Nhà thương, nhà ghét thời Xã hội Chủ nghĩa

 
 

     Vào khoảng năm 1966, sau khi học xong năm thứ 5 YK, tôi và một số bạn được đưa
vào thực tập tại Bệnh Viện Đà Nẳng. Bấy giờ, BS Đinh Văn Tùng là Giám Đốc BV.

     Cho đến nay, tôi vẫn còn hình dung được nét nhân hậu, vui vẻ của BS Tùng qua
cách xữ sự thấm nhuần lương tâm chức nghiệp. Đôi lúc, phải giải phẩu quá một giờ
trưa, khi mà một số đông bệnh nhân đành chờ ông khám tại nhà, vừa cởi áo choàng và
bước từ phòng mổ ra, ông vẫn dành thì giờ tiếp thân nhân người được ông mổ, lúc đó
đang lo lắng vây quanh ông. Ông đã ân cần, vui vẻ trả lời cho người nhà bệnh nhân.
Toàn thể các phòng của BV được trang bị mọi tiện nghi để cho bệnh nhân và người nhà
được thoải mái trong không khí sạch sẽ, thoáng mát. Đó là nhờ BS Tùng khéo biết tổ
chức chu đáo khi điều hành BV. Có một số bệnh nhân sau khi được chữa lành sắp xuất
viện, ngỏ ý muốn tặng quà để nhớ ơn ông, ông chỉ nói “ hảy gắn thêm quạt cho phòng
này, phòng kia..chớ đừng cho riêng tôi”.

     Bây giờ, mời bạn đọc hãy nhìn lại Việt Nam ta thời hiện đại XHCN, vấn đề y tế như
thế nào? Cách đây khoảng hai năm, lúc tôi còn ở CA, tôi được đọc một bài báo có nội
dung sau đây:

     Có một phái đoàn y tế gồm các BS chuyên về Nhi Khoa, Giải Phẩu, Nội Thương, về
Việt Nam, và ra miền Bắc để giúp một số BV lớn, nhỏ. Họ làm việc rất nhiệt tình và
được dân chúng đón mừng khi đến các địa điểm khám bệnh, phác thuốc. Vào giai đoạn
đầu, họ tổ chức một lớp học cho y tá, bác sĩ để huấn luyện về chuyên môn cập nhật. Ban
Giám Đốc BV nói họ chỉ có phòng ốc nhưng không có bàn ghế và rất nón nực. Phái đoàn
đồng ý bỏ tiền để trang bị bàn ghế, bảng đen và ba cái máy lạnh. Lớp học đầu vui vẻ và 
có kết quả khả quan. Thời gian huấn luyện ngắn hạn kết thúc, họ chuyển qua các nơi khác
đề tiếp tục hoạt động về y tế. Sau đó, trước khi trở vể Mỷ, đoàn y tế trở lại BV mà họ đã
tổ chức huấn luyện. Họ vào các phòng cũ thì thấy trống trơn. Hỏi ra thì được biết: đồ đạc
họ đã mua để trang bị cho BV được xem là “ngoài sổ sách” nên toàn BV chia nhau: xếp
lớn thì lấy máy lạnh, xếp nhỏ thì được bàn hay ghế…Đúng là công nhân viên phát huy
“tinh thần làm chủ” BV, “tiền phong trong công tác” chớ không kịp chờ cho nhân dân
phát huy tinh thần làm chủ.

     Năm 1981, tôi ở tù ra và về Long Xuyên là nơi gia đình vợ tôi trú ngụ. Ở đó tôi làm
lăng nhăng lí nhít để sống qua ngày. Hằng ngày, vào quảng chiều tối, tôi ôm tủ thuốc bán
lẻ rồi nhìn người qua kẻ lại để ngẫm sự đời. Còn bà xả thì làm “giáo tài” ở trường trung
học Y Tế, phụ trách mua vật liệu, động vật, cung cấp cho nhu cầu giảng dạy. Khi nào các
BS “giáo sư” cần nhậu chó thì lên chương trình mổ chó, và vợ tôi phải tìm ra chó để mua
cho trường. Một hôm, một BS XHCN lên gặp và nói với vợ tôi: “Tôi cần Alcool Iode”.
Vợ tôi trả lời: “Dạ thưa BS, đây chỉ có Alcool, Iode và Alcool Iodé. BS cần thứ gì?” Tên
BS XHCN bèn bỏ đi.

