mái chùa bên dòng sông
Mekong theo ngôn ngữ Lào có nghĩa là sông Mẹ, người Việt thường gọi là sông Cửu Long ví như chín con rồng đổ vào Thái Bình Dương bằng chín cửa biển. Bắt nguồn từ Tây Tạng dài 4500 cây số, là con sông dài thứ 12 trên thế giới chảy qua bảy quốc gia kể cả nơi phát xuất : Tây Tạng, Trung Hoa, Miến Điện, Thái Lan, Lào, Campuchia và Việt-Nam và có nhiều tên : Dza Chu, Lạn Thương Giang, Mea Nam Không, Tonle Thom, Cửu Long.
Sông phát nguyên từ nóc nhà thế giới từ dãy núi cao hơn 8.000 mét Hy Mã Lạp Sơn. Nguồn sông đã thấm đậm âm thanh trầm trầm của tiếng tù và cửa Phật của các ngôi theo phái Mật Tông trong giang sơn một quốc gia thấm nhuần đạo lý Đức Thích Ca Mâu Ni, nước Tây Tạng rồi lượn quanh qua 6 nước đượm nặng màu sắc ánh đạo vàng Phật giáo trong lòng dân tộc. Kế theo là tiếng chuông mõ của những cổ tự Trung Quốc dòng sông mang tên Lạn Thương Giang chảy qua miền Vân Nam và khi ra khỏi xứ Vân Nam dòng sông in bóng nhiều tháp chùa dán vàng lá sáng chói của xứ Miến Điện ... rồi xứ Thái, băng qua xứ Lào để vào xứ Việt đem lại cho đồng bằng Cửu Long trù phú của quê hương ngọt ngào như chùm khế ngọt yêu dấu, chứa đầy tình ông bà cha mẹ cao cả, tình anh em ruột thịt gia đình mặn nồng, tình bà con đậm đà và …. còn mang thêm cái tình .... tình nghi trong cuộc sống hiện tại..….
Giống như nhiều quốc gia Châu Á, tại nước Lào đạo Phật đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong cuộc sống dân chúng, một quốc gia nhỏ bé nhiều núi non thiếu ruộng đồng nhưng có rất nhiều chùa chiền. Địa hình nước Lào nằm dài theo con sông nên các chùa với hai mái chồng lên nhau , uống cong bốn góc mà màu sắc chính là vàng, đỏ với nhiều viền xanh... soi hình trên bóng nước là một hình ảnh rất quen thuộc. Nhiều công trình Phật Giáo vĩ đại được xây dựng lại năm 1566 trên ngôi tháp cũ, là nơi thơ "sợi tóc của Đức Thích Ca Mâu Ni. Vát Phanôm, Vát ông Tự cũng được hoàn thành trong giai đoạn này (Vát có nghĩa là chùa). Nhiều nhà sư uyên thâm cũng xuất hiện với chùa chiền mọc theo chiều dài dòng sông Cửu Long. Bản làng nào cũng có chùa, ngôi làng lớn được chia ra nhiều xóm nhỏ có đến hai ba ngôi chùa.
Chùa ở đây là nơi tu hành cùng là trung tâm văn hóa – ngôi trường dạy học, cũng là nơi dân làng sinh hoạt đình đám hội hè như ngôi đình tại Việt-Nam. Bản làng nào mới xây dựng chưa có chùa, thiếu bóng sư sải, sớm chiều thiếu tiếng trống chùa thì dân chúng cảm thấy hoang vắng tẻ lạnh. Từ lúc lọt lòng mẹ cho đến khi trở về với ông bà đều có gắn bó với ngôi chùa và quý sư sải: vừa sanh ra thì cha mẹ mời Sư xem số, đặt tên, ban cho lá bùa hộ mệnh đeo cổ, chấp chửng biết đi theo cha mẹ lên chùa dâng cơm cho Sư, biết chạy biết nhảy thì theo bạn bè đến sân chùa rậm mát vui đùa, đến bảy tuổi thì dến chùa học chữ với các Sư, đến tuổi thanh niên phải cạo đầu vào chùa tu hành như một vị sư. Người thanh niên tùy theo lòng mộ Phật, có thể xuất gia hay chỉ tu đúng hạn kỳ trở lại cuộc sống bình thường nhưng đã được trang bị tinh thần bằng những tư tưởng giáo lý hiền hòa của nhà Phật tốt đẹp. Thế kỷ 18, nước Lào bị phân chia thành ba tiểu vương quốc nằm doc theo sông từ miền bắc đổ xuống là Tiểu quốc Luỗng Prabang, đến đoạn giữa xứ Lào nơi dòng Cửu Long uốn cong là Tiểu Quốc Viên Chanh theo đó là Tiểu quốc Chăm Pát Sắc..... Ba tiểu quốc vương nhỏ xíu lại có nhiều cổ tự như Vát Mai của Luỗng Prabang là nơi thờ tượng Phật bằng ngọc bích màu xanh nguyên khối to lớn, quý giá… rồi Vát Xiêng Thông, Vát Pakê, Vát Síaket, Vát Phou Sỉ, Thát Luông, Vát Bản Phong, Vát Ông Tu, Vát Khảo, Vát Phou, Vát Ho Pha Bang, Thát In Hang.. chạy dài từ thủ đô Viên Chanh đến Paksé, Savanakhét.... những ngôi chùa không có vẻ huyền bí để người dân lánh sợ mà lại rất gần gủi thoa dịu tâm hồn linh dân làng bằng những hồi chiêng tiếng trống theo giờ sớm, trưa, chiều, khua. Ngưới dân Lào thấm vào tâm hồn sống hàng ngày với trong âm thanh đó, một âm thanh êm dịu lâng lâng bên dòng sông Cửu Long nước cuốn nhanh hay chảy chầm chậm từ hàng bao nhiêu ngày tháng cho nên họ có một tâm hồn bình dị, ít tranh đua chen lấn bụi thế gian.
