! Sao mà dễ thương quá phải không các bà. Tôi muốn kiếp sau được làm trinh nữ để lấy chồng YKH. Các bà biết đó, dễ thương thì phải có thưởng, lâu lâu một chầu solo VN là vui rồi. Chuyện nhỏ phải không! Nếu lhông thì chúng tôi đình công, dành thì giời làm thơ làm em Chu Tử khỏe thân hơn.
Nói gì thì nói, viết gì thì viết, nhưng chúng ta cũng phải ghi nhận công ơn của quý bà. Với tinh thần đó, ở Australia trong các tiệc cưới, chúng tôi không quên vinh danh các bà mẹ VN đang sống ở hải ngoại vì sự đóng góp vĩ đại trong sự xây dựng gia đình và thành đạt của chồng con.
Một ngày đi với Thầy Cô, thăm các nơi ở Melbourne, lần đầu tiên được ngồi tâm sự với Thầy bên dòng sông Yarra chia đôi thành phố. Nhìn vào mắt Thầy, tôi hiểu được tất cả khó khăn và pressures mà người thầy có tài đã gánh chịu bao nhiêu năm qua ở USA. Thầy đã được bằng khen thưởng cao quý của ĐH Harvard, một ĐH đứng hàng nhất nhì thế giới. Thật ngưỡng mộ. Nhưng với tuổi đời và sức khỏe, Thầy và Cô cần được nghỉ ngơi, dành thì giờ để vui đùa với con cháu, du hành thế giới để trùng phùng bạn bè, học trò xưa. Đâu đây một lời cầu chúc chân thành nhất của đám học trò củ ở Melbourne, Auastralia.
Thầy Cô chỉ dừng chân ở thành phố đáng yêu nầy trong mấy ngày ngắn ngủi, rồi lại ra đi, như 35 năm trước đây, tôi đã giã từ Huế và trường YK để khoát áo chiến binh.

Melbourne, Australia.

 
 
Copyright 2007. ykhoahuehaingoai. All rights reserved