Một Phút Trong Đời Người

 
 

Tôn Thất Hứa

- Hello, xin phép nói chuyện với bác sỉ Nguyễn Văn X….để lấy giờ hẹn….
Bên kia đầu giây điện thoại, giọng nguời tiếp viên thỏ thẻ :
- Xin ông chờ một phút.
Tiếng nhạc kêu thanh thoát, một điệu nhạc nhè nhẹ không phải nhạc “mít” thân yêu mà những bản nhạc Tây phương quen thuộc, giật gân làm ưỡn cả mình ra. Lặng mình trong mơ mộng triền miên, im lặng với niềm vui là sẽ đuợc tiếp chuyện với nguời thân thương hoặc là bực bội vì thời gian quá giới hạn, không thể chờ đợi trong một phút, dù là một phút quá ngắn ngủi.
Bao nhiêu chuyện xảy ra trên thế giới, trên quê hương Việt nam thân yêu, trong vũ trụ bao la và .. các bạn cùng tôi tìm cho được những con số để xác định tất cả những biến chuyển thờì cuộc và những bất ngờ sẽ xảy đến trong sáu mươi giây của cuộc đời.
Tôi cứ nhớ những ngày còn ăn học bậc Tiểu và Trung ở Huế, những buổi chiều cuối tuần nằm nghe tuờng thuật những trận đá banh gay cấn của ký giả Huyền Vũ trên đài phát thanh Sài Gòn… trái banh đang luẩn quẩn truớc vòng cấm của Tổng Tham Mưu, của hội tuyển AJS hay của Sư Đoàn 1 Bộ Binh kiêu hùng… thủ môn Rạng đã chận đứng cú sút ngàn cân cứu vãn không để lọt màng luới vào phút chót của cuộc tranh giải vô địch Việt Nam hay trung phong Ngôn đã chọc thủng hàng hậu vệ địch và gỡ huề cho đội nhà vào phút 60 của trận đấu (mỗi trận 2 hiệp, mỗi hiệp 30 phút). Cũng đã nửa thế kỷ trôi qua, bao tháng ngày lót trải trong đời nguời, tôi không biết ký giả lão thành Huyền Vũ hiện lưu lạc phương trời nào nhưng cái giọng Nam truyền thanh êm ái cứ rót vào tai tôi mãi trong giờ phút này… tôi đang mơ tưởng sống lại những ngày còn ở quê hương thân yêu.
Cũng vào năm 1978 đoàn tuyển thủ CHLB Tây Đức bị đội bóng quốc gia Hung Gia Lợi dẫn truớc 1- 0, mà vào phút 90 (mỗi hiệp kéo dài 45 phút) nghĩa là phút giây cuối cùng của cuộc tranh giải đã nhờ cú phạt góc gỡ huề để rồi thắng trận sau khi trận đấu kéo dài thêm mỗi lần 15 phút; đội tuyển CHLB Đức trở thành vô địch Châu Âu và 2 năm sau đó vô địch thế giới 1980. Đoàn tuyển thủ CHLB Tây Đức đã đưa đội bóng lên vinh quang trong những tích tắc cuối cùng cuộc thi đua với quả bóng da. Có khi nào bạn chạy đua với kim đồng hồ để kịp chuyến tàu bay sắp cất cánh hay chuyến xe lửa sắp rời nhà ga chưa? Trong cuộc thi chạy nuớc rút với cặp chân rã rời cộng thêm hành lý nặng nề, các bạn chỉ mong đồng hồ đeo trên tay bạn chạy nhanh hơn giờ quốc tế GMT một chút xíu thôi để kịp chuyến khởi hành. Bạn đã vắt giò lên cổ với một tốc độ kinh hoàng cho kịp chuyến đi, bạn đã đứng truớc sân ga kịp giờ nhưng … con tàu đến trễ!!! Thương thay cho cặp giò còn phải đấm bóp tối hôm đó.
Bạn đã có thì giờ ngồi truớc máy truyền hình hay tận mắt bạn thấy cuộc chạy đua 100 thuớc chưa? “ Sẵn sàng … Pằng!!” nguời ta không đếm phút nữa mà nguời ta tính bằng “Sao”, tức là chỉ bằng 1/100 phút. Thời gian một phút vẫn còn quá dài, so với những tay đua chạy nuớc rút hay với anh hùng ngựa sắt. Bạn đang đứng truớc ngã tư đuờng chờ đèn đỏ chớp xanh để có thể kịp đến nơi hẹn với nguời yêu với một trạng thái xao xuyến, qủa tim đập thình thịch. Ôi chao từ đỏ sang xanh sao mà lâu quá, thật vậy thời gian tâm linh nó chạy thật quá nhanh so với giờ giấc của vũ trụ.Vâng, chỉ một phút thôi hay nói rõ hơn nữa là 60 giây và một ngày như vậy có đến 1440 lần.
