Con Người là… Con chi? (Phần 2)

 

 

 

Cái chết của Con Người.

 

Có người mới lọt ḷng đă chết, có người thọ hơn trăm tuổi. Có người chết v́ bịnh tật, v́ tai nạn và tai nạn th́ cũng có thể là do rủi ro hay bất cẩn. Có người tự t́m đến cái chết. Có người chết v́ bị ám sát, bị xử tử. Có người bị chết oan, có người v́ phải đền tội. Có người chết v́ hy sinh cho tổ quốc, cho đồng bào, cho lư tưởng như các vị Thánh tử đạo. Có người chết v́ ăn chơi quá độ cũng như có người chết v́ đói rách thiếu thốn. Có người chết v́ thờ́ tiết, nóng quá, lạnh quá, v́ thiên tai, băo tố, hạn hán, lũ lụt. Có người chết dưới sông, dưới biển, trên núi, trên cây, trên rừng, chết trong nhà, ngoài đường, chết sum vầy, chết lẻ loi, chết b́nh an, chết sợ hăi, chết tức tưởi, chết nhẹ nhàng, chết quằn quại đau đớn… Có người v́ quá giận dữ, oán ghét, tức tưởi mà chết. Và chắc cũng có ngựi v́… yêu mà chết (Nếu có ai từng xem phim Doctor Zhivago, dựa theo một tác phẩm của nhà văn Nga, Boris Pasternak sẽ thấy cái cảnh đứng tim chết của vị bác sĩ này khi nhận ra bóng dáng người yêu cũ mà đă từ lâu không gặp.)

Không thể kể hết mọi t́nh huống dẫn đến cái chết của Con Người.

 

Cái chết luôn không hẹn mà đến. Không ai chờ ai đợi mà đến. Không ai mong ai muốn mà đến. Thân Con Người sinh ra để làm ǵ mà rốt cuộc phải chấm dứt với cái chết? Cuộc đời Con Người có mục đích ǵ? Có ư nghĩa ǵ chăng?

 

Câu trả lời sẽ rất khó v́ đă có nhiều câu trả lời xuyên qua triết học và tôn giáo nhưng không hề có một sự thống nhất nào. Mỗi người mỗi ư. Mỗi người mỗi ḷng tin. Ai trúng ai sai? Nghe theo ai? Con Người vẫn mù mịt như đi trong bóng đêm. Cho dù khoa học vẫn càng ngày càng tiến bộ. Trái đất càng ngày càng chói sáng, lấp lánh, huyền ảo muôn màu sắc với các ánh đèn nhân tạo, pháo bông rực rỡ tung lên bầu trời nhưng thật sự th́ Con Người vẫn sống trong bóng đêm của cái điều không biết ḿnh từ đâu đến, sống để làm ǵ và sẽ đi về đâu. Có thể một số người đă t́m ra câu trả lời cho chính ḿnh nhưng v́ sao mà câu trả lời này lại không thể áp dụng cho người khác? Làm mẫu số chung cho mọi người? Làm chuẩn mực, thước đo và là chân lư cho toàn Con Người ?

 

Khi bàn đến mục đích của Con Người th́ không chỉ có một mà là muôn một. Ai cũng có một mục đích để đeo đuổi và không ai giống ai về ước muốn, về khao khát, về ḷng tin và hi vọng. Cái ḷng ước muốn và khát khao một điều ǵ đó, một sự việc ǵ đó thường là cái đích cho Con Nguời hướng đến nhưng ḷng tin và hi vọng mới chính là cái năng lực vô cùng mạnh mẽ tiếp sức cho Con Người hoàn thành, bất cứ là sứ mệnh, là bổn phận hay là trách nhiệm. Ḷng tin và hi vọng đôi lúc cũng quá mức độ b́nh thường, trở nên mù quáng và quá khích. Cái nửa đười ươi nơi Con Người lại trồi lên khiến Con Người trở nên thô lỗ và độc ác.

 

Cái Tôi, cái Ngă, ḷng tin và hi vọng th́ không t́m thấy ở loài động vật? Làm sao biết được? Đúng vậy, v́ chúng ta không hiểu được ngôn ngữ của loài vật và chỉ thấy chúng cúi đầu xuống đất dường như chỉ biết cam phận nên kết luận như thế mà thôi. Có thể nói được chăng trong Con Người có một phần con vật th́ trong con vật cũng có một phần Con Người nhưng v́ phần này quá ư nhỏ bé và không có điều kiện cho nó được phát triển mà thôi?

 

Một số động vật, khi phải t́m đến “người t́nh, nửa kia của ḿnh” cũng phải mất công mất sức, có khi c̣n phải “dăi dầu mưa nắng” chịu đói chịu khát, lang thang khắp cùng núi đồi, sa mạc, rừng hoang, sông sâu, ao cạn, không ǵ dễ dàng, có khi c̣n phải khoe sắc (như con công xoè cánh) khoe tài, khoe sức, thậm chí đến “ẩu đả” triệt hạ đối thủ cho đến chết, nếu không th́ cũng thương tích đầy ḿnh, phải bỏ chạy, bỏ cuộc lúc đó chúng mới dành được “người yêu”. Sự tranh chấp nơi loài vật thường được cho là do bản năng sinh tồn. Không ai nhận rằng chúng có cái Tôi, cái Ngă nhưng có lẽ cái Tôi, cái Ngă cũng tiềm tàng, nằm ngủ kín trong bản năng mà chỉ v́ cái bộ năo của động vật không được phát triển đủ để tạo điều kiện cho cái ư thức này bùng lên?

