Thông Tin Y Học và Giới Thiệu Dược Phẩm mới

Thời sự Y Học - Số 13

 

 

1/ DỊCH ÉP CỦA QUẢ BƯỞI CŨNG HIỆU QUẢ NHƯ RƯỢU VANG


Các nhà khoa học của Đaị Học Louis Pasteur(Strasbourg) đã thực hiện các nghiên cứu thực nghiệm về các huyết quản được lấy từ heo.Họ đã đo lường sự sản xuất NO của huyết quản dưới sự hiện diện của nước ép quả bưởi.Các tác giả phát xuất từ nguyên tắc rằng một sự gia tặng sản xuất NO trong nội mạc huyết quản sẽ có tác dụng bảo vệ của cua một sự tiêu thụ có mức độ rượu vang de chống bệnh động mạch vành.Các nhà nghiên cứu đã nhận xét rằng các polyphénols hiện diện trong nước ép quả bưởi kích thích các tế bào nội mạc sản xuất NO,nhờ thế có tác dụng bảo vệ chống lại các bệnh tim mạch,gìn giữ sự lành mạnh của cac huyết quản và cho phép duy trì một huyết áp bình thường..

( LE JOURNAL DU MEDECIN 9/2/2007)


2/ MỘT VŨ KHÍ MỚI CHỐNG VIỆC NGHIỆN THUỐC LÁ

La varénicline chẳng bao lâu nữa sẽ được thương mãi hóa dưới cái tên CHAMPIX, và là một vũ khí chống việc nghiện thuốc lá với một tác dụng mới lạ. Một mặt dược chất  nầy gắn vào các recepteurs nicotiniques của não bộ được gọi là alpha 4 và béta 2 (là nguyên nhân gây việc nghiện thuốc lá)  với một hấp lực lớn hơn nicotine. Mặt khác varénicline có khả năng ngăn cản cảm giác thích thú của những người hút thuốc lá, làm giảm thiểu sự tiêu thụ lượng thuốc lá của họ. Những thử nghiệm được thực hiện trên hơn 400 người nghiện thuốc lá (cho những người dùng hơn 10 điếu mỗi ngày) đã chứng tỏ ưu thế của dược chất nầy hơn một placebo và Zyban, nhưng những thuốc nầy đã không được so sánh với những chất thay thế nicotinique khác (gommes, patchs).
Nhưng việc sử dụng dược chất sẽ không miễn trừ công tác giúp người nghiện thuốc tìm lại động cơ,cũng như cần sự hổ trợ tâm lý trước nguy cơ trầm cảm do việc cai thuốc lá ».BS Véronique Peim,chuyên viên thuốc lá của bệnh viện Ambroise - Parré để Boulogne-Billancourt (Hauts-de-Seine) đã phát biểu như vậy. 
Trong đợt chữa trị với một thời gian kéo dài từ 12 hay 20 tuần, có thể sẽ gây nôn mữa, nhưng về sau sẽ bớt dần. Được thương mãi hóa bởi hãng Pfizer trong tam cá nguyệt đầu tiên năm 2007, CHAMPIX sẽ được phân phối theo toa bác sĩ, phí tổn khỏang 3,5 Euro mỗi ngày ít hơn so với phí tổn của một gói thuốc lá.  

(SCENCES ET AVENIR 2/2007)

3/ NHỮNG TỄ BÀO GỐC LÀ TÂM ĐIỂM CỦA UNG THƯ


Hai nhóm nghiên cứu độc lập vừa khám phá các tế bào gốc (les cellules souches) của ung thư đại tràng. Với số lượng vô cùng nhỏ, các tế bào nầy đề kháng với hóa học trị liệu hơn là những tế bào khác.

Tất cả các tế bào của một khối u phải chăng có thể di căn đến một cơ quan  khác? - Không!
Đó là câu trả lời của hai nhóm nghiên cứu độc lập đã khám phá một số lượng vô cùng nhỏ của các tế bào gốc có tiềm năng này trong ung thư đại tràng. ’Đây là một sự tiến bộ rất lý thú. Khám phá nầy có thể sẽ cho chúng ta khả năng điều trị tận gốc căn bệnh và bổ sung các điều trị co dien chống lại ung thư nầy’. Aimery de Gramont, Chủ nhiệm khoa ung thư thuộc bệnh viện Saint-Antoine Paris, đã xác nhận như thế.