Đến khoảng Viên Chanh lòng sông bị đọng nhiều cồn cát nên vào mùa khô người dân có thể xắn quần lội bộ ngang sông để qua bên kia bờ xứ Thái. Đến mùa nước lủ thì những khúc gỗ mục từ thượng nguồn trôi hung hãn trên nước đục ngầu. Chiếc cầu Mittaphap bắt ngang dông sông nối liền Thà Đừa phía Lào qua thị trấn Nông Khai xứ Thái làm mất đi hình ảnh các cô phù sảo Lào, các phú dĩnh Thái xinh đẹp thân hình được ôm kín bằng xỉn (sà rông) màu mè đưa khách sang sông e lệ nhìn thấy hình bóng của mình in trên dòng nước Mè Khoỏng – Mê Kong, Cửu Long (phú sảo, phú dĩnh = cô gái). Dòng sông vắng bớt những con đò đưa thiện nam, tín nữ Lào qua bản Thà Bò
của Thái Lan mỗi lúc ngôi chùa của bản nhỏ này đang vào Bun (lể hội) và ngược lại…..
Dầu Lào – Thái Lan có chia ranh giới thật những trên thực tế dân chúng hai bên bờ vẫn đi lể Phật, tham gia hội hè khi chùa Thái hay chùa Lào ven sông có ngày lễ hôi.Đức Thích ca Mâu Ni là niềm tin chung của chúng sinh khắp mọi nẻo đường của của giới ta bà; tiêng trống, chiên chùa xứ Lào, Thái vẫn cùng âm thanh vang dội, tiếng nói của hai sắc dân phát âm gần giống nhau. Giảm đi hình ảnh con đò ngang, dòng sông vẫn không buồn vì dù thế giới có văn minh tiến bộ có đúc cầu to rộng làm cho sự giao thông
dễ dàng nhưng sông Cửu Long không giờ thiếu những chiếc ghe ngo của các ngôi chùa ven sông đến dự lể đua ghe mỗi khi chùa đang vào hội, tạo lên âm thanh vui nhộn cho cuộc “đua ghe ngo” mà bao nhiêu thế kỷ đã thấm nhuần vào dòng nước và lòng dân tộc ven bờ cũng như dòng sông vẫn chuyên chở mỗi buổi sáng chiếc xuồng nhỏ các vị Sư Sải đi khất thực vì bản làng tụ quanh ngôi chùa trên bờ sông, rạch, không có giao thông xe cộ.
Sông Cửu Long chảy đôi bờ hai xứ lấy Phật Giáo làm quốc giáo Thái – Lào, nên được lung linh in bóng những mái chùa cong vút màu sắc, từ bản làng nhỏ xa xôi trên miền bắc mà tên tuổi ít được người biết tới đến những tên quen thuộc như Thà Bò, Nông Khai, U Đon, Na Khôn, Pha Nom, Mụ Đa Hản v..v… của Thái đối diện với Huôi Xài, Viên Chanh, Thà Khẹt, Pắc Xế v..v.. của Lào. Đâu đâu cũng có những mái chùa thân thương nép mình dưới những cây hoa Chăm Pa (hoa sứ, hoa dại), cây dừa, những cổ tự nổi tiêng ven bờ Thái – Lào không bao giờ đối diện với sự tỵ hiềm trần thế… để rồi hoan hỉ xuôi dòng đến xứ Cam Pu Chia môt quốc gia tràn đầy niềm tin cuộc sống vào Phật cho nên chùa Phật rất gắn bó với đời sống. Vốn là một sắc dân tôn sùng Phật pháp, họ cho rằng đem của cải cúng vào chùa, dâng lên Sư Sải thì sẽ làm được gấp mười gấp trăm, nên khi có tiền họ trích một số lớn cúng dường và nuôi quí Sư. Họ cầu mong “gieo nhân lành gặt quả tốt” cho số kiếp hiện tại và vị lai. Qua nhiều ghềnh thác ở Khône, sông Cửu Long chảy qua Stung Tren, Xom Bô, Kroa Chê….và đến thủ đô Phnom Penh (Nam Vang) ngày nay, dòng sông có thêm phụ lưu chảy ngược về hướng Bắc, đó là dòng sông Tonlê Sap, tạo ra Biển Hồ nổi tiếng, nơi điều hòa lưu lượng nước không hùng hổ xuôi về Nam qua địa phận nước Việt qua hai phụ lưu một là Tiền Giang để đối với một phụ lưu mới khai sinh tại Phnom Penh tên Hậu Giang. Cả hai nhánh mang phù sa bồi đấp dần dần thành miền nam nước Việt với chín cửa sông đổ ra biển Nam Hải, sông mang tên Việt-Nam là Cửu Long giang nhờ 9 cửa sông nầy.