 

C̣n Con Người th́ phải làm ǵ để t́m ra cái nửa kia của ḿnh? Cũng không dễ như chuyện “bỏ thư qua bưu điện”đâu! Có những người may mắn t́m được nửa kia dễ dàng không trắc trở, th́ cũng lắm cuộc t́nh éo le, ngang trái, đầy nước mắt, biết bao trái tim cô đơn lẻ bóng, biết bao tâm hồn trầm cảm v́ thiếu t́nh yêu.  Không phải cuộc gặp gỡ, hẹn ḥ nào cũng kết thúc tốt đẹp, đôi khi đă tốn không biết bao công sức đeo đuổi, cũng không khác ǵ loài vật, trèo non vượt núi, chịu nhọc chịu khó, nhịn ăn nhịn tiêu để quà cáp, làm cho vừa ḷng mà cũng không “rước nàng về dinh” được. Đó là chưa kể những người kém may mắn, ngoại h́nh xấu xí, có khi tàn tật, không tài giỏi, không thông minh, không địa vị, không tiền, không nghề nghiệp, không là con nhà gia giáo… Trăm ngàn vạn lư do để phải chịu cảnh cô độc và cô đơn. Do đó mà có những trường hợp đành phải chấp nhận một nửa kia do sự sắp đặt, do hoàn cảnh bắt buộc, do muốn yên bề, yên phận, thà như vậy c̣n hơn sống trong cảnh cô độc, nhưng rồi Con Người lại rơi vào một cảnh khác là “đồng sàng dị mộng”, không cô độc mà vô cùng cô đơn. (Xin đọc Cô Đơn, LKTH)

 

Ở thời buổi hiện đại Con Người có thể kết nối với nhau, t́m đến nhau dễ dàng hơn như cùng một club nhảy đầm, đánh bài, chơi games, thể thao, xem phim, du lịch… hay qua những phương tiện truyền thông như điện thoại, internet… Tuy thế mà vẫn không hiếm người vừa cô đơn vừa cô độc.

 

T́nh yêu là ǵ mà Con Người phải lận đận lao đao như vậy? Con vật có t́nh yêu không?

Nơi loài động vật, chỉ vào ”mùa ái t́nh” con đực con cái mới t́m đến nhau, nhưng con người th́ quanh năm suốt tháng đều là mùa của ái t́nh kể từ độ tuổi mà t́nh dục được phát triển. Điều may mắn hay là tai họa? T́nh yêu là ǵ? T́nh dục luôn gắn liền với t́nh yêu? Có thể nào yêu mà không có t́nh dục? Hoặc có thể có t́nh dục mà không cần phải yêu ?!

 

Con Người quả là không giản dị trong chuyện yêu đương. Nhưng h́nh như trong chuyện này th́ chính người con gái, đàn bà mới rắc rối, lắm chuyện chớ không phải là đàn ông, con trai…?! Có câu nói thường hay được nghe: “Đàn ông yêu bằng mắt và đàn bà yêu bằng tai.” Từ con mắt nhận thấy dung nhan, sắc đẹp mà xiêu ḷng th́… giản dị, dễ dàng thật, nhưng phải từ tai nghe những lời ngon ngọt, sâu sắc, ư nghĩa th́ chuyện này quá… trừu tượng và phúc tạp hơn! Mà ở đây th́ đàn bà con gái cũng dễ bị đánh lừa bởi những anh chàng khéo ăn nói, biết nịnh hót! Căn cứ theo câu nói trên mà tạm thời kết luận đàn ông th́ thích sắc đẹp, sự quyến rũ của thể xác và đàn bà th́ chuộng sự thông minh, tài giỏi. Nói tạm thời v́ không có ǵ tuyệt đối, cũng như không phải chỉ có sắc đẹp, tiền tài hay trí thông minh trên đời. Khi cưới một người vợ xinh đẹp mà ăn nói vô duyên, đầu óc cạn cợt th́ người chồng cũng thất vọng và âm thầm… ngoại t́nh! Ngược lại, lấy làm chồng một người thông minh tài giỏi mà dung nhan xấu xí như “thằng gù nhà thờ Đức Bà” (Xin lỗi, hơi cường điệu một chút) th́ người đàn bà có thể cũng âm thầm… thổn thức! May thay, điều lạc quan trong cuộc sống là c̣n có chữ T́nh, chữ Nghĩa, chữ Trung và chữ Nhân. Con Người nhờ thông minh và được giáo dục, biết đạo lư sống và biết trong cái tiêu cực nhận ra cái tích cực để hạnh phúc. Người đẹp mà cạn cợt đầu óc nhưng lại bếp núc giỏi và sinh con đẻ cái tốt lại hiếu thảo với cha mẹ ḿnh th́ sao? Người chồng không đẹp trai mà thông minh, hiền từ, rộng lượng th́ sao? Được cái này th́ mất cái kia. Luật bù trừ. Con Người không ai hoàn hảo. Người khôn và đạo đức th́ biết rơ điều này, chấp nhận và sống hạnh phúc. Nhưng Con Người không phải ai cũng khôn ngoan, được giáo dục và có đạo đức!