   Năm 1994, John E. Dick thuộc đại học Toronto đã chứng tỏ trong trường hợp leucémie myéloide aigue, rằng chỉ có vài trong số những tế bào của chứng ung thư máu có thể truyền bệnh cho các con chuột bị làm suy giảm miễn dịch. Như vậy điều nầy xác nhận quan điểm đã được công bố trong năm 1971 về các tế bào gốc vừa có khả năng đổi mới, vừa có khả năng phát sinh một ung thư giống hệt nơi một động vật khác.
Nhà nghiên cứu người Gia Nã Đại nầy cũng như nhóm nghiên cứu của ông giờ đây đã có thể phân lập được các tế bào gốc của ung thư đại tràng trong các khối u nguyên phát hoặc trong các di căn ở 17 bệnh nhân. Các tế bào nầy có số lượng vô cùng nhỏ: tỷ lệ 1/57.000 tế bào của khối u. Các tế bào này mang trên bề mặt một chi đầu (marqueur) gọi là CD 133. Chi đầu nầy có thể được tìm thấy ở những tế bào gốc bình thường của nhiều tổ chức mô, cũng như các tế bào gốc của ung thư não bộ, tiền liệt tuyến và vài lọai ung thư máu.
Một nhóm nghiên cứu khác, được chỉ đạo bởi Ruggero De Maria, người Ý, thuộc Instituto Superiore de Sanita, La Mã đã đi xa hơn. Nhóm nầy đã thành công trong việc cấy nhóm tế bào gốc nầy sau khi nhận diện được chúng trên khỏang 20 bệnh nhân. Các nhà nghiên cứu nầy sau đó đã xác nhận rằng các tế bào nầy có thể tăng sinh vô giới hạn và qua nhiều thế hệ các tế bào nầy phát sinh ngày càng nhanh các ung thư đại tràng trên động vật. Việc lan tràn ung thư trên thực nghiệm nầy đã được báo cáo trong trường hợp các tế bào gốc của ung thư vú và não bộ, sẽ cho phép xác định đặc điểm rõ hơn về các tác nhân chủ yếu trong qúa trình  phát sinh ung thư. Những tính chất khác của tế bào gốc đã làm quan tâm các nhà lâm sàng.  
Khác với các tế bào thế hệ con cháu, các  tế bào gốc ít phân chia và tỏ ra đề kháng với các tia phóng xạ và hóa học trị liệu. ‘Thế mà trong 1/3 các trường hợp ung thư đại tràng, hóa học trị liệu hổ trợ không hiệu quả trong việc ngăn ngừa ung thư di căn. Sự hiện diện của các tế bào gốc của ung thư đại tràng có thể giải thích sự thất bại tương đối nầy và giải thích những chiến lược điều trị trọng điểm hơn. Mục đích của phép điều trị là lọai bỏ gốc các tế bào gốc nầy, có lẽ là nguyên nhân của nhiều tái phát và đề kháng đối với các điều trị hiện nay.

(LA RECHERCHE 2/2007)

4/ MẤT NGỦ CẢN SỰ HÌNH THÀNH CÁC TẾ BÀO THẦN KINH

Việc thiếu ngủ làm ngăn cản sự phát sinh các tế bào thần kinh mới trong hippocampe,một bộ phận của não bộ có liên quan đến trí nhớ.Đó là điều vừa được chứng minh bởi các nhà nghiên cứu của đại học Princeton( New Jesey),sau khi đã nghiên cứu não bộ của chuột bị mất ngủ trong 72 giờ.Để biết não bộ của chúng có còn « chế tạo » các neurones mới hay không,các nhà nghiên cứu đã tiêm một chất chỉ dấu(marqueur), đặc hiệu của sự tăng sinh tế bào.Kết quả : não bộ của các động vật thiếu ngủ có it các tế bào có dâu (cellules marquées) hơn là não bộ của chuột được nghĩ ngợi..Mặt khác,vào đúng thời điểm 72 giờ,vào  lúc mà sự phát sinh các tế bào thần kinh bi suy giảm,nồng độ corticostérone(một kích thích tố được tiết gia tăng trong thời kỳ stress) gia tăng rất nhiều.
Kết luận của các nhà nghiên cứu:stress gây nên bởi sự thức đêm mất ngủ sẽ gây nên sự phóng thích corticoides,làm cản sự tăng sinh tế bào.Nhưng,  mọi sự sẽ đâu vào đó sau 2 tuấn hồi phục.Do là nhờ sự phát sinh thần kinh( neurogenèse) « bù trừ »

