CÂU CHUYỆN BÊN LỀ BỆNH DẠI

Tôn Thất Hứa

Vào ngày 06 tháng 05 năm 1994, sau 6 năm trời dài dằng dẳng, công trình xây cất đường ngầm qua biển Manche nối liền bán đảo Anh Cát Lợi với khối Âu Châu từ Calais - Folkestone, được khánh thành thì đã có dư luận chống đối, bi quan,  có những bài bình luận nói là bệnh dại... sẽ đến nước Anh.
Quả đúng vậy, bệnh dại đã tràn vào Anh quốc, nhưng mà theo một con đường mà không ai đã có thể ngờ trước được. "Communical Disease Report" đăng tải một bản phúc trình rất sôi nổi : "Bat brings rabies to Britain" (dơi mang bệnh dại đến Vương quốc Anh) vào tháng 07.1996 : lần đầu tiên tìm thấy vi-rút bệnh dại trên thân thể một con dơi sinh sống ở miền nam Anh quốc, Newhaven,  thuộc lãnh địa bá tước Kent,  cách miệng hầm ở Folkestone những 100km. Các nhà khảo cứu sinh vật quyết đoán thật là khó tin: là con dơi có mầm bệnh đã từ lục địa bay xuyên qua đường hầm đến được bản đảo Anh.
Tìm kiếm loại vi-rút, mầm gây bệnh, các nhà khoa học xác định =>  đó là vi-rút đã hiện trước đây và phát xuất từ biên giới Thuỵ Sĩ - CHLB Đức.
2 nghi vấn được đặt ra :
v          bằng lối nào mà dơi hiện diện trên bán đảo Anh Cát Lợi
v          loài dơi bị nhiễm bệnh dại đã có từ trước ???  chắc là không !!, vì vào năm 1987 sau khi khảo sát 2.000 con dơi  => không tìm thấy có vi-rút bệnh dại.
Vào ngày 07.07.1994,  trong lãnh thổ bá tước Lancashire, nằm phía tây bán đảo, một con dơi nuôi trong nhà  bỗng nhiên hung dữ lên đến độ phải giết nó. Ngày 27.09.1994 sau khi khám nghiệm kỹ càng, bản khảo nghiệm ghi nhận dơi đã nhiễm vi-rút bệnh dại. Bà chủ nuôi dơi đã phải chích thuốc vì đã bị dơi cắn vào ngày 11.09.
Tại  Trung Tâm  Thí Nghiệm Thú Y - Central Veterinary Laboratory - cho biết đây là một loại vi-rút đã sinh sống tại lục địa Âu Châu => đưa tới kết luận một cách chắc chắn là bệnh dại từ nội địa Âu Châu bay đến bán đảo Anh, cho đến bây giờ chưa có người chết. Tại Âu và Á Châu ghi nhân có 10 trường hợp do dơi truyền bệnh. 142 trường hợp dơi mang bệnh trong vòng từ năm 1987 - 1995, nghĩa là  < 0,1 % trong tổng số mắc phải bệnh dại, nhiều nhất là Hoà Lan, Đan Mạch và CHLB Đức.

Tại Hoa Kỳ thì bệnh dại do dơi truyền qua gia tăng càng ngày càng nhiều. Một con số bất ngờ cho biết trước đây 90% bệnh do chó truyền qua người do chó cắn, trong 11 năm gần đây thì có đến 92% do dơi mang đến.
Một con số khá hi hữu được tìm ra  =>  nửa triệu (500.000) con bò chết hàng năm  trên những đồng cỏ vì loài dơi hút máu - Vampire - Flughunden - truyền bệnh và giết chết bò.

