Hội Ái Hữu Y Khoa Huế Hải Ngoại

 

Bài nói chuyện của Thầy Vơ Đăng Đài. Hội Ngộ YKHHN 2015

 

 

TINH THẦN ĐẠI HỌC Y KHOA HUẾ XƯA

 

 

Trước tiên tôi xin được chào mừng Đại Hội, chào mừng Quư Thầy Cô, Quư Quan khách và chào mừng Anh, Chị Em Cựu sinh viên Đại học Y khoa Huế và gia đ́nh.

 

Kính thưa Quư vị, cùng các Bạn,

 

Năm ngoái trước ngày Đại hội ở New Jersey, Anh Bs Thuận ở Texas và Anh Bs. Thương ở New Jersey điện thoại cho tôi đề nghị tôi nói một ít về Trường, nhưng tôi đă không làm được. Đầu năm nay Anh Bs Sơn, đương kim Chủ tịch của Hội lại điện thoại cho tôi cũng nhờ tôi nói một cái ǵ đó về Trường, có lẽ họ nghĩ rằng v́ tôi vào làm cho Trường ngay khi Trường mới thành lập nên chắc chắn biết nhiều về Trường. Thật ra những điều ǵ tôi biết th́ mọi người cũng đă biết, sở dĩ tôi nhận lời nói chuyện hôm nay là v́ Anh Sơn có nói: buổi nói chuyện hôm nay không phải là 1 key speech của Đại hội, không có chủ đề ǵ cả, Thầy muốn nói ǵ th́ nói. Trên tinh thần đó hôm nay tôi sẽ nói một điều mà tôi cảm nhận được sau bao nhiều năm làm việc ở Y khoa Huế, cùng chia xẻ khó khăn, vui buồn với những bạn đồng sự và nhất là với các sinh viên Y khoa, đó là cái mà tôi gọi là: Tinh thần Đại học Y khoa Huế xưa.

 

Với tuổi ngoài 80 th́ kư ức của ḿnh cũng có những hạn chế, suy tư và t́nh cảm của ḿnh cũng có thể không c̣n phù hợp với thời đại ngày nay, nên nếu có những sai lầm nào hay có những phát biểu ǵ không vừa ư xin Quư Quan khách, Quư Thầy Cô và các Bạn bỏ qua cho.

 

Hôm nay trong hội trường này, ngoài các Quan khách, các Thầy Cô, là hằng trăm người Con đă thành danh của Đại học Y khoa Huế, đại diện cho bao nhiêu Khóa sinh viên tốt nghiệp của trường, có người đă hoặc đang hành nghề y khoa ở hải ngoại và góp phần đắc lực vào sự chăm sóc sức khỏe cho hầu hết người dân trên thế giới, có người c̣n ở lại quê nhà tiếp tục phục vụ cho đồng bào ḿnh với khả năng và y đức đă được truyền đạt ở Trường, có người không có được cơ hội để trở lại nghề th́ cũng đă tạo dựng được 1 sự nghiệp vững vàng, đóng góp hữu hiệu cho quốc gia nơi ḿnh sinh sống. Tất cả không chỉ tạo dựng vững chắc cho thế hệ của ḿnh c̣n cố gắng để có những thế hệ kế tiếp thành danh.

Nếu đem cái không khí vui tươi, nhộn nhịp của ngày hôm nay, đi lùi lại hơn 54 năm mà nhớ lại ngày khai giảng đầu tiên của Trường Y khoa Huế ở tại pḥng khánh tiết cũ kỹ của Trường Luật xưa, với nhóm nhỏ giáo sư và phụ giáo người Đức và người Việt cùng với một số ít sinh viên được vào lớp một Y khoa, mới thấy được cái đoạn đường dài đầy khó khăn mà Trường đă đi qua, mới thấy cái công lao và can đảm của những người tạo dựng nên Trường cũng như nỗ lực của bao nhiêu người để giữ cho Trường được tồn tại và phát triển.