Trong phút giây vừa qua, nguời ta gặt được bốn mươi lăm tấn đậu phụng, đúng hơn nữa là hai trăm năm hai kí lô sau khi đã lột vỏ, đã cho ra lò chín tấn chocolat, sáu mươi mốt ngàn lít ruợu nho (không kể số luợng Ba xị đế, Mai Quế Lộ, Saké hay ruợu nếp…), hai trăm muời ngàn lít bia (chỉ riêng Đức thôi, đại diện với trên 1500 hãng bia khác nhau), một đàn dương cầm, một trăm sáu mươi lăm ngàn chiếc xe đạp, muời ngàn vớ đàn bà, hai ngàn năm trăm sáu hai quần lót và áo chemise, sáu mươi hai chiếc xe hơi, hai mươi sáu xe tải hạng nặng, một trăm sáu mươi tám máy truyền hình, hai trăm tám mươi bảy máy truyền thanh, bảy ngàn chín trăm ba lăm đôi giày, ba muoi bốn máy may, tám mươi bốn máy giặt, một trăm hai mươi sáu máy điện thoại, hai ngàn không trăm bốn mưoi tấn xi măng.
Nhân loại đã tiêu thụ những muời chín Gigawatt giờ điện, sáu ngàn một trăm chín chục tấn than, đã khai thác đuợc ba phẩy năm ki lô vàng, hai mươi bảy tấn bạc, một trăm hai mươi mốt tấn bột mì, mười bốn tấn bơ, hai muoi mốt tấn Margarine, năm trăm muời lăm tấn khoai tây, bảy mươi hai tấn lúa mạch, chín trăm bảy mươi mốt tấn lúa mì, chín trăm ba mươi mốt tấn gạo ….khỏi cần đếm nữa, chừng này cũng đủ trong một phút đọc lên những con số đuợc loài người tiêu thụ và đào thải. Tuy nhiên chúng ta nên kể thêm trong lúc này đa có những 11 tấn cà phê, 4 tấn ca cao, 13 tấn thuốc lá hay nói cho rõ hon là 21.000 điếu xì gà, cộng với 10.000.000 điếu thuốc lá. Tuởng nên kể vào đó 7.100.000 cái trứng gà được đẻ ra… 77 tấn cá và 314 tấn thịt, tất cả sửa soạn cho cái bao tử của nhân loại. Cung cấp năng luợng cho cuộc sống văn minh hay thô sơ đã có 5527 tấn dầu đã đuợc bơm lên; lượng dầu đang dự trữ trong các giếng uớc chừng sẽ đuợc tiêu sạch trong 20.500.000 phút để kết thúc thời đại dầu xăng, dầu hỏa. 4100 tấn dầu hôi với ét xăng và dầu cặn đã đuợc đốt cháy. Chưa hết, 88193 nguời đang cãi nhau: cãi nhau trong công sở, cãi nhau vì hợp đồng thuê muớn không đuợc gia hạn, cãi nhau vì công ăn việc làm không vừa ý. Trong thời gian 1 phút qua đã có 16 máy đánh chữ, 13000 bút chì và bút mực sửa soạn cho những bức thư tình lâm ly hay những cuộc bút chiến gay cấn. Các nhà sản xuất đã cung cấp 159,4 tấn giấy trắng, giấy báo và 1400 tiểu thuyết dày đã đuợc nhà xuất bản phát hành dựng lên những mối tình éo le, gay cấn như truyện trinh thám OSS 117, bác si Zhivago. Làm tỉnh táo tinh thần thức đêm để gạo bài, kích thích tuần hoàn hay làm lợi tiểu hoặc vì thói quen hằng ngày, 1.600.000 tách cà phê đã thấm dần qua màng bao tử.
Trong phút giây này có ít nhất 17.000.000 nguời đang theo dõi 87.810 đài phát hình khác nhau, nói đúng ra nếu mỗi nguời chỉ thuởng thức chương trình chỉ ½ giờ thì cũng đã có 736.000.000 nguời hay 1.472.000.000 con mắt đang chăm chú vào màn hình để xem tin tức, theo dõi tình hình hay những tin giựt gân. Cọng vào đó 3.200.000 nguời đang xếp hàng xem chớp bóng và có 18,5 thuớc phim vừa đuợc nối ráp xong. Tính lại bao nhiêu con mắt đang chăm chú tìm lạc thú nhãn quan bằng những hình ảnh đồi trụy hoang dâm, những chương trình giảng dạy giá trị, những trận tranh giải đuợc truyền trực tiếp qua hệ thống truyền hình tân tiến.
Dù no hay đói, dù ở trời Đông hay trời Tây, tóc của cơ thể con nguời vẫn dài ra, các bạn thử tính xem bao nhiêu thuớc tóc đã đuợc tém gọn cắt bớt bởi những tay hớt tóc chuyên môn? 1,1 km tóc đã đuợc mọc ra trong 60 giây vừa qua. Cuộc sống xoay quần mà quả đất cũng xoay liên tu bất tận, nó đã di chuyển 178,6 km trong quỹ đạo chạy chung qanh mặt trời cọng vào vận tốc quay của trục quả đất, các hãng hàng không dân sự đang di chuyển trong khoảng không gian của bầu trời 25.000 km để mang hành khách hàng hóa đến bốn phương trời.

