TẾT MẬU THÂN, 1968

Bài này được đăng trong Giai Phẩm Xuân Canh Ngọ 1990 do Hội AHĐHYKH phát hành.

thêm vào vài chi tiết, sửa tên vài địa danh và lỗi chính tả.

02/04/2018   Đồng Sĩ Nam

 

 

Vào cuối tháng chạp âm lịch, trời miền Nam Cali bng thay đổi. Cái nắng ấm buổi trưa và gió lạnh buổi chiều đang nhường lại cho những cơn gió bấc và mưa phùn. Bầu trời u ám với những đám mây xám bay là đà thật gần.

Ngồi nhìn cảnh vật ngoài khung cửa nhà, những khóm bông hồng đỏ thắm đầy sũng nước mưa, những nhánh hoa lan màu hồng lung lay trước gió, ký ức trong tôi bỗng sống dậy. Tôi hồi tưởng rất rõ ràng và đầy đủ về một cái Tết năm xưa ở quê nhà: Tết Mậu Thân.

 

Tết năm ấy trong Phủ Thụy Thái của Ông Ngoại tôi ở Đò Cồn, Huế, hương xuân đã đến thật đậm đà, với giàn bông pháo đỏ thắm bên hông nhà, hai cây lựu tươi màu đỏ gạch trước nhà, và trong sân lẫn trong xác hoa là xác pháo vừa đốt ngày hôm trước vẫn còn nằm dày đặc. Huế Đô đang hưng Tết lớn. Thời tiết thay đổi thật nhanh cũng chẳng có gì lạ ở Huế. Ngày Mồng Một Tết, đang từ nắng xuân tươi, gió xuân nồng, trời bng sa sầm, trở nên ủ rũ với những cơn mưa bụi và gió rét lạnh thấu xương.

Tết năm đó, tôi đang học năm thứ III Trường Y Khoa Huế. Nhà thì ở Hữu Ngạn sông Hương. Ngày Mồng Một Tết, tôi qua chúc Tết bên ngoại ở Đò Cồn. Sau cơn đen đỏ, vì qua giờ giới nghiêm nên đành phải ở lại nhà Cậu tôi. Trớ trêu thay, tôi đã phải thưởng Xuân tại đó hơn hai mươi ba ngày.

Gần quá na khuya, xen lẫn trong tiếng pháo đì đùng, mọi người ai cũng ngạc nhiên vì tiếng súng cá nhân cũng như đại liên đồng vang lên khắp nơi. Con ông Cậu tôi kêu điện thoại từ Mang Cá cho hay là Cộng Sản đang tấn công toàn thị xã Huế. Chúng tôi: các anh chị em họ, các cháu cùng Cậu Mợ tôi đều nhìn nhau sững sờ khi nghe tin này. Thế là chiến tranh đã đến trong thành phố rồi đó, không còn trong rừng núi nữa.

Sau đó đường giây điện thoại bị cắt, chúng tôi không còn biết rõ về những chuyện gì đang xẩy ra bên ngoài nữa. Khu Gia Hội và Đò Cồn, từ Bãi Dâu đến Cầu Gia Hội đã bị cô lập hoàn toàn.

 

Khoảng mờ sáng ngày Mồng Hai Tết, tiếng súng nổ càng lúc càng dồn dập trong bầu trời Xuân u ám. Qua khung cửa sổ bên hông nhà, chúng tôi lặng người, với đôi mắt mở lớn, tưởng như đang mơ ngủ, vừa hoang mang vừa sợ hãi. Những cán binh CS chính quy, mặt còn non choẹt, môi thâm, da xanh, đầu trần hay đội nón cối, quần sọt kaki vàng, đi dép râu, đeo đai đạn nặng trĩu quanh hông, hờm súng đi lên từng hàng từ phía Bãi Dâu. Kẻ địch đã hiện ngay trước mắt rồi đó. Phải làm gì đây?

Lúc đầu phần đông dân chúng ở Đò Cồn đều ở trong nhà, đóng kín cửa, im lặng theo dõi diễn tiến bên ngoài. Phần sợ đạn lạc, phần không biết phải đối phó thế nào với tình hình mới. Đến khoảng chiều mồng Hai, ngoài tiếng đại bác xa xa, tiếng súng cá nhân đã ngừng. Cộng Sản tập trung càng lúc càng đông, góc đường, ngoài đầu ngõ. Một vài bà luống tuổi, đánh bạo, vì tò mò hay vì bản năng sinh tồn, đã xã giao mời đón các chú cán binh vào sân nấu nướng hoặc ăn đồ Tết.

Bầu không khí nghi ngại lúc đầu từ từ giảm đi. Đại đa số dân trong vùng này có thân nhân làm việc cho chính quyền Việt Nam Cộng Hòa. Để bảo vệ cho chng con, anh em, mi người gắng gượng làm quen với Cộng Sản. Các chính trị viên Cộng Sản (cs) đã không bỏ lỡ cơ hội này tuôn ra những câu tuyên truyền, bài học đã thuộc từ lâu, chưởi rủa chính quyền cũng như ca tụng bác và đảng.

Mỗi người trong xóm hỏi nhau: họ đã đến nhà bác chưa? Họ nói với bác những gì? Đại khái, một câu rất thông dụng, được lập đi lập lại từ miệng các cán bộ cs là: con mẹ trốn đâu, trốn chnào thì mẹ hãy báo cho chúng ra trình diện sớm, hợp tác với cách mạng thì bác và đảng sẽ khoan hồng.

 

Khoảng mồng Ba, mồng Bốn Tết trở đi, cs với xe cộ trưng dụng, căng biểu ngữ, chỉ dạy mấy tên cò mồi (thành phần sống trong khu Gia Hội, mới được cs thu nhận), diễn hành hoan hô cs. Xe phóng thanh, chạy đầy đường, kêu gọi đồng bào hợp tác với chính quyền mới, dụ dỗ những ai còn trốn tránh phải ra trình diện.

VC lập cơ sở chính trị tại trường Gia Hội. Trung tâm trình diện vui vẻ tiếp đón vài con nhạn là đà trình diện. Nghe bảo sau khi khai tên, tuổi, địa chỉ, việc làm của đương sự, ai cũng được chỉ thị cho về chờ lệnh. Số người ra trình diện tăng thêm. Tuy nhiên, phần đông vẫn cố trốn tránh vì không tin cs.

Từ từ, các chính trị viên CS đi lần lượt từng nhà trong phố, vừa hỏi thăm làm quen, vừa do thám, vừa tuyên truyền. Các cơ sở tạm trú như y tế, thông tin, đã được cs dựng lên. Lời kêu gọi hợp tác lại vang lên khắp nơi. Các tên tuổi rất quen thuộc thời tranh đấu xuống đường năm 1965, 1966, 1967 nay lại xuất hiện, dùng loa phóng thanh đi khắp nơi kêu gọi học sinh, sinh viên hãy bắt tay với cách mạng để tiếp tục con đường chống Mỹ ngụy cứu nước. Một chuyện đáng ghi nhận là khắp mọi nóc nhà đều được CS tới hỏi thăm, ngoại trừ cái phủ thật lớn nằm ngay góc đường Chi Lăng nơi tôi đang tạm trú, chúng lại lơ đi không đếm xỉa tới. Có lẽ lý do là vì các con ông Cậu tôi đều là nhân vật tai mắt thời đó, nên CS cần phải điều nghiên trước khi tấn công chăng? Bà mợ tôi lúc đó cứ băn khoăn không biết phải làm sao. Phần thì lo cho tình trạng các con mình đang ở các nơi khác, phần thì phải chúi mắt vào các cán binh đang quanh quẩn ngoài hàng rào.

Chi tiết cần đề cập, ba người con trai của Cậu tôi: hai người là sĩ quan VNCH, một là phó thị trưởng thị xã Huế. (Ông này bị VC bắt tại nhà ở Hữu Ngạn Huế ngày mồng Ba Tết, bị dẫn ra Bắc cùng lúc với Thầy Nguyễn Văn Đệ.)

 

Chuyện gì đến phải đến. Khoảng mồng Mười Tết, vào buổi chiều, trời xám nghịt, mưa phùn lất phất, khoảng một tiểu đội cs đã đột nhập vào trong sân Phủ. Họ võ trang nào là B40, đại liên, tiểu liên, AK40, chĩa vào mỗi cửa ra vào nhà, la nạt tất cả mọi người ra sắp hàng ngoài sân. Chúng vừa la hét, dọa dẫm, đánh phủ đầu, gọi loa vào trong nhà kêu đích danh tên các con ông Cậu tôi, bắt ra đầu hàng, nếu không chúng sẽ thảy lựu đạn vào. Cách diễn tuồng của họ quá hay, làm chúng tôi cũng nghi ngờ, không biết có ai ẩn núp trong nhà hay không. Bà mợ tôi thì quỳ xuống lạy họ trối chết, bảo rằng các ông tìm ra người nào núp trong nhà thì cứ giết tôi ngay đi. Một người làm trong Phủ có tật là hay gật đầu. Khi bị hỏi thằng thiếu tá có trong nhà không, anh ta gật đầu lia lịa nên tên cán binh tưởng là tht, dùng súng lục để ngay màng tang của anh và hỏi thêm: thằng thiếu tá trốn ở mô. Một tiếng súng nổ lên. Chúng tôi nghĩ là anh người làm đã bị bắn. Anh ta lại gật đầu nhiều thêm vì quá sợ. Thì ra họ ch bắn sướt ngoài da để thị oai. Bà vợ ông anh họ ,vì sợ quá nên hộc ra một đống máu. Một tên cs (có vẻ là dân nằm vùng) lên lớp là chồng chị ác ôn thì chị phải lãnh giùm.

 

Tiểu đội cs, sau một hồi lục soát, vác ra sân một cái rương, bắt người nhà phải m ra cho chúng khám. Ông cậu tôi ra lịnh cho người làm đi vô trong nhà lấy búa. Tên chính trị viên, mặc đồ chính quy, quát ngay vào mặt cậu bảo rằng thời buổi ni không ai sai ai, anh đi vô lấy búa đi. Sau này nghe kể lại rằng cái rương đó là của chuẩn tướng Nguyễn Văn Chuân, cựu tư lịnh khu 11 chiến thuật Thừa Thiên. Trong rương cũng trng không nên chẳng có gì để đám cán bộ thắc mắc thêm.

 

Không tìm ra người chúng muốn lùng bắt, đám cán bộ đành phải buông lời dịu ngọt với bà mợ tôi: Mẹ phải bo các con của mẹ, trốn ở đâu, phải ra trình diện với nhân dân đi, thì cách mạng sẽ khoan hồng, nếu không, chớ có trách.

 

Chúng tôi, một đám còn là sinh viên, học sinh, đã đứng dưới trời mưa lạnh có hơn cả tiếng đồng hồ, chân cứ run cầm cập, không hiểu vì thời tiết hay vì quá sợ các mũi súng chĩa về phía mình. Lâu lâu để thị oai, các chú du kích lại cho nổ vài tràng súng lên trời. Một ông nhỏ cs lên morale với chúng tôi: Hễ Ngụy nó bắn một trái đạn lớn thì tụi tui sẽ bắn lại một loạt súng AK. Than ôi! Chú khác lại nói: Các anh chị không biết xấu hổ khi cứ cu rú trong nhà, không tiếp tay với bộ đội. Một lúc sau đó, hcho phép chúng tôi vào nhà, và chỉ thị đám thanh niên chúng tôi phải đến tập họp tại trường Gia Hội tối nay để học tp.

Tối hôm đó, chúng tôi trải qua một buổi họp tập vừa khôi hài vừa lo sợ. Bên ngoài thì súng đại bác nổ, trong lớp thì các chú chính trị viên khua môi múa lưỡi. Một điều mọi người đi học đều thầm cu nguyện là cho buổi học chóng xong để còn về nhà

Bảo rằng để ban ân huệ, họ cho chúng tôi xem văn nghệ do ban văn công trình diễn. Tôi ra dấu cho hai thằng em họ, trong lúc mọi người đang say sưa thưởng thức văn nghệ, không ai để ý, lẻn ra khỏi hàng rào trường, cắm đầu, cắm cổ chạy thng về Phủ cách trường Gia Hội khoảng năm sáu trăm thước. Sau buổi học hôm đó, chúng tôi lỉnh trốn luôn tại nhà. Tới đâu thì tới, còn hơn chết vì lạc đạn. Nghe kể lại, một số thanh niên, sau đêm học tập, bị bắt đi tải thương, tải đạn, và có nhiều người không thấy trở về.

Câu nói “chớ có trách cách mạng” thật là đúng. Vào khoảng trung tuần tháng Hai, khi biết rằng không thể chiếm được Huế, Cộng Sản đã rút lui, bắt theo một số đông công chức, đảng viên các đảng phái: những người đã dại dột ra trình diện hoăc bị chỉ điểm bởi bọn nằm vùng. Nấm mồ vĩ đại chôn sống người ở Bãi Dâu là một bằng chứng hiển nhiên về sự tàn nhẫn và dối trá của CS.

Sau khi chiếm Miền Nam năm 1975, nghe nói CS lại áp dụng chiến thuật tương tự. Các anh em bị đi cải tạo ở VN sang Mỹ cho biết Cộng Sản kêu gọi mọi người đi trình diện mang theo đồ dùng đủ cho ba ngày thôi. Ba ngày đã kéo dài thành sáu tháng hay ba năm, sáu năm học tập. Cộng Sản trước sau cũng như một.

Khoảng rằm tháng Giêng trở đi, chúng tôi lén nghe radio và được biết quân đội VNCH và Mỹ tái chiếm lại Bao Vinh, Hữu Ngạn Huế, và đang phản công chiếm lại thành nội Huế. Khu Gia Hội bé nhỏ này chẳng được đế cập đến. Như là một vùng đất bị bỏ rơi, không có giao tranh trực tiếp, vùng đất Cộng Sản tha hồ làm mưa làm gió cả gần một tháng trời.

Khi biết rằng khó chiếm được lòng dân Huế với sự hợp tác hờ hững của dân địa phương, Cộng Sản đâm ra gắt gao. Họ bắt đầu kiểm soát sự đi đứng, lương thực. Tòa án nhân dân đã bắt đầu x án những người họ cho là phản cách mạng. Tội nhân với án tử hình đã bị hành quyết ngay tại trường Gia Hội. Dân chúng càng đâm ra oán hận và sợ hãi cs thêm. Mọi người đều cầu nguyện, mơ rằng sáng mai thức dậy sẽ không thấy bóng cs, sẽ nhìn thấy các chiến sĩ nhảy dù đ bộ từ trên tri cao xuống. Các cô cháu tôi thề rằng sẽ ôm chầm lấy bất cứ anh chiến sĩ Cộng Hòa nào xuất hiện cứu khổ cho nhân dân.

Thêm vào nỗi kinh hoàng vì cs kiểm soát gắt gao về tâm lý, chiều nào chúng tôi cũng phải vào hầm trú ẩn để tránh đạn. Tàu Mỹ từ Bao Vinh chở đồ tiếp tế cho khu Hữu Ngạn phải đi ngang bến Đò Cồn. Súng cs trên bộ bắn xuống, súng từ dưới tàu Mỹ bắn lên, đạn bay vèo vèo. Nhiều nhà dọc ven sông bị vết đạn loang lổ. Số người bị thương vong thì không được biết. Cộng Sản ít khi công bố các con số này.

Trời cũng còn thương chúng tôi. Vào khoảng hai mươi ba Tết, một người liên lạc của con ông Cậu tôi (cựu Tr. Tá Bảo Định, trưởng phòng Tư SĐ I BB với tướng Ngô Quang Trưởng làm tư lệnh. TT quá cố BĐ cũng là một phần tử đã tiếp tay với binh chủng Dù, Hắc Báo chống cự và đẩy lui các đợt tấn công của cs ra khỏi sân bộ tư lịnh sư đoàn 1, bảo toàn an ninh cho tướng Trưởng) từ Mang Cá qua cho biết Bao Vinh không bị chiếm, hãy tìm cách trốn đi. Nói nghe thì dễ, nhưng tìm cách nào để vượt qua các trạm kiểm soát của cs từ Đò Cồn đến bến đò Bao Vinh mới là khó.

 Cuối cùng mọi người đều đồng ý là phải thoát ly, còn hơn ở lại để bị chết mòn vì cs hăm dọa, hành hạ tinh thần, bị hành quyết hoặc chết vì bom đạn.

Chúng tôi cải trang làm dân buôn bán, đi từng nhóm nhỏ, từ Đò Cồn về trường Gia Hội. cs chận hỏi, chúng tôi trả lời ở gần bến Đò Cồn bị súng đạn nhiều quá nên về ở tạm nhà bà con ở ngoài đồng Bãi Dâu. Các chú cán bộ đe rằng nếu đi về bến đò Bao Vinh thì sẽ bị bắn.

Chúng tôi miệng dạ vâng, chân cứ đi, cứ bước thật mau. Khi đoán rằng đã ra khỏi tầm súng của cs, chúng tôi cắm đầu cắm cổ chạy về phía bến đò. Qung đường cỡ non một cây số, nhưng dài vô tận. Đàng sau, tiếng súng bắn vèo vèo, nhưng cs lại không rượt theo, có lẽ vì sợ đụng độ với lính Cng Hòa bên Bao Vinh bắn qua chăng?! Con sông đào ngăn cách vùng bị chiếm và vùng thanh bình sao mà ngắn thế. Chỉ một vài khua chèo, chúng tôi đã đến bờ tự do.

 

Nhìn lại Gia Hội mà rùng mình như vừa thoát khỏi cơn ác mộng. Oái ăm là ông trời. Sau một đêm tá túc ở Mang Cá, chúng tôi chuẩn bị lên tàu Mỹ đi Đà Nẵng. Vì ngôn ngữ bất đồng hay lý do gì không được rõ, tàu thay vì đi ngã ra cửa Thuận An, lại quay mũi đi về phía sông Cồn. Người Mỹ, một công hai việc. Họ phải chuyn đồ tiếp tế cho vùng Hữu Ngạn Huế tại bên trường Kiểu Mẫu, xong mới tính chuyện đi Đà Nẵng. Trên xà lan chứa có hơn hai trăm người. Tàu lại đi ngang qua Đò Cồn, trận giao tranh lại tái diễn. Lần này chúng tôi là nạn nhân trực tiếp, chẳng biết trốn núp chnào. Súng trên bờ bắn xuống làm thiệt mạng và bị thương một số đông người ngồi chung quanh tôi. Lần đầu tiên trong đời tôi đối diện với cái chết, nhìn rõ ràng xương thịt, não trắng vung vãi chung quanh mình. Cuối cùng chúng tôi, với gần 50 chục người trong nhóm, do một phép lạ, đã tới bờ Hữu Ngạn, bến Tòa Khâm, trước trường Kiểu Mẫu, bình yên, không ai bị thương tích gì.

 

Nhà chúng tôi ở gần bến đò. Ba tôi ra cổng nhà đón những khách du xuân bất đắc dĩ, xơ xác, mệt mỏi, nhưng ánh mắt rạng rỡ vì biết rằng mình vừa thoát qua một tai nạn nữa, và được ở lại bên bờ tự do…

 

Dơi Trừ

 

 

 

Tháng 2, 2024

Tháng 1, 2024

Tháng 12, 2023

Tháng 11, 2023

Tháng 10, 2023

Tháng 9, 2023

Tháng 8, 2023

Tháng 7, 2023

Tháng 6, 2023

Tháng 5, 2023

Tháng 4, 2023

Tháng 3, 2023

Tháng 2, 2023

Tháng 1, 2023

Bài viết từ 2021 trở về trước

Bài vở , hình ảnh, dữ liệu đăng trên trang nhà của Y Khoa Huế Hải Ngoại (YKHHN) hoàn toàn có tính thông tin hay giải trí. Nội dung của tất cả bài vở, hình ảnh, và dữ liệu này do tác giả cung cấp, do đó trách nhiệm, không nhất thiết phản ánh quan điểm hay chủ trương của trang nhà YKHHN.
Vì tác quyền của mọi bài vở, hình ảnh, dữ liệu… thuộc về tác giả, mọi trích dịch, trích đăng, sao chép… cần được sự đồng ý của tác giả. Tuy luôn nỗ lực để độc giả được an toàn khi ghé thăm trang nhà YKHHN, chúng tôi không thể bảo đảm là trang nhà này hoàn toàn tránh được các đe dọa nhiễm khuẫn hay các adwares hay malwares… Vì chúng tôi không thể chịu trách nhiệm cho những tổn hại nếu có, xin quý độc giả cẩn trọng làm mọi điều có thể, ví dụ scanning, trước khi muốn sao chép, hoặc/và tải các bài vở từ trang nhà YKHHN xuống máy của quý vị.