Bài nói chuyện của Thầy Lê Bá Vận

Đại Hội YKHHN 2014, New Jersey

 

 

Nhận Định Giai Đoạn Đầu Của ĐHYK Huế, 1961 -1967

 

“Hăy trả cho César những ǵ của César”.

 

Thưa quí vị quan khách, các thầy cô, các anh chị cựu sinh viên.

 

Xin cám ơn ban tổ chức đă cho tôi có dịp được thân mật nói chuyện với các anh chị cựu SV để thử t́m câu trả lời cho một sự bất đồng lớn về quan điểm đối với giai đoạn đầu của ĐHYK Huế, 1961 -1967. Các anh chị nhất là các khóa sau có thể bị lung lạc bởi những ngộ nhận. Hai cựu Khoa trưởng ĐHYK Huế đă có những nhận định tương phản về Trường như sau:

 

-GS Bùi Duy Tâm, Khoa trưởng ĐHYK Huế 1968 -1972 đánh giá giai đoạn 1961-67 là bi thảm.

 

-Tôi, Khoa trưởng 1972-1975 th́ cho rằng giai đoạn ấy căn bản vững chắc, tốt đẹp.

 

Song nếu bi thảm, tuyệt vọng là đúng, th́ “trung ngôn nghịch nhĩ”, ta phải phục thiện, can đảm tiếp thu. Và t́m hiểu sự thực. Nhưng thế nào?

 

Ngựa đua một ḿnh không phân biệt được hay dở. Tốt nhất là so sánh.  -So sánh với ai? – Với các trường Hà Nội, Sài G̣n, phân hơn kém giảng dạy với Huế cùng thời điểm. -Được không? -Được. Tôi học trường Y Hà nội, đến năm 1954 di cư vào Sài G̣n học tiếp, lại tham gia giảng dạy tại ĐHYK Huế từ đầu nên biết được ở cả 3 nơi.

 

 

1)ĐHYK Hà Nội 1950- 1954. Thời đó ĐHYK Hà Nội có bảy giáo sư người Pháp là đầu ngành. Mỗi giáo sư có 1 – 2 bác sĩ VN phụ tá. Tổng cọng đội ngũ giảng huấn trên 20 vị. Riêng khoa ngoại đông nhất, gồm Giáo sư P. Huard, Khoa trưởng, Giáo sư thạc sĩ Phạm Biểu Tâm, các bác sĩ Trần Ngọc Ninh, Trần Anh, Đào Đức Hoành, Ngô gia Hy. Trường ĐHYK Hà Nội rất mạnh về Ngoại phẫu thuật, nhiều bác sĩ về sau trở thành giáo sư thạc sĩ phẫu khoa, cơ thể học.

 

Vẫn thiếu thầy, niên khóa 1952-53, Trường mời GS Bourlière từ Pháp sang giảng dạy môn Sinh Lư cho 2 lớp YK1 và 2 học chung trong gần 2 tháng, rồi cho thi ngay để ông về Pháp.

 

Điều phấn khởi là năm1953 các bác sĩ Nguyễn Hữu (Cơ thể học), Đặng Văn Chung (Nội), Vũ Công Ḥe (Cơ thể bệnh lư) được gởi sang Pháp thi và trở thành giáo sư thạc sĩ.

 

Ban giảng huấn dù không nhiều, cũng gọn ghẽ. Cơ sở thực tập chính là bệnh viện đa khoa Bạch Mai 700 giường gồm Nội, Sản, Nhiễm TMH và Bệnh viện Phủ Doăn (Yersin) giải phẫu, cấp cứu, sản phụ khoa. Cả 2 bệnh viện đều có trại riêng dành cho phụ nữ (phụ khoa) và trẻ em.

 

 

2)ĐHYK Sài G̣n 1954. ĐHYK SG thành lập 1946, Giáo sư của trường lúc ban đầu chỉ có 2 người, nên đă dùng khả năng giảng huấn của các BS Quân y Pháp và các BS VN ở SG.