Chúng ta đừng quên sự đóng góp của giới ăn nhậu vào cuộc sống hàng ngày. Họ ăn, uống, ụa mửa, đại, trung và tiểu tiện lung tung. Họ bài tiết vô trật tự trong các nhà vệ sinh công cọng hay tư gia 4.100.000 lít nuớc tiểu đã đuợc những qủa thận thải ra, nốc vào bao tử 3.900.000 lít dung dịch gồm có ruợu, trong đó có 210.000 lít bia. Bợm nhậu cứ gia tăng mãi số luợng tiêu thụ, vào năm 1950 tính trung bình ở Đức mỗi đầu nguời đã uống 38 lít/năm dung dịch chứa chất ruợu, 30 năm sau tức là 1980 số luợng đã tăng 145 lít/năm. Con ma men theo đã tiến hóa của tư bản cứ trèo thang mãi. Tiểu bang Bayern Đức quốc với 1200 hãng bia khác nhau, số tiêu thụ bia ở đây là cao nhất ở nuớc Đức. Tửu luợng trung bình mỗi nguời dân Bayern đuợc tính 300lít/năm. Tuởng cũng nhấn mạnh thêm nơi đây con ngươi mang đầy tinh thần quốc gia, nơi chống đối nguời ngoại quốc mọi sắc tộc đã sinh ra cảnh nhớ thương quê hương xa vời ngàn dặm. Cũng may nơi đây chưa xảy ra cảnh giết chóc, đốt cháy hay hành hạ nguời ngoại quốc như phía  Đông hay vùng miền Bắc Đức tạo cảnh nhớ nhung và xót xa thân phận bọt bèo, để quên kiếp nguời tha hương họ muốn quên sự đời với con ma men. Cảnh thương nuớc nhớ nhà đã ảnh huởng đến tửu luợng hàng ngày của kẻ sống xa quê.