Lịch sử thủ đô Nam Vang có truyền thuyết như sau : cách đây hơn 5 thế kỷ, thủ đô Nam Vang còn là vùng đất lầy nằm trên điểm hội tụ của bốn nhánh sông cho nên dân địa phương còn gọi là sông Bốn Mặt. Lúc đó có bà lão tên Pênh, trong dịp ra sông lấy nước uống, Bà thấy một khúc gỗ mục lớn đang tấp gần Bà,. Bà rán sức kéo khúc gổ để chẻ làm củi, nào ngờ khi chẻ đôi, Bà phát hiện trong khúc gổ mục có một tượng Phật bằng vàng. Biết là tượng Phật xưa bị cây rừng bao phủ, rồi qua cuôc đời vô thường, tượng Phật bị rừng già bao phủ đến ngày hửu duyên lại từ rừng sâu xứ thượng nguồn nhờ dòng sông mang về, Bà nghĩ mình có phước duyên nên cung kính đem tượng Phật về thờ. Tin lành chuyền nhanh, dân chúng đến cùng Bà Pênh xây chùa lá trên ngọn đồi để lễ bái. Chẳng bao lâu nơi đây trở thành đông đúc, khi nhà Vua nghe tin lành liền dời kinh từ U Bôn về đây, lấy tên chùa Đồi Bà Pênh mà đặt tên thủ đô mới. Hiện nay ngôi cổ tự trên đồi Bà Pênh vẫn khói hương nghi ngút là nơi chiêm ngưởng của khách thập phương và thu hút du khách năm châu mổi khi đặt chân đến thủ đô Nam Vang.
Phụ lưu Tonlê Sáp chảy về bắc, tạo cái hồ mênh mông với thi trấn Xiêm Rệp nổi tiếng nhờ có khu đền đài Đế Thiên, Đế Thích. Đền đài hùng vĩ gồm một khu lớn có nhiều đền thờ Thần theo đạo Bà La Môn và thờ Phật từ thời Angkor phồn thịnh. Sau đó bị quân Xiêm tấn công, vua và dân chúng chạy lánh nạn để rừng rậm phủ chiếm phủ vây cả ngôi đền. Hơn 7 thể kỷ trôi qua trong quên lãng, khu đền mới được phát hiện và về lại với dân chúng và nhân loại. Đế Thiên, Đế Thích là đến đài, chùa núi làm bằng đá xanh với sức người dân, còn tồn tại với hình dáng tượng Phật bốn mặt với nụ cười nhân ái trên môi, các tháp chùa Miên tạc Phật Bốn Mặt trên ngọn tháp… Đâu đâu cũng là số Bốn linh thiêng cũng như sông Cửu Long tại thủ đô Nam Vang được mang tên là sông Bốn Mặt và chính nơi đây hàng năm Vua Cao Miên trịnh trọng làm “Lễ đưa nước” để sông Cửu chứa trong Biển Hồ chảy xuôi vê miền Nam nước Việt. mở đầu “mùa nước nổi” tại đây. Vào mùa này tôm cá từ Biển Hồ về nuôi sống dân Việt cũng như mang đất phù sa mầu mở bồi đấp ruộng vườn châu thổ Cửu Long.
Mặc cho bàn tay con người tham lam khuấy động, dòng sông nối tiếp Sông Bốn Mặt chảy vào đất Việt mà trươc kia là Thủy Chân Lạp của Cao Mên. Sau nhiều lần Cao Miên dâng đất cho Chúa Nguyễn để tạ ơn bảo hộ và nhờ công khai phá của tiền nhân ta nên Thủy Chân Lạp trở thành miền Nam nước Việt trù phú với dân cư đông đúc. Hòa đồng theo với dịp sống nhóm lưu dân, chùa Việt được dựng lên chen lẫn với chùa Miên để cùng nhau soi bóng trên dòng sông. Lời kinh công phu sáng, tối cùng âm thanh của chuông mõ, trống chiêng trong các cổ tự Việt như Tây An, Châu Long, Hộ Phước, Phước Hậu, Long Hòa…. hòa với âm thanh của Chùa Ông Mẹt, Chùa Samron Ek, Chùa Kléang vv… còn nhiều lắm dọc theo sông Tiền khi chảy qua Sa Đéc, Vĩnh Long, sông Mỹ Tho chảy ngang Mỹ Tho, sông Ba Lai, sông Hàm Luông chảy bọc tỉnh Bến Tre, sông Cổ Chiên chảy ngang Trà Vinh. Sông Hậu chảy qua Châu Đốc, Long Xuyên, Cần Thơ… Dòng sông Cửu Long đã gieo vào tâm hồn người dân miền Châu thổ lòng nhân ái thuần hậu bằng dòng nước cam lồ chuyển theo dòng sông của các quốc gia thờ Phật đầy lòng từ bi và hỷ xã.