(SCIENCE ET VIE 2/2007)

5/ 4 PHÚT HẠNH PHÚC

Một nhóm 54 người bị chứng phóng tinh sớm(éjaculateurs précoces) đã đạt thêm được 4 phút hạnh phúc vì chỉ xuất tinh sau 5 phút.Kết quả này đạt được là do các nhà nghiên cứu của Benh Vien Hoàng Gia Belfast,đã phun vào quy đầu một chất gây tê(Lidocaine và Prilocaine).Hiệu suất này rất được quý bà đánh giá cao.

(LE POINT 1/2/2007)


6/ NGUYÊN NHÂN VẼ CÁI CHẾT CỦA NAPOLEON

«Bài phân tích này chỉ rõ rằng dầu cho Napoléon có được giải thoát hoặc thoát khỏi đảo Sainte-Hélène,tình trạng sức khỏe suy kém của ông sẽ ngăn cản ông đóng trở lại một vai trò quan trọng trên sân khấu của lịch sử châu Âu.».Gần 2 thế kỷ đã trôi qua từ ngày ông mất(5/5/1821),nhưng cái chết của Napoléon Bonaparte vẫn còn làm tuôn chảy không biết bao nhiều là dòng mực và các nhà nghiên cứu điều tra vẫn luôn luôn quan tam đến trường hợp của ông.
Công trình nghiên cứu được đăng tải cách nay vài tuần đã được công bố trong Nature Clinical Practice Gastroenterology and Hepatology,dưới sự chỉ đạo của BS Genta,thuộc UT Southwestern Medical Center de Dallas.Đây là công trình được thực hiện bởi một nhóm các nhà giải phẫu bệnh học quốc tế,hoa kỳ,thụy sĩ và gia nã đại.Các nhà nghiên cứu này đã xem xét lại một cách tỉ mĩ tất cả các tài liệu lịch sử dưới ánh sáng của các kiến thức y học hiện nay.

Các kết luận đánh giá rằng nếu một trường hợp lâm sàng như vậy xảy ra ngày nay,thi dự hậu y khoa sẽ rất là dè dặt và khả năng để sống còn rất mong manh.
Ngay sau khi Hoàng đế mất,các tin đồn lan truyền rằng đó là do một cuộc âm mưu hoặc là do bị đầu độc bởi arsenic.Các tin đồn này lại càng rõ nét hơn vào năm 1961 sau xét nghiệm một mớ tóc của Napoléon:một nồng độ arsenic khá cao được tìm thấy trên mẫu nghiệm.Các xet nghiệm sau này cũng xác nhận sự hiện diện với nồng độ quan trọng của chất độc này.Thế là kẻ sát nhan được truy tìm.Ngón tay buộc tội trỏ vào không thương tiếc bá tước Charles Tristan de Montholon,một trong 4 người cuối cùng lúc cùng bị lưu đày với Napoléon.Quả thật viên bá tước này,là vi tướng của Để Chế,đã có một cuộc đời ít bình  hường.Các động cơ ám hại Napoléon của Montholon không thiếu gì, theo lời những kẻ dèm pha.
Lòng ghen tuông là nguyên nhân đâu tiên:người đẹp Albine,vợ ông,da dành cho Napoléon sự quý mến của mình.
Nguyên nhân thứ hai là sự tham lam:bị nợ nặng chồng chất,vị bá tước này đã dùng thủ đoạn để chiếm lấy một phần của cải của Hoàng Đế.Luôn luôn mong muốn kiếm tiền để sống một cuộc sống xa hoa.Và vài tháng trước khi Hoàng Đế qua đời,Montholon trở nên người thực hiện chủ yếu di chúc của Napoléon,thừa hưởng khoảng 2 triệu francs,điều này dấy lên những chỉ trích và tạo nên mối nghi ngờ về sự thực tâm của viên bá tước này.Nguyên nhân thứ ba là chính trị: Montholon hành động vì lợi ích của những người theo chủ nghĩa quân chủ,tức là những người Anh.Bố vợ cua Montholon là một người thân thuộc của bá tước Artois,một trong những người âm mưu chính theo chủ nghĩa quan chủ.