 

Thật ra th́ rất lắm khi Con Người tự gây cho ḿnh khổ đau cũng như tự rước họa vào thân. Thí dụ có những cảnh như: tôi không yêu anh, tôi không yêu em mà tôi vẫn cưới v́ anh, v́ em giàu có, nổi tiếng, địa vị lớn, được nể nang, v́ vâng lời cha mẹ, v́ môn đăng hộ đối, v́ cùng tôn giáo, cùng lư tưởng… v́… v́ một trăm ngàn lẻ một lư do mà rồi cái điều chính yếu nhất là t́nh yêu th́ lại không t́m thấy đâu cả.

 

Nhưng cuộc đời vốn không có một định luật bất di bất dịch. Có những cuộc hôn nhân được sắp đặt, được cân nhắc đủ điều, gọi là cuộc hôn nhân của lư trí th́ lại kết thúc tốt đẹp, ngược lại những cuộc t́nh thật lăng mạn, những cuộc hôn nhân phát xuất từ t́nh yêu đôi lứa thật sự, có sự tự do lựa chọn th́ lại kết thúc thật không hay ho, t́nh yêu trở thành hận thù, trách móc, kiện tụng nhau ra ṭa…

 

Nh́n kỹ lại trên đời, ít có ǵ mà hoàn toàn trôi chảy như  ư Con Người muốn cả. Tưởng như thế này mà thành thế khác. Xấu ban đầu có thể tốt về sau và ngược lại, kỳ vọng thật nhiều để rốt cuộc là chuốc lấy thất vọng nặng nề… Bài học và kinh nghiệm của người này, chưa hẳn là phù hợp cho người kia. Và cũng không thể khẳng định một điều ǵ nếu chỉ nương vào cái vóc dáng, tướng mạo bề ngoài. Nh́n theo tướng số, có thể thấy những tướng xấu hiện rơ trước mắt nhưng cũng có những tướng tốt ẩn ḿnh, dấu kín bên trong. Cũng thế, có những người tốt bụng mà không may lại có ngoại h́nh khó nh́n, xấu xí cũng thường hay bị nghi ngờ về cái ḷng tốt thật sự của họ. Như vậy, cái chuyện nh́n mặt mà bắt h́nh dong thật cũng không hoàn toàn đúng.

 

Có người th́ lo trước lo sau, cưới hỏi, sinh con, xây cất nhà cửa… đều phải xem bói, xem toán, tử vi, phong thủy… nhưng rồi vẫn có cái ǵ không ổn, không thuận, vợ chồng ly hôn, con cái ngỗ nghịch, nhà cửa th́ trộm cướp…v.v … Nơi đời Con Người, phúc th́ không dễ t́m mà họa th́ dễ gặp.

 

Nếu  định nghĩa  t́nh yêu là sự kết nối cảm xúc giữa hai đối tượng, sự trao đổi và đồng cảm cả hai mặt sinh lư và tâm lư th́ t́nh yêu của Con Người cũng khó t́m. Khi có sự đồng cảm về sinh lư th́ chưa chắc có đồng cảm về tâm lư và khi có đồng cảm về tâm lư chưa chắc đă có đồng cảm về sinh lư. Và khi nghĩ t́nh yêu là sự kết nối và đồng cảm giữa hai giới tính khác nhau th́ cũng không c̣n đúng nữa. T́nh yêu vẫn có thể nẩy nở giữa hai đối tượng đồng giới tính. Có thể một ngày nào đó th́ đàn ông, con trai sẽ mang thai? Con người đă thành công với việc thụ thai nhân tạo và đă tạo ra những bản sao (clone) từ các tế bào th́ chuyện ǵ cũng có thể xảy ra…

 

Tạm gác tương lai qua một bên, hăy trở về với cái Tôi, cái Ngă trong Con Người. Ư thức này kéo theo ư thức về sở hữu tính, cái này là của tôi, thuộc về tôi và xác định sự tồn tại của một hữu thể hay sinh thể cá biệt. Tôi mang một cái tên, tôi là như thế này, không phải thế kia.

 

Con Người tự hào về cái tôi này nhưng cũng biết được giới hạn của nó. Nó không toàn hảo, toàn năng, toàn quyền, thiếu tự do và lệ thuộc vào nhiều điều kiện sống bao quanh nó. Sống trong một nhà th́ phải tuân theo gia trưởng, một nước th́ có quốc trưởng, sống ở đâu cũng có sự ràng buộc, luật lệ tối thiểu phải tuân theo. Sự tự do của Con Người trên trái đất chỉ là tương đối. Nhưng không được cái tự do tối thiểu th́ Con Người sẽ nổi loạn. Được quá nhiều tự do th́ xă hội cũng loạn!

 

Thánh nhân ra đời, như Phật Thích Ca hay Khổng Tử, đều dạy Trung Đạo hay Trung Dung, giúp Con Người biết xử thế, đạt được quân b́nh trong cuộc sống, nhưng cũng không dễ ǵ thực hành v́ h́nh như trong Con Người là cả một bầu nhiệt huyết luôn sôi sục, một trăm cái thác nước muốn đổ ào, hàng ngàn con sóng biển tới tấp ùa đến, là cả tấn bom chỉ muốn nổ tung nên Con Người thiếu kiên nhẫn, Con Người nóng nảy, Con Người quay cuồng, đam mê, Con Người muốn đạt tuyệt đối, đạt cực điểm nơi mỗi hành động và thế là Con Người không tránh được cực đoan.