Bóng dáng ngồi chùa Việt hay Miên, hình ảnh của quý vị Thiền Sư, Cao Tăng đắc đạo trong chiếc y vàng đã in hình trên dòng sông Nhà Phật mà tiếng thơm được lưư lại muôn thuở mặc cho lòng người tham lam chia ranh chặn nước….
lời thở than của một dòng sông đang ....... chờ chết
Dòng sông Mekong là nguồn sống của một tổng số 60 triệu người của các nước nằm hạ nguồn: Lào, Thái Lan, Campuchia và Việt-Nam. Phần lớn là người dân chất phát sống nhờ vào nguồn tài sản thiên nhiên: tôm cá, ngoài ra họ còn dùng nước & phù sa để trồng lúa, dòng sông còn là trục giao thông chính. Trong hai thập niên tới số dân sống ven bờ sẽ tăng lên đến 100 triệu, đời sống của họ bị đe dọa thường xuyên bởi bão lụt, nạn phá rừng, nạn ô nhiểm và những khai thác thiếu cân nhắc thêm vào đó những hậu quả trầm trọng của "đám trời con" tự sáng chế ra : Trung Quốc đang dựng những đập thủy điện ở vùng Vân Nam & xúc tiến việc mở rộng dòng sông ở thượng nguồn để tàu bè lớn có thể đi lại dễ dàng hơn.
Với 1245 loại cá, sông Cửu Long là sông có nhiều tôm cá thứ nhì thế giới sau sông Amazon ở Nam Mỹ. Có nhiều loại cá hiếm quý như cá Bông Lau khổng lồ nặng đến 300 kilô và cá heo sống ở nước ngọt. Hàng năm có đến 1.8 triệu tấn cá đánh được ở các quốc gia hạ nguồn, riêng hồ Tonle Sap ở Campuchia cũng sản xuất được 400.000 tấn. Các đập ở Vân Nam sẽ thay đổi mức nước cũng như nhiệt độ và chu kỳ nước sông Cửu Long : những thay đổi sẽ tác hại trầm trọng đến sinh sống các loài tôm cá. Việc mở rộng dòng sông sẽ làm nước sông chảy nhanh hơn và soi mòn hai bên bờ. Các đá ngầm là nơi sinh sản của tôm cá cũng sẽ bị phá hủy, nhiều loại sinh vật sẽ tuyệt chủng vì không thể thích ứng với những thay đổi trái với thiên nhiên có từ đời xửa đời xưa.... Nhiều vùng quanh ngư phủ đã than phiền lượng cá tôm đã giảm đi ảnh hưởng mạnh đến sức khỏe vì tôm cá là nguồn chất đạm chính của cư dân lưu vực bờ sông Cửu Long
Với những khai thác thủy điện và giao thông thượng nguồn, Trung Quốc đã khống chế hoàn toàn con sông, gây nên những thảm họa môi sinh và kinh tế cho 2 quốc gia ở phần cuối dòng sông : Việt-Nam và Campuchia lại còn ảnh hưởng trầm trọng cuộc sống vốn đã cơ hàn nay lại tăng thêm phần khó khăn cho đám dân dến 60 triệu cư ngụ ven hai bờ. Các quốc gia vùng hạ nguồn thường chỉ có phản ứng yếu ớt vì áp lực chính trị cũng như những hứa hẹn về kinh tế. Các cơ quan quốc tế như Ủy Ban Sông Mekong (Mekong River Commission) ASEAN, Liên Hiệp Quốc, Ngân Hàng Thế Giới (World Bank) và Ngân Hàng Phát Triển Á Châu (Asian Development Bank) cần phải có áp lực với Trung Hoa để họ suy xét nghiêm chỉnh và khách quan các hậu quả sẽ phải đến cho các phần đất ở hạ nguồn mỗi khi có dự án khai thác mới. Riêng các ngân hàng quốc tế cũng cần xét lại các dự án phát triển mà chính họ là nguồn tài trợ không những cho Trung Quốc mà còn các quốc gia khác nữa. Cựu Thủ Tướng Chu Ân Lai đã từng tuyên bố với các nhà lãnh đạo quốc gia có lảnh thổ chung quanh bờ sông : "Tôi ở thượng nguồn, quý vị ở hạ nguồn. Chúng ta uống nước từ một dòng sông chung. Vậy chúng ta như anh em một nhà". Nghe ra thật chi là ...... chí tình & bùi hai cái lổ tai nhưng .... còn cái lý thì chỉ là quyền lợi của nhóm người có phần đất phía trên cao,.... ngó xuống, cái lý của kẻ mạnh bao giờ cũng đúng. Các nhà lãnh đạo Trung Quốc phải hiểu rằng sông Cửu Long không chỉ dành riêng cho 2 hai quốc gia nằm thượng nguồn là Trung Quốc, Miến Điện mà tiếng nói hay lời than các nước nằm phía hạ nguồn Thái Lan, Lào, Campuchia và Việt-Nam cũng phải được tôn trọng. Vì là con sông quốc tế (international river) nên mỗi nước đều có quyền khai thác khúc sông nằm trong lãnh thổ của mình. Lào đang ôm mộng trở thành một Kuwait ở Đông Nam Á về thủy điện, Cam Bốt muốn xây đập ở Sambor, Stung Cheng, Kratie, Preknot nhưng Việt-Nam sẽ không cho phép giống như kiểu Ai Cập hăm dọa Sudan là sẽ "tả" nếu xây đập Jonglei trên sông Nile!.