Nguời viễn xứ mềm môi với rượu nhạt
Khách ly hương dào dạt nỗi nhớ mong

Theo bảng tuờng trình của Bộ Y Tế CHLB Đức, nếu như nguời đân Đức không ruợu chè be bét, không thuốc lá phì phèo thì có những 1/3 bệnh viện phải đóng cửa vì không có những bệnh hoạn do sự phung phí sức khỏe gây nên. Tổng số bệnh viện toàn nuớc Đức là 4500.
Thống kê của hiệp hội Y sỹ Đức vào năm 1991 dã có 298.000 nguời thầy thuốc đang hành nghề tại các bệnh viện công tư, ở các phòng mạch, kể vào đó có 53.600 nguời thầy thuốc Đức chính gốc đã thất nghiếp. Nguời thầy thuốc ngoại quốc sau khi hoàn thành đầy đủ giáo dục Y khoa tại Đức phải trở về nguyên quán hành nghề, không đuợc phép theo học những chuyên khoa cần thiết cho đất nuớc của chính mình. Con số thất nghiệp gia tăng vùn vụt khắp mọi noi trên thế giới, khó mà chận đứng đuợc hữu hiệu, cọng vào thêm 1/3 tổng số các bệnh viện thật sự phải đóng của thì con số nguời thầy thuốc thất nghiếp sẽ tăng lên một cách rùng rợn.
Thống kê của bộ Y Tế Việt nam cho biết số lượng bác sĩ tốt nghiệp hằng năm qua 3 hệ thống nhập học khác nhau: Hệ chính quy, hệ hợp đồng, hệ chuyên tu tại các truờng Đại Học Y tại:
1.Miền Bắc
-Trường Y Hà Nội
-Trường Y Bắc Thái 
-Trường Y Thái Bình
-Trường Y Hải Phòng (là phân hiệu của truờng Y Hà Nội)
đào tạo hàng năm khoảng 800 nguời thầy thuốc
2.Miền Trung
-Trường Y Huế
-Trường Y Tây Nguyên ( là phân hiệu của truờng Y Huế)
đào tạo hàng năm khoảng 300 nguời thầy thuốc
3.Miền Nam
-Trường Y Sài Gòn, đặc biệt ở đây tổng hợp của 3 phân khoa Y, Nha và Dược
-Trường Y Cần Thơ ( là một phân hiệu của trường Y Sài Gòn)
đào tạo hàng năm khoảng 800 nguời thầy thuốc. Một điều chắc chắn mà chưa duợc phổ biến trên báo chí là tại Việt-Nam đã có nhiều thầy thuốc thất nghiệp.

