Về Viện Đại Học Huế từ 1957 và Đại Học Y Khoa Huế 1961-1975

dưới tầm nhìn của một cựu Sinh Viên


Bài này đã được viết ra dưới sự khuyến khích của Niên Trưởng, cựu Y sĩ Đại tá Hoàng Cơ Lân, Chủ tịch Hội Y Giới Pháp, Chủ nhiệm Nội San Y Giới.


Xin cám ơn tài liệu do GS Lê Bá Vận từ Y Khoa Huế Hải Ngoại và của BS Bùi Minh Lượng, BS Tôn-thất Hứa, GS Vũ Văn Trọng,  GS Trần Trí, GS Nguyễn Ngọc Thạch.

 

1.Sự thành lập Viện Đại Học Huế.

Sau Hiệp Định Đình Chiến Genève năm 1954, quốc gia Việt Nam bị chia đôi lấy vĩ tuyến 17 làm ranh giới. Miền Bắc theo chế độ Cộng Sản, Miền Nam theo chế độ Cộng Hòa. Ông Ngô Đình Diệm được Vua Bảo Đại mời làm Thủ Tướng chính phủ Miền Nam vào năm 1956, rồi được bầu làm Tổng thống Đệ I Việt Nam Cộng Hòa. Trong ước muốn xây dựng Miền Nam vững mạnh và tiến bộ ngang hàng với các quốc gia trên thế giới, Tổng thống Ngô Đình Diệm ký:
-Nghị Định thành lập Viện Đại Học Huế số 45/GD ngày 1-3-57.
-Sứ Vụ Lệnh số 96/GD ngày 6-3-57 cử Linh Mục Cao Văn Luận làm đại diện Viện Trưởng, và Sắc Lệnh cử Linh Mục Cao Văn Luận làm Quyền Viện Trưởng Viện Đại Học Huế từ 13/7/57, số 479/GD ngày 18/11/57.
Ban đầu, Viện có 04 phân khoa: Khoa Học, Văn Khoa, Luật Khoa và Sư Phạm.
Lớp Dự Bị Y Khoa tổ chức tại Đại Học Khoa Học năm 1959.

2.Những chuẩn bị cho sự thành lập Đại Học Y Khoa Huế.

Theo thông tin từ Viện Đại Học Huế, việc đào tạo Đại Học Y Khoa Huế sẽ phục vụ cho đồng bào Miền Trung. Trong một bài trên tập san của Trường Cán Sự Điều Dưỡng Huế, BS Lê Khắc Quyến, Giám Đốc Bệnh Viện Trung Ương Huế, cho đăng một bài viết chứng minh rằng việc thành lập Đại Học Y Khoa Huế là một cần thiết cấp bách, vì khi so sánh với các quốc gia tân tiến trên thế giới, một bác sĩ chăm sóc cho khoảng 3.000-5.000 dân, trong khi ở Miền Nam, một bác sĩ cho 200.000-300.000 dân.


Ngay từ khởi thủy, dư luận không được thuận lợi từ phía một số Giáo Sư thuộc Đại Học Y Khoa Saigon, vì nhiều lý do. Trong chiều hướng không tìm ra Thầy ở tại Miền Nam, LM Viện Trưởng Cao Văn Luận cùng BS Lê Khắc Quyến làm một chuyến công du sang các quốc gia Âu châu với mục tiêu là tìm kiếm sự bảo trợ. Cuối cùng, Viện Đại Học Tây Đức ở Freiburg đứng ra nhận. Đây là một niềm vui to lớn cho người dân Miền Trung nói chung và cho dân Huế nói riêng.

3. Sự thành lập Đại Học Y Khoa Huế.
Những văn kiện sau đây đặt viên đá đầu tiên cho việc hình thành Đại Học Y Khoa Huế:
1.Nghị Định số 310/GD ngày 21-8-59 thành lập Y Khoa Đại Học Huế; -Nghị Định số 1091/GD/ĐHY/ND ngày 10-8-61 mở năm thứ Nhất Y-Khoa;
2.Sự Vụ Lệnh số 1273/GD/NV/SVL ngày 18-11-60 cử Giáo-sư Lê Tấn Vĩnh làm Khoa Trưởng Y Khoa Đại Học Huế. GS Lê Tấn Vĩnh là một bác học thuộc đẳng cấp quốc tế  về Nhi Khoa, làm việc tại Phòng Nghiên cứu của GS Lelong thuộc Đại Học Y Khoa Paris. Trong thời gian làm Khoa trưởng Y Khoa Huế, GS Vĩnh vẫn giữ chỗ làm việc ở Pháp, mỗi năm đi về đều đặn Huế-Paris, cuối cùng GS phải chấm dứt sớm vì sự thiếu thân thiện từ Y Khoa Saigon.

 

4.Những thăng trầm của Đại Học Y Khoa Huế 1961-1975.

Theo sự phân tích của Bác sĩ Lê Bá Vận, vị khoa trưởng cuối cùng của chế độ Đệ II Việt Nam Cộng Hòa, số phận của Đại Học YKH được chia làm 03 giai đoạn:
-Giai đoạn bảo trợ (từ 1961 đến 1967): do trường Đại Học Freiburg/Tây Đức;
-Giai đoạn chi viện (từ 1968 đến 1972): do các Giáo sư thuộc Đại Học Y Khoa Saigon và một số giảng viên quân y Hoa Kỳ;
-Giai đoạn tự chủ  (từ 1972 đến 1975): Trường không có chính sách mời thầy ở ngoài, vì vào thời điểm này Trường có đủ giáo sư, giảng sư và các bác sĩ cựu sinh viên thuộc các khoa đầu tiên, tu nghiệp ở nước ngoài trở về.

 

4.1.Giai đoạn bảo trợ và Giai đoạn chi viện.

Bộ Giáo Dục đề cử:
-Khoa trưởng GS Lê Tấn Vĩnh 1960-1961.
-Phụ tá Khoa trưởng BS Lê Khắc Quyến 1961-1962.
-Quyền Khoa trưởng BS Lê Khắc Quyến 1962-1966.
-Quyền Khoa trưởng BS Thân Trọng An 1966-1967;
-Xử Lý Thường Vụ Khoa trưởng BS Lê Văn Bách 04.1967-12.1967;
-Khoa trưởng GS Bùi Duy Tâm 1967-1972;

 

4.2.Giai đoạn tự chủ.
Hội Đồng Khoa bầu Khoa trưởng Lê Bá Vận 1972-04.1975.
Qua bài viết của GS Lê Bá Vận đăng trên Y Khoa Huế Hải Ngoại, được biết quý vị Phó Khoa Trưởng BS Nguyễn văn Tự và GS Dược sĩ Võ Đăng Đài đã tích cực đóng góp cho Y Khoa Huế suốt thời gian Khoa Trưởng Bùi Duy Tâm thường xuyên vắng mặt ở Trường, trước khi GS Lê Bá Vận thay thế.

 

5.Việc học tập của sinh viên.

-Giáo sư/giáo viên: ban đầu là quý vị từ Freiburg/Tây Đức làm nỗ lực chính.
Về sau, là một số vị người Pháp từ bệnh viện Grall/Saigon, một số người Mỹ.
Bên cạnh các giảng nghiệm viên vốn là Nột Trú bệnh viện, nguyên tốt nghiệp Đại Học Y khoa Saigon như BS Lê Bá Vận, Nguyễn văn Tự, Nguyễn văn Đệ, có một số BS Việt Nam tốt nghiệp tại Pháp như Lê Huy Chước, Nguyễn Khoa Mân, Nguyễn Khoa Nam, Thân Trọng An, v.v… Y Khoa Huế có một số GS ngoại quốc, được kể như sau: Prof. Dr. Gruez, Prof. Dr. Moulin, Prof. Aprosio, Prof. Dr. Caron, Dr. Le Hir thuộc OMS, Prof. Dr. Balkans, Prof. Dr. Jabiol, Dr. Dupuis.

-Ngôn ngữ: sinh viên học hỏi bằng tiếng Anh và tiếng Pháp. Năm đầu tiên, BS Giảng Nghiệm Viên người Việt diễn dịch ra tiếng Việt, nhưng sau một thời gian ngắn, sinh viên học nguyên si bằng tiếng Anh/Pháp. SV Lê Đình Thương vốn học sinh trường Pháp Providence là người đầu tiên ghi lại bài giảng bằng tiếng Pháp rồi quay ronéo phân phối cho anh chị em. Riêng phần tiếng Anh, sinh viên tự xoay xở lấy.

-Thực tập: tại Bệnh viện Trung Ương Huế. Đến năm thứ 6, sinh viên làm nội trú với bệnh việc dã chiến Mỹ ở Phú bài, và với Trung Tâm Y tế Toàn Khoa Đà Nẵng. Sang khóa YKH2, thì bên cạnh nội trú tại Trung Tâm Y tế Toàn Khoa Đà Nẵng có thêm bệnh viện Grall/Đồn Đất của Pháp ở Saigon.

-Những biến động chính trị 1963 và 1966 không làm ảnh hưởng lắm đến việc học tập của sinh viên, mặc dù có sự thay đổi Vị Điều Hành Khoa. Nhưng các cuộc tấn công tàn khốc của Việt Cộng khắp 54 tỉnh thành Miền Nam năm Mậu Thân 1968, trong đó thành phố Huế chịu thiệt hại nặng nề nhất, Trường phải dời vào Saigon và do sự vận động của Khoa trưởng Bùi Duy Tâm, được sự cưu mang của Đại học Y khoa Saigon, và của Trường Quân Y. Vào Mùa Hè Đỏ Lửa, đại quân Việt Cộng tấn công Vùng Hỏa Tuyến Quảng Trị năm 1972, Y Khoa Huế phải di dời một thời gian ngắn vào Đà Nẵng.

-Hậu quả của biến cố Tết Mậu Thân 1968: sự kiện Việt Cộng thảm sát 02 giáo sư và một bác sĩ người Đức, YKH đã bị mất hẳn sự bảo trợ của Đại Học Freiburg, nhưng bù vào đó lại được sự chi viện của các Thầy từ Saigon và một phần nào nhân viên giảng huấn người Pháp và Hoa Kỳ vẫn còn ở lại.

 

6. Đóng góp của Cựu Sinh Viên Y Khoa Huế cho y khoa tại Hoa Kỳ.

-Vũ văn Trọng, Tenured Associate Prof. of Anesthesiology, Univ. of Tennesse Health Science Center, College of Med., Memphis, Tennesse, USA.
-Trần Trí, Associate Prof. of Pediatrics, Research Senior MCH Epidemilogist,
School of Public Health and Tropic Med., Tulane Univ. New Orleans, USA.
-Phan Tiên Thái, Associate Prof. Dep. of Psychiatry, Wake Forest Univ. School of Med. Winston-Salem, North Carolina- USA.
-Nguyễn Ngọc Thạch
*Board of Internal med. 1988, Board of Internal med. Vascular Subspeciality 1989, Board of Internal med. Interventional Cardiology Subspeciality 2002
Clinical Assistant Prof. of Medicine, Indiana Univ. School of Med. USA, từ 1994.
*Prof. of Medicine (danh dự) tại Beijing, Nanjing, Shanghai/Trung Cộng
*Prof. of Medicine (danh dự) tại Hà Nội, Long An/Việt Nam;
*Hiệu Trưởng (Acting Provost) Đại Học Y Khoa Tân Tạo, Việt Nam.
-Võ văn Cầu, Clinical Assistant Prof. of OB-GYN, Midwestern Univ. Arizona
USA.

 

KẾT LUẬN

*Y Khoa Huế từ ngày thành lập 1961 cho đến 1975 đã trải qua rất nhiều biến cố lịch sử của Miền Trung nói riêng và của Miền Nam nói chung, nhưng đã đứng vững, cho đến ngày bị VC cưỡng chiếm vào tháng 04.1975.

*Y Khoa Huế từ lúc bắt đầu thành lập đã có những chống đối mạnh mẽ của một số vị đứng đầu Ngành Y Khoa của Miền Nam, do đó sinh viên tốt nghiệp YKH đã phải chịu ít nhiều ảnh hưởng tâm lý “thấp kém” trước đồng nghiệp từ Y Khoa Saigon.

*Trong Đại Hội Quốc Tế Y Sĩ Việt Nam Tự Do tại Nam California/Hoa Kỳ cách nay vào khoảng 30 năm, Chủ tịch Y sĩ Đoàn California được mời đọc diễn văn.
Người viết ghi nhận một đoạn ngắn xin tóm tắt “Hiện nay y sĩ người Việt Tị
Nạn đã trở lại nghề khá đông, đặc biệt chúng tôi ghi nhận tổng số y sĩ thuộc
Y khoa Huế nổi trội hơn cả.” 

 

Nhân đây, người viết xin chân thành cám ơn tất cả Quý Thầy đã bỏ công sức trong việc gìn giữ và phát triển Y Khoa Huế để cho SV tốt nghiệp có được thành quả tốt đẹp nơi xứ người.

 

Bài được viết vào thời điểm Đồng Bào tại quốc nội và hải ngoại sôi sục phản đối đảng VC trao từng phần Việt Nam cho Tàu Cộng, mà nôm na được gọi là “Mật Ước Thành Đô 1990.”

 

Bắc Âu tháng 12.2018

Tôn-thất Sơn

 

Viện Đại Học Huế

 

Đại Học Y Khoa Huế 1970

 

 

Tháng 4, 2024

Tháng 3, 2024

Tháng 2, 2024

Tháng 1, 2024

Tháng 12, 2023

Tháng 11, 2023

Tháng 10, 2023

Tháng 9, 2023

Tháng 8, 2023

Tháng 7, 2023

Tháng 6, 2023

Tháng 5, 2023

Tháng 4, 2023

Tháng 3, 2023

Tháng 2, 2023

Tháng 1, 2023

Bài viết từ 2021 trở về trước

Bài vở , hình ảnh, dữ liệu đăng trên trang nhà của Y Khoa Huế Hải Ngoại (YKHHN) hoàn toàn có tính thông tin hay giải trí. Nội dung của tất cả bài vở, hình ảnh, và dữ liệu này do tác giả cung cấp, do đó trách nhiệm, không nhất thiết phản ánh quan điểm hay chủ trương của trang nhà YKHHN.
Vì tác quyền của mọi bài vở, hình ảnh, dữ liệu… thuộc về tác giả, mọi trích dịch, trích đăng, sao chép… cần được sự đồng ý của tác giả. Tuy luôn nỗ lực để độc giả được an toàn khi ghé thăm trang nhà YKHHN, chúng tôi không thể bảo đảm là trang nhà này hoàn toàn tránh được các đe dọa nhiễm khuẫn hay các adwares hay malwares… Vì chúng tôi không thể chịu trách nhiệm cho những tổn hại nếu có, xin quý độc giả cẩn trọng làm mọi điều có thể, ví dụ scanning, trước khi muốn sao chép, hoặc/và tải các bài vở từ trang nhà YKHHN xuống máy của quý vị.