Công lao đầu tiên phải dành cho Linh mục Cao văn Luận và Bác sĩ Lê khắc Quyến, không có hai vị này th́ đă không có Đại học Y khoa Huế, rồi đến các Giáo sư người Đức, những người đă v́ lư tưởng chẳng ngại xa xôi, nguy hiểm đến một nơi không quen thuộc để dạy dỗ mà rồi thay v́ được tưởng thưởng lại phải hy sinh mạng sống của ḿnh. Kế đến là công lao các vị Khoa Trưởng đă lèo lái Trường qua những lúc vô cùng khó khăn, như Gs. Lê tấn Vĩnh không quăn mệt nhọc bay đi bay về nhiều lần Paris-Huế, Huế-Paris, nhận lănh chức vụ Khoa Trưởng đầu tiên của Trường hoàn toàn không v́ danh vọng hay quyền lợi ǵ cả, Bs. Lê khắc Quyến, một vị Thầy thuốc đày từ tâm và trách nhiệm đă bỏ hết th́ giờ cho chức vụ Quyền Khoa Trưởng Y khoa và Giám đốc Bệnh viện, Gs Lê văn Bách, được bầu ra sau một thời gian dài khủng hoảng lănh đạo từ khi TT Ngô đ́nh Diệm bị lật đổ đến hết vụ biến động miền Trung, đă nhờ vào tính t́nh điềm đạm và ḥa nhă mà duy tŕ được sự ổn định của Trường, Gs Bùi duy Tâm đưa Trường vào Sài G̣n sau biến cố Mậu Thân, giúp sinh viên học hành đầy đủ, tạo dịp cho sinh viên Huế chứng tỏ khả năng của ḿnh khi được học và làm chung với sinh viên Đại học Y khoa Sài G̣n, xóa tan sự lo sợ của Trường Y khoa Sài G̣n là sẽ có 2 lớp sinh viên tốt nghiệp cùng mang tước hiệu Bác sĩ y khoa nhưng với tŕnh độ khác nhau, mà người lo sợ nhiều nhất là Gs. Phạm biểu Tâm, nhờ đó uy tín của Trường được nâng cao, Gs Lê thanh Minh Châu đă trong thời gian ngắn nhận lănh trách nhiệm về Trường Y khoa Huế sau khi Gs. Tâm ra đi và đă thành công di tản Trường vào Đà Nẵng năm 1973 trong vụ mùa hè đỏ lửa rồi Gs. Lê bá Vận, vị Khoa trưởng cuối cùng trước 75 đă cùng với Gs. Lê thanh Minh Châu chu toàn việc đưa Trường vào Đà Nẵng rồi đưa về lại Huế và đă có kế hoạch phát triển Trường bằng cách hợp tác với AMA.

Tiếp theo là công lao của các Giáo sư trong Ban Giảng huấn, Khoa học căn bản cũng như Lâm sàng. Họ đă được chọn vào Trường với tiêu chuẩn cao, các giáo sư lâm sàng đều là các Bác sĩ Nội trú các Bệnh Viện có thời gian tu nghiệp ở nước ngoài. Họ đă tận t́nh truyền đạt kiến thức và kinh nghiệm cho sinh viên trong những điều kiện thiếu thốn và khó khăn và nhờ vào khả năng, óc sáng tạo, sự chịu khó, và họ đă hoàn thành tốt đẹp nhiệm vụ giảng dạy của họ. Các vị này khi di tản ra nước ngoài, có vị đă là Giáo sư của một Đại học lớn. Có thể nói vào năm 75, mặc dù ở vùng chiến tranh, ngân sách eo hẹp, khi tan ră Đại học Huế đă để lại một phân khoa Y khoa khá đầy đủ và vững mạnh. Trừ trường hợp chưa có được một bệnh viện thực tập riêng, cơ sở của Trường đă xây cất hoàn chỉnh, thư viện cũng như các pḥng thí nghiệm Cơ thể, Sinh hóa, Vi sinh, Dược lư Mô phôi v.v… đă được trang bị khá đầy đủ, các cơ sở lâm sàng ở Bệnh viện không c̣n thiếu thốn như trước. Khả năng các sinh viên được Trường đào tạo không thua kém một Trường nào ở Đông Nam Á. Điều này được xác minh qua những chuyến viếng thăm của Viện đến Đại học Chieng Mai ở Thái Lan và của chúng tôi đến các Đại học Hong Kong và Đài Bắc vào 1972-1973,  qua lời nhận xét của một Bác sĩ thuộc AMA khi đến thăm Trường, nói chuyện với sinh viên và quan sát họ học tập rằng: khả năng của sinh viên Y khoa Huế không thua ǵ sinh viên Sài G̣n, cũng như sau 1975 khi Ô. Bộ trưởng Bộ Đại học Hà nội vào thời đó đến thăm Trường, đứng trước biểu đồ chuyển hóa của pḥng thí nghiệm Sinh hóa đă nói với phái đoàn: sao Chị Ân không vào xem để bắt chước (Bà Ân là Trưởng Bộ môn Sinh hóa trường Y Hà nội lúc đó) và khi Bs. Tôn thất Tùng một giáo sư giải phẫu có tiếng của Y khoa Hà nội đă nức nở khen ngợi các Thầy và tṛ Y khoa Huế đang làm việc tại Khu giải phẫu Bệnh viện Huế, và xác minh hùng hồn nhất là sự hội nhập thành công trong ngành nghề của các cựu sinh viên Y khoa Huế trên toàn thế giới sau 1975.

