Con muỗi giết người (muỗi Anopheles)

 
 

 

Sốt rét rừng là căn bệnh của người nghèo. Bệnh bành trướng mạnh mẽ khi muỗi Anopheles được nuôi dưỡng no nê bằng hút máu động vật có vú và những nơi mà con người thiếu điều kiện chăm sóc sức khoẻ. Chỉ cần một cái mùng có tẩm thuốc chống sâu bọ rất đơn giản là đã có thể cứu được nhiều sinh mạng.
(Dr. Tôn-Thất Hứa)

Cặp cánh quạt phe phẩy với nhịp độ 400 Hertz là khi muỗi xáp gần gần con mồi rồi nhẹ nhàng đáp xuống để xin tí huyết. Cặp cánh đập nhanh hơn ba lần gấp bội - với 1200 muoi0Hertz, là thời điểm muỗi cái và muỗi đực đang giao phối để duy trì dòng giống hút máu giết người. Để cho việc phát triển trứng được tốt đẹp, thức ăn hàng ngày của muỗi cái bắt buộc phải có nhiều chất đạm (Eiweiß): nguồn chất đạm là máu của loại động vật có vú. Vấn đề ăn uống rất giản dị vì muỗi cái có thể sống bằng máu hút từ chuột, bò, người… Mỗi khi vòi muỗi đâm sâu vào thịt, thường thường muỗi rình lúc con mồi đang ngủ thì hút máu no nê cùng lúc chuyền vào dòng máu của nạn nhân  ký sinh trùng sinh bệnh sốt rét rừng đã có sẳn; nơi đây ký sinh trùng sốt rét xâm nhập vào hồng huyết cầu để sinh sản và giai đoạn kế tiếp sau đó là hồng huyết cầu bị nhiễm sẽ bị vỡ tung ra, trong máu lại chứa một nhóm ký sinh trùng mới. Sự tan vỡ hàng loạt hồng huyết cầu đưa đến cơn sốt.

Có 4 loại ký sinh trùng:

1- Plasmodium falciparum – nhóm ký sinh trùng này nguy hiểm nhất, phát triển mạnh tại Việt Nam chiếm trên 70 %, tiếng Việt là sốt rét cách nhật – một ngày nghỉ một ngày lên cơn sốt. Bệnh nhân bị suy tuần hoàn, choáng (schock), phù phổi cấp và mất chức năng 2 quả thận, suy nhược cơ thể nguy cấp và con bệnh chết rất nhanh. Có những trường hợp thoát được lưỡi hái của tử thần, nhưng một khi bệnh tái phát thì cũng rất trầm trọng.

2- Plasmodium vivax (có mặt trên khắp địa cầu),

3- Plasmodium ovale (miền tây Phi châu) – hai ký sinh trùng (2) và (3) này cứ 48 giờ thì lên cơn sốt và

4- Plasmodium malariae cứ 72 giờ lại lên cơn sốt. Nhóm này rất hiếm hoi.

Theo thống kê của của WHO – Weltgesundheitsorganisation – World Health Organisation – Tổ chức Y tế Thế giới – hàng năm có đến 600 triệu người vướng phải bệnh sốt rét rừng. Số người chết từ 1 đến 3 triệu, phần nhiều là trẻ em và người lớn tuổi mà khả năng đề kháng yếu. Họ là những sinh vật tế thần của bệnh sốt rét rừng – Malaria (mal: xấu, aria: khí) sinh sống ở vùng đầm lầy nước đọng. 87% số bệnh được tìm thấy ở Phi châu nơi mà cuộc sống rất nghèo nàn và thiếu vệ sinh, nhà tranh vách đất.

Người Đức rất thích đi du lịch, hàng năm có đến 8 triệu người đi ta bà khắp năm châu bốn biển. Họ đến những nơi được ghi nhận là có nhiều mầm của các loại bệnh vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới. Theo bảng thống kê Viện Robert-Koch-Institut ngày 01.03.2009: trong năm 2008 chỉ có 547 trường hợp vướng bệnh sốt rét trong số có 2 người chết (0,4%): 1 bà 63 tuổi về từ Kenia, 1 người đàn ông gốc Đức hồi hương 61 tuổi về từ Gahna.

Tổng số trường hợp được chia ra:

1- Phi châu chiếm đa số với 88% gồm có: Nigeria: 69; Ghana: 56; Togo: 45; Kamerun: 37; Elfenbeinküste: 20..v.v….
2- Vùng Đông Nam Á có một số lượng ít hơn: Thái Lan: 04; Nam Dương: 03; Cambuchia: 02; Mã Lai: 01 và… v..v…….