 

Từ chuyện ăn để mà sống, Con Người có thể sống để mà ăn. Văn hóa ẩm thực xuất phát từ đây. Từ chuyện mặc để che thân, Con Người tạo kiểu áo này quần nọ chỉ có thể để ngắm nghía trong tủ kính như một tác phẩm nghệ thuật. Từ đó xuất phát Haute Couture, “siêu trang phục”. Từ xe cộ là một phương tiện giao thông giúp Con Người bớt nhọc nhằn trong việc di chuyển, chuyên chở nặng nhọc, Con Người chế tạo những “siêu xe” thật cầu kỳ và đắt tiền, cũng như đùa giỡn với tử thần qua những cuộc đua xe siêu tốc độ…Tóm lại, nơi 5 giác quan, mắt, tai, mũi, lưỡi và thân thể hay da thịt, đáng lư ra chỉ đem lại vừa đủ cho Con Người sự thoải mái, không bị khổ sở, bức bách th́ Con Người lại vượt qua giới hạn “cần và đủ” để trở thành nô lệ cho 5 giác quan. Con Người sinh ghiền, nghiện, t́m đến các kích thích tố để làm tăng cực mạnh cảm xúc, hưởng thụ khoái lạc đến cực điểm. Ngược lại, cũng có thể t́m thấy những người lao ḿnh trong khổ hạnh, tự ép xác, tự làm hao gầy, kiệt sức, không lành mạnh. Hai cực đoan này đều chẳng phải là Trung Đạo.

 

 Con Người nhận ra là ḿnh không thực sự làm chủ đời ḿnh:

                          Đời ta vốn là hơi là bụi

                         Theo từng cơn gió thổi tơi bời

                         Đi về chẳng có định nơi

                         Chỉ nơi khoảng giữa đất trời mênh mang…(1)

 

Đôi lúc Con Người cứ ngỡ rằng chính ḿnh quyết định đời ḿnh nhưng không như thế, chính những điều kiện hợp lại đẩy ḿnh đến quyết định chứ không phải tự ḿnh định đoạt mà được, mà có, mà thành. Con Người thường quên điều này và chỉ nhớ để tôn cái Tôi của ḿnh, chính tôi quyết định việc này, việc kia, không có quyết định của tôi th́ sẽ không như thế này thế kia. Đó chỉ là một cái nh́n chưa rộng chưa sâu mà thôi. Một người muốn làm tổng thống, không phải chỉ muốn mà được nếu không có dân chúng bầu lên. Được làm vua, làm hoàng tử, công chúa là do được sinh ra trong gia đ́nh vua chúa nhưng cái chuyện được sinh ra trong gia đ́nh này hay gia đ́nh nọ, Con Người thực sự chẳng có quyết định được ǵ trong việc này. Nhưng chuyện vênh váo mặt mày th́ rất dễ làm. Con Người lại vấp phải cái Tôi, cái Ngă đồ sộ.

Nhà Phật nhận thấy nơi Con Người chằng chịt những mối Nhân và Duyên. Từ nơi cái này mới phát sinh ra cái kia. Và cái kia lại tiếp tục làm Nhân cho những mối Duyên khác. Vô cùng vô tận. Chỉ khi nào nhân duyên hội đủ th́ mọi việc mới thành tựu, mới có kết quả.

 

Có câu nói của Khổng Tử: “Thời vận không thông, mưu cầu vô ích” cũng không khác xa mấy với thuyết nhân duyên của nhà Phật. Chỉ khi nào hội đủ điều kiện, đủ nhân đủ duyên th́ mọi việc tự nhiên thành. Mong thực hiện việc ǵ mà chẳng đúng thời điểm, thời khắc, không thuận buồm xuôi gió th́ làm ǵ cũng không tới đâu. Có biết bao người tài giỏi mà cũng đành chịu với số phận hẩm hiu v́ không gặp cơ hội tốt để tạo nên sự nghiệp.

 

Đường đời của Con Người không hề bằng phẳng mà đầy chông gai và bất trắc.

 

Nếu có cái Tôi toàn quyền, toàn năng th́ Con Người đă tự quyết định cho ḿnh được mọi chuyện, làm ǵ cũng thành công, muốn ǵ cũng  được, măi măi xinh đẹp, măi măi tươi trẻ, không bịnh hoạn, măi măi thông minh, măi măi giàu có, không nghèo khổ, đi đâu cũng tới, và măi măi không chết. Nhưng Con Người vẫn bám vào cái Tôi hữu hạn này cho dù phải sống để rồi chết. Bản năng sinh tồn của Con Người không cho phép Con Người chết. Con Người phải sống, phải có ḷng tin và hi vọng, măi măi hi vọng.

 

Ḷng tin đẩy Con Người lên gần với Thượng Đế, Đấng Toàn Năng hơn Con Người, tạo ra Con Người. Sau cái chết, Con Người sẽ gặp lại Thượng Đế, người cha đă tạo dựng ḿnh. Lúc Con Người c̣n sống th́ dường như Thượng Đế ẩn ḿnh, im lặng và quan sát đàn con của ḿnh mà thôi. Đàn con phải biết trở về với Thượng Đế như chuyện đứa con hoang trong Kinh Thánh.