Nhưng theo tôi cái đóng góp không thể quên được cho sự phát triển của Trường là của tập thể sinh viên của Trường. Đó là một tập thể những thanh niên rất thông minh và đầy nhiệt huyết, đă can đảm gắn liền tương lai và tuổi thanh xuân của ḿnh cho một cơ sở mà sự tồn tại khi nào cũng bấp bênh. Điều này đă tạo cho họ một ư chí vững mạnh cùng Thầy cùng Bạn khắc phục khó khăn, thiếu thốn, để chăm chỉ học tập, học một biết mười, không chịu thua kém ai, lấy t́nh thương, thương Thầy, thương Bạn, thương con người làm tôn chỉ cho cuộc sống học tập và phục vụ của họ. Những đức tính đó của sinh viên Y khoa Huế đă tạo nên cái mà tôi gọi là Tinh thần Đại học Y khoa Huế.

 

Các Bạn Cựu sinh viên Y khoa Huế thân mến, tôi biết hiện diện trong hội trường hôm nay có nhiều bạn đă là những bác sĩ chuyên khoa lỗi lạc, giáo sư Đại học có tiếng, có người không chỉ giảng dạy ở một đại học mà c̣n ở nhiều đại học trên thế giới. Tôi nghĩ rằng chính cái tinh thần Đại học y khoa Huế đă là sức mạnh giúp Bạn đi đến thành công và cũng chính trong tinh thần Đại học Y khoa Huế ấy các Bạn đă thành lập Hội Cựu Sinh Viên Y Khoa Huế Hải Ngoại, một Hội mà t́nh thương và quan tâm cho nhau như ruột thịt bao trùm các cựu sinh viên từ khóa 1 đến các khóa về sau, bất kỳ ở đâu, trong hay ngoài nước, đă là hội viên hay chưa phải hội viên, bao trùm cả Thầy, Cô và các thân hữu của Hội.

 

Những buổi gặp mặt hằng năm của Hội chính là dịp để Hội viên chia xẻ cho nhau những kinh nghiệm quư báu, kể cho nhau nghe những vui buồn hiện có của ḿnh, những thành tích của con cháu ḿnh, hay ôn lại những kỷ niệm đẹp của cái thời gian sống với đại học Y khoa Huế. Chúng ta đang vui sướng thật, nhưng trong cái vui ấy cũng không khỏi pha lẫn những bùi ngùi thương tiếc khi một số bạn bè, thầy cô cũ đă bỏ chúng ta vĩnh viễn ra đi. Những mất mác này đă để cho người ở lại những đau buồn năm tháng không thể làm nguôi được. Nhưng cũng có vài trường hợp mà các Thầy c̣n đó nhưng lại không sinh hoạt với Hội nữa, đây cũng là những mất mác gây đau đớn và bức xúc không kém, đó là trường hợp Thầy Bùi duy Tâm và Thầy Bùi minh Đức. Tôi đă dùng chữ bức xúc v́ thấy không ai trong Hội muốn chuyện này xảy ra và cũng không ai t́m được giải pháp nào thỏa đáng. Nếu tôi không lầm th́ hiện có hai khuynh hướng trong Hội, một khuynh hướng muốn Hội mời các Thầy trở lại sinh hoạt như cũ, chỉ nghĩ đến công lao của các Thầy mà không kể đến cái ǵ khác của các Thầy, một khuynh hướng khác th́ muốn Hội tiếp tục sinh hoạt như cũ để khỏi đi ngược lại với nội quy và giữ được t́nh đoàn kết của các hội viên. Hội sẽ giữ măi sự kính mến đối với các Thầy và sẵn sàng chờ đợi một ngày nào đó các Thầy sẽ thay đổi và trở về với Hội.