Để hưởng thụ cuộc đời hay tránh sự ồn ào của cuộc sống bụi bặm, trong khoảng thời gian này đã có 649 nguời buớc váo khách sạn khắp nơi trên thế giới để tìm yên tĩnh sau một cuộc hành trình dài, mang khoái lạc cho nhau. Tại Nhật bản phảỉ sống trong những căn nhà chật hẹp, những cặp vợ chống son phải mang nhau vào những khách sạn sang trọng để trả nợ chăn chiếu. Để kỷ niệm những phút cụp lạc, họ còn ghi lại qua băng nhựa. Chẳng may đã có lần nguời chồng mang tình nhân vào ngay căn phòng mà nguời vợ tay ấp tay bồng của mình truớc đó đã du hí với nguời đàn ông khác. Sướng quá sau cuộc vui dánh cờ người , nguời vợ đã quên lấy băng nhựa ra. Ông ăn chả, bà ăn nem !!! Một con số ly dị đến lúc này chưa đuợc xác định một cách chính xác là bao nhiêu cho một tíc tắc đồng hồ. Tại Đức nguời ta tính có đến 30% cặp vợ chồng đã bỏ nhau sau năm tháng ôm ấp chăn gối với nhau. Phát triển kỹ nghệ lại phát động chương trình vợ bỏ chồng, cha xa con vì không đồng ý trong cuộc sống dầu sôi lửa đỏ. Với sự giáo dục cổ truyền Việt nam và căn bản gia đình đã mang lại cho nguời Việt thuần túy nhiều đầm ấm hạnh phúc hơn.
Dựa theo thống kê chính thức và chính xác thì đang có 120.000 cặp đang làm tình với nhau, kết quả là có nhiều bào thai đã hình thành nhưng chỉ có 272 trẻ sơ sinh chào đời khi kinh nguyệt các bà đúng 28 ngày (để tính đúng phương pháp Ogino-Knaus). Số sinh dĩ nhiên sẽ nhỏ hơn với luợng tuợng hình bào thai, chẳng qua con nguời muốn khoái lạc thú xác thịt nhưng không muốn mang nặng nợ gia đinh, hoặc chẳng may vì phải mang bầu trong tình trạng sức khỏe không đuợc tốt đẹp (lý do y khoa). Hà Lan đuợc xem là nơi phá thai lý tuởng cho những thiếu nữ chưa đến lúc muốn có con mọn, cho những thiếu phụ ngoại tình mà kinh nguyệt trồi sụt bất tử hoặc các ông cố tình hay quên không mang theo “áo mua” để tận huởng cho được tột đỉnh của dục vọng. Chính tại nơi đây trong lần thăm viếng của Đức Giáo Hoàng vừa qua đã có những thành phần bất hảo chống đối quyết định của Tòa Thánh La Mã về sự phá thai bừa bãi đã ném cà chua  trứng thối vào Đức Thánh Cha.
Đạo luật 218 ở Đức đã mở cửa công khai cho những mối tình vụng trộm, những lạc thú dục vọng bừa bãi hay những cuộc truy hoan không cần phải suy nghỉ đến những gì sắp xảy ra. Đông Đức có tỷ lệ phá thai rất cao so với Tây Đức sau ngày thống nhất. Cũng nên tính vào 120.000 cặp đang làm tình còn có thêm 141.000  cặp đồng tính luyến ái đang lăn lộn mơn trớn với nhau, hay cố mang đến cho nhau những phút hoan lạc triền miên.
Khôn một giờ, dại một phút