Nhóm lãnh đạo Trung Quốc muốn bóp cổ, cắt đứt cuống họng, xẻo đi một phần cái bao tử vốn đã xẹp lép từ khua của 60 triệu người dân cùng đinh đang sinh sống nhờ vựa cá ở khu vực đồng bằng Cửu Long vì cơ nguy diệt vong những sinh vật sống với nước ngọt trong môi trường tự nhiên có mặt từ ngày quả đất sinh ra .... Sông Cửu Long được phỏng đoán đang dãy chết như sông Dương Tử & các dòng sông lớn khác ở Trung Quốc. Bức tranh sống động đều xoay quanh vấn đề tương lại con sông Cửu Long và hàng triệu con người cự ngụ trong vùng, tất cả sẽ đi về đâu nếu Trung Quốc nhất định tiến hành việc xây 14 con đập bậc thềm ở Vân Nam để bóp nghẹt các nước Đông Nam Á, từ trước tới nay họ vẫn có thái đô trịch thượng coi thường các nước nhỏ Đông Nam Á, họ đã khởi công xây đập nước bậc thềm ở Vân Nam mà chẳng thèm hỏi han ý kiến các nước nhỏ ở hạ nguồn.
Việt-Nam năm trong tư thế "núi liền núi, sông liền sông" nên lại càng bị lấn áp hơn bao giờ hết bởi một quốc gia to lớn, kềnh càng mà còn gồ ghề... đã để lại quá nhiều kinh nghiệm lịch sử, chính trị, văn hóa, tư tưởng ngoài ra vừa là đồng chí, vừa là anh em .... nói chung là lý của kẻ mạnh bao giờ cũng đúng.Việt-Nam vì nằm ở cuối nguồn sẽ là nạn nhân đầu tiên khi vùng đồng bằng sông Cửu Long thiếu nước, nước sẽ nhiểm mặn và bị làm độc bởi các chất độc hóa học thải từ các nhà máy sản xuất ở Vân Nam.
Uẩn khúc của dòng sông
Trên mười năm qua Trung Quốc đã xây dựng các đập thủy điện ở tỉnh Vân Nam. Đập Manwan đã được hoàn thành vào năm 1993 với năng suất 1500 MW điện, đập Dachaoshan (Chiếu Sơn) được hoàn thành vào tháng 12 năm 2002, có năng suất 1350 MW, cao bằng một cao ốc 30 tầng có một hồ chứa nước dài 88 cây số. Vào tháng 01. 2003 khởi đầu công trình cho đập Xiaowan với năng suất 4200 MW cộng với hồ chứa dài 169 cây số với phí tổn lên đến 4 tỷ USD. Khi đập hoàn tất vào năm 2013 đập Xiaowan sẽ là đập cao nhất thế giới, với một chiều cao 300m tương đương một cao ốc những 100 tầng. Ngoài những chương trình đang khai thác bừa bãi không cần nghe ngóng tiếng thở than các nước anh em đang uống nước cùng một dòng sông Trung Quốc còn dự trù xây thêm ít nhất 5 cái đập khác nhằm cung cấp điện cho tỉnh Vân Nam, một vùng đất nghèo khó mà nhà nước Trung Quốc mong muốn phát triển. Ngoài ra, Trung Quốc đang xúc tiến mở rộng dòng sông để các tàu bè cở lớn có thể đi lại dể dàng bằng cách nạo vét đáy sông, các tảng đá ngầm & ghềnh thác trên khúc sông dài 300 km từ giáp giới Trung Hoa - Miến Điện đến Lào đã bất đầu bị phá hủy, khi hoàn tất công tác thì thương thuyền nặng hơn 100 tấn có thể đi từ cảng Simao – Vân Nam đến thương cảng các quốc gia lân bang.
Các chương trình khai thác của Trung Quốc thường xảy ra trong vòng bí mật, ít khi được công bố, còn cố che dấu những hậu quả tồi tệ về môi trường. Một cuộc khảo sát mới đây về hậu quả môi trường cửa chương trình mở rộng dòng sông Cửu Long đả bị Ủy Hội sông Mekong (Mekong River Commission) chỉ trích thiếu sót và nhầm lẫn của các công trình nêu ra. Ủy Hội gốm có 4 nước miền dưới : Thái Lan, Lào, Campuchia và Việt-Nam, hai quốc gia miền trên : Trung Hoa và Miến Điện từ chối tham gia chính thức chỉ tham dự với tư cách quan sát viên.
Phía Trung Hoa luôn luôn tuyên bố : khai thác thủy điện và giao thông trên sông Cửu Long sẽ mang lại nhiều lợi ích cho các nước nằm vùng hạ nguồn; tác hại môi sinh & môi trường nằm ở mức độ thấp. Các đập sẽ giảm bớt lụt vào mùa mưa và nạn thiếu nước vào mùa khô. Mở rộng dòng sông sẽ tăng thêm giao thông giữa Trung Hoa với các nước láng giềng, mang lại thịnh vượng chung cho toàn vùng..... nhưng than ơi....