Nếu các Bạn hỏi tôi, Hội nên theo khuynh hướng nào? Tôi thật khó trả lời.

Nếu xét đến tâm tư, t́nh cảm của riêng tôi, th́ đối với Thầy Tâm tôi vẫn kính phục Thầy như khi Thầy c̣n là Khoa Trưởng của Trường, kính phục cái thanh niên tính rất năng động của Thầy, dám dấn thân và sẵn sàng giúp đỡ, cái tinh thần dân tộc chân thật mà Thầy không chỉ đă cố đưa vào Đại học Y khoa Huế mà c̣n rất nghiêm khắc khi áp dụng vào giáo dục của gia đ́nh Thầy. C̣n Thầy Đức là một người bạn rất thân của tôi từ hồi tôi c̣n rất nhỏ. Tôi không biết các Thầy nghĩ về tôi như thế nào nhưng khi nào tôi cũng xem các Thầy là bạn của tôi mà đă là bạn th́ dù có thế nào tôi sẵn sàng t́m hiểu và thông cảm. Điều này làm tôi nhớ lại một câu chuyện tôi được đọc từ lâu trong một tác phẩm của văn hào Cronin người Anh mà bản dịch tiếng Pháp có tựa đề là “ Les clés du Royaume “, (Đường về Đất Chúa) kể lại t́nh bạn giữa một vị linh mục của một giáo xứ nhỏ ở một vùng quê Trung quốc và một đảng viên Cộng sản người Anh hoạt động trong khu vực. Câu chuyện đă được dựng thành phim do tài tử Gregory Peck đóng vai vị Linh mục. Tôi không nhớ nhiều về t́nh tiết của câu chuyện chỉ nhớ cảnh sau cùng là người Cộng sản bị rượt đuổi và bị bắn trọng thương, cố lết về nhà thờ và chết trong ṿng tay người bạn cũ của ḿnh. Đó là nỗi cảm thông cuối cùng của hai người bạn tuy kính mến nhau nhưng lại có lối sống và quan điểm hoàn toàn khác biệt. Hai người đă đi trên hai con đường khác nhau nhưng cuối cùng cả hai con đường đều dẫn về đất Chúa.

Tôi nói ra đây những ư nghĩ, t́nh cảm riêng tư của tôi đối với các Thầy hoàn toàn không có ư muốn thuyết phục các Bạn phải theo tôi, mà dù tôi có muốn, tôi nghĩ cũng sẽ không thành công được.

Một sự việc đúng hay sai, đúng nhiều hay đúng ít, sai nhiều hay sai ít, đôi khi không phải chính do bản chất của sự việc mà có thể là do khi ta nh́n sự việc ta đă cân bằng được t́nh cảm và lư trí của ta đến một mức độ nào, và đây là hoàn toàn cá nhân. Trong trường hợp các Thầy, tôi nghĩ, việc các Thầy có cùng sinh hoạt hay không, không quan trọng, mà việc Hội giữ được t́nh Thầy tṛ luôn luôn tốt đẹp, giữ được t́nh đoàn kết, măi măi quan tâm cho nhau giữa những người trong Hội, giữ đươc cái tinh thần Đại học Y khoa Huế của Hội viên, mới là quan trọng, v́ đó là điều mà bất cứ vị Thầy nào cũng mong muốn cả.

