SÔNG NƯỚC NGẬM NGÙI

 
 

(Cảm đề "Bến xuân" của Triệu Dương)

Em lại về đây nơi bến sông.
Bao nhiêu năm nước chẳng xuôi dòng.
Cuộc đời em với bao luân lạc.
Tìm gặp người xưa, em vẫn mong!

Nhớ lại thuở nào nơi Huế đô.
Anh mười bốn tuổi, em lên mười
Em cùng đàn trẻ chơi "ù mọi"
Anh đã yêu thầm, em biết mô!

Mỗi ngày em dáng một thêm xinh,
Em bỗng ươm tơ một mối tình.
Trận "ù" từ buổi làm em giận,
Đã khắc tim em một bóng hình!

Vô Nam xây dựng nẻo tương lai,
Làm trai là phải đáng nên trai.
Tình yêu từ thuở còn e ấp
Vẫn ở trong lòng anh không phai.

Có bữa chàng trai bỗng ngỏ lời,
Ước mong hai đứa sống chung đôi,
Một khi chàng đã nên danh phận,
Cùng ở bên nhau đến mãn đời.

Lòng em chỉ có một người thôi,
Cũng ước sao cho chẳng phụ người.
Nhưng chính lòng em còn ray rứt,
Đau buồn số kiếp nỗi con côi!

Cánh bèo theo dòng nước nổi trôi
Ta lạc nhau rồi, người yêu ơi!
Một cơn gió bụi, tình ngang trái!
Lòng em còn nhớ nỗi khôn nguôi.

Hai chục năm sau, em trở về,
Tim mình nghe đậm nỗi tái tê!
Than thế, em tìm ra manh mối,
Còn anh, năm "cải tạo" lê thê!

Anh vẫn chờ em bao tháng năm!
Em đã thành ra kẻ phụ phàng!
Ước chi gặp lại người xưa cũ,
Quỳ xuống bên anh, để phân trần!

Thôi nhé xin đành hẹn kiếp sau,
(Kiếp này ta chỉ biết thương đau)
Chờ em ở Bến Xuân năm ấy,
Đôi mình sẽ mãi bên nhau!

 
NGỌC KHUÊ

Phần phụ chú cho bài thơ “ Sông Nước Ngậm Ngùi”
Cảm đề chuyện “bến Xuân” của Triệu Dương NLT

     Bài thơ “Sông Nước Ngậm Ngùi” tôi viết nhân khi đọc chuyện “Bến Xuân” đăng trên Saigon Post  CA, ngày Apr. 1, 99. Câu chuyện kể về một đứa bé mồ côi ở Huế tên là Hoài lớn lên không biết lai lịch của mình là con ai, lòng đầy mặc cảm khi dư luận xầm xì về “đứa con rơi”. Thời đó, người Pháp còn đô hộ trên đất nước VN. Mối tình giữa Hoài và chàng trai tên Kiểm là một mối tình ngây thơ trong sang. Nhưng về sau, vì hoàn cảnh, Hoài lấy một người ngoại quốc rồi ra nước ngoài. Con cái hoàn toàn không biết tiếng Việt, văn hoá Việt. Lúc mẹ Hoài mất (20 năm sau) ô trở về thì khám phá ra lai lịch của mình qua lá thư mẹ để lại: cô là con của ông Cả, một nhà giàu có thế lực ở Huế. Nguyên là vì hoàn cảnh nghèo, nhà ở vùng nông thôn Việt Minh hay về quyấy phá, ông bà ngoại cô cho mẹ cô ra ở đợ cho ông Cả. Rồi ông cả bị bệnh lao phải nằm bệnh viện, cách ly với gia điình. Mẹ cô đã nuôi ông, chăm sóc chu đáo nên ông đem lòng thương mến (lú đó ông mới 30 tuổi, mẹ của Hoài khoảng 16 tuổi). Lúc mẹ cô có bầu thì ông Cả chu cấp tiền bạc để chờ sinh nở. Khi sinh ra, cô được gởi vào cô nhi viện. Lúc ông Cả chết có để lại một di chúc trong đó có phần gia tài danh cho Hoài, nhưng bà Cả không cho cô được hưởng. Vài năm sau, Hoài được đem về nhà bà Cả lam con nuôi, thật ra để làm việc nhà như một con ở…

     Lúc Hoài trở về lại Việt Nam, cô đã đi thăm Kiểm ở trại tù cải tạo nhưng không được cho vào thăm.

     Tôi viết bài thơ cảm đề này, như muốn viết thay cho tâm sự của Hoài.

     Còn “Bến Xuân” thật ra một cách gọi thơ mộng của cái Bến Trâu, nơi trâu xuống uống nước và cũng là nơi mà mỗi ngày Kiểm thường ra đứng đó, chờ để được gặp Hoài hay nhìn vào nhà ông Cả, mong được nhìn bóngngười yêu tưới cây trong vườn…

Ngọc Khuê

 

 

 

 
 
mission | staff | researches | announcements | events
Copyright 2007. ykhoahuehaingoai. All rights reserved