Thật vậy,công trình nghiên cứu khoa học mới đây về các nguyên nhân gây nên cái chết của Napoléon chứng tỏ rằng ông mất vào tuổi 51 vi ung thư dạ dày ở giai đoạn cuối.Ung thư này được gây nên bởi một loét dạ dày nguồn gốc vi khuẩn.Mặc dầu vào đầu thế kỷ 19,các khối u dạ dày đã được biết đến,nhưng nguon gốc vi khuẩn thì không.
Việc làm sáng tỏ vai trò của vi khuẩn Helicobacter pylori trong sự xuất hiện các loét dạ dày đã được thực hiện bởi hai BS người Úc Đại Lợi trong những năm 1980 và do đó đã nhận giải Nobel Y Học năm 2005.
Trong trường hợp Napoléon,đã được xem xét : báo cáo giải phẫu tử thì năm 1821,báo cáo khai quật năm 1840 trước khi thi hài của ông được đưa về Pháp để được mang đặt vào Điện Invalides,cac hồi ký của các y sĩ đã săn sóc ông,hồi ký của những người thân cũng như các tiền sử về gia đình của ông.
Quan trọng nhất trong các tiền sử gia đình là cha ông có lẽ chết vì ung thư dạ dày.Báo cáo giải phẫu tử thi và các mô tả lâm sàng chứng tỏ rằng không có một dấu chứng nào về một ngộ độc bởi arsenic.Về các phân tích được thực hiện trên tóc Napoleon,các nghiên cứu mới nhất cho thấy rằng arsenic đã không bị uống vào mà đến từ bên ngoài, nhưng không thể nói một cách chính xác đến như thế nào.Nhưng đó không phải là do đầu độc.
Các BS thời đó đã kết luận đó là một ung thư dạ dày.Mặt khác,các vị thầy thuốc thời đó đã mô tả các thương tổn dạ dày của Napoléon rõ ràng đến độ các nhà nghiên cứu ngày nay da có thể minh họa chúng và so sánh chúng với các hình ảnh của 50 loét lành tính và 50 ung thư dạ dày.Sự tái tạo chứng tỏ rằng các thương tổn cua Napoléon không phải là lành tính mà đúng là ung thư. Các nhà nghiên đã có the xác định được giai đoạn của ung thư này.Đó là giai đoạn 3,tức là giai đoạn trầm trọng.Ngày nay,chỉ 20% các bệnh nhân với bối cảnh lâm sàng này,được điều trị với những kỷ thuật hiện đại nhất,là có thể sống sót sau 5 năm.
Yếu tố khác hổ trợ cho giả thuyết này : mới đây người ta đã chúng minh rằng,trái với điều mà người ta hằng tưởng,Napoléon đã mất 12 kg thể trọng trong 6 tháng cuối cùng của đời ông.
Sau cùng,một kết luận khác của công trình nghiên cứu này: bệnh ung thư dạ dày của Napoléon và những thương tổn khác được nêu lên làm liên tưởng đến nguồn gốc vi khuẩn của ung thư.Hélicobacter Pylori đã làm phát sinh một thương tổn loét, sau đó thoái hoá thành ung thư Cách ăn uống của binh sĩ lúc hành quân,nhiều thực phẩm ngấm nước muối(aliments saumurés) và it trái cây và rau xanh,đúng là đã làm gia tăng nguy cơ mắc phải bệnh ung thư dạ dày.