 

Tôi nói đến đây cũng đă làm mất nhiều th́ giờ của Quư vị và các Bạn, nhưng tôi phải xin ăn gian một ít nữa để nói một điều mà tôi thấy cần phải nói. Tôi nhắc đi nhắc lại hoài cái tinh thần Đại học Y khoa Huế trong sinh viên, vậy với một người như tôi đă gần 20 năm sống với Đại học Y Khoa Huế tôi có được một tinh thần như vậy hay không?

Năm 1961 tôi vào làm phụ giáo cho Y khoa Huế mà không nghĩ đến chuyện mở nhà thuốc hay làm việc cho một viện Bào chế là v́ tôi muốn t́m cơ hội để thực hiện cái đam mê nghiên cứu khoa học mà tôi đă có từ nhỏ. Trong suốt thời gian gần 10 năm có được cơ hội này, tôi đă có những thành công và không thành công, nhưng thành công hay không, tôi không cường điệu mà nói rằng tôi đă luôn luôn làm việc và suy nghĩ trong tinh thần Đại học Y khoa Huế.

Năm 1964 tôi được Trường cho qua Đức để làm luận án Tiến sĩ sinh hóa. Nhờ có bằng Dược sĩ và 3 năm làm phụ giáo mà Đại học Freiburg và Khu Sinh hóa của Đại học Y khoa Freiburg đă chấp thuận cho tôi vào nghiên cứu để làm Tiến sĩ. Công tŕnh của tôi là nghiên cứu về 2 enzymes L và D-6 Hydroxynicotin oxidases. Ở đây tôi gặp 2 trở ngại, thứ nhất là trở ngại về ngôn ngữ, thứ hai là sự thiếu hiểu biết về enzymes trong sinh hóa cơ bản. Tuy nhiên tôi đă vượt được mọi khó khăn, làm việc không biết mệt mỏi (có khi phải làm việc qua đêm trong pḥng lạnh -16 C) và sau hơn 3 năm tôi đă hoàn thành luận án. Về nghiên cứu tôi đă tinh hóa và kết tinh được L-6 hydroxynicotin oxidase, khảo sát một phần tính chất và cấu trúc cũng như sự khác biệt giữa L- va D-6 hydoxynicotin oxidases. Về phần học tập tôi đă viết 1 luận án bằng tiếng Đức, thi vấn đáp 3 môn học trong đó sinh hóa là chính với điểm khá cao. Công tŕnh của chúng tôi đă được đăng tải bằng tiếng Đức ở một số tạp chí sinh hóa Đức hay bằng tiếng Anh ở Journal of European Biochemistry năm 1968. Bây giờ vào Google, yahoo v.v…vẫn t́m thấy tài liệu về nghiên cứu này hay những nghiên cứu kế tiếp về 2 enzymes trên cho đến bây giờ.

