MỘT CHIẾN THẮNG LÀ MỘT CHIẾN THẮNG

CÁC CHÂN LÝ & CỘT MỐC LỊCH SỬ (Bài 1)

https://upload.wikimedia.org/wikipedia/vi/c/ce/Ngh%C4%A9a_qu%C3%A2n_Ba_%C4%90%C3%ACnh_b%E1%BB%8B_b%E1%BA%AFt.jpg
Bắc Kỳ- Ninh Bình- Giặc cướp (nghĩa binh) bị bắt năm 1887 trongtrận vây đánh căn cứ Ba Đình
(Tonkin – Ninh- Binh- Pirates capturés en 1887 pendant le sìège de Ba-Dinh (Cliché fait par M. P. Dieulefils, sous-officier du Génie au Tonkin 1885-1887. Nam Dinh,11 Juillet1906..Collection P. Dieulefils)

Gồm:
BÀi 1: - CÁC CHÂN LÝ & CỘT MỐC LỊCH SỬ.
BÀI 2: - MỘT CHIẾN THẮNG LÀ MỘT CHIẾN THẮNG
BÀI 3: - LỜI BÌNH BẢN TUYÊN NGÔN ĐỘC LẬP 2/9.
-------

CÁC CHÂN LÝ & CỘT MỐC LỊCH SỬ.

Ngày thứ  sáu 9/3/1945 khúc ngoặt lịch sử.  Nhật đảo chánh Pháp.

Chính quyền Pháp sụp đổ. Ba nước Đông Dương: Việt, Miên, Lào tức khắc thu hồi độc lập.
Tại Việt Nam các nhận định thời cuộc thuở đó đối nghịch.
Bài này nhằm lý giải khách quan lịch sử bằng cứ vào các chân lý cột mốc thời gian rõ rệt.

 

1)-Chân Lý Thứ Nhất nhận định:
*Ngày 9/3 Nhật không chủ tâm thay thế Pháp chiếm Đông Dương làm thuộc địa.
Trái với nhiều lập luận, ngày 9/3/1945 Nhật thật bụng trao trả dần độc lập. (1)
 “Thi ân bất đắc dĩ “, họ bấm bụng làm vậy do tất yếu: họ đang bại trận.
Nếu họ lật đổ Pháp vào đầu thập niên 1940 lúc họ đang mạnh thế thì lại khác.
Từ cuối năm 1944 Nhật Bản dần bị phong toả, quần đảo Phillipines thất thủ.
Ở Đông Dương, Nhật lo ngại người Pháp trở mặt nên ra tay trước chỉ thuần là để tự bảo vệ.
Đó là trận thắng cuối cùng của họ.
Ngày 1/4/1945 Mỹ đổ bộ lên đảo Okinawa, Nhật.
Qua tháng 5/1945 Nhật đã phải rút lui khỏi Miến Điện lúc quân đội Anh - Ấn phản công.
Nhật tự biết nên không đèo bòng, chỉ mong giao hảo với những chính quyền thân thiện.
Chân lý quan trọng này giúp lý giải đúng đắn các sự kiện thời cuộc, công bình minh chánh, gạt bỏ các luận điệu sai trái, xuyên tạc, vu khống ý đồ đen tối.

2)-Chân Lý Thứ Hai hiển nhiên:
*Trước 1945 mọi nổi dậy chống Pháp đô hộ đều thất bại.
Dầu nước ta không thiếu anh hùng hào kiệt. Các cuộc khởi nghĩa chống Pháp kể như sau:

+Nam Kỳ:  Trương Định, 1859.  Võ Duy Dương (Thiên hộ Dương)1886. Trần Tấn Kiều (Đốc Binh Kiều) 1886.  Nguyễn Hữu Huân (Thủ Khoa Huân) 1864.  Nguyễn Trung Trực 1866.
+Trung, Bắc Kỳ:  * Lũy Ba Đình Đinh Công Tráng tận trung, 1886 *Khu Bãi Sậy còn lưu danh Tán Thuật, 1885 *Tống Duy Tân, 1886.  *Phan Đình Phùng, 1885 ,Hà Tĩnh.  *Hoàng Hoa Thám (Đề Thám) 1887-1913 Yên Thế.  *HàThành Đầu Độc, Hà Nội 1908.  *Trịnh Văn Cấn tức là Đội Cấn,Thái Nguyên 1917.  *Đội Ấn, Lạng Sơn 1921. *Nguyễn Thái Học, 2/1930  Yên Bái. *Trần Công Cung tức là Đội Cung 1941, Vinh.
+Cọng Sản:  *Xô Viết Nghệ Tĩnh, 5/1930 Nghệ An, công nhân, nông dân biểu tình. CS xen vào, lập xô viết.  *Khởi nghĩa Bắc Sơn, tháng 9/1940: một ít tàn quân Pháp bị Nhật đánh bại, chạy lạc bị đảng bộ CS mưu tước khí giới, lập chính quyền cách mạng.   *Nam Kỳ Khởi Nghĩa, CS khởi động, cuốc xẻng, phèng la, thùng thiếc, Hồ Chí Minh, tháng 11/1940.

 

Related image     Related image      Related image
Phan đình Phùng 1847-95.   Nguyễn Thái Học 1902-1930.   Đội Cấn 1881 -1918.


Tuy vậy cơ may thành công khác biệt giữa khởi nghĩa của các nghĩa binh và của cọng sản:

1-Các nghĩa binh khởi nghĩa cơ may thành công của họ là không nhiều, nhưng khả dĩ, thậm chí có khi trong gang tấc (Hà Thành Đầu Độc 1908, Yên Bái 1930, Đội Cung, Vinh 1941...).
Các nghĩa quân lập căn cứ kiên cố, đắp đập, xây lũy cầm cự với Pháp nhiều năm trời, giao tranh thật sự, quyết liệt. Nhiều khi là các binh biến dũng cảm, bi tráng.

2-Cọng sản khởi nghĩa cơ may thành công hầu như là số không?  Nhưng họ vẫn tiến hành.
Cọng sản thị uy ra nghị quyết, hư trương thanh thế thay thế giao tranh, sách động, gạt dân chúng vác dao rựa gậy gộc đi trước, điều mà các nghĩa binh khởi nghĩa không bao giờ làm. 
Điển hình là cuộc Nam Kỳ Khởi Nghĩa mà họ mô tả vĩ đại như sau:

“Ngày 23/11/1940 nhân dân đánh trống mõ, phèng la, thùng thiếc…vang dội kéo ra đường tuần hành thị uy, hô vang khẩu hiệu, rải truyền đơn… đội quân khởi nghĩa gồm các thanh niên nam nữ tự trang bị giáo mác, dao, rựa, búa, phảng, cuốc xẻng, xà beng, tầm vông vát nhọn, dây trói…tiến công vào các bót địch...” (“Cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ 23/11/1940” Sưu tầm 24/11/2009 http://diepdoan.violet.vn )

Vô hình trung coi như diễn tuồng trên sân khấu, khơi khơi trước súng đạn, tháo chạy lẹ, bị Pháp dẹp bỏ tức thì.  Nhân dân thật ra chỉ là vài chục người (?) bị lừa gạt, ép buộc.
Dù chỉ quấy rối nhưng sau đó CS khuếch đại, thêu dệt có tầng có lớp, thêm thắt dần, viết thành những “thiên anh hùng ca“ giả tạo, hậu thế đọc nghe kinh như thật .(2)

Lợi điểm to lớn của cọng sản là có cả một phong trào cọng sản quốc tế hậu thuẫn giúp tồn tại, “như mèo có 9 mạng“ chờ cơ hội nhảy ra chụp giựt chính quyền mới là cứu cánh.
Do đó khởi nghĩa nhằm thất bại, nhưng tốt cho tuyên truyền, để đạt chỉ tiêu phấn đấu, để có báo cáo với cấp trên, với cọng sản quốc tế và nhận thông tin, chỉ thị, tiền, khí giới.

3)-Chân Lý Thứ Ba tất yếu:
*Sau 1945 mọi kháng chiến chống Pháp trở lại ắt thành công.
Cuối tháng 9/1945 Pháp mưu đồ trở lại Đông Dương.

Lúc đó, kể từ ngày 11/3/1945 Việt Nam đã là một nước độc lập, có chính phủ.
Một sáng một chiều tất cả dân ta hiểu nỗi nhục mất nước.
Lòng ái quốc lên cao độ, lời kêu gọi kháng chiến chống xâm lăng của không riêng chính phủ nào đang nắm quyền cũng được toàn dân hưởng ứng nồng nhiệt và ắt thành công.
“Mọi con đường đều dẫn đến La Mã“

Trật tự thế giới nay thay đổi, thuận lợi, khác xưa. Thế chiến 2 vừa kết thúc, Liên Hiệp Quốc ra đời năm 1945, thiết lập một kỷ cương mới, tiến hành chấm dứt chế độ thực dân đế quốc.

Tại 3 nước Đông Dương: Việt, Miên, Lào tuy rằng bất kỳ chính phủ nào tại chức cũng thành công chống Pháp trở lại xâm lược, song hiệu ích (cost benefit) việc làm  khác nhau.
Cụ thể Miên, Lào gia nhập Liên Hiệp Quốc năm 1956, Việt Nam năm 1978.

Khôn khéo thuận gió trương buồm thì kiện toàn độc lập, thống nhất nhanh chóng, chi phí tối thiểu. Điều này ở nước ta, chính phủ Trần Trọng Kim, có chính danh, làm là tốt nhất.
Không cần dấu diếm, đó là một chính phủ không cọng sản, quốc tế không lo ngại, dễ đồng tình.

Vụng tính làm càn nhờ vả ngoại bang thì tang tóc, tàn phá, kéo dài thời gian, đến lúc độc lập thống nhất lại gây hận thù triền miên, chia rẽ không dứt, tạo thế lực thù địch ngày càng tăng. Công ơn ngoại bang, ân sủng 16 chữ vàng, 4 tốt không phải viễn vông mà là họa mất nước, diệt vong thật sự.
Đáng tiếc thay! đó lại là con đường bi thảm Hồ Chí Minh đã chọn cho tổ quốc Việt Nam; thống nhất độc lập có ý nghĩa tất phải do đảng CS lãnh đạo, dù phải đốt cháy cả dãy Trường Sơn.

* * *

4)-Các Cột Mốc Thời Gian:

Trong Năm 1945, từ ngày 9/3 đến ngày 2/9 . Để tra cứu.
+Ngày 9/3/1945 Nhật đảo chánh lật đổ chính quyền Pháp tại Đông Dương.
+Ngày 11/3/1945 Vua Bảo Đại tuyên bố nước Việt Nam độc lập.
+Ngày 7/4/1945 Chính phủ Trần Trọng Kim được thành lập.
+Ngày 2/5/1945  Phan Kế Toại, nguyên Tổng đốc Bắc Ninh được cử làm Khâm sai Bắc bộ.
+Ngày 30/6/1945 Đạo dụ số 69 thành lập Uỷ ban Dự thảo hiến pháp (3)
+Ngày 13/7/1945 Chính phủ bổ nhiệm đốc lý (thị trưởng) Hà Nội, Hải Phòng , Đà Nẵng.
+Ngày 6/8/1945 Mỹ thả quả bom nguyên tử đầu tiên xuống Hiroshima, Nhật.
+Ngày 8/8/1945 Nhật thỏa thuận trao trả nốt Nam bộ cho chính phủ Trần Trọng Kim.
+Ngày 8/8/1945 Liên Xô đơn phương xé bỏ hiệp ước trung lập Nhật-Xô, đánh vào Mãn Châu.
+Ngày 9/8/1945 Mỹ thả quả bom nguyên tử thứ nhì xuống Nagasaki, Nhật.
+Ngày 14/8/1945 Nguyễn Văn Sâm được cử làm Khâm sai Nam bộ.(4))

+Ngày 15/8/1945 Nhật hoàng Hirohito chấp nhận đầu hàng quân Đồng minh.
 +Ngày 16/8/1945 Thủ tướng Trần Trọng Kim khẳng định bảo vệ nền độc lập vừa giành được.
 +Ngày 17/8/1945 Tổng công đoàn công chức tổ chức mít tinh ở Hà Nội ủng hộ chính phủ.
+Ngày 18/8/1945 Bảo Đai tái xác nhận nền độc lập Việt Nam công bố ngày 11/3/1045.
+Ngày 19/8/1945 Việt Minh cướp chính quyền ở Hà Nội.
+Ngày 20-8-1945, Trần Trọng Kim từ bỏ ý định tiếp tục cầm quyền và tuyên bố đã hoàn thành hai sứ mệnh lịch sử là thống nhất lãnh thổ và đặt định nền tảng hành chánh căn bản cho đất nước : hợp nhất nền hành chánh Việt Nam, hợp nhất Bắc Kỳ và Nam Kỳ vào chính phủ trung ương Việt Nam. (David G. Marr, sđd. tr. 438.)
 +Ngày 23/8/1945 Việt Minh cướp chính quyền ở Huế, 25/8 ở Sài Gòn, 28/8 ở các tỉnh còn lại.
 +Ngày 23/8/1945 Chính phủ Trần Trọng Kim họp phiên chót rồi tự giải tán.
 +Ngày 25/8/1945 Vua Bảo Đại tuyên chiếu thoái vị.
+Ngày 30/8/1945 Việt Minh dự lễ thoái vị, tiếp nhận trao ấn kiếm của vua Bảo Đại. Nhà thơ Cù Huy Cận  thay mặt cho chính quyền cách mạng gắn huy hiệu công dân lên ngực áo cựu hoàng.
+Ngày 2/9/1945 Nghi lễ Nhật đầu hàng được thực hiện trên chiến hạm USS Missouri (BB-63) của Hải quân Hoa Kỳ.
 +Ngày 2/9/1945 Hồ Chí Minh đọc bản tuyên ngôn độc lập tại Hà Nội:
“...Khi Nhật hàng Đồng minh thì nhân dân cả nước ta đã nổi dậy giành chính quyền, lập nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Sự thật là dân ta lấy lại nước Việt Nam từ tay Nhật, chứ không phải từ tay Pháp. Pháp chạy, Nhật hàng, vua Bảo Đại thoái vị. Dân ta đã đánh đổ các xiềng xích thực dân gần 100 năm nay để gây dựng nên nước Việt Nam độc lập. Dân ta lại đánh đổ chế độ quân chủ mấy mươi thế kỷ mà lập nên chế độ Dân chủ Cộng hòa...”
 +Từ tháng 4 đến tháng 8/1945 CP Trần Trọng Kim ân xá tất cả tù nhân, cho phép thành lập các đảng phái. Tất cả các đảng phái chính trị trong nước nay đều hợp pháp, ráo riết củng cố, mở rộng cơ sở (tất là không vũ trang).
Việt Minh thì hội nghị liên miên (theo báo đảng), đưa ra vô số nghị quyết chuẩn bị ngày cướp chính quyền. Từ năm 1930 thành lập, mục tiêu nhất quán của Đảng là canh đúng lúc ngoại bang đánh mất quyền lực, tân chính phủ quốc gia còn non trẻ, ắt nắm chắc cơ hội ngàn năm. (2)

Lê Bá Vận

Chú Thích:
http://s3.hubimg.com/u/8350_f248.jpg
(1) Tuyên  cáo số 10.  …Quân đội Nhật Bản sẽ không giới hạn bất cứ một nỗ lực nào (spare no effort) để thỏa mãn ước vọng nhiệt thành độc lập được tất cả các dân tộc ở Đông Dương trân quí. Ngày 12 3-1945. Tổng tư lệnh Quân Đội Nhật Bản. (Proclamation N°10 …L’Armée Japonaise ne ménagera aucun effort pour satisfaire le désir ardent de l’Indépendance si cher à tous les peuples en Indochine. Le 12 Mars 1945 Le Commandant en Chef de l’ Armée Japonaise).
Công báo Đông Dương. Thứ bảy 2-6-1945 (Journal officiel de l’ Indochine, Samedi 2 Juin 1945)
(Du COUP DE FORCE JAPONAIS DU 9 MARS à la CAPITULATION du 15 AOÛT 1945. May 5, 2014)

(2) LBV “Kể Chuyện Việt Minh Cướp Chính Quyền”. (Lệnh ban ra, ai nấy giữ nguyên hàng ngũ, tự ý ra về phải chém. Chẳng ai hiểu mô tê và cũng chẳng ai dại  dột bỏ về để bị chém!)                                                                                               Bom Nguyên Tử      

(3) Về mặt hành chánh, chính phủ cũng cho soạn sơ thảo một bản hiến pháp cấp tiến bảo đảm quyền tự do chính trị, tự do nghiệp đoàn và tự do tín ngưỡng . Sau đó sẽ bầu Quốc Hội Lập hiến để phê chuẩn và ban hành Hiến pháp. Những dự định này chưa được thực hiện thì chính phủ đã giải tán.(Wikipedia tiếng Việt)

(4) Chỉ được 10 ngày thì vua Bảo Đại thoái vị, Nguyễn Văn Sâm phải trao quyền lại cho lực lượng Việt Minh[9] của Lâm ủy hành chánh Trần Văn Giàu , 26/8/1945. (nguồn: Wikipedia tiếng Việt)                                                                              
Nguyễn Văn Sâm 1898-1947, Sóc Trăng, nhà báo và chính khách.



Related image    
+Tù nhân trong vụ Hà Thành Đầu Độc 1908 + Toàn quyền Đông Dương Jean Decoux đón tướng Nhật sau ngày 9/3/1945

 

*** Còn tiếp... mời quý vị đón đọc bài 2 vào kỳ tới. BBT/YKHHN

 

Tháng 4, 2024

Tháng 3, 2024

Tháng 2, 2024

Tháng 1, 2024

Tháng 12, 2023

Tháng 11, 2023

Tháng 10, 2023

Tháng 9, 2023

Tháng 8, 2023

Tháng 7, 2023

Tháng 6, 2023

Tháng 5, 2023

Tháng 4, 2023

Tháng 3, 2023

Tháng 2, 2023

Tháng 1, 2023

Bài viết từ 2021 trở về trước

Bài vở , hình ảnh, dữ liệu đăng trên trang nhà của Y Khoa Huế Hải Ngoại (YKHHN) hoàn toàn có tính thông tin hay giải trí. Nội dung của tất cả bài vở, hình ảnh, và dữ liệu này do tác giả cung cấp, do đó trách nhiệm, không nhất thiết phản ánh quan điểm hay chủ trương của trang nhà YKHHN.
Vì tác quyền của mọi bài vở, hình ảnh, dữ liệu… thuộc về tác giả, mọi trích dịch, trích đăng, sao chép… cần được sự đồng ý của tác giả. Tuy luôn nỗ lực để độc giả được an toàn khi ghé thăm trang nhà YKHHN, chúng tôi không thể bảo đảm là trang nhà này hoàn toàn tránh được các đe dọa nhiễm khuẫn hay các adwares hay malwares… Vì chúng tôi không thể chịu trách nhiệm cho những tổn hại nếu có, xin quý độc giả cẩn trọng làm mọi điều có thể, ví dụ scanning, trước khi muốn sao chép, hoặc/và tải các bài vở từ trang nhà YKHHN xuống máy của quý vị.