     Có lúc, đám học trò trường Y Tế muốn chọc phá, đã “chôm” cuốn “giáo án” của vị BS
Giáo sư. Ông đó đã kêu gọi toàn trường để trả lại cuốn sổ đó. Trong thời gian chờ học trò
trả lại cuốn sổ bài giảng, ngài nghỉ dạy.

     Thời gian sau, có một anh thợ sửa đồng hồ tên Chiếu, nguyên có quen biết một cán bộ
“bự” của tỉnh và đem tôi giới thiệu. Đó là ông Sáu Nghệ, thường vụ tỉnh uỷ kiêm uỷ viên
văn hóa. Ông này có ý  giúp tôi vào làm Bệnh Viện. Nhưng đám BV có lẽ chờ ‘phong
thơ”. Tôi có còn gì để lo lót, nên chuyện làm BV không thành. Cũng may cho tôi, về sau,
lúc đi phỏng vấn theo chương trình HO, tôi trả lời là không cọng tác cho đám CS. Nếu đi
làm với CS thì cũng khó trả lời với phái đoàn.

     Sau 30-4-75, một số BS cũ đã không ra làm việc với chính quyền CS. Tôi có một
người bạn, anh BS Võ Văn Đàn (hiện ở Canada), lúc ở tù ra cũng không làm cho CS, mà
hai vợ chồng nấu chè và dọn ra bán ở hè phố Trần Quang Khải, Saigon. Nàng thì nấu
múc, chàng thì bưng dọn. Quán chè rất đắc khách vì quá ngon và nghe nói rất khấm khá.
Rồi một hôm, một tên CS “bự” đến ăn và khi biết sơ qua lý lịch của BS Đàn bèn hỏi “tại
sao không đi làm BV?” và cố ý kết tộI: BS mà đi bán chè là một hình thức bôi lọ chế độ
mới! May mà anh Đàn được bảo lãnh đi Canada thời gian ngắn sau đó.

     Vài năm sau, trước khi tôi đi Mỹ, một chuyện khó tin nhưng có thật đã xẩy ra cho gia
đình ông Sáu Nghệ (cán bộ bự nói ở trên)

     Nguyên ông ta có ba người con, hai gái, một trai. Đứa con gái đầu khoảng 25 tuổi,
yêu một giáo viên người Công Giáo. Hai ông bà không đồng ý. Nó bỏ nhà, đi theo người
yêu. Sau đó nó có thai khoảng 3 tháng. Ông Sáu Nghệ cho người bắt đem về và mang lên
BV để phá cái thai đó. Khi bình phục, sau một thời gian bị “giam lỏng”, nó lại bỏ theo
người yêu. Gia đình ông Sáu Nghệ coi như từ con luôn. Nghe nói hai vợ chồng nó sống
hạnh phúc, chàng thì đi dạy tiểu học, nàng buôn bán ở chợ phụ với chồng trong cảnhsống
đạm bạc thời XHCN.

     Một hôm trên đường đi chợ về, cô con gái ấy bị tai nạn xe cộ, bất tỉnh, được người đi
đường giúp chở vào BV. Vào cấp cứu mà không có tiền bạc, giấy tờ, cô gái ấy bị bỏ nằm
trên cáng khiêng để dưới sàng, không có ai ngó ngàng đến. Chú rể “vô thừa nhận” thấy
vợ chiều không về, đạp xe đi tìm và sau khi biết sự tình, bèn đến nhà cha mẹ vợ cầu cứu.
Hai vợ chồng ông Sáu Nghệ vội đến nhà thương, nhận ra con. Lúc bấy giờ, nạn nhân đã
ngáp ngáp nên sau một thời gian ngắn “với sự tận tình cứu chữa của cả khu Ngoại
Thương” cô ta đã đi theo ông bà vải.