Tháng 3 năm 1983 tôi vượt biên đến Mỹ, nhờ những kinh nghiệm về protein mà 3 tuần sau tôi được hai nơi nhận cho làm việc, đó là hăng AMGEN - 1 hăng Biotech lớn ở Thousand Oak CA (mà sau đó tôi đă  từ chối) và Khu Nhi khoa của Đại học Y khoa UCLA. Ở đây tôi được tuyển như một postdoc fellow ăn lương của Research Associate, làm việc dưới sự hướng dẫn của Gs. R. Seeger, Trưởng Khoa Nhi. Công tŕnh của tôi là tinh hóa những monoclonal antibodies thích hợp rồi dùng chúng để t́m cách lấy hết tế bào ung thư trong tủy xương của bệnh nhân bị neuroblastomas, với mục đích là sẽ chuyền tủy sạch này lại cho cùng bệnh nhân (autologous transplantation). Neuroblastoma là một loại ung thư của hệ giao cảm, di căn  vào tủy xương ở giai đoạn 4, ở những bệnh nhân trầm trọng này (high risk patient) thường phải được thay tủy xương và nếu công tŕnh được thành công th́ ta sẽ có được một kỹ thuật mới vừa cứu sống được bệnh nhân vừa ít tốn kém. Thế là tôi lại có dịp làm việc trong pḥng lạnh -16 C và tôi đă làm việc ở tuổi ngoài 50 cũng hăng say như ở tuổi 30 khi c̣n ở Đức. Sau gần 2 năm tôi đă thành công lấy hết 100% tế bào ung thư trong 1 hỗn hợp neuroblastoma cells va tủy xương mà vẩn giữ được stem cells. Kết quả in vitro này đă được phổ biến trong Journal of transplantation và nhiều tạp chí khác. Tiếc thay khi đưa vào lâm sàng th́ lại không được như ư muốn và công tŕnh phải ngưng lại. Tôi lại được trao trách nhiệm đọc tài liệu và phác họa một chương tŕnh nghiên cứu oncogene ở neuroblastoma và sau nhiều lần bàn căi Gs. Seeger đă viết dự án gửi đi NIH để xin grant. Tôi đă kỳ vọng rất nhiều ở dự án này v́ nó sẽ định đoạt vị trí và tương lai lâu dài của tôi ở UCLA. Tôi cũng đă chuẩn bị kỹ cho ḿnh bằng cách học hỏi trước các kỹ thuật cơ bản về nghiên cứu DNA, RNA của thời đó như Northern Blot, Southern Blot, cách dùng Plasmid v.v…Nhưng kỳ vọng của tôi đă không được đáp ứng, NIH trả lui dự án với lư do năm đó tất cả grants về oncogenes đă giao cho Gs M. Bishop ở UCSF quản lư và NIH đề nghị điều đ́nh với Gs Bishop. Gs. Seeger đă liên lạc với Gs. Bishop và chúng tôi đă bỏ cả một ngày lên SF gặp, nói chuyện với Gs. Bishop và nhóm nghiên cứu oncogenes  của Ông, nhưng cuối cùng cũng phải về không. Tôi rất buồn và tiếc nuối v́ tôi thấy con đường nghiên cứu oncogenes lúc đó thật rất rộng răi thênh thang. Năm 1989 Gs. Michael Bishop cùng với Gs. Harold Warmouth, một postdoc fellow của Ông từ 1970 đă được giải Nobel về Y khoa khi chứng minh được oncogene la do sự biến đổi của proto-oncogene, một gene có nhiệm vụ điều hoà sự tăng trưởng của tế bào. Bây giờ chúng ta nghe nói rất nhiều về xác định hệ genes (genomics) và xác định genes liên hệ đến ung thư (oncogenomics) để chữa trị ung thư một cách cá nhân và chính xác (personalized cancer therapy) .  