So sánh với những năm trước đây cho thấy số người mắc bệnh giảm rõ rệt, dịch vụ y tế Đức đã đạt được một thành công rất khích lệ nhờ:

- Sự hướng dẫn tận tuỵ các thầy thuốc gia đình,
- Người dân học được cách đề phòng và đã được khuyến cáo cách xử dụng thuốc ngừa trước khi xuất hành và uống suốt cuộc hành trình.

Dân chúng sống trong vùng có muỗi sốt rét không thể uống thuốc trọn đời vì tốn kém và cũng vì hậu quả tai hại do thuốc gây nên. Một cách phòng ngừa bệnh rất giản dị mà hữu hiệu là ngủ trong mùng đã được tẩm thuốc chống sâu bọ là: trên đường hút máu muỗi sẽ ngã quay ra chết ngay khi bám vào mùng.

Tám quốc gia kỹ nghệ, sau lần nhóm họp vào năm 2002, đã bỏ ra một ngân khoản lớn để lập nên một “Tổ Chức Thế Giới bài trừ Aids, sốt rét và lao phổi – Globale Fonds zur Bekämpfung von Aids, Malaria und Tuberkulose.” Hội từ thiện “Bill-und-Melinda-Gates- Stiftung” cũng đã đóng góp thêm 35 triệu Euro.

Mùng tẩm thuốc chống sâu bọ được phân phát miễn phí đã mang đến nhiều kết quả rất khích lệ: số bệnh nhân giảm nhanh tại nhiều nước hay một vài nơi chỉ có giảm tương đối. Một điểm ghi nhân nơi đây: dân chúng của một vài bộ lạc châu Phi không chịu ngủ trong mùng, họ cảm thấy tù túng ngộp thở với một khối không gian quá chật hẹp. Ngân quỹ của Tổ Chức cũng giảm theo thời gian, dần dà mùng chỉ cấp phát cho đàn bà có thai và trẻ em dưới 5 tuổi.

Có đến 300 người chết hàng ngày do bệnh sốt rét tại nước Uganda. Để quét sạch nhóm muỗi Anopheles chính phủ cho lệnh xịt thuốc trừ muỗi DDT.

Các nước Sambia, Mosambik, Swasiland cũng đang bị bệnh sốt rét hoành hành. Theo các chuyên gia bệnh nhiệt đới thì DDT có đủ khả năng làm giảm số tử vong, nhưng chủ trương của 3 chính phủ trên nhất định không cho sử dụng thuốc DDT vì sợ biến chứng của thuốc là sẽ gây nên nhiều loại bệnh ung thư.

Đây vẫn còn là một câu hỏi hắc búa cho các nhà khoa học hiện đại.

 

- Bài viết chỉ thu gọn dành cho du khách đến bán đảo Đông Dương-

Việt Nam
1- Muỗi truyền bệnh sống ở vùng đồng bằng nằm dưới độ cao 1500 thước;
2- Muỗi anopele tìm thấy :
- Cao nguyên Trung phần : Đà Lạt, Gia Lai và Kontum và
- 3 tỉnh của đồng bằng sông Cửu Long : Cà Mâu, Bạc Liêu và Tây Ninh.

3- Muỗi anophele không tìm thấy: tại các trung tâm thành phố, đông bằng sông Hồng, các đảo phía nam Nha Trang.

* Ký sinh gây bệnh Plasmodium falciparum chiếm trên 70% là một loại ký sinh trùng nguy hiểm, có chu trình sốt cách nhật và gây thiệt mạng rất cao.
* Thời điểm gây bệnh: suốt cả năm.

Lào
1- Nguy cơ mắc bệnh: muỗi anopheles tìm thấy trên toàn quốc nước Lào ngoại trừ thủ đô Vạn Tượng.
2- Ký sinh gây bệnh: Plasmodium falciparum chiếm đến  hơn 95%.
3- Thời điểm gây bệnh: suốt cả năm.

Cao Miên
1- Nguy hiểm nhất là vùng miền tây, biên giới Thái Lan – Cao Mên (cao điểm là thị trấn Trat).
2- Thủ đô Pnomh Penh: không tìm thấy muỗi anopheles.
3- Ký sinh trùng gây bệnh: Plasmodium falciparum 90%.
4- Thời điểm gây bệnh: suốt cả năm.