 

Năm 1954 Nội khoa có GS Massias (Khoa trưởng), các bác sĩ Nguyễn Ngọc Huy, Phan Tấn Tước, Trần Lữ Y. Ngoại Phẫu có GS Trần Quang Đệ, bác sĩ Đặng Văn Chiếu. Sản khoa có GS G. Cartoux, các bác sĩ Trần Đ́nh Đệ, Nguyễn Văn Hồng, Trần Trung Dung…BSTĐ Đệ sau đó là giáo sư thạc sĩ khoa Sản.  Trường Sài G̣n có thế mạnh về Sản phụ khoa.

 

Năm 1954 ĐHYK Hà Nội di cư vào Nam, nhập với ĐHYK Sài G̣n. Các giáo sư Pháp phần lớn về nước. Các bác sĩ Việt ở BV Phủ Doăn và Mắt di cư toàn bộ vào Nam đóng đô tại BV B́nh Dân. Nhờ đó trường Sài G̣n mạnh luôn về Ngoại phẫu thuật.

 

Các năm từ 1954, ban giảng huấn tương đối nhỏ. GS Massias về Pháp năm 1955, trường thiếu thầy mỗi năm một hai lần phải mời các giáo sư Nội và Nhi từ Pháp bay qua ở lại một hai tháng để gỉảng dạy sinh viên tại trường và bệnh viện.

 

Qua năm 1955-56 để cạnh tranh với ảnh hưởng Hoa Kỳ, chính phủ Pháp chấp thuận nhiều bác sĩ ĐHYK Sài G̣n qua Pháp thi lấy bằng thạc sĩ: Trần Ngọc Ninh, Nguyễn Vỹ, Trần Đ́nh Đệ, Phan đ́nh Tuân, Nguyễn Đ́nh Cát. Đây là một điều rất thuận lợi cho trường.

 

Các năm 1960-63 lại có thêm nhiều giáo sư thạc sĩ mới.

 

Sau đó là ảnh hưởng Hoa Kỳ, nhưng cũng phải chờ tới năm 1965-1966 mới có thêm 7 bác sĩ nhân viên giảng huấn trẻ tốt nghiệp từ các năm 1960, 61, 62  tu nghiệp ở Mỹ về, đa số khoa học cơ bản chẳng hạn BS Bùi Duy Tâm (Sinh hoá).

 

ĐHYK SG gọi 1954-1966 là thời kỳ củng cố và phát triển.

 

Năm 1962 là năm cuối cùng mà bằng BS YK của trường YKĐHSG c̣n được công nhận tại Pháp. Tuy vậy tiếng Pháp vẫn c̣n là chuyển ngữ giảng dạy tại trường một thời gian lâu dài.

 

 

3)ĐHYK Huế 1961-1967. Trường được ĐHYK Freibourg, Tây Đức bảo trợ. Dụng cụ thí nghiệm, hóa chất , các mô h́nh giảng dạy, chi phí và lương bổng giáo sư Đức đều do chính phủ Tây Đức đài thọ.

 

GS H. Krainick, Thạc Sĩ Nhi Khoa cầm đầu phái bộ các giáo sư và bác sĩ người Đức mười mấy vị, giảng dạy bằng Anh hoặc Pháp ngữ về đủ các bộ môn chính. GS Krainick là giám đốc học vụ, nói với sinh viên ông có quyết tâm đào tạo các bác sĩ ra trường tại Huế có tŕnh độ ngang hàng với bất cứ nơi nào tiên tiến trên thế giới. Người Đức nghiêm túc và tận tụy, đă nói là làm được.

 

Về khoa Ngoại, Phẫu thuật, Pḥng mổ, Trường được sự hỗ trợ của phái bộ hợp tác kỹ thuật của Pháp cử các giáo sư thạc sĩ và bác sĩ Seror, Aprosio, Moulin…đến ở thường trực tại Huế, giảng dạy sinh viên. Lại c̣n nhiều bác sĩ Hoa Kỳ, có vị cũng ở dài hạn.