Hết làm về neuroblastoma ở khu Nhi, tôi chuyển qua nghiên cứu về glioblastoma (ung thư năo bộ) ở khu Thần kinh  (Dept. of Neurology). Lúc này tôi đă được chuyển ngạch là Assistant Reseach Biochemist, lương cũng được khá hơn, nhưng tôi đă cảm thấy mệt mỏi rồi và chú tâm nhiều hơn đến chuyện kết thúc 1500 giờ thực tập pharmacy để thi Board. Ở đây tôi làm việc với một Bà Giáo sư mà tôi chỉ c̣n nhớ tên là Sylvia mà không nhớ họ. Nhiệm vụ của tôi là tiếp tục công việc bỏ dở của một PhD. cộng sự viên của Bà. Số là khi nuôi cấy tế bào globlastomama trong môi trường có chứa interleukin 2, anh này phát hiện một protein lạ trên mặt của tế bào, nhưng kết quả này anh không lặp lại được và sau đó anh đă bỏ Bà mà đi. V́ nếu kết quả này có thật th́ đây là một bước để Bà chứng minh được là có thề cảm ứng (sensitize) hệ miễn nhiễm của bệnh nhân để trị ung thư cho họ. Khi Bà tŕnh bày dự án cho tôi Bà nói: hiện nay để điều trị ung thư người ta dùng giải phẫu, hóa trị và xạ trị chúng ta sẽ góp phần phát triển phương pháp: miễn nhiễm trị (immuno cancer therapy), Bà thuyết phục tôi hăy tin tưởng và kiên tŕ làm việc. Nhưng dù có vận dụng hết kinh nghiệm và khả năng của tôi, tôi cũng không t́m ra được cái protein lạ đă được báo cáo. Tôi làm việc với Bà được 1 năm và sau khi thi đậu Board of Pharmacy, tôi bỏ Bà đi làm Dược sĩ 1 năm ở VMC Fresno để lấy kinh nghiệm, rồi lại trở về làm với Bà cho đến khi gia đ́nh tôi qua. Tháng 7 năm 1989 tôi rời bỏ UCLA đưa gia đ́nh tôi lên San Jose cùng với một số người quen lập corporation để mở pharmacy, dứt khoát đoạn tuyệt với cái đam mê nghiên cứu khoa học của tôi và không c̣n liên lạc ǵ với ai ở UCLA nữa, Bà Sylvia chắc nay không c̣n ở UCLA , không biết sau khi tôi đi, Bà có thành công nào trong cái ư kiến về miễn nhiễm trị của Bà, v́ bây giờ miễn nhiễm trị đă rất phổ biến và trong miễn nhiễm trị ngoài cách dùng mAb (monoclonal antibodies) đơn thuần (trastuzumab, nimotuzumab, cetuximab …) hay mAb kết hợp với chemodrugs ( ADC  antibody-drug conjugates) để giết tế bào ung thư th́ phương pháp diều tri gọi là oncolytic viro therapy  đang được thử nghiệm ở nhiều nơi, trong dó người ta dùng những con virus được biến cải như polyo virus (Đại học Duke) Herpes virus (hăng AMGEN) Measle virus (Mayo Clinic)… để gây viêm nhiễm ở tế bào ung thư, và do viêm nhiễm đó mà T cells kéo đến để tiêu diệt và tiêu diệt luôn tế bào ung thư, hoặc việc điều chế vaccine trị ung thư bằng cách cảm ứng dendrites (một loại tế bào khác của hệ miễn nhiễm), nghĩ cho cùng cũng chỉ là phát huy ư nghĩ mà Bà Sylvia đă có cách đây 30 năm.

 

Tôi nghĩ tôi đă từ bỏ kịp thời cái không khí Đại học và đam mê nghiên cứu khoa học của tôi, tuy nhiên tôi không bao giờ ân hận đă vào làm việc cho Đại học Y khoa Huế, tôi luôn luôn nâng niu những kỷ niệm mà tôi đă có ở đây và cái tinh thần Đại học Y khoa Huế mà tôi thu nhận được.

Năm 1980  trước khi rời Huế để vào dạy ở Y khoa Sài G̣n, tôi c̣ ghé lại thăm Thầy Trụ tŕ Chùa Phước Điền, có nói đến nỗi buồn của tôi khi phải xa Đại học Y khoa Huế, Thầy đă kể cho tôi nghe một chuyện như sau: một ngư phủ cả ngày bỏ lưới mà không có được mớ cá nào, ngư phủ buồn rầu chuẩn bị thu dọn đồ đạc để đi về, bỗng ánh trăng chiếu sáng cả khoang thuyền, ngư phủ reo lên: Ồ ta không có được một thuyền cá nhưng ta lại có một thuyền trăng. Nói xong ngư phủ như quên hết nỗi mệt nhọc cả ngày, quên miếng cá phải đem về cho gia đ́nh trong bữa cơm tối, vừa chèo thuyền vừa cất giọng hát.

Nếu xét về những thành tựu trong việc thực hiện đam mê nghiên cứu khoa học của tôi, tôi thực sự đă không có được một thuyền cá, nhưng bây giờ tôi nghĩ tôi đang có một thuyền trăng. Tuy nhiên thuyền cá hay thuyền trăng cũng chỉ là hư ảo của cuộc đời, không bám víu vào ta mới có được một tâm hồn thư thái và thoải mái. Đây có lẽ là điều mà tôi muốn chia xẻ trong buổi nói chuyện hôm nay.

 

Xin trân trọng cám ơn và kính chào.

 

Vơ Đăng Đài

 

Thầy Vơ Đăng Đài tại Đại Hội YKHHN 2015 Little Saigon, California