Dòng "nước" đổi thay:
Hiện tượng một con cá đuối, một loại nước cá mặn bỗng nhiên xuất hiện ở sâu nội địa đông bằng sông Cửu Long tai quận Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp (năm 2000) đã làm cho nhiều khoa học gia lo ngại đây chỉ là dấu hiệu đầu tiên vùng đồng bằng Cửu Long, mặc dù hiện đang bị lụt trầm trọng sẽ bị thiếu nước trong những năm tới vị bị nước biển xâm lấn, bờ biển bị xoi mòn, ngư nghiệp suy sụp, đất phù sa bị ô nhiểm giống như tình trạng ở Ai Cập sau khi đập nước Aswan được xây cất ngăn chận sông Nile khiến vùng châu thổ bị hủy hoại, số lượng tôm cá giảm .
Ngày 01 tháng 05 năm 2005 ngư dân huyện Chiang Khong vùng bắc Thái đã lưới được từ sông Mekong một con cá bông lau không lồ - Mekong "catfish" hay Pla Beuk - nặng 293 kg dài 2.7 mét, được coi là con cá nước ngọt lớn nhất thế giới. Ngư dân hy vọng có thể bán con cá này cho các nhóm bảo vệ môi sinh để cá được thả lại xuống sông nhưng cá đã chết và được chặt lát bán ra cho dân làng trong vùng.
Cá Pla Beuk chính thức được các nhà ngư học tây phương khảo sát từ năm 1930 (Chevey, 1931) , nhưng thực ra từ thế kỷ 19 (1881) Mc Carthy đã nhắc tới giống cá này trong cuốn du ký "Surveying and Exploring in Siam", có đoạn ông đã viết: “tháng 6 là tháng rất bận rộn đối với ngư nhân Luang Prabang. Hầu như mọi ghe thuyền đều được mướn cho mùa đánh cá. Hai loại cá lớn được ngư dân lùng kiếm là Pla Beuk và Pla Rerm ...tôi đã giúp họ cân đo một con cá Pla Beuk nặng tới 170 pounds dài 7 ft, đường vòng bụng 4 ft 2 ins, cá không có vẩy, không răng đã được bán với giá 10 rupees, trứng cá có hương vị tuyệt ngon nữa. Cá Pla Beuk được lưới trong những tháng 6,7,8 khi cá ngược dòng sông. Cá xuôi dòng về khoảng tháng 11, chỉ còn thưa thớt một vài con lưới được khi mực nước xuống thấp."
Ø Phía bắc Thái, cứ vào tháng 4 dân làng Had Kai huyện Chiang Khong có tổ chức ngày hội Pla Beuk, dân chúng tụ tập hai bên bờ đón xem các người chài lưới thiện nghệ chèo thuyền ra sông thử thời vận may kiếm lưới cá Pla Beuk.
Ø Ngư dân Lào thì kể rằng cứ vào tháng 4 – 5, đàn cá Pla Beuk rủ nhau bơi ngược dòng sông Mekong lên mãi tới hồ Nhĩ Hải cổ thành Đại Lý Vân Nam đẻ trứng, trước đó đoàn cá tụ hội ở vũng sâu Luang Prabang phía bắc Vạn Tượng để bầu chọn xem con cá nào sẽ tiếp tục bơi lên hồ xa, con nào sẽ ở lại hy sinh làm mồi cho ngư dân trong ngày Hội Pla Beuk. Ngư dân Lào – Thái đều tin rằng Pla Beuk là "linh ngư" năm nào bắt được Pla Beuk trên lưng nhiều vết đốm thì năm đó rất hên và sẽ lưới được nhiều cá; những năm gần đây thì ngày lễ Hội Pla Beuk kém vui vì ngư dân hiếm bắt được linh ngư và cả số lượng cá lưới được hàng năm càng ngày càng ít đi. Hai quốc gia Lào và Thái đều cho phát hành những con tem mang hình lọai cá được xếp vào lớp linh thiêng : biểu tượng cho sự thanh khiết – cân bằng sinh thái của dòng sông và cũng là niềm hãnh diện cho quốc gia họ.
Một kỳ quan của sông Mekong, rất sớm từ tháng 06.1970, loại cá Bông Lau khổng lồ này đã được Thái Lan đưa vào danh sách có "nguy cơ" diệt chủng, nay cường độ báo động tăng lên thêm từ "nguy cơ" lên tới "cực kỳ nguy cơ" (critically endangered). Kể từ năm 2003 sau khi các cuộc khảo sát cho biết số lượng cá hiếm quý này đã giảm đi hơn 80% chỉ trong vòng 13 năm.
Ø Ngư dân xứ Chùa Tháp thì xem Pla Beuk như loại "cá vua" có tên khoa học : Pangasianodon Gigas do sự kết hợp cụm từ Pangasius + anodon = không răng. Là loại cá khổng lồ không răng, không vẩy, lưng màu đậm, bụng tròn sáng bạc, dầu phẳng + rộng với hai mắt rất thấp và không có râu - để phân biệt với các loại catfisch khác có râu. Cá quen sống trong các vũng sâu sông Mekong, ăn tạp; thức ăn gồm có cá nhỏ, sên ốc và rong tảo. Cá Pla Beuk lúc nhỏ có răng và tăng trưởng rất chậm, nhưng khi lớn lên hàm răng biến mất, sau đó lớn rất nhanh có thể nặng tới 200 kilô trong vòng 6 năm. Cá có thể lớn như con gấu với trọng lượng 300kg, dài đến 3 mét, rất mạnh với hổn danh : "tàu hỏa dưới nước".