Chúng ta thử so sánh hiện trạng khá ngộ nghĩnh có vài điểm cần phải lưu ý về bệnh dại giữa Anh - Úc :
Năm 1867 tại Tamanien/ Úc đã phát hiện một con chó dại, một nơi chưa hề nghe hay thấy cơn bệnh dại; người mắc bệnh thì chưa có. Rất bất ngờ 1996 người ta tìm ra được 7 con dơi sống bằng hoa trái  "black flying foxes hay little red flying foxes" vùng bờ bể miền đông có mang mầm bệnh dại ( Lyssaviren), đây là loại vi-rút lạ, chưa có trong danh bộ loại vi-rút sinh ra  bệnh dại (PBLV = Pteropid Bat Lyssa Virus).
1966 ở Queensland / Úc, một người phụ nữ đã bỏ mạng do dơi có mầm bệnh cào cấu vào thân thể nạn nhân. Tại Anh Quốc thì chưa có người chết ,
Tìm hiểu cho biết con đường truyền bệnh từ loài dơi => dơi là loại động vật có vú duy nhất có cánh bay được, có mặt khắp mọi nơi trên quả đất và dơi hiện tại rất nguy hiểm cho loài người, đáng chú ý nhất là ở lục địa Mỹ Châu (cả bắc lẩn nam ).
Nguy cơ cho con người ở đây là không cần phải bị dơi cắn mới mắc bệnh =>  trong số 24 người  Mỹ mắc phải bệnh do dơi gây ra thì chỉ có 8% bị dơi cắn, 38% có va chạm với dơi, 21% nuôi dơi trong nhà và con số 33% còn lại hoàn toàn toàn không có dấu hiệu hay đã sờ mó và cũng không nhìn thấy dơi đến cạnh mình... từ đó đã đưa đến giả thuyết => liệu bệnh dại có thể truyền qua bằng hơi thở không !?!. chưa có câu trả lời chính xác.

Dựa vào bảng thông kê nêu trên, chính phủ Hoa Kỳ kể từ thập niên 60 đã ra đạo luật chích ngừa bắt buôc cho những tài tử nuôi dơi để làm thú kiểng trong nhà hay là những nhân viên có trách nhiệm chăm sóc, theo dõi và kiểm soát... tập thể gia đình họ dơi (có nhiều giống dơi khác nhau phân tán khắp hoàn vũ), các nhà thám hiểm hay những du khách hang động đều phải chích ngừa. Sau lần chích ngừa đầu tiên cho thấy khả năng chống lại bệnh kéo dài đến 5 năm, sau đó tùy theo định lượng kháng thể để xác định chuẩn độ kháng =>  quyết định phải chích thuốc hay không!.

Loại động vật có vú là môi trường nuôi dưỡng vi-rút bệnh dại rồi để chuyền bệnh qua người; loài dơi là một loại động vật có vú duy nhất có cánh để bay.
Theo trào lưu của những biến thái thiên nhiên và sinh vật  sống trong vũ trụ thì cuối cùng sẽ đi đến kết quả => nước Anh và lục địa Úc Châu cũng phải chấp nhận sự thay đổi của tạo hoá và sự bành trướng của bệnh dại.

Bài vở , hình ảnh, dữ liệu đăng trên trang nhà của Y Khoa Huế Hải Ngoại (YKHHN) hoàn toàn có tính thông tin hay giải trí. Nội dung của tất cả bài vở, hình ảnh, và dữ liệu này do tác giả cung cấp, do đó trách nhiệm, không nhất thiết phản ánh quan điểm hay chủ trương của trang nhà YKHHN.
Vì tác quyền của mọi bài vở, hình ảnh, dữ liệu… thuộc về tác giả, mọi trích dịch, trích đăng, sao chép… cần được sự đồng ý của tác giả. Tuy luôn nỗ lực để độc giả được an toàn khi ghé thăm trang nhà YKHHN, chúng tôi không thể bảo đảm là trang nhà này hoàn toàn tránh được các đe dọa nhiễm khuẫn hay các adwares hay malwares… Vì chúng tôi không thể chịu trách nhiệm cho những tổn hại nếu có, xin quý độc giả cẩn trọng làm mọi điều có thể, ví dụ scanning, trước khi muốn sao chép, hoặc/và tải các bài vở từ trang nhà YKHHN xuống máy của quý vị.