 

Thành phần ban giảng huấn các bác sĩ Việt Nam khá đặc biệt. BS Lê Khắc Quyến (Nhiễm) và BS Tô Đ́nh Cự (Phẫu) là bạn học đồng thời với các bác sĩ Phạm Biểu Tâm, Tôn Thất Tùng… tại ĐHYK Hà Nội vào thập niên 1930.

 

Mười trong số 12 bác sĩ học từ Pháp về là con dân Huế ưu tú. Họ tốt nghiệp Tú tài các năm 1948-51 (thời đó toàn miền Trung chỉ ở Huế có ban Tú Tài), du học Pháp, nay trở vế Huế với Đại Học và Bệnh viện. Đặc biệt là BS Nguyễn Khoa Nam Anh, chuyên khoa X-Quang, BS Lê Văn Điềm, Tim Mạch, BS Đặng Hóa Long, Sản.

 

Trường lại tổ chức các kỳ thi tuyển ban giảng huấn vào các năm 1963, 64, 65 tuyển chọn được nhiều bác sĩ cựu Nội Trú các Bệnh Viện ĐHYK Sài g̣n là trong số những giảng nghiệm viên đầu tiên của trường và lần lượt được gởi ra nước ngoài tu nghiệp.

 

Về cơ sở thực tập th́ Bệnh Viện Trung Ương Huế 1400 giường rất lớn, qui chế trên Tổng Y Viện, Bệnh Viện Toàn khoa, BV Đa Khoa nên các phương tiện xét nghiệm cận lâm sàng rất đầy đủ là chuyện đương nhiên, hơn nữa tập trung tiện lợi cho điều trị và giảng dạy. GS R. Discher lại thiết lập thêm pḥng xét nghiệm riêng biệt tại trại bệnh nội khoa trong bệnh viện để phục vụ giảng dạy. Trường ĐHYK Huế có thế mạnh rơ về khoa Nội và Nhiễm. Bác sĩ nội khoa đông đảo.

 

Bệnh viện Toàn khoa Đà Nẵng do BS Đinh Văn Tùng làm giám đốc, lại là một cơ sở thực tập nội trú lư tưởng cho các sinh viên Y Khoa Huế năm cuối.

 

Trường ĐHYK Huế khi thành lập đă có tức th́ một căn bản vững chắc, kiên cố.

                                                  ***

 

Thưa quí vị quan khách, các bạn.

 

Tôi vừa miêu tả đại thể sự giảng dạy tại 3 trường Y khoa Huế, Hà Nội, Sài G̣n xê xích cùng thời điểm để chúng ta tiện bề đối chiếu. Với những dữ kiện trên tôi xác định như sau:

 

Giai đoạn 1 (1961 -1967). ĐHYK Huế được Tây Đức bảo trợ gần mọi mặt và Pháp hỗ trợ có ban giảng huấn rất tốt, là một thế mạnh hiển nhiên. Chất lượng, điều kiện giảng dạy ít nhất là ngang hàng với ĐHYK Hà Nội và Sài G̣n cùng thời điểm tương ứng và mỗi nơi lại có những ưu điểm riêng. Khoa Nội của ĐHYKHuế th́ rất mạnh. Đây là giai đoạn sáng chói nhất trong 3 giai đoạn của ĐHYK Huế trước 1975.

 

Thật khó tưởng tượng ĐHYK Huế đang lành lặn tử tế lại được bậc trưởng thượng chẩn đoán tŕnh trạng gần như tuyệt vọng, mạng vong cận kề!; “công đức vô lượng vớt người trầm luân” ắt phải nhờ bậc tài ba, đại nhân đại trí. Thiếu thông tin chính xác, không nắm vững sự t́nh do xa lạ, vô t́nh, hữu ư cũng dẫn đến những ngộ nhận gây hoang mang đáng tiếc.