 

Nơi Con Người, sức mạnh của ḷng tin thật là lớn lao. Nếu không tin vào Thượng Đế th́ Con Người tin vào những vị khác, nhất định là toàn hảo hơn Con Người, là Phạm Thiên, là Thần linh, là Đại Ngă, là Thánh, là Tiên, là Phật, là Bồ Tát… Ḷng tin này cũng vững chắc và mănh liệt, khó lay chuyển đổi thay.

 

Chúng ta đang dần bước vào lănh vực tâm linh của Con Người mà con vật không có. Con Người cao hơn con vật một bực là có lư trí hay trí tuệ, và may mắn hơn con vật là Con Người có phần tâm linh. V́ sao? V́ chỉ qua phần tâm linh Con Người mới vượt lên được thân phận khổ đau của kiếp người. Hăy từ từ t́m hiểu sau đây.

 

Tâm linh Con người

 

Bước vào thế giới tâm linh th́ khó diễn tả, khó nói v́ h́nh ảnh hay lời nói chỉ được tạm dùng như phương tiện để diễn đạt một cái ǵ không thể diễn đạt bằng lời, bằng h́nh ảnh và chỉ có Con Người độc nhất tự ḿnh cảm nhận qua trực giác hay qua cái được gọi và được đa số mọi người đồng ư là linh hồn (vậy th́ tạm dùng chữ linh hồn ở đây) th́ cũng không thể chứng minh, nắm bắt, đưa ra cho người khác thấy cái mà ḿnh đă cảm nhận. Người kia cũng chỉ có thể mường tượng, đoán chừng và phải tự ḿnh trải nghiệm qua  linh hồn  của ḿnh. Nhà Phật có câu: “Tự tu, tự chứng”, hay  “Bất khả thuyết, Bất khả tư nghị” và Lăo Tử cũng nói “Đạo khả đạo, phi thường  đạo”, phần tâm linh do đó mà trở nên mơ hồ, khó tin. Mơ hồ, khó tin, không phải là không có. Phần tâm linh nơi Con Người thực sự hiện hữu và có một đời sống hoàn toàn phong phú đa dạng. Nhưng Con Người lại phân chia và tranh chấp nơi lănh vực này mà rốt cuộc trên trái đất, bóng dáng của khổ đau vẫn lan tràn, đè nặng lên thân phận Con Người.

 

Tuy nhiên, phần tâm linh là nơi đem lại cho Con Người hi vọng lớn nhất. Lư trí hay sự thông minh không thể giải quyết hết các mâu thuẫn hay vấn đề giữa Con Người với Con Người, Con Người với xă hội, Con Người với môi trường, Con Người với hoàn cảnh, Con Người với bệnh tật, Con Người với cái chết…

 

Phần tâm linh an ủi Con Người. Nếu chỉ nương vào cái thấy của mắt, cái nghe của tai, cái xúc cảm của thân thể, cái nhận biết và phân biệt của khối óc th́ cuộc sống và thế giới chung quanh Con Người hiện ra quá bất toàn, quá giới hạn, quá tương đối và gây đau khổ.Tất cả những ǵ Con Người muốn nắm giữ đều không thể nắm giữ.  Cái thân th́ sẽ tan ră, cái trí óc, sự suy nghĩ, t́nh cảm yêu thương sẽ dựa vào đâu? Dựa vào linh hồn đó thôi.

 

Lư trí hay sự thông minh không dẹp bỏ hết khổ đau. Con Người vẫn bị già nua, bệnh tật và cái chết đe dọa theo từng bước chân của thời gian. Nhưng khi hướng về cái ǵ thuộc tâm linh, thế giới vô h́nh mà mỗi Con Người phải tự trải nghiệm lấy, chỉ có ḿnh, không ai có thể trải nghiệm thay ḿnh, th́ cái “b́nh chứa” đầy cảm xúc, t́nh cảm, tư tưởng, trí nhớ, trí tưởng tượng và h́nh ảnh nơi Con Người tự nhiên như được trút cạn bao ưu tư phiền muộn. Con Người bỗng dưng t́m thấy một khoảng không gian thật mênh mông dễ thở, chính khoảng trống, vô h́nh, vô tận này giúp Con Người vượt lên cái thân phận hạn cuộc, từ bỏ cái bị tan ră để nhập vào cái vĩnh cữu.

 

Có ai không từng cảm nhận một phút giây hay chỉ một thoáng khoan khoái, hạnh phúc khi bước vào một ngôi đền, ngôi chùa hay nhà thờ, khi nghe một lời tụng kinh vang lên, một bài thánh ca cao vút nhẹ nhàng, hay chỉ chắp tay nghiêng ḿnh trước một tượng đài?

 

Thế giới tâm linh mở rộng cánh cửa trước mặt Con Người, đón Con Người vào một đời sống mang một chiều hướng khác tràn đầy niềm tin và hi vọng. Phải chăng cái ǵ cụ thể, có thể nắm bắt được, có thể diễn tả được, có thể thấy, nghe, cảm nhận, như h́nh tướng, như màu sắc, như âm thanh, như sự đụng chạm, như tiếng nói, như chữ nghĩa, th́ quá giới hạn. Con Người cần vượt ra khỏi giới hạn đó mà chỉ có phần vô h́nh, phần tâm linh mới đáp ứng sự khát khao mong mỏi của Con Người?