(LE FIGARO 7/2/2007)


7/ DA :CÁC TỄ BÀO QUÝ GIÁ


Các nhà nghiên cứu người Pháp lần đầu tiên đã thành công chứng tỏ sự hiện diện của các tế bào gốc trong da người trưởng thành và phân lập được chúng.Một khám phá chủ yếu để biết rõ hơn các tế bào « mẹ » quý giá này.Ngày nay,các người bị bỏng nặng được ghép từ một mảnh ghép lấy từ da của chính mình,sau khi đã cấy các tế bào kératinocytes,tức là các tế bào tạo nên lớp da bề mặt.Nhưng các mảnh ghép này không hẳn là hoàn hảo.Thí dụ,các tuyến bã và mồ hôi không được tái tạo trong mô ghép.
Michèle Martin,Gilles Waksman và nhóm của ông(Service de génomique fonctionnelle, CEA d’evry) đã hiệu chính một phương pháp tinh vi có khả năng phân lập các tế bào gốc quý giá này từ các kératinocytes trưởng thành đang được nuôi cay .
«Một khi được phân lập,chúng tôi đã chứng minh rằng các tế bào gốc này có một tiềm năng tăng sinh lạ kỳ.».
Michèle Martin đã phấn khởi giải thích như vậy. Các tế bào gốc trong môi trường cấy có khả năng phát sinh một thế hệ tế bào con cháu có thể phủ toàn bộ lớp da phủ của một người,hoặc khoảng 2m vuông,từ một mảnh da nhỏ bé tương đương với bề mặt của 2 con tem dán thư.
Nhờ sự công tác với Nicolas Fortunel(L’OREAl Recherche),các nhà nghiên cứu ngoài ra dã có thể chứng tỏ rằng các tế bào gốc giữ đuoc khả năng tái tạo một biểu bì bình thường suốt trong 12 tháng,trong khi đó các kératocytes khác không có khả năng này sau 30 ngày.Giờ đây,mục tiêu quan trọng là trắc nghiệm xem các tế bào được phân lập có khả năng tái tạo các tuyến ba và mỡ  hay không.Các trắc nghiệm trên động vật sẽ khởi đầu vào năm nay.

(READER’s DIGEST 2/2007)

8/ CÓ MỘT GENE PHỤ TRÁCH CẢM GIÁC ĐAU ĐỚN


Sự cảm nhận đau đớn của chúng ta chỉ là do một gèng chi phối.Đây là một khám phá kỳ thú đã được thực hiện lúc nghiên cứu 6 trẻ em,thuộc cùng một họ tộc, ở thành phố Lahore,trong miền Bắc Pakistan.Không bao giờ cảm thấy sự đau đớn là gì suốt trong cuộc đời,có khả năng nhận những thách thức không chịu đựng nỗi như bước trên than hồng hoặc đâm dao vào cánh tay, Tất cả các trẻ em này thật ra mang cùng đột biến di truyền(mutation génétique).Các nhà nghiên cứu của Cambridge Institute for Medical Research đã cho thấy rằng chỉ một đột biến di truyền của một gène được goi là SCN9A đã làm các tre em này mất đi sự truyền tín hiệu đau đớn từ dây thần kinh lên não bộ.Gène này mã hóa cho một kênh phát tín hiệu phân tử của các tế bào thần kinh phụ trách cảm nhận đau đớn..Khám phá đáng ngạc nhiên này sẽ mở đường cho một thế hệ thuốc chống đau mới,nhằm đặc biệt vào gène này.

(SCIENCE ET VIE 2/2007)

9/ MARATHON VÀ MELANOME MALIN

Tập thể dục cật lực và lâu dài có thể kèm theo các hiện tượng giảm miễn dịch.Nếu thêm vào đó lại còn có sự tiếp xúc lâu dài với tia tử ngoại,thì ta có thể hiểu rằng chạy marathon có thể làm dễ nguy cơ phát sinh ung thư da và nhất là mélanome malin.Một nghiên cứu với hơn 200 lực sĩ diện kinh tham gia đã gợi ý như vậy

 (SCIENCE ET AVENIR 2/2007)

10/ PHẾ CẦU KHUẨN VÀ KHÁNG SINH

Các kháng sinh không phải luôn luôn có hiệu quả mong muốn trên các vi khuan…Khong những đã không làm suy yếu các vi khuẩn,các kháng sinh đôi khi có thể cải thiện khả năng phát triển sức để kháng của chúng.  ! Đó là điều đã được quan sát bởi nhóm nghien cuu của Jean-Pierre Claverys,giám đốc của phòng xét nghiệm vi trùng học và di truyền phần tử,CNRS để Toulouse,trên phế cầu khuẩn(pneumocoque),tác nhân gây bệnh của viêm phổi và viêm màng não.Với sự hiện diện của vài loại kháng sinh,vi khuẩn biến hóa bằng cách lấy gènes từ môi trường xung quanh để hội nhập chúng vào trong gia sản di truyền của chính vi khuẩn và làm gia tăng khả năng thích nghi.Điều này cho phép vi khuẩn có được những gènes mới về độc lực.Do đó đây là một yếu tố mới cần lưu ý khi điều trị bằng kháng sinh.

(READER’s DIGEST 2/2007)


ĐẠI LINH
10/2/2007




 

Thông Tin Y Học

  • Thông tin Y học - Số 39 - Đại Linh
  • Thông tin Y học - Số 36 - Đại Linh
  • Cấp cứu Nội khoa số 5 -  BS Nguyễn Văn Thịnh
  •  Cấp cứu Nội khoa số 4 - BS Nguyễn Văn Thịnh
  •  Cấp cứu Nội khoa số 3 - BS Nguyễn Văn Thịnh
  •  Cấp cứu Nội khoa số 2 - BS Nguyễn Văn Thịnh
  •  Giới thiệu Dược phẩm mới số 1 -  Võ Đăng Đài
  •  Thông tin Y học - Số 35 - Đại Linh
  •  Thông tin Y học - Số 34 - Đại Linh
  •  Thông tin Y học - Số 33 - Đại Linh
  •  Cấp cứu Nội khoa số 1 - BS Nguyễn Văn Thịnh
  •  Thông tin Y học - Số 32 -  Đại Linh
  •  Thông tin Y học - Số 31 -  Đại Linh
  •  Thông tin Y học - Số 30 -  Đại Linh
  •  Thông tin Y học - Số 29 - Đại Linh
  •  Thông tin Y học - Số 28 - Đại Linh
  •  Thông tin Y học - Số 27 -Đại Linh
  •  Thông tin Y học - Số 26 - Đại Linh
  •  Thông tin Y học - Số 25 -  - Đại Linh
  •  Thông tin Y học - Số 24 -  Đại Linh
  •  Thông tin Y học - Số 23 -  - Đại Linh
  •  Thông tin Y học - Số 22 -  Đại Linh
  •  Thông tin Y học - Số 21 - Đại Linh
  •  Thông tin Y học - Số 20 -  Đại Linh
  •  Thông tin Y học - Số 19 - Đại Linh
  •  Thông tin Y học - Số 18  - Đại Linh
  •  Thông tin Y học - Số 17 -  Đại Linh
  •  Thông tin Y học - Số 16 -  Đại Linh
  •  Thông tin Y học - Số 15 -  Đại Linh
  •  Thông tin Y học - Số 14 -  Đại Linh
  •  Thông tin Y học - Số 13 -  Đại Linh
  •  Thông tin Y học - Số 12 -  Đại Linh
  •  Thông tin Y học - Số 11 -  Đại Linh
  •  Thông tin Y học - Số 10 -  Đại Linh
  •  La Circulation ExtraCorporelle - Bùi Phương
  • Bài vở , hình ảnh, dữ liệu đăng trên trang nhà của Y Khoa Huế Hải Ngoại (YKHHN) hoàn toàn có tính thông tin hay giải trí. Nội dung của tất cả bài vở, hình ảnh, và dữ liệu này do tác giả cung cấp, do đó trách nhiệm, không nhất thiết phản ánh quan điểm hay chủ trương của trang nhà YKHHN.
    Vì tác quyền của mọi bài vở, hình ảnh, dữ liệu… thuộc về tác giả, mọi trích dịch, trích đăng, sao chép… cần được sự đồng ý của tác giả. Tuy luôn nỗ lực để độc giả được an toàn khi ghé thăm trang nhà YKHHN, chúng tôi không thể bảo đảm là trang nhà này hoàn toàn tránh được các đe dọa nhiễm khuẫn hay các adwares hay malwares… Vì chúng tôi không thể chịu trách nhiệm cho những tổn hại nếu có, xin quý độc giả cẩn trọng làm mọi điều có thể, ví dụ scanning, trước khi muốn sao chép, hoặc/và tải các bài vở từ trang nhà YKHHN xuống máy của quý vị.