 

Về t́nh h́nh trường ĐHYK Huế trong năm 1967 GS Vơ Đăng Đài viết rất rơ: “Thầy Lê Văn Bách là người rất thận trọng và nguyên tắc, có lẽ Thầy nghĩ rằng với tước vị cuả Thầy lúc bấy giờ , nếu Thầy giữ chức vụ Quyền Khoa trưởng lâu dài th́ sẽ hại đến uy tín của Trường, nên mặc dầu có sự ủng hộ của các giáo sư Đức, nhân viên giảng huấn và sinh viên, Thầy luôn luôn đ̣i hỏi Viện phải thúc dục Bộ Giáo dục bổ nhiệm một Khoa trưởng thực thụ”. (VĐĐ “Tính Sổ Một Đoạn Đường” ykhoahuehaingoai.com).

Đúng ra th́ bộ Giáo dục đă cử BS Lê Văn Bách làm Xử Lư Thường Vụ trường ĐHYK Huế theo Sự vụ lệnh kư ngày 3-4-1967.

 

Năm 1967 trường ĐHYK Huế sinh hoạt giảng dạy vẫn tốt b́nh thường, đội ngũ giảng huấn không vắng một ai. Đó mới là điều thiết yếu nhất. Thầy LVBách mong sớm có khoa trưởng cho trường để thay thế BS Lê Khắc Quyền phải rời Huế do thời cuộc song đến khi trường có khoa trưởng th́ khoa trưởng lại ở tận đâu xa. Thầy chắc chắn không xin Bộ cử người ra thanh lư dẹp bỏ trường giùm: Huế đang c̣n là năm 1967, rất an b́nh, vui nhộn, chưa đến Tết Mậu Thân 68!  

 

ĐHYK Huế thỉnh thoảng bị đặt điều biêu chuyện, hù dọa đóng cửa, song nói để mà nghe vậy thôi. Ngoài giá trị thực chất, do có tầm vóc chính trị to lớn, ĐHYK Huế có quí nhơn phù trợ. Đó là các vị Tổng Thống VNCH. Tổng Thống Ngô Đ́nh Diệm đă đích thân cho phép ĐHYK Huế thành lập. Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu lại c̣n cương quyết về chính trị không kém. Ngay sau Tết Mậu Thân 1968, Tổng Thống bay ra Huế thị sát đă ra lệnh mọi cơ quan dân sự không được di tản.

 

 

“Của Cesar trả lại cho Cesar”. (Hăy trả cho César những ǵ của César).

 

Câu này trích Kinh Thánh hàm ư giản dị, dễ nhận định.
Không ai có thể giữ măi của cải của Ca
esar, rồi th́ cũng có lúc sẽ trả lại cho Caesar. Không ai có thể nói ngoa nói điêu về chân lư, rồi th́ cũng có lúc chân lư sẽ lộ dạng... Đó là lúc Caesar đến đ̣i lại cái mà ta đă giữ. (Caesar = vua La Mă xưa).

 

Giai đoạn đầu ĐHYK Huế 1961-1967 huy hoàng, đẹp đẽ, thực tế chứng minh đàng hoàng.

 

Các cựu sinh viên Trường biết rơ đâu là hồ đồ, đâu là sự thực, từ nay măi măi hănh diện về gốc gác vững chắc, sáng rạng, ḍng dơi thế phiệt thư hương của trường xưa.

 

Thưa các thầy cô, các bạn cựu sinh viên. Những ǵ tôi thưa chuyện vừa rồi là bổn phận tôi bắt buộc phải làm. Bổn phận của một cựu khoa trưởng đương nhiệm cuối cùng và lại là người duy nhất biết các trường Y Hà Nội, Sài G̣n và ĐHYK Huế từ đầu, do đó có thể đối chiếu sự giảng dạy. Tôi sẽ có tội nặng đối với Huế, đối với trường YK Huế nếu tôi không lên tiếng, đem sự hiểu biết của ḿnh giải bày để bảo toàn danh dự Trường, hóa giải những ngộ nhận tai hại mà sẽ tồn tại măi v́ có vẻ sẽ không ai làm thay thế tôi.

 

Xin cám ơn và kính chào quí vị.

 

Lê Bá Vận.

 

 

 

(BBT: Xin đọc thêm bài viết “ĐHYK Huế, Nhận Định Giai Đoạn Đầu 1961-1967. YKHHN Website Mục 99 Độ)

 

Trở về Trang Nhà YKHHN