Sự sống còn của bệnh sốt rét tuỳ theo:
- Loại ký sinh trùng (có 4 loại được phân chia tuỳ theo chu kỳ lên cơn sốt) và độc tính của nó.
- Số lượng phần % muỗi chứa ký sinh trùng (muỗi Anopheles).
- Khả năng đề kháng thuốc chống bệnh sốt rét.
- Tùy theo mùa du lịch trong năm (Xuân-Hạ-Thu-Đông).
- Thời gian trú ngụ và kiểu du lịch (dạng ba lô hay có chuẩn bị như ngủ qua đêm tại khách sạn…)

Cách phòng ngừa bệnh sốt rét:    
Những phương cách phòng ngừa sốt rét dưới đây không thể bảo đảm 100%, nhưng sẽ giúp cho du khách tránh bớt được phần nào sự lây bênh.

Du khách cần phải biết :
1- Đến một vùng có ký sinh trùng gây bệnh có khả năng mắc bệnh và có thể đưa đến tử vong.
2- Ngay cả tháng sau hành trình nếu có sốt hay có những triệu chứng bệnh lý bất thường thì phải đi khám bác sĩ ngay.

Có 2 cách:
1- Tránh không để sâu bọ đốt (Expositionsprophylaxe) và
2- Uống thuốc chống sốt rét (Chemoprophylaxe).

1.1.- tránh không để sâu bọ ruồi muỗi đốt (Expositionprophylaxe): ngăn ngừa được nhiều bệnh do sâu bọ ruồi muỗi truyền sang (ví dụ: sốt xuất huyết, sốt rét rừng…) bằng cách:
- Ngủ trong mùng,
- Bôi lên da thuốc đuổi ruồi muỗi…..(ví dụ: Autan hay Nobite… bán tại các siêu thị, không cần toa thuốc),
- Áo quần màu lạt, che kín hết phần da của cẳng tay và cẳng chân,
- Sinh hoạt trong những căn phòng có máy điều hoà, cửa sổ có vỉ sắt để  chống ruồi muỗi xâm nhập,
- Thắp nhang, xông khói, cho bốc hơi các loại dầu có mùi làm ruồi muỗi  phải tránh xa, mùng màn và áo quần có tẩm thuốc giúp cho du khách ngăn ngừa muỗi khỏi đốt,
- Quan trọng nhất là ban đêm hay lúc chạng vạng tối, cao điểm để muỗi đi kiếm mồi,
- Trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ nên được che kín mùng, đó là một cách thức rất hữu hiệu cho tất cả mọi người đến thăm viếng những vùng đã có sự đề kháng với thuốc chống sốt rét.

1.2.- Uống thuốc (Chemoprophylaxe): sự tiêu xài thuốc bừa bãi đã đưa đến nạn thuốc mất hẳn hiệu lực. Đáng ngại nhất là thuốc rất công hiệu Chloroquin không còn ngăn cản được khả năng giết người, độc tố rất cao của loại ký sinh trùng Plasmodium falciparum đang có mặt tại Phi châu, miền nam sa mạc Sahara và châu thổ sông Amazona, Á châu.

Những loại thuốc như Quinin, Mefloquin… cũng dần dà bị đề kháng, tưởng cũng nên lưu ý là thuốc dùng để trị bệnh nhưng cũng có những hậu quả tác hại. Trước khi lên đường:
- nên uống thuốc cho những vùng mà bệnh đang hoành hành,
- hay mang thuốc theo dự bị “standy bay”. Trường hợp bắt đầu thấy có triệu chứng mang bệnh mà không thể gặp được bác sĩ trong vòng 24 tiếng đồng hồ để tham vấn, chỉ trong trường hợp khẩn cấp có thể uống thuốc để tự điều trị. Điểm cần chú ý là có trường hợp dị ứng “shock” thuốc.

▪ Cho đến ngày hôm nay mặc dù nhiều cố gắng, y học thế giới chưa tìm ra thuốc chủng ngừa bệnh sôt rét,

▪ Các loại thuốc trừ sốt rét và liều lượng.

Tuỳ theo nơi đến, mùa trong năm và nên tham vấn chuyên gia bệnh nhiệt đới trước khi sử dụng thuốc. Thời gian ủ bệnh thường là 5 ngày.

Triệu chứng bắt đầu mang bệnh: sốt không định kỳ giờ giấc, nhức đầu dữ dội, mỏi tay chân, run rẩy, sức khoẻ giảm nhanh...
Do đó những cơn sốt xảy ra sau 6 ngày thường thường là 10 - 12 ngày kể từ lúc bước chân vào vùng có thể lây bệnh. Loại sốt rét do ký sinh trùng Plasmodium falciparum phải nhập viện để được theo dõi ký lưỡng hầu tránh sự mất chức năng các cơ quan và bệnh nhân không cần cách ly.

Muoi3muoi4muoi5

 muoi2

 

 
 
mission | staff | researches | announcements | events
Copyright 2007. ykhoahuehaingoai. All rights reserved