Cái Ngọn, Cái Gốc

Nhân vụ "Cô Giáo bị quỳ gối ở Long An", "Nam sinh đâm thầy vì bị nhắc hình xăm trên cổ ở Quảng Bình" ... Ai cũng lên án, chỉ ra nhiều nguyên nhân, nhưng chỉ là ngọn, là nguyên nhân gián tiếp, còn cái gốc, cái nguyên nhân trực tiếp chắc hẳn rằng ai cũng tỏ tường, nhưng cố tình quên không nêu lên.

Năm xưa trước 1975, các thầy giáo như Tôn Thất Dương Kỵ, Tôn Thất Dương Tiềm, Hoàng Phủ Ngọc Tường, Ngô Kha hay các Thầy ở miền Nam, miền Trung khi đi dạy lại cổ súy cho miền Bắc cộng sản, lại chê trong chăn mình có rệp. Không biết các Phụ Huynh hay các ông Hiệu Trưởng thời đó sao hiền lành quá, không có ý kiến gì hết, nếu giả sử thời ấy có học sinh, phụ huynh như bác sĩ, luật sư, thương gia giàu có... hay binh lính sĩ quan v.v  bắt các thầy đó quỳ thôi hay dùng dao đâm trúng gan thầy giáo... không biết lúc đó phản ứng của xã hội, của chính quyền VNCH như thế nào?  Có giống như phản ứng của xã hội, nhà nước CHXHCNVN bây giờ?

Phản ứng giống nhau hay khác nhau làm liên tưởng đến TCS, người nhạc sĩ tài hoa trước 1975 của miền Nam, người ta biết nhiều qua những bài hát tình ca, qua những bài hát chống chiến tranh giữa miền Nam và miền Bắc Việt Nam, giữa Quốc Gia và Cộng Sản. Những bài hát này đã ru ngủ cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng, có lợi cho bên nớ có hại cho bên ni... nhưng tác giả các bài hát đó vẫn được ca ngợi, đôi lúc thần thánh hóa: nhạc mang tính thiền, phật giáo, triết học v.v qua các trang web như thuvienhoasen.org, talawas.org, tapchisonghuong.com.vn . Chưa hết, Chu Sơn, người cùng thời đấu tranh với cô sinh viên Y Khoa Huế  Phạm Thị Xuân Quế, đã đi xa hơn, cho rằng: Trịnh Công Sơn – Viên đá bị bỏ quên của bà Nữ Oa. Người khen, ủng hộ TCS trước 1975  thì nhiều, người chê thì ít, đếm trên đầu ngón tay .

Riêng tôi, mỗi khi mưa về thì nhớ Mưa vẫn mưa bay..., hết mưa rồi lại nắng: Màu nắng haу là màu mắt em... Khi đêm về thì sợ: Đại bác ru đêm, tiếng đại bác ru đêm làm mẹ mất ngủ, đánh thức mẹ dậy, con thơ buồn tủi… Nhưng dù tình ca hay phản chiến bài hát cho đến giờ vẫn còn nhớ, có thể quên Nguyệt ca, từ khi trăng là nguyệt đèn thắp sáng trong tôi, hay đau khổ cho người dân miền Nam trong chiến tranh như Bài Ca Dành Cho Những Xác Người:

“Xác người nằm trôi sông, phơi trên ruộng đồng
Trên nóc nhà thành phố, trên những đường quanh co.
Xác người nằm bơ vơ, dưới mái hiên chùa
Trong giáo đường thành phố, trên thềm nhà hoang vu”

Nhưng qua năm tháng dần dần phai lạt, khi nhớ khi không, nhưng duy nhất chỉ một bài hát của TCS cho đến giờ tôi vẫn còn nhớ rõ, mặc dù bài hát ni ở thời điểm bây giờ ít khi được nhắc đến, và nếu có được nhắc đến thì nên xếp vào trong mục nào đây của những tác giả, trang web thường ca ngợi nhạc TCS có tính thiền, phật giáo, triết học hay Viên đá bị bỏ quên của bà Nữ Oa?
                               
               Đừng Mong Ai Đừng Nghi Ngại

"Hỡi những con chim đêm sao chưa vỗ cánh
Hỡi những anh nông dân sao chưa về làng
Hỡi những người mẹ già hàng đêm sao khóc
Hỡi chúng ta hôm nay đang nghe gì không.

Những chiếc khăn tang bay trên tóc bù rối
Những mắt ai tim ai đang mong người về
Những chiếc nạng gập ghềnh người im tiếng nói
Những sớm mai âm u sao chưa đổi thay.

Còn nụ cười trên đôi môi
Còn trái tim chân ta còn tới
vì giống nòi vì nước nhà tả tơi
Xin anh chị hãy vùng lên
Đời sống này đầy bóng tối
Triệu anh em chia sớt nguy nan
xây cách mạng dựng đời người mới
Dân ta thề quyết lòng giữ nước
Dù trên vai đời sống nhọc
Dù đạn bom đêm gầm thét
Xin dân tộc hãy vùng lên
Già gái trai cùng tiếp nối
Vì quê hương không có tương lai
Bao tháng ngày nhìn đời lửa cháy
Xin anh chị sẵn sàng đi tới
Đừng mong ai Đừng nghi ngại
Vì đời ta hôm nay đã thắm máu người."

Người nhạc sĩ "Nhất Y Nhất Quởn" biệt danh mà Thầy Giáo, rồi Ôn Sĩ Quan biệt phái, rồi người tù học tập trại Đá Bàn sau 1975 rồi sau đó là nhà văn Nguyễn Thanh Ty đã riêng tặng cho TCS, là bạn học Sư Phạm Quy Nhơn, bạn đồng nghiệp, bạn ở thuê nhà chung ở Lâm Đồng, TCS ra trường về làm Trưởng Giáo tại Lâm Đồng. Trường có ba lớp mái tranh vách đất, Thầy Thống già phụ trách hai lớp, TCS phụ trách lớp ba; thời gian này rất ít được nhắc đến trên báo chí, trên mạng, có chăng chỉ có qua cuốn sách: "Về Một Quãng Đời Của Trịnh Công Sơn". Chỉ trừ Ngô Kha đã mất trước 1975, các thầy giáo còn lại vẫn sống như Tôn Thất Dương Kỵ, Tôn Thất Dương Tiềm, hiện tại chỉ còn Hoàng Phủ Ngọc Tường, các vị này và TCS đã chuyển nghề, không còn phát biểu, không còn tranh đấu cho cái tốt đẹp trong đời sống cho con người, cho xã hội cho nước nhà. Phải chăng đất nước bây giờ đẹp lắm, không có gì để sửa chữa hay cần thay đổi?

Nhưng Việt Khang chỉ hai bài hát "Anh là ai" và "Việt Nam Tôi Đâu" nó  mạnh, nó lôi cuốn, nó thiết tha cho đất nước cho giống nòi, như bài hát Đừng Mong Ai Đừng Nghi Ngại:

"Xin hỏi anh là ai?
Sao bắt tôi tôi làm điều gì sai?
Xin hỏi anh là ai?
Sao đánh tôi chẳng một chút nương tay?
Xin hỏi anh là ai?
Không cho tôi xuống đường để tỏ bày
Tình yêu quê hương này, dân tộc này đã quá nhiều đắng cay!

Xin hỏi anh ở đâu?
Ngăn bước tôi chống giặc Tàu ngoại xâm
Xin hỏi anh ở đâu?
Sao mắng tôi bằng giọng nói dân tôi?

Dân tộc anh ở đâu?
Sao đang tâm làm tay sai cho Tàu?
Để ngàn sau ghi dấu
Bàn tay nào nhuộm đầy máu đồng bào

Tôi không thể ngồi yên
Khi nước Việt Nam đang ngã nghiêng
Dân tộc tôi sắp phải đắm chìm
Một ngàn năm hay triền miên tăm tối

Tôi không thể ngồi yên
Để đời sau cháu con tôi làm người
Cội nguồn ở đâu?
Khi thế giới nay đã không còn Việt Nam."

 Người sau van xin thì bị đi tù, Người trước van xin như TCS biết bao nhiêu bài hát trước 1975 không bị đi tù, lại được ca ngợi... sau 1975 không sáng tác nhạc, lại chuyển qua ngành vẽ, nếu có chăng Em Ở Nông Trường Em Ra Biên Giới, nhưng lại sợ khổ nên bỏ Bình Điền (Huế) Cồn Tiên (Quảng Trị) cuốc đất trồng sắn khoai vào Sài Gòn, và sau khi chết được tặng một con đường mang tên mình.

Thế cho nên cô giáo bị phụ huynh bắt quỳ, Nam sinh đâm thầy vì bị nhắc hình xăm trên cổ ở Quảng Bình... cái Gốc là ở đâu? Nếu nói ra cái Ngọn thì không sao, còn nói đúng cái Gốc thì đừng mong được vinh danh hay có tên đường mà chỉ có đường vô tù mà thôi. Thành ra hơn mấy chục năm qua chỉ mới sờ được cái ngọn, vẫn xin, vẫn hỏi: Khi thế giới nay đã không còn Việt Nam?

Huỳnh Hùng
Bên Giòng Sông 2018

 

 

Tháng 2, 2024

Tháng 1, 2024

Tháng 12, 2023

Tháng 11, 2023

Tháng 10, 2023

Tháng 9, 2023

Tháng 8, 2023

Tháng 7, 2023

Tháng 6, 2023

Tháng 5, 2023

Tháng 4, 2023

Tháng 3, 2023

Tháng 2, 2023

Tháng 1, 2023

Bài viết từ 2021 trở về trước

Bài vở , hình ảnh, dữ liệu đăng trên trang nhà của Y Khoa Huế Hải Ngoại (YKHHN) hoàn toàn có tính thông tin hay giải trí. Nội dung của tất cả bài vở, hình ảnh, và dữ liệu này do tác giả cung cấp, do đó trách nhiệm, không nhất thiết phản ánh quan điểm hay chủ trương của trang nhà YKHHN.
Vì tác quyền của mọi bài vở, hình ảnh, dữ liệu… thuộc về tác giả, mọi trích dịch, trích đăng, sao chép… cần được sự đồng ý của tác giả. Tuy luôn nỗ lực để độc giả được an toàn khi ghé thăm trang nhà YKHHN, chúng tôi không thể bảo đảm là trang nhà này hoàn toàn tránh được các đe dọa nhiễm khuẫn hay các adwares hay malwares… Vì chúng tôi không thể chịu trách nhiệm cho những tổn hại nếu có, xin quý độc giả cẩn trọng làm mọi điều có thể, ví dụ scanning, trước khi muốn sao chép, hoặc/và tải các bài vở từ trang nhà YKHHN xuống máy của quý vị.