Chưa hết, có những cô nàng còn trẻ, những bà mệnh phụ ăn vụng chồng hay kiếm cách cho chồng mọc sừng chưa đuợc kèm vào đó những thiếu nữ còn non dại chỉ vì nghe lời dụ dỗ của những Casanova thời đại mới, trong phút giây tích tắc họ đã sa ngã vào luới tình và âm mưu. Còn trong các lầu xanh, nơi bán nguời để nuôi thân, bán trôn nuôi miệng hoặc là nơi tập trung của sự đòi hỏi tình dục quá đáng của các kỹ nữ. Con số 120.000 chỉ đuợc tính trong nhóm nguời trong lứa tuổi từ 15 đến 64 và cứ mỗi lần trong tuần chỉ đuợc phép 2 lần tiêu khiển thú tình dục vì thời giờ eo hẹp, vì công việc đa đoan hay kế hoạch gia đình đã  được sửa soạn. 483 lít tinh dịch đã được xịt ra, 39. 344 trứng đủ khả năng thụ thai.
Kèm theo hoan lạc của cuộc đời, bệnh tật cũng bành truớng theo, mang lại cảnh đau khổ đúng như Phật đã dạy trên hơn 2000 năm qua, một diễn tiến bất di bất dịch: Sinh, Lão, Bệnh, Tử. Tính trung bình cứ trong 1 phút có 24 tai nạn nghề nghiệp, 3 nguời đã nhiễm vi trùng AIDS đang còn trong thời kỳ vô phương cứu chữa (tính theo độ gia tăng hiện tại), 18 nguời bị Buớu cổ (Goitre), 12 nguời đang có mòi ung thư, 600 gram Heroin cọng vào 4,8 kg Cocain đã sẳn sàng dâng hiến cho giới nghiện ngập ma túy tiêu dùng để phá hoại cuộc đời theo tiếng gọi tiên ông, sống trong cảnh đi mây về gió. Hiện tại nhân loại đã có 21 triệu nguời mắc bệnh tâm thần (Schizophrenic) số nguời bệnh cứ tăng dần vì mỗi phút qua mang thêm một bệnh nhân vào tống số đã ghi nhận.
Sinh ký tử quy, cổ nhân đã dạy. Theo đúng tỷ lệ hiện hành của số sinh tử là 2,7 thì trong phút qua đã có 100 nguời về với tổ tiên, một con số thật đáng bi quan và đau buồn là 1/3 số trẻ con sơ sinh tật nguyền hay phát triển não bộ không đuợc bình thuờng. 1/2 trẻ con tật nguyền trên thì đã phải mù lòa suốt đời vì thiếu sinh tố A. Trong thế kỷ hiện tại bao nhiêu nuớc tư bản đổ hàng tấn thực phẩm xuống biển để cân bằng cán cân chi tiêu hay duy trì giá cả thị truờng, vẫn có những nuớc thuộc thế giới thứ 3 lại thiếu ăn thiếu uống.
Bạn có biết không? Cơ thể chỉ đòi hỏi 0,0020833 mg sinh tố A trong 1 phút thôi, con số quá sức nhỏ mà vẫn có những con ma đói lang thang trong đuờng phố, hụp lặn trong các đống rác để kiếm những hạt cơm rơi. Chúng chén canh thừa so với cuộc sống thừa thãi của giới tư bản đang chìm đắm trong thế giới hoan lạc ruợu chè be bét phung phí sức khỏe. No quá cũng bệnh mà đói quá cũng sinh tật. Thảm thưong thay, đau đớn hơn nữa cùng lúc đó đã có 28 trẻ con chết vì thiếu dinh duỡng.
Tháng 5 năm 1961 bức tường sắt Bá linh đã đuợc xây lên trong lữa đỏ căm thù, để ngăn chận hai ý thức hệ chính trị chống đối nhau. Truớc bức tường ô nhục này, vào mùa Hè năm 1989, lãnh tụ M.Gorbaschov đã tuyên bố:

Wer zu spät kommt, den bestraft das Leben.La vie condamne celui qui arrive trop tard Kẻ nào đến trễ, kẻ ấy sẽ bị cuộc đời trừng phạt

Chỉ một thời gian ngắn sau, vào ngày 9 tháng 11 năm 1989 bức tường đuợc vinh danh cho thiên đuờng Đông Đức lại đuợc chính những con nguời tạo dựng ra hay cho con cháu của chính họ trong uất hận, đầy niềm tin cho tương lai huy hoàng nổi lên đập phá tan tành, mở mang cho ngày kết hợp sau gần 30 năm chứng kiến cảnh máu chảy thịt rơi của những con nguời can đảm muốn vuợt bức tuờng tìm ánh sáng và hơi thở tự do.
Sự thống nhất nuớc Đức ngày 3 tháng 10 năm 1990 đã tạo nên cảnh tỵ nạn kinh tế thật sự của nó bắt nguồn từ các quốc gia trong khối Đông Âu truớc đây (Ba lan, Tiệp khắc, Hung gia Lợi, Lỗ Ma Ni, Bảo Gia Lợi… và ngay cả Nga Sô) đã tràn qua các nuớc Tây Âu kiếm ăn một cách thảm thương. Nguời dân của thiên đàng Đông Đức cũng mạnh dạn bỏ ra đi không tiếc thương sang Tây Đức để kiếm công ăn việc làm. Nguời dân thuộc khối Đông Âu và các quốc gia chậm tiến nhanh chân đến thế chỗ trong xứ Đông Đức nghèo nàn lạc hậu nâng tổng số nguời xin tỵ nạn chính trị cũng như kinh tế hàng năm tại Đức lên 400.000 nguời. Ngoài con số đến không chính thức, chính phủ Đức còn nhận thêm một con số đáng kể gồm có những nguời Nga, Ba lan… thiếu thốn hồi hưong trở về quê cha đất tổ nếu tất cả những nguời này chứng minh đuợc có dòng máu Đức trong nguời bằng mọi hình thức. Được chú trọng hơn hết là gia phả còn được lưu giữ. Thống kê cũng cho biết 25% nguời Hoa Kỳ là gốc Đức, một con số khá lớn, và một lần nào đó nguời dân Hoa Kỳ đi bỏ phiếu chọn lựa ngôn ngữ chính thức cho quốc gia thì số phiếu chọn tiếng Anh chỉ hơn số phiếu chọn tiếng Đức có vài phiếu. Người Mỹ gốc German này đã quên dòng máu tóc vàng mắt xanh, họ đã vui vầy no ấm với Hot Dog hay Hamburger. Đất lành chim đậu.
Các kinh tế gia Đức kêu ầm lên là cứ mỗi phút lại có nguời xin tỵ nạn ở Đức, nguời dân Tây Đức đã mạnh dạn nói lên ý của mình: Hỡi bức tuờng Bá Linh đã sụp đổ, các nguời có quyền xây cao lên nữa, càng cao càng tốt để stop hẳn hàng hàng lớp lớp nguời xin tỵ nạn kinh tế, để chấm dứt cuốc sống tăm tối ngày càng khó khăn tại nuớc CHLB Đức nói riêng và Châu Âu nói chung. Cộng đồng nguời Việt ở Hải ngoại đã nhiều lần khẳng định thuyền nhân Việt Nam không thể bị chụp mũ tất cả là tị nạn kinh tế. Họ ra đi với một lý do đúng đắn hơn, nhiều suy nghĩ. Họ đã mất quê hương, bỏ phiếu cho tự do công bằng với mạng sống,  rời bỏ nơi chôn nhau cắt rốn để ngậm ngùi tiếc thương như cụ Nguyễn Du đã thở than:

Thôi con còn nói chi con
Sống nhờ đất khách, chết nơi quê nguời

Tuy nhiên cũng không cần tính cho lâu dài, nếu ngay trong giờ phút này tất cả nguời dân Trung Hoa trèo lên độ cao 1 thuớc, và cùng một lúc những ông trời con nhảy ầm xuống đất, theo sự xác định của các chuyên gia thì quả đất không thể chịu đựng thêm một giây nữa. Quả đất sẽ tan tành như một cuộc chiến nguyên tử. Ngày tận thế đã đến như tôi đã học trong những giờ Kinh Nghiã tại truờng Bình Linh ở những năm tiểu và trung học. Các con chiên trình diện truớc Chúa Ba Ngôi để đuợc một phán quyết vĩnh viễn. Thế giới không còn ốm đau đói khát, không hờn giận nhớ thương. Cảnh hỷ nộ ái lạc sẽ tan vào không gian chấm dứt cuộc sống trên quả đất này. Nguời dân Trung hoa đã giúp cho thế giới chỉ trong tích tắc giải quyết tất cả mọi sân si cuộc đời. Cuộc sống theo nhà Phật chỉ là vô thuờng vô ngã, ngoài cảnh giành giựt miếng cơm manh áo, còn cảnh Sinh, Lão, Bệnh, Tử. Ánh đạo vàng của Đức Thích Ca Mâu Ni cũng chưa soi sáng nổi cho những con nguời còn vương vấn bụi trần. Ngài đã sinh ra trên nhung lụa, từ bỏ cung điện nhà vua, xa lìa cảnh giàu sang phú quý để tìm cho chúng sinh ánh đạo vàng, mang cho nhân loại hiểu thế nào là cõi Niết Bàn, cõi sắc sắc không không.
Cũng tuởng nên nhắc thêm nơi đây là bảng thống kê này đã được góp nhặt của rất nhiều thống kê khác nhau đang phát hành trên thế giới. Thời gian kể từ khi gởi thư xin cho đến khi đuợc trả lời đã kéo dài khá lâu mặc dù câu hỏi thật đơn giản “con số sản xuất, tiêu thụ … trong một phút”. Mặc dù biết là những con số đã thay đổi nhiều lắm rồi, cũ nhất là con số tìm đuợc năm 1985 và mới nhất chỉ có vài ngày, tuy nhiên tuởng nghĩ không thể giúp các bạn “chia vui một vài trống canh” nhưng mang đến đuợc 4 phút ngắn ngủi để tìm hiểu đuợc những thay đổi trong phút giây qua.
Vào năm 1850, Flaubert trong cuốn tự điển đã định nghĩa danh từ “Minute” như sau : một phút chính con nguời cũng không biết một phút dài bao nhiêu.
4000 năm văn hiến nuớc nhà đã trải qua bao nhiêu phút rồi, tháng 4 năm 1975 cho đến bây giờ đã đếm đuợc bao nhiêu phút. Ngạn ngữ Đức đã viết : “wer die Minute nicht ehrt, ist der Stunde nicht wert” tạm dịch là: “Nếu ai không lợi dụng đuợc một phút, thì cả một giờ cũng vô ích”
Các bạn đã để một phút nào hướng về quê hương Việt Nam thân yêu chưa? Các bạn đã để bao nhiêu giây cầu xin cho con dân Việt trong nuớc cũng như đang hiện ở hải ngoại được huởng an lành, cùng một ngày nào đó tay trong tay xây dựng lại đất nuớc và đưa tổ quốc Việt Nam lên đài vinh quang sáng lạn.
Khỏi cần đến “ba vạn sáu ngàn ngày…” xin mỗi chúng ta một phút thôi hay 60 giây đồng hồ để tái tạo lại quê hương Việt-Nam.
“ Các bạn đừng hỏi tổ quốc đã làm gì cho các bạn, mà thử hỏi các bạn đã đóng góp gì cho tổ quốc hay chưa?”

 

line light

Statistical Yearbook 1985/1986 35th issue United Nations, New York 1988World Statistics in Brief, New York 1989
World Heath Statistical Annual 1987/1988 WHO, Genf 1987/1988
World Heath Statistic, quaterly 1987/1988
Comprehensive Medicinal Chemistry Vol 1. General Principles Hausch, C. Pergamon Press
Spitzeorganisation der Filmwirtschaft
Yearbook of Labour Statistics Ilo, Genf
Industrial Statistics Yearbook, United Nations, Nwe York 1986
International Civil Aviation Organisation Icao, Montreal
FAO Yearbook: Fishery Statistics FAO, Rom
Labhart, Alexis: Klinik der inneren Sekretion, Springler Berlin New York 1987
Bundeskriminalamt
Deutscher Brauer-Bund + Deutscher Kaffe Verband
Handbook of Human factor, John Wiley & Sons , Nwe York 1987
World Military Expenditures and Arms Transfer1987
US Arms Control and Disarmament Agency, Daniel Gallik Editor, Washington DC 1987
Zur Situation der Kinder in der Welt, UNICEF 1990
Statistisches Jahrbuch für des Ausland 1990
Statistisches Bundesamt, Bundespostministerium, Bundesforschungsanstalt für Forst und Holwirtschaft, Mineralölwirtschaftverband E.V

 

 
 
Copyright 2007. ykhoahuehaingoai. All rights reserved