     Hai vợ chồng ông Sáu Nghệ lúc đó mới la lối chửi rủa “ thời Mỹ Ngụy, dân không
tiền không bạc mà lúc có đau ốm gì cũng được chăm sóc, điều trị chu đáo. Bây giờ giải
phóng rồi mà để con tôi chết tức tưởi như vậy là sao?”

     Có lẻ ông Sáu Nghệ nóng nảy quá mà quên câu “Nhân Dân làm chủ”. Nhân dân đây là
bệnh nhân. Muốn làm chủ thì phải xùy tiền ra. Chưa chung tiền thì còn nằm đó mà chờ
….tới số!

     Tôi cũng có dịp vào BV thăm người quen mới mổ xong. Trước 30-4-75 gọi là Phòng
Hậu Giải Phẩu, thời XHCN gọi là Phòng Hậu Phẩu.

     Cách bối trí phòng trực của y tá thời XHCN cũng khác. Hồi trước, phần dưới là tường
xây bằng gạch, phía trên có kính trong suốt để nhân viên trực từ bên trong có thể quan sát
bệnh nhân cả phòng. Còn trong thời kỳ này, toàn bộ những kính trong ấy được các tủ
đứng cao áp vào và y tá ở trong phòng ngủ hay làm gì, ai mà biết được! Đứng là thời
XHCN nhân dân làm chủ nên người nhà lo mà săn sóc bệnh nhân24 trên 24.

      Sau đây mời các bạn xem tiếp một trích đoạn của bài “Nhà Thương, Nhà chết” củatác
giả Đinh Lâm Thanh đang trên báo ĐẸP, số 821 của tuần lễ 06/02 đến 06/08/ 2007 xuất
bản tại Houston , TX:

     “Tôi có người thân vừa đi VN về cho biết, anh và một nhóm gồm 13 Bác Sĩ Nha Khoa
Y Khoa và chuyên viên trong nghành đã thực hiện một chuyến làm việc thiện nguyện từ
Bắc vào Trung. Họ thuộc thành phần trẻ sinh sống bên này, không nói rành tiếng Việt,
cùng 12 đồng nghiệp nước ngoài, đến VN thực hiện chữa răng khám bệnh cho các trẻ em
tại những nơi thiếu nha bác sĩ.
     Chuyện không có đáng nói nếu không xẩy ra trường hợp khó tin nhưng có thật tại một
thành phố lớn ở miền Trung.
     Nguyên văn như sau: Khi nghe đoàn thiện nguyện trình bày mục đích của họ, ban lãnh
đạo y tế tại Đà Nẳng yêu cầu đoàn phải trả tiền để họ tổ chức, hướng dẫn đoàn thực hiện
công tác.
Đoàn cho biết là đoàn đến để giúp trẻ em VN với tinh thần tự nguyện, không có khả
năng tài chánh chi phí theo yêu cầu và cuối cùng đoàn phải trở ra Huế ngay ngày hôm
sau.
     Để bổ túc chuyện trên, tôi phải viết ra đây một sự thật, thật đau lòng mà từ lâu tôi
không muốn nhắc lại, vì muốn người khuất bong được bình yên an giấc nghìn thu. Đó là
mẹ tôi, 86 tuổi, mặc dù bị cao máu, tiểu đường nhưng vẫn mạnh khỏe minh mẫn, sống
với con cháu tại Saigon.
     Ngày 10 tháng 3, năm 2006, vì bị mệt và khó thở, người nhà đưa vào B.Viện. Sau khi
hoàn tất thủ tục đầu tiên từ cổng vào đến phòng khám thì lúc đó đúng 11 giờ sáng, y tá
cho biết cả hai bác sĩ, một người chưa đến, một người đi ăn trưa! Rồi một màng thương
lượng giá cả giữa y tá và thân nhân khi biết người bệnh có các con đang định cư nước
người.
     Thật tình tôi không biết chi tiết việc thương lượng xẩy ra như thế nào lúc đó, nhưng
mẹ tôi vẫn phảI ngồI yên một chổ trong phòng khám. Đến chừng 13 giờ, nghĩa là sau hai
giờ vào phòng khám, bác sĩ vẫn chưa ra mặt, và khi mẹ tôi quá mệt thì y tá tự động chích
cho một mủi thuốc. Vừa rút kim ra, hai mắt mẹ tôi trợn ngược lên, tay chân run rảy và tắt
thở ngay sau đó!?”

     Hồi ở Long Xuyên, tôi có quen biết một đôi vợ chồng ở vùng Trà Ôn. Chị vợ bị rong
kinh do u xơ tử cung (Fibroma). Chị ấy đã được khám ở Saigon và được lên chương trình
mổ ở BV Bình Dân cũ. Nhưng chị xin về BV Long Xuyên để mổ cắt bỏ tử cung cho được
gần nhà và tiện được săn sóc.

     Chị ấy đâu có biết được một sự thật: trước đó khoảng một tuần, BV này đã gặp hơn 10
tai nạn chết người trong lúc mổ. Chính các BS giải phẩu đã nghi ngờ việc xữ dụng thuốc
mê có nhiều tập chất là nguyên nhân gây ra tử vong. Nhưng thuốc lạI do Nhà Nước sản
xuất và cung cấp nên họ chỉ nói rỉ tai nhau mà không dám tường trình lên cấp trên vì sợ
bị “chụp mũ”. Đến ngày chị ấy được mổ, cas mổ diển tiến bình thường, nhưng sau đó
cũng giống như các trường hợp tử vong trước, chị trở nên hôn mê; có lúc thấy chị vò vò
hai bàn tay và hơi tỉnh, người nhà hỏi thì chị trả lời “giặt áo cho con”. Không đầy một
tuần, chị chết. Cái chết của chị đưa đến đau thương cho cả gia đình vì 2 con chị còn qua
nhỏ. Thật là tội nghiệp!

     Xin các bạn nghe một câu chuyện khác cũng liên quan đến “tinh thần làm chủ” mà tôi
đã nói ở đoạn trên. Cũng tại thị xả Long Xuyên, tôi có quen một anh tài xế xa tải. Lâu
quá tôi không gặp mặt. Một hôm gặp lại cả hai vợ chồng. Tôi hỏi thăm thì bà vợ mau
mắn trả lời: “Ổng lái xe tải lên Saigon. Đêm đó ông đau quá nên vào khám BS tư. BS nói
ông bị ruột thừa viêm nên phải đưa vào BV để mổ. Tại đây họ nói ông đi không đúng
tuyến nên không nhận. Kịp thời tôi xùy tiền ra ngay. Ổng được mổ ngay đêm đó. Hằng
ngày ở phòng Hậu Phẩu, buổi sáng tôi kêu phở và cà phê đá cho toàn nhân viên phòng,
buổi trưa thì chè đá hay nước giải khát; buổi tối thì có món lạ cho họ ăn. Về phía BS, cứ
mỗi ít ngày tôi xùy ra một phong thư nên ổng được săn sóc rất chu đáo. Drap trải giường
được thay mỗi ngày (như ở Mỹ), quần áo BV cũng thế. Vết thương được thay băng trước
tiên…Khi xuất viện, mỗi người nhận được một phong bì, riêng BS giải phẩu, sau khiđược
cám ơn, cũng nhận được một phong bì lớn nên rất thoải mái.” Tôi nghĩ: vợ chồng chị này
đúng là đã nắm vững tinh thần XHCN, biết áp dụng câu “nhân dân làm chủ”.

     Cũng trong thời gian ấy, tôi được biết thêm một chuyện cười thời XHCN. Tôi có quen
biết anh kỷ sư Phương, người con rể của Bác Hai, là chổ thân tình. Anh Phương làm tại
một phòng chuyên khảo sát tài nguyên vùng Long Châu Hà. Anh ấy tốt nghiệp về địa
chất và đang làm một dự án với sự hướng dẫn của GS Trần Kim Thạch thỉnh thoảng
xuống Long Xuyên và ngụ tại nhà anh. GS Thạch trong lúc vui miệng kể câu chuyện sau
đây: Trong trường ông dạy có một ban Y Tế do hai bác sĩ điều hành. Về khám, điều trị
cho sinh viên thì do một BS ngụy phụ trách. Còn thành phần các giáo sư, nhân viên thì do
một BS XHCN. Lúc bình thường, các GS đi khám bệnh thường được hỏi câu “ông đau ra
sao? Lúc trước có đau như vậy không? Hồi trước ông đã dùng thuốc gì?” Các GS thì hay
chú ý cẩn thận về thuốc men nên biết loại thuốc nào đã dùng. Khi nghe họ kể tên thuốc,
tên BS XHCN thường nói: Ông viết ra đi” và ông ta chỉ ký tên trên tờ đơn thuốc thôi.

     Một bửa nọ, một GS - để trả lời cho câu hỏi “đã dùng thuốc gì”- đã nói: Tôi quên mất
rồi”. Tên BS XHCN bèn đi lấy vĩ thuốc đưa cho ông, và dặn “ngày uống ba lần”. GS này
cẩn thận, trước khi dùng có tra cứu nên biết ra đó là loại thuốc ngừa thai cho phụ nữ.
Ngày hôm sau, khi trả lại vĩ thuốc cho tên BS XHCN thì được nghe tên này phán “ông
đưa cho bà nhà uống!” Có lẻ đây là cách trị liệu mới chăng: bà uống, ông hết bệnh!?

     Cũng trong thời gian này, con gái đầu của tôi đậu xong tú tài II (lúc đó gọi là tốt
nghiệp Phổ Thông). Các ngỏ đường dẫn vào Đại Học đều bị chận lại hết, không có lối
vào cho thành phần “con ngụy quân”. Vợ chồng tôi quyết định cho cháu học một nghề.
Và vì có quen biết một ông chủ tiệm may nên gởI cháu đi học nghề thợ may. Ông này, vì
có con đang học Y Khoa nên nói đùa “thời này con BS lại đi học thợ may, còn con thợ
may thì lại đi học bác sĩ!” Đúng là cảnh đổI đờI, lộn tùng phèo!

     Đến đây để kết luận, tôi xin một lần nữa xữ dụng phần kết của bài viết “Nhà Thương ,
Nhà Chết”. Tôi đã gọi điện thoạI đến tòa soạn bào Đẹp ở Houston ngỏ hầu biết địa chỉ
tác giả là Ông Đinh Lâm Thanh để xin phép được trích vài đoạn và được trả lời là bài ấy
họ đã lấy xuống từ một website và cứ dùng không sao đâu. Cho tôi xin gởi một lời cám
ơn đến tác giả bài viết “ Nhà Thương, Nhà Chết”, và xin lổi đã không tìm được địa chỉ
người viết để xin phép trước.

     “Mỗi khi nhìn hệ thống tổ chức và chương trình Y Tế nước ngoài mà buồn cho dân
tộc mình, đã không đủ ăn đủ mặc mà ngườI dân mỗI khi đau ốm đều phảI chạy tiền làm
qua mãi lộ từ anh gác cổng, chị làm vệ sinh cho đến mấy ông bác sĩ! Bao giờ mới chấm
dứt tình trạng này để cho dân nghèo được hưởng  những cái tối thiểu mà nhà cầm quyền
có bổn phận và trách nhiệm với dân chúng? Thật đau đớn cho dân tộc Việt Nam tôi.

     Bệnh Viện là nơi thể hiện tình thương, nhưng tại Việt nam dưới chế độ CS, ở đây
không có tình người mà chính là chổ mua bán, cắt cổ, rút ruột người nghèo. Như vậy ở
đây chẳng còn gì để gọi là “Nhà Thương” nữa mà phải đổi thành “ Nhà Ghét” thì mới
đúng.  Đinh Lâm Thanh.”

Lê Bá Dũng , Houston  August 2007.

 
 
Copyright 2007. ykhoahuehaingoai. All rights reserved