Zeb Hogan, nhà ngư học Mỹ thuộc UC Davis – qua sự bảo trợ của hai tổ chức có tầm cở quốc tế : National Geographic Society và World Wildlife Fund - phụ trách Dự Án Bảo Toàn Cá sông Mekong – chuyên nghiên cứu theo dõi chủng loại cá Pla Beuk. Hogan lập một mạng lưới thông tin liên lạc để mỗi khi ngư dân lưới được cá Pla Beuk thì họ báo ngay cho Hogan và nhóm làm việc với ông. Nhóm nghiên cứu đến ngay hiện trường bắt đầu ngay công việc khảo sát, cân, đo, lấy mẫu DNA rồi "đánh dấu" trước khi cho cá trở lại "dòng sông định mệnh". Dĩ nhiên họ phải mua cá để rồi để thả đi, giá con cá đã được đánh dấu sẽ mắc hơn khi nó bị ngư dân "tóm cổ" trở lại; khi khảo sát những con cá nằm trong nhóm sau này sẽ giúp Hogan lượng định tốc độ tăng trưởng : cân nặng và chiều dài, hướng đi và khoảng cách di chuyển xuôi ngược dòng nước của gia đình loại cá Pla Beuk mà cho đến bây giờ cái hiểu biết chỉ dựa trên các huyền thoại, sự phỏng đoán và cái "bệnh tòe loe" bằng truyền mồm có ít mà xít ra nhiều ..... mà cái mồm thì cứ la làng la xóm... y chang như câu chuyện "con cá sẩy là con cá to nhất" . Oái ăm thay trên các websites chính loài người đang kêu gọi góp tiền để cứu loại cá đang đi dần vào sự tuyệt chủng thì bên cạnh đó có những quảng cáo rầm rộ các chuyến du ngoạn để câu cá Pla Beuk, cách làm mồi cá thật hấp dẩn để lôi được cá lên bằng lưởi câu bén nhọn do mồi cá thật ngon lành làm từ bột mì xay vụn thêm vị thơm của dâu, chuối, dừa và có cả vanille nữa.... Loại cá sắp tuyệt chủng này sẽ là món ăn thật ngon và béo bở cho những cái bao tử căng phồng của nhóm người ham ăn mà lắm tiền. Trong giới ăn nhậu thì cá Pla Beuk được xếp hạng vào những món ăn tuyệt ngon rất đắt giá.
Bên cạnh những thay đổi trên, các đập thủy điện đã gây nhiều thảm họa môi trường và kinh tế, ảnh hưởng đến đời sống của 60 triệu người sinh nhai vùng ở hạ lưu :
Ø Hàng năm lũ lụt thường xuất hiện từ tháng 6 đến tháng 10 làm thiệt mạng hàng trăm người, đa số là trẻ con vì thiếu chăm sóc của cha mẹ & người lớn đang phải vật lộn với cuộc sống. Các hồ chứa nước đã đầy quá mức, đập đã tháo bớt nước trong lúc mức nước đồng bằng Cửu Long đã tràn bờ làm gia tăng cường độ lũ lụt năm 2002 vừa qua làm tăng số người chết, thiệt hại mùa màng, nhà cửa vì lụt gia tăng ở Campuchia, Thái Lan và các vùng khác.
Ø Về mùa khô, mực nước xuống thấp vì nguồn nước chỉ nhờ các thác băng ở Tây Tạng và Vân Nam. Lưu lượng trung bình giảm từ 50.000m3/một giây trong mùa mưa xuống còn có 2.000m3/một giây trong mùa khô, kéo dài từ tháng 11 đến tháng 5; nếu các đập vùng thượng nguồn không chịu tháo nước vì hạn hán hay thiếu nước thì hậu quả vùng hạ nguồn vô cùng trầm trọng : nước sẽ bị nhiễm mặn, ruộng đồng nhiều nơi sẽ bị bỏ phế vì sự xâm lấn của nước mặn hay nạn thiếu nước dể trồng trọt.
Ngoài việc thay đổi mực nước và chu kỳ tự nhiên của dòng sông, các hồ chứa ở các đập sẽ giữ lại phù sa, thiếu nước và phù sa (cơ nguy có thể giảm đến 50%) sẽ gây nên ruộng đồng khô cằn và bớt phì nhiêu, mức độ sản xuất lúa gạo của đồng bằng sông Cửu Long sẽ giảm xuống thấp, đây là vựa lúa cho cả nước Việt-Nam có khả năng đưa đến nạn đói kém. Năm 1997, Trung Quốc đã khóa nước sông trong vòng 4 ngày để tiến hành việc xây đập, các chuyên gia thế giới cho biết đã thiệt lại 100.000 USD / mỗi ngày ở Viêt-Nam. Một điểm quang trọng nửa là trong lúc ruộng đồng hạ nguồn thiếu phù sa thì các đập ở Vân Nam sẽ bị tràn ngập. Cường độ phù sa trôi vào đập Manwan đã tăng gấp đôi so với dự tính ban đầu. Một trong những lý do để các nhà lảnh đạo Trung Quốc la làng la xóm & biện hộ xây thêm đập Xiaowan, được xây phía trên đập Manwan với dụng ý là giảm mức độ phù sa tấp vào đập Manwan. Theo kinh nghiệm.....rồi đập Xiaowan + các đập khác cũng sẽ ngập vì phù sa trong vài thập niên tới mà thôi. Hậu quả là các hồ chứa nước sẽ trở thành những bãi sình lầy vĩ đại và vô dụng. Các chuyên gia dự tính các đập này trung bình có thể hoạt động trong vòng 20 năm so sánh với ước tính ban đầu là 70 năm. Tháng 11. 2000 Ủy Hội Các Đập Thế Giới (World Commission on Dams) đã đưa ra một nhận xét : đa số các đập thủy điện lớn trên thế giới đã không mang lại một lợi ích kính tế nào nếu đem so sánh với phí tổn xây cất, số người dân phải di cư ra khỏi vùng thêm vào đó ảnh hưởng đến môi trường.
Một kinh tế gia đã tiên đoán là trong thế kỷ 21 các cuộc tranh chấp quân sự, chính trị sẽ diễn ra vì lý do thiếu nước chứ không phải vì năng lượng. Những quốc gia nào chiếm được thượng nguồn của các con sông lớn sẽ làm chủ vận mệnh những nước ở phía dưới, lấy thí dụ như Thổ Nhỉ Kỳ nhờ làm chủ hai con sông Tigris – Euphrates nên đã xây 24 đập nước để tưới ruộng cho vùng Đông Nam Anatolia của Thổ khiến hai nước Syria và Iraq sẽ chết khát hoặc phải đầu hàng Thổ bằng cách đem xăng dầu ra đổi. Ấn Độ dùng nước sông Hằng để ăn hiếp Bangladesh; cuộc nội chiến ở Sri Lanka cũng vì lý do phân chia đập nước ở Trincomalee không đồng đều; Do Thái thì xây đập lấy nước sông; Jordan và Syria trả đủa lại bằng cách xây đập trên sông Yarmuk....
ffw.mrcmekong.org/south.htm.updated on Monday, April 30, 2007 11:12 (this map show the location and the status of various hydrological stations) |
Đập gương tìm bóng.......
Tháng 04. 2006 tôi đứng bên bờ sông tại Luang Prabang, đang mùa nước cạn nhìn đám trẻ tắm lội tung tăng trong dòng nước chảy nơi tiếp cận 3 quốc gia : bên kia bờ sông là Thái Lan, phía sau lưng là quê hương Việt-Nam chỉ cách dãy núi Trương Sơn uy dũng chục cây số, chân tôi đang đứng vững trên phần đất của vương quốc Lào. Ngậm ngùi hồi tưởng sau ngày thật thủ kinh đô vào đêm 4 rạng ngày 5 tháng 07 năm 1885 (tối 22 rạng sáng 23 thắng 05 năm Ất Dậu) nhóm con cháu nhà Nguyễn Phước men theo dãy núi hùng vĩ trên đường cứu nước trong phong trào Cần Vương do Tôn-Thất Thuyết lảnh đạo, cũng trong đám rừng rậm ẩn khuất Tôn-Thất Liệt, Tôn-Thât Đạm, Tôn-Thât Tiệp và các nghĩa sĩ Cần Vương đã chọn cái chết hiển thánh cho tổ quốc Viêt-Nam.
Vào đầu tháng 04. 1975 tại Luang Prabang cả Vua Cha và Thái tử kế nghiệp cũng bị nhóm người bí mật dẫn đi rồi mất tung tích cho đến ngày nay.... để rồi chấm dứt một triều đại vua chúa Quốc Vương Lào, một dân tộc hiền hòa và mộ đạo. Cung điện nhà Vua trước đây đã trở thành một nhà ngủ rông rãi đón du khách khắp bốn phương cũng là phương triện sinh sống cho Hoàng Hậu và đám con cái.
Bến cũ lâu đài bóng tịch dương.....
Đám con rồng cháu tiên trên giải đất mẹ Việt-Nam được nuôi dưỡng từ ngàn xưa bằng huyết mạch của Cửu Long giang và sông Hồng Hà. Hai con sông như hai dòng sửa đổ xuống hai vựa lúa của hai đồng bằng sông Hồng và sông Cửu Long để nuôi sống đàn con Việt hiện đang bị nhóm lãnh đạo Trung Quốc bóp nghẽn dần vì quyền lợi riêng.
Sông Cửu Long đang bị bức tử vì những đập nước ở Vân Nam thì con sông Hồng hiện cũng đang bị chẹt cổ bởi những đập nước bậc thềm ở Mông Tự, Hạ Khẩu....
Trường Sơn đang bị nạn phá rừng phá rẩy , không có một chương trình cụ thể ... Trường Sơn ơi, xương sống của Mẹ Việt-Nam cũng đang bị chính con của Mẹ cũng vì miếng cơm manh áo manh tâm phá hoại.
Cột xương sống của Mẹ đang thoái hóa dần, Hai vú của mẹ Viêt-Nam đang cạn dần dòng sửa vì lũ người ngoại bang cố tình bóp chẹt, Thân hình của Mẹ bị bọn láng giềng manh tâm cưởng chiếm.
Mẹ còn sống bao năm nữa ????.
Dr. Tôn-Thất Hứa
|