 

Bởi v́ cái thế giới vô h́nh này cũng thiên h́nh vạn trạng, không đồng nhất nơi mỗi Con Người mà tranh chấp, chiến tranh vẫn có thể bùng nổ bất cứ lúc nào. Muốn diễn tả cho một Con Người khác hiểu cái thế giới vô h́nh th́ Con Người vẫn phải mượn h́nh ảnh và ngôn ngữ. Có thể nào giao tiếp với nhau về cái thế giới vô h́nh này mà không dựa vào h́nh ảnh, hay ngôn ngữ?

 

Nhà Phật, nhất là phái Thiền,  có nói đến “điểm Tâm, điểm Nhăn” hay là truyền Tâm, truyền Tâm Ấn. Chỉ từ nơi Tâm mà nhận biết, mà giao tiếp với nhau, gọi là Đạo Tâm, hay Tâm Đạo. Nhăn, là con mắt mà ở đây là con mắt của Tâm. C̣n gọi là Đạo nhăn, Phật nhăn hay Thiên nhăn, con mắt thấy được sự thật như là sự thật, không méo mó, thêu dệt, không phải là Nhục nhăn, hay Trần nhăn, con mắt thịt của thế gian, của Con Người. Con mắt trần này th́ chỉ thấy cái ǵ đưa ra trước mắt, thấy xanh là xanh, thấy đỏ là đỏ, thấy cây là cây, thấy nhà là nhà…v.v… nhưng cũng chưa chắc con mắt thịt này đă thấy chính xác sự vật như nó hiện ra v́ con mắt thịt này cũng có thể bị lu mờ, yếu kém, bịnh hoạn. Hơn nữa, cái thấy của Con Người không vô tư mà nhuốm cái suy nghĩ, phê phán, yêu ghét, thích không thích, tốt không tốt, đo lường lợi hại, đong đếm thiệt hơn, xong xuôi rồi th́ lại đem cái được thấy, được nghe đó vào ḿnh, muốn là của ḿnh, trở thành thực sự là của ḿnh, được bảo vệ, nuôi dưỡng… hay ngược lại, thấy không phù hợp với ḿnh th́ xua đuổi, từ bỏ. Cũng từ đây mà nảy sinh ra mâu thuẫn, tranh chấp, chiến tranh và bạo lực.

 

Nhăn nhục của thế gian là như thế, cái “Tôi thấy” thường đi song song với cái “Tôi muốn” thuộc về ḿnh, tất nhiên là những ǵ tốt, đẹp, hay ho, và đẩy ra những ǵ không muốn, không tốt đẹp, hay ho. Dân gian có câu “Thấy người sang bắt quàng làm họ” cũng diễn tả được phần nào cái ư “tôi thấy và tôi muốn thuộc về tôi” này. Không có một đứa con nít nào khi xem các đoạn phim quảng cáo về bánh kẹo hay đồ chơi mà không đ̣i cha mẹ mua cho ḿnh. Người lớn th́ có những món đồ khác dành cho người lớn. Quảng cáo nhằm đánh vào tâm lư Con Người là muốn sở hữu, phải làm nổi trội cái đẹp nhất, hay nhất, tốt nhất, ngon nhất… để khơi dậy sự thèm khát. Đến đây th́ Con Người cũng rất dễ bị lường gạt. Chung qui cũng từ cái tham mà ra, cái tham của người bán và cả người mua.

 

Cái “b́nh chứa” của con người luôn luôn đầy, không hề vơi. Và Con Người rất mệt mỏi với cái b́nh chứa quá đầy này. Con Người đi t́m một cái b́nh chứa khác to lớn hơn và Con Người đă t́m ra nơi cái phần bên trong vô h́nh này. Cái phần vô h́nh và tâm linh này mênh mông bất tận, không ai kiểm soát nỗi.

 

Có những hiện tượng gọi là  “thần giao cách cảm” phát xuất từ sự nghĩ tưởng mạnh mẽ đến một ai đó mà khiến cho người kia cảm nhận được. Người kia cảm nhận được là v́ cũng có cái khả năng thần giao cách cảm này. Rơ ràng khi yêu hay ghét ai, không cần phải nói ra, cho dù ở xa hàng vạn dặm, Con Người vẫn có thể nhận ra. Chỉ cần hướng tâm về nơi đó, người đó là sẽ bắt được luồng điện tâm này. Yêu hay ghét đều sẽ rơ ràng không thể chối căi.

 

Người có một đời sống tâm linh mạnh mẽ, không bao giờ cần nói nhiều cho họ nghe. Họ cũng không cần phải thấy qua nhục nhăn mà thấy bằng Tâm nhăn. Nơi Tâm th́ gom hết tất cả các hoạt động của giác quan: nghe, thấy, ngửi mùi, sự đụng chạm của thân, vị nếm của lưỡi và luôn cả ư nghĩ nơi đầu óc. Đứng trước một người có tu luyện tâm linh, ta không thể dấu diếm, dối trá hay đeo mặt nạ. Tất cả đều rơi xuống và ta như thế nào th́ hiện nguyện h́nh như thế đó mà thôi. Thế nào là tu luyện tâm linh?  Có thể là yoga, thiền định, tŕ kinh, tŕ chú, đọc, tụng, niệm một cách thật chuyên cần, chuyên nhất. Khi tâm định tĩnh th́ cái thấy sẽ trong suốt, rơ ràng như không có ǵ che đậy, ngăn ngại. Trực giác, linh tính hay linh cảm sẽ trở nên bén nhậy, đôi khi có thể đoán trước, thấy trước các sự việc sắp xảy đến.

 

Áp dụng trong đời thường, không có mục đích tâm linh, khi tâm định tĩnh, th́ khả năng tập trung của trí óc sẽ tạo ra những kết quả vượt bực, có thể nhận thấy nơi các vô địch thể thao, các nhạc sĩ hay các nhà hát xiệc với tài nghệ xuất chúng qua những màn biểu diễn thật tài t́nh, ngoạn mục. Nhiều doanh nhân đă học thiền để xả bỏ căng thẳng và sáng suốt hơn trong công việc, nhưng mục đích chỉ thuần vật chất, chỉ để đạt được lợi nhuận tốt hơn, nhiều hơn,  không dính líu ǵ đến đời sống tâm linh.

 

Hiện tượng thần giao cách cảm, có được do tu luyện và cũng có thể là do bẩm sinh, không chỉ thực hiện được giữa hai Con Người c̣n sống mà có thể xảy ra với những người đă chết. Thường là thông qua sự báo mộng, trong giấc ngủ được người chết hiện về giúp đỡ, dặn ḍ hay báo trước điều ǵ đó, cũng như giải mă những điều bị dấu kín, bị oan ức…v.v… Bất kỳ tôn giáo nào cũng đều có những hiện tượng như phép lạ hiện ra để cứu Con Người khỏi bịnh tật, tai nạn hay giúp thành tựu những mong cầu.

 

Có một điều nên nhớ, chớ lầm lẫn một người sống nội tâm và một người sống tâm linh.

Người sống nội tâm là người không hướng ngoại, thích sự trầm tĩnh, yên lặng, không nhiều lời, nói cái ǵ đáng nói, làm cái ǵ đáng làm, không thích tụ họp chốn đông người, giao tiếp vừa đủ, giới hạn, chọn lựa, không a dua, không đua đ̣i, không màng vật chất, cũng không màng danh lợi, sống biết đủ và an phận, bằng ḷng với những ǵ ḿnh có, hướng ḿnh theo điều thiện, nâng cao tâm hồn, nhưng người sống nội tâm chưa chắc là người sống tâm linh.

Người hướng ngoại th́ không thích cô độc, thích đám đông, tụ họp, bạn bè, chén thù chén tạc, thích vui nhộn, nói nhiều, ḥa đồng với chung quanh, chú tâm đến xă hội, coi trọng địa vị, danh tiếng, gia thế, sự nghiệp, tuy thế, họ cũng có thể là người tâm linh nhưng khác với người hướng nội về mức độ tập trung và chuyên nhất, v́ người hướng ngoại dễ bị lôi cuốn theo sự “sa đà”, làm mất th́ giờ hay “giết” thời giờ quí báu qua những chuyện không quan trọng, gọi là “chuyện bao đồng, chuyện thiên hạ, phiếm luận, tán gẫu… »

 

Con Người cần giải trí, thư giản, nhưng Con Người hay đi quá trớn. Giữ quân b́nh hay Trung Đạo trong đời sống luôn là một việc khó, cần nghị lực và tự chủ. Từ một người bạn sẽ kéo theo mười người, từ mười người sẽ kéo theo ngàn người. Thời đại @ (a c̣ng) nay có diễn đàn, forum, Facebook… vào th́ dễ mà ra th́ khó. Từ một mail sẽ có vài trăm, vài ngàn, từ mười phút mỗi ngày sẽ lên vài giờ, vài chục giờ và chiếm trọn cả ngày, luôn cả giấc ngủ! Những ǵ đọc được, nghe được, xem được sẽ đọng lại trong đầu óc tâm tư và cả trong tiềm thức.

Con Người là một sinh thể có khả năng hấp thụ tất cả những ǵ đến từ bên ngoài. Thức ăn đem vào bụng, khí đem vào phổi, cho đến làn da mỏng cũng thở, cũng đem chất dinh dưỡng vào người được, th́ trong khối óc, trong tâm tư cũng thế, có những “thức ăn” trừu tượng được đem vào để nuôi dưỡng phần tinh thần này. Với thời gian, càng ngày cái b́nh chứa nơi Con Người càng đầy, Con Người chỉ thêm mệt óc mệt trí. Khoa học càng tiến bộ th́ các bệnh về tâm thần cũng tiến nhanh không kém. Số lượng Con Người phải dùng thuốc an thần không hề giảm! Đó là chưa nói đến những Con Người thực sự điên cuồng, loạn trí… Con Người trong xă hội hiện đại, không những cần phải chọn lựa thức ăn để nuôi cái thân vật chất mà c̣n phải chọn lọc những thức ăn nuôi dưỡng phần tinh thần, nếu muốn có một thể chất tráng kiện và một tinh thần lành mạnh.

 

Thêm một điều nữa, khi nói người này “duy tâm”, chủ trương mọi sự hiện hữu căn bản là nơi linh hồn, trí óc, ư tưởng, ư niệm… Ngược lại với “duy vật”, chủ trương sự hiện hữu từ nơi vật chất, mọi hiện tượng là kết quả của sự tương tác giữa các thành phần vật chất, th́ ở đây, người có khuynh hướng duy tâm cũng chưa chắc là người tâm linh.

 

Người sống tâm linh là người kết nối với thế giới vô h́nh, mang tính chất thiêng liêng của tôn giáo hay của tín ngưỡng, ở nơi này có Thượng Đế, có Allah, có Chúa, có Đức Mẹ, có Thiên thần, có Thần linh, có Khrisna, có Shiva, có Phật, có Bồ tát, có Thánh, có Tiên… có cả linh hồn của những người đă khuất, và tùy theo mỗi tôn giáo mà có sự khác biệt, có cả những người nơi cơi khác mà con mắt trần không thể nh́n thấy như địa ngục, thiên đựng hay nơi trú ngụ của ma, quỉ... Cái tầm nh́n của người tâm linh th́ rất xa, xa vời vợi. Có thể thấy quá khứ cũng như tương lai. Những người này được gọi là nhà tiên tri. Có hiện tượng gọi là “lên đồng” hay “hầu đồng, hầu bóng” làm cầu nối cho Con Người giao tiếp với thế giới “bên kia ». Những người có khả năng đặc biệt mà có thể nghe hay thấy thế giới bên kia được gọi là nhà ngoại cảm. Những người như tiên tri hay ngoại cảm th́ thật sự không có nhiều nhưng có bằng chứng cụ thể những điều họ thấy, họ nghe, họ nói là thật.

 

Trên cơi đời này, có lẽ số người tin rằng có một linh hồn bất tử và có một đời sống sau cái chết là đại đa số. Nếu không gọi là linh hồn th́ cho dù được gọi dưới một danh từ khác, như là vong, vía, thần thức, th́ cũng vẫn tin vào một năng lực tiếp tục duy tŕ sự sống sau cái chết, sau khi thân xác tan ră.

 

Đó là trường hợp của Phật Giáo, không tin vào linh hồn bất tử nhưng tin vào thần thức sẽ tiếp tục trở lại thế gian để sống một cuộc sống khác, cứ quay đi trở lại hằng hà sa số kiếp trong cái ṿng được gọi là luân hồi, trở đi trở lại, cho đến ngày giải thoát. Giải thoát cũng có nghĩa là bứt ra khỏi cái thần thức trói buộc Con Người khao khát hiện hữu, khao khát sống và tất nhiên là phải chịu khổ v́ cuộc sống trên thế gian, bản chất của nó là khổ. Đạo Phật dạy phương pháp cho Con Người buông bỏ cái thần thức dẫn Con Người vào chốn trầm luân. Buông bỏ bằng cách nào? Bằng cách chuyển hóa cái thần thức ô nhiễm, chấp Ngă, ích kỷ đầy phiền năo thành cái thần thức trong sạch, Vô Ngă, vị tha. Nhưng đạo Phật chia hai ở đây, phái Nguyên Thủy chỉ nói đến Niết Bàn, Con Người không c̣n luân hồi sinh tử, không c̣n chấp Ngă, ích kỷ và phiền năo th́ nhập vào Niết Bàn thanh tịnh. Phật giáo Phát Triển hay Đại Thừa th́ nói đến Phật tánh, bản chất thật, thanh tịnh và không đau khổ vốn có sẵn nơi Con Người và Con Người tu tập để giải thoát là t́m lại bản chất thật của ḿnh, Phật tánh, để không c̣n chịu khổ nữa.

 

Cho dù là hai danh xưng khác nhau nhưng Niết Bàn hay Phật Tánh đều được hiểu như là bản thể, bản tánh chân thật không chịu sự khổ đau sanh diệt của mọi loài chúng sanh, trong đó có cả súc vật. Bản tánh này có thể chứng được, thực hiện ngay trong đời sống hiện tại nếu chịu tu tập đúng đường lối và tất nhiên là chỉ có Con Người mới tu tập được là v́ có trí tuệ và các điều kiện giúp cho khả năng tu tập phát triển mà con vật th́ không có khả năng và điều kiện.

Quan điểm Phật giáo là như thế, tin hay không là quyền của mỗi Con Người.

 

Con Người hẳn là có một nửa phần vượn, đười ươi nơi thân ḿnh và khi Con Người hành động hay suy nghĩ không xứng đáng với địa vị cao quí của ḿnh. Cái Tôi hay cái Ngă của Con Người cũng quá lớn, làm chướng ngại cho cuộc sống của Con Người mà mục đích gần nhất là mưu cầu hạnh phúc. Nhưng Con Người hiểu rằng hạnh phúc trên thế gian th́ ngắn ngủi và cũng không dễ t́m. Hướng đến tâm linh mở ra cho Con Người một chân trời mới, con đường giải thoát thực sự mọi khổ đau, nhưng con đường này cũng thênh thang lắm và rất nhiều lối để bước vào. Chúc bạn may mắn!

 

Paris, Những Ngày Đầu Năm 2015

LêKhắcThanhHoài

                                         

 

Chú Thích:

1.     Ở Ngục Thừa Thiên. Thơ Cao Bá Quát (Vũ Mộng Hùng dịch)

 

Xem lại phần 1:  Con Người là… Con chi? (Phn 1)

 

 

Mục Lục 99Độ