MỘT CHIẾN THẮNG LÀ MỘT CHIẾN THẮNG


LỜI BÌNH CHÍNH PHỦ TRẦN TRỌNG KIM
Một Chiến Thắng Là Một Chiến Thắng (bài 2)


Nội các Chính phủ Trần Trọng Kim – 1945

Tục ngữ Mỹ có câu: “Một chiến thắng là một chiến thắng (a win is a win). (1).

Ý nghĩa là dù hơn chẳng bao nhiêu, hoặc do tình huống đưa đến, nhưng ngay thẳng, hợp lệ, có hoàn toàn giá trị pháp lý.
Điển hình trong các giải tranh tài thể thao, môn quần vợt chẳng hạn.
Một đấu thủ rút lui trước khi đấu, hoặc giữa chừng do bệnh tật, chấn thương...
Trận đấu lỡ dở, người thắng bất đắc dĩ, kém thích thú song cũng là thắng: “a win’s a win”.

Vua Bảo Đại và chính phủ Trần Trọng Kim không giành độc lập cho nước nhà.

Họ chỉ thu hồi độc lập, ngày 11/3/1945 trên danh nghĩa triều đại chính thống, chính phủ chính danh, không vẻ vang song thẳng thắn, không quan trọng nếu bạn thắng một tí hay một dặm, thắng là thắng.
“It doesn’t matter if it’s by an inch or a mile, winning’s winning”.

Cọng sản thì chê bai, khinh bỉ độc lập không tranh đấu, do Nhật ban cho, là bù nhìn, nhục nhã, vô giá trị, tuy vậy sau đó lại nghi lễ tiếp nhận ấn kiếm từ vua Bảo Đại thoái vị.

Nói gì thì nói, tình thế khác hẳn trước rất xa; Pháp xưa có chịu cho ta nói đến độc lập không?

Ôi xiết bao cảm xúc! ngày 11/3 lần đầu tiên sau gần 80 năm nô lệ, dân ta cùng nhau nay mới được thốt lên 2 tiếng tự do, độc lập thoải mái, chẳng ai (nhà nước) cầm đoán, bắt bớ (công an).

Ngày 2 tháng 9 lại nghe Hồ Chí Minh tuyên bố độc lập nữa, toàn đân vui mừng nhưng có phần bỡ ngỡ và trong thâm tâm không còn bồng bột như gần nửa năm trước.
Tuy nhiên sau đó nghe tin Pháp trở lại thì lòng yêu nước lại bừng lên mãnh liệt.

Chiến thắng lại tỏ ra xứng đáng.
Bước kế tiếp chính phủ Trần Trọng Kim đã tranh đấu thương thuyết với Nhật để chỉ trong vòng vài tháng ngắn ngủi thu hồi lại được Bắc bộ lẫn Nam bộ trước ngày Nhật đầu hàng Đồng Minh, dù rất cận ngày, song: “a win’s a win”.
Ai theo dõi thời cuộc lúc đấy cũng biết Nhật đang ở thế bất lợi, bại trận cận kề, trước sau Nhật cũng xuống tàu về nước. Do đó khôn ngoan là chẳng cần vọng động.

Trời cho hơn lo làm”, độc lập thinh không được trao trả, chiếu tình hình thời cuộc, thu nhận là hành động thức thời, hợp lẽ: “châu về Hợp phố”.(2).

Cả ba nước Đông Dương đều làm vậy tuy rằng trường hợp Việt Nam phức tạp hơn vì Việt Nam gồm 3 phần: Trung, Bắc và Nam bộ mà Pháp đặt qui chế hành chánh khác nhau.
Triều đình Cao Miên lúc đấy cũng đòi đất Nam Kỳ, gây trì hoãn vấn đề thống nhất.
Chung cuộc Việt Nam thương thảo lấy lại toàn bộ lãnh thổ với hiệu ích (cost benefit) cực đại:

          “Chính phủ Trần Trọng Kim có công lao rất lớn với tổ quốc”

Mặc dầu chính phủ khởi xuất với một tình trạng “a win’s a win” không quang vinh.
Nếu đừng bị Việt Minh phá bĩnh chính phủ này còn làm được nhiều việc ích quốc lợi dân.

Nhìn vào chính phủ Trần Trọng Kim được thành lập ngày 7/4/1945 quốc dân đều phấn khởi, kính mến, tin tưởng chính phủ này.
Thành phần như sau:
1-Học giả, sử gia Trần Trọng Kim, Thủ tướng
2-Luật sư Trần Văn Chương, Phó thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại Giao
3-Bác sĩ Trần Đình Nam - Bộ trưởng Bộ Nội vụ
4-Luật sư Trịnh Đình Thảo - Bộ trưởng Bộ Tư pháp
5-Kỹ sư Lưu Văn Lang - Bộ trưởng Công chính
6-Bác sĩ Hồ Tá Khanh - Bộ trưởng Bộ Kinh tế
7-Luật sư Phan Anh - Bộ trưởng Bộ Thanh niên
8-Giáo sư Hoàng Xuân Hãn - Bộ trưởng Giáo dục và Mỹ nghệ
9-Luât sư Vũ Văn Hiền – Bộ trưởng Tài chính
10-Bác sĩ Vũ Ngọc Anh – Bộ trưởng Y tế
11-Cựu y sĩ Nguyễn Hữu Thi – Bộ trưởng Tiếp tế
*-Tổng đốc Phan Kế Toại – Khâm sai Bắc bộ
*-Nhà báo, Chính khách Nguyễn Văn Sâm – Khâm sai Nam bộ
*-Bác sĩ Trần Văn Lai – Đốc lý Hà Nội
*-Kỹ sư Kha Vạng Cân – Đô trưởng Sài Gòn

Giáo sư Đinh Xuân Lâm, Nhà giáo Nhân dân, được Nhà nước CHXHCN VN phong giáo sư năm 1984, ngành Sử học, có viết:
“Nội các Trần Trọng Kim, với thành phần là những trí thức có tên tuổi, trong đó phải kể tới một số nhân vật tiêu biểu của nước ta trước năm 1945, có uy tín đối với nhân dân, như: Trần Trọng Kim, Hoàng Xuân Hãn, Trịnh Đình Thảo, Phan Anh… Họ đều là giáo sư, luật gia, nhà báo, chưa hề dính líu với bộ máy quan trường, trước đó lại có nhiều hoạt động thể hiện có tư tưởng yêu nước, có tinh thần dân tộc, nên được nhiều người ngưỡng mộ…”.[18]
____          

Nước ta thì vậy, trong lúc đó từ 1940 đến 1945 ở một số quốc gia quanh ta, có chủ quyền hoặc là thuộc địa, cũng bị Nhật xâm lược thì lãnh đạo nước người ứng phó như thế nào?

       +Nhật xâm lược Trung Hoa. Chính phủ Trung Hoa chạy về Trùng Khánh, nước Tàu đất rộng.
Chính quyền Uông Tinh Vệ thành lập ở Nam Kinh năm 1940, cọng tác với Nhật.
Uông Tinh Vệ bị bệnh, mất tại Nagoya, Nhật vào ngày 10/11/1944, trước khi Nhật Bản đầu hàng Đồng minh và do đó tránh được một phiên tòa về tội phản quốc. Nhiều nhân vật cấp cao trong chế độ ông lập nên đã bị hành quyết sau khi kết thúc chiến tranh.

       +Nhật xâm lược Thái Lan, cũngmột nước có chủ quyền, cuối năm 1941.
Chính phủ Thái Lan đành phải liên minh với Nhật, tuyên chiến với Anh Mỹ, đánh Miến Điện.
Nam Phi, Tân Tây Lan, Úc tức thời tuyên chiến với Thái Lan. Hoa Kỳ thì làm ngơ.
Chiến tranh kết thúc, Anh muốn trừng phạt Thái Lan nhưng Hoa Kỳ ngăn cản.
Trong nước người thì nói chính phủ là bù nhìn, phản quốc, dư luận chung thì bênh vực cho rằng chính phủ đã gắng sức làm được những gì tốt nhất cho quyền lợi quốc gia.

       +Nhật vào Indonesia (Nam Dương) năm 1942, đánh đuổi người Hà Lan.
Sukarno, lãnh tụ chính trị chống Hoà Lan đô hộ mang ơn, rất ủng hộ Nhật.
Ông khuyến khích nhân dân Indonesia giúp đỡ quân Nhật.
Nhật đầu hàng Đồng Minh, Sukarno tuyên bố Indonesia độc lập ngày 17/8/1945, trở thành tổng thống, 1945-67.

        +Nhật xâm lược Miến Điện (Myanmar) thuộc Anh bảo hộ, đầu năm 1942.
Người Miến hy vọng Nhật hỗ trợ để trục xuất người Anh, giành lại nền độc lập.
Chính quyền bảo hộ Anh sụp đổ. Nhưng họ còn rất mạnh ở Ấn Độ kề bên.

Ngày 1/8/1942 Nhật dựng lên một chính phủ Miến Điện hợp tác với Nhật và tuyên bố Miến Điện độc lập ngày 1/8/1943.
Tướng Aung San, bộ trưởng chiến tranh, cọng tác với Nhật nhưng qua năm 1945 ngả theo phe Đồng Minh. Ông dẫn dắt quân đội Miến Điện tiến hành một cuộc nổi dậy toàn quốc chống lại Nhật Bản, ngày 27/3/1945, (Ngày Kháng chiến).
Nhật triệt thoái khỏi Miến Điện vào tháng 5/1945, lúc quân Anh-Ấn phản công, cuối năm 1944.
Chiến tranh kết thúc, Aung San (1915- 1947) trở thành thủ tướng của Myanmar thuộc Anh.
Ông đã thương lượng và giành được độc lập, thống nhất cho Miến Điện.

Ngày 4/1/1948 Toàn Quyền  Miến Điện, Hubert Elvin Rance đã dự lễ thượng kỳ, chính thức trao trả độc lập cho Tổng thống Miến Điện Sao Shwe Thaik --->     

Tương tự ngày 8/3/1949 tại Paris, Quốc trưởng Bảo Đại đã ký với Tổng thống Pháp Vincent Auriol hiệp định Élysée giải trừ các hòa ước bảo hộ triều Nguyễn ký với Pháp. Danh chính ngôn thuận.
___

Trong Thế chiến 2 (1940-1945) Nhật đã xâm lược nhiều nước ở Đông Nam Á.
Mỗi nước ứng phó với Nhật xâm lăng theo hoàn cảnh riêng; “đèn nhà ai nhà nấy rạng”, chúng ta không có tư cách để phê phán.
Tuy nhiên nhận xét bối cảnh diễn biến tại các nước ấy giúp chúng ta có một tầm nhìn tổng quát để phán đoán sáng suốt việc nhà.
Đáng lưu ý là trường hợp 2 nước Indonesia và Miến Điện cũng là cựu thuộc địa như chúng ta:

         +Các lãnh tụ Sukarno của Indonesia và Aung San của Miến Điện đều đã hợp tác với Nhật. Khác với Thái Lan, nói cho cùng, (họ cho rằng) Nhật đối với nước họ vẫn có ơn.
Họ biết ơn, hơp tác, song giữ sáng suốt, giữ tư cách, không qui lụy.
Nhân dân tin cậy, kính trọng vì họ là những người yêu nước, thương nòi, không cuồng tín, đã khôn ngoan, làm những gì xét lợi ích nhất cho nước nhà, trong mỗi hoàn cảnh riêng biệt.

Sukarno sau đó là tổng thống Indonesia, 1945 -1967.
Aung San được nhân dân Miến Điện tôn vinh là người khai sinh nước Miến Điện thời hiện đại.
Ông là thân phụ của bà Aung San Suu Kyi, người nhận giải thưởng Nobel hòa bình năm 1991 và lãnh đạo đảng NLD (‎National League for Democracy) đối lập thắng lớn, đa số tuyệt đối, trong cuộc tổng tuyển cử lịch sử tháng 11/2015 tại Myanmar.

         +Tại Đông Dương, tháng 9 năm 1940 Nhật xâm lược. Pháp chịu đầu hàng nên Nhật giữ lại để sai bảo. Như vậy là đắc sách.
Nhờ đó Đông Dương yên ổn suốt Thế Chiến 2 (1940- 1945). Nhật cũng yên tâm, có hậu phương tốt trong lúc các nước chung quanh là chiến trường dữ dội.
Thế Chiến 2 kết thúc, mọi nơi yên tĩnh thì tại Việt Nam, một nước ở Đông Dương, cọng sản lại gây chiến tranh kéo dài thêm 30 năm (1945 -1975) mưu thống nhất đất đai, biển đảo.
Để rồi “đứa chết trôi lôi đứa trên bờ”, chết dính chùm, “cọng sản tiểu yêu” dâng nước trọn gói, đất đai, biển đảo cho “cọng sản chúa yêu”, diệt trọn tộc.
________

Ngẫm lại, ngày 9/3/1945 Nhật có làm ơn cho ta mặc dầu là “thi ân bất đắc dĩ”.
Nhật hấp tấp trao trả độc lập cho Đông Dương, ngay cả phải ép buộc vua Lào, khác các nơi.
Phải nói vua Bảo Đại đã quyết định đúng đắn cho dân tộc; ông thực sự căm thù Pháp thống trị.
Chính phủ Trần Trọng Kim để tránh bị Nhật lôi kéo vào vòng chiến chống Anh Mỹ, đã trì hoãn lập bộ quốc phòng là việc xét có lý, nhất là cuộc chiến sắp tàn canh, chẳng ai lại không dưng, đứng về phía kẻ thua.
Chính phủ không dây dưa chuyện thị phi, chỉ lo việc nước nhà nhưng cũng  lo xa.
Bộ trưởng Thanh niên Phan Anh đứng tổ chức đội Thanh niên Tiền tuyến theo tinh thần quốc gia để huy động quốc dân giữ an ninh, thành lập trường thanh niên tiền tuyến làm nòng cốt cho quân đội tương lai.

 Chính phủ buộc các quan chức địa phương chỉ được nhận chỉ thị và báo cáo trực tiếp với chính phủ Việt Nam chứ không được liên hệ với Sở Tối Cao Cố Vấn Nhật Bản. Tuy nhiên các cơ quan công an, tuyên truyền, thông tin liên lạc vẫn do người Nhật kiểm soát.[18]

Đốc lý Hà Nội là Trần Văn Lai và Đô trưởng Sài Gòn Kha Vạng Cân ra sức đưa người Việt vào thay thế các vị trí của người Pháp (được lưu dụng) trong bộ máy chính quyền và phá hủy các bức tượng do người Pháp dựng lên trong các thành phố. (Wikipedia) (3)

Bác Sỹ Trần Văn Lai (1894- 1975) - Đốc lý Hà Nội.Thứ trưởng Bộ Thương binh Xã hội. Ông là người đặt lại tên đường cho hầu hết các con phố Hà Nội sau khi Nhật đảo chính Pháp.

 Ngày 16/8/1945,hôm sau ngày Nhật hàng,  Thủ tướng Trần Trọng Kim khẳng định bảo vệ nền độc lập vừa giành được và ngày 18 tháng 8 lập ra một Ủy ban Giải phóng Dân tộc.
CPTrần Trọng Kim có tinh thần quốc gia mạnh, quyết liệt với Pháp ắt sẽ kháng Pháp đến cùng.

Chính phủ Trần Trọng Kim được Nhật hậu thuẫn, nhưng chính phủ nầy hoạt động độc lập từ đầu đến cuối, không lệ thuộc người Nhật, cũng do Nhật thật muốn trao trả dần độc lập. (4)
Chính phủ dự thảo bản Hiến Pháp, ân xá tất cả tù nhân, cho phép thành lập các đảng phái chính trị, dùng Việt ngữ làm chuyển ngữ trong Giáo dục, ấn định quốc ca, quốc kỳ...làm được nhiều việc. Đó là một chính phủ tốt, chính trực, không lệ thuộc Tàu, không tôn thờ, ưu tiên chủ thuyết ngoại lai, chỉ yêu nước đậm đà và trước tiên.
Cọng sản thì khởi phát thắng lớn “big win” cướp chính quyền. Nhưng sau đó nô tài lệ thuộc Tàu.

Lê Bá Vận

 

 Một Chiến Thắng Là Một Chiến Thắng. Gồm:
BÀi 1: - CÁC CHÂN LÝ & CỘT MỐC LỊCH SỬ.
BÀI 2: - MỘT CHIẾN THẮNG LÀ MỘT CHIẾN THẮNG.
BÀI 3: - LỜI BÌNH BẢN TUYÊN NGÔN ĐỘC LẬP 2/9.
-------

Chú Thích:

(1)*You know, a win’s a win. Yeah, I obviously would have liked to have finished it off the right way - Andy Muray quotes (Bạn biết, một chiến thắng là một chiến thắng. Vâng, dĩ nhiên tôi cũng muốn kết thúc trận đấu đúng cách thức – Trích câu nói của tay vợt Andy Muray, người Anh).

(2) “Châu về Hợp phố”: Những cái quý giá không thể mất đi được, trước sau cũng quay về với chủ nó.

(3)Tuyên Cáo số 2: Gửi nhân dân Pháp ở Đông Dương

Tuy nhiên, Quân đội Nhật Bổn …vẫn giữ tình hữu nghị với nhân dân Pháp như trước. Vậy nhân dân Pháp có thể… tiếp tục sinh hoạt yên lành…Những người muốn ở lại trong chức vụ  hiện tại và hợp tác với chính quyền mới, phải không được chậm trễ, đến trình diện tại các cơ quan tương ứng và bày tỏ  ý định…Ngày 10 3-1945. Tổng tư lệnh Quân Đội Nhật Bản.
Proclamation N° 2: A la Population française de l’Indochine.
…Toutefois, l’Armée  Japonaise …conserve l’amitié envers le peuple français comme au paravant. La Population française peut, donc… continuer à vivre tranquillement…Ceux qui désirent rester dans leurs fonctions actuelles et collaborer avec le nouveau Gouvernement  doivent, sans tarder, se présenter aux bureaux respectifs et exprimer leur intention….
Le 10 Mars 1945. Le Commandant en Chef de l’ Armée Japonaise).
Tuyên Cáo số 4. Về ngành cảnh sát thì các viên chức cảnh sát bản xứ thay thế cảnh sát người Pháp chấm dứt hoạt động.

(4)Tuyên cáo số 10.  …Quân đội Nhật Bản sẽ không giới hạn bất cứ một nỗ lực nào (spare no effort) để thỏa mãn ước vọng nhiệt thành độc lập được tất cả các dân tộc ở Đông Dương trân quí. Ngày 12 3-1945. Tổng tư lệnh Quân Đội Nhật Bản. (Proclamation N°10 …L’Armée Japonaise ne ménagera aucun effort pour satisfaire le désir ardent de l’Indépendance si cher à tous les peuples en Indochine. Le 12 Mars 1945 Le Commandant en Chef de l’ Armée Japonaise).
Công báo Đông Dương. Thứ bảy 2-6-1945 (Journal officiel de l’ Indochine, Samedi 2 Juin 1945)
(Du COUP DE FORCE JAPONAIS DU 9 MARS à la CAPITULATION du 15 AOÛT 1945. May 5, 2014)

  
+Cầu sông Kwai (The Bridge on the River Kwai). Phim nói về cảnh tù binh Đồng Minh bị quân đội Đế quốc Nhật Bản buộc phải xây tuyến đường sắt Miến Điện 1942-1943. Giải Oscar 1957.
+Bản đồ Đế quốc Nhật bản năm 1942.

 

*** Còn tiếp... mời quý vị đón đọc bài 3 vào kỳ tới. BBT/YKHHN

 

Tháng 2, 2024

Tháng 1, 2024

Tháng 12, 2023

Tháng 11, 2023

Tháng 10, 2023

Tháng 9, 2023

Tháng 8, 2023

Tháng 7, 2023

Tháng 6, 2023

Tháng 5, 2023

Tháng 4, 2023

Tháng 3, 2023

Tháng 2, 2023

Tháng 1, 2023

Bài viết từ 2021 trở về trước

Bài vở , hình ảnh, dữ liệu đăng trên trang nhà của Y Khoa Huế Hải Ngoại (YKHHN) hoàn toàn có tính thông tin hay giải trí. Nội dung của tất cả bài vở, hình ảnh, và dữ liệu này do tác giả cung cấp, do đó trách nhiệm, không nhất thiết phản ánh quan điểm hay chủ trương của trang nhà YKHHN.
Vì tác quyền của mọi bài vở, hình ảnh, dữ liệu… thuộc về tác giả, mọi trích dịch, trích đăng, sao chép… cần được sự đồng ý của tác giả. Tuy luôn nỗ lực để độc giả được an toàn khi ghé thăm trang nhà YKHHN, chúng tôi không thể bảo đảm là trang nhà này hoàn toàn tránh được các đe dọa nhiễm khuẫn hay các adwares hay malwares… Vì chúng tôi không thể chịu trách nhiệm cho những tổn hại nếu có, xin quý độc giả cẩn trọng làm mọi điều có thể, ví dụ scanning, trước khi muốn sao chép, hoặc/và tải các bài vở từ trang nhà YKHHN